Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Thị Trường Tôm

Cà Mau: Giá tôm tăng trở lại

Sau một thời gian giảm mạnh, hiện giá tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Cà Mau đã tăng trở lại, người nuôicó lãi khá, nhất là tôm cỡ lớn.

Tác động của dịch bệnh COVID-19 đã khiến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nên giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu giảm mạnh hơn một tháng qua so với cùng kỳ năm 2019.

Nông dân thu hoạch tôm kích cỡ lớn cho lợi nhuận cao trong thời điểm này

Nếu nhưtháng trước, tôm thẻ chân trắng nguyên liệu được thương lái thu mua loại 100 con/kg tại các huyện giao động 73-75 ngàn/kg; loại 30 con/kg giá 128 ngàn đồng/kg thì hiện nay tình hình đã khởi sắc hơn.Trong những ngày đầu tháng 4, giá tôm thẻ chân trắngđược thương lái thu mua bắt đầu tăng nhẹ. Cụ thể, loại 15con/kg giá 244 ngàn đồng/kg; loại 20 con/kg giá 202 ngàn đồng/kg; loại 25con giá 169 ngàn đồng/kg; loại 30con/kg giá 132 ngàn đồng/kg và loại 100con/kg giá 90 ngàn đồng/kg.

Với giá bán như hiện nay thì người nuôi tôm sẽ có lãi khi thu hoạch, đặc biệt những ao nuôi kích cỡ lớn lãi sẽ cao.

Diệu Lữ- http://thuysanvietnam.com.vn/

Ngỡ ngàng tôm sú tự nhiên khổng lồ giá rẻ chưa từng có, 10 con/kg chỉ 280.000 đồng

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá tôm sú xuống thấp chưa từng có. Tại Cà Mau, tôm sú tự nhiên size 10 con/kg được bán với giá chỉ 280.000 đồng/kg.

Là chủ một vựa tôm lớn tại Cà Mau, anh Trường cho biết giá tôm hiện tại xuống thấp chưa từng có. “Trước đây, tôm sú Cà Mau chủ yếu được các Công ty, xí nghiệp thu mua để xuất khẩu. Hiện tại do lượng xuất khẩu giảm, các kho đông lạnh của các xí nghiệp cũng không còn chỗ chứa nên tôm rất rẻ. Với size 10 con/kg, trước đây được bán với giá khoảng 450.000 đồng/kg thì mấy ngày nay chỉ bán được với giá 280.000 đồng/kg, size 20 con/kg chỉ còn 240.000 đồng/kg. Để tiêu thụ tôm, thương lái phải đăng bài bán online và giao buôn cho các chợ đầu mối thủy hải sản khắp các nơi”, anh Trường cho hay.

Ngỡ ngàng tôm sú tự nhiên khổng lồ giá rẻ chưa từng có, 10 con/kg chỉ 280.000 đồng - 1

Loại tôm sú “khổng lồ” hiện nay được bán với giá rẻ chưa từng có.

Nhập tôm sú từ Cà Mau lên TP.HCM bán lẻ, anh Hà cho biết cách đây 1 tháng, tôm sú size 10 con được bán với giá khoảng 550.000 đồng/kg, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, tôm rớt giá chưa từng có. “Size 6-7 con/kg tôi chỉ bán được giá 450.000 đồng/kg, size 10-12 con/kg thì chỉ còn 390.000 đồng/kg. Người dân nuôi tôm bán tận gốc còn rẻ nữa, chỉ tầm 320.00 đồng/kg thôi, giá rẻ do thương lái thu mua ít, nhưng người dân cần tiền, tôm lại đến thời điểm phải thu hoạch để xổ nước thả lứa mới nên bắt buộc phải bán”, anh Hà phân tích.
“Giảm giá mạnh nhất là tôm sú cỡ “đại” từ 6-15 con/kg, còn các loại khác chỉ xuống tầm 40-60.000 đồng/kg, vì loại tôm to thường được nhà hàng cao cấp thu mua, nay nhà hàng đóng cửa hết, chỉ bán lẻ cho dân, mà giá cao dân họ không ăn nên giá rất rẻ”, anh Hà nói thêm.

Ngỡ ngàng tôm sú tự nhiên khổng lồ giá rẻ chưa từng có, 10 con/kg chỉ 280.000 đồng - 2

Tôm sú size to giảm giá mạnh nhất từ trước đến nay.

Tại Hà Nội, giá tôm sú “khổng lồ” vẫn được bán với giá cao do khâu vận chuyển tốn quá nhiều chi phí. Anh Phương, chủ cửa hàng bán đồ hải sản tại Trung Văn (Hà Nội) chia sẻ, giá tôm sú size 10 con được cửa hàng anh bán với giá 580.000 đồng/kg, khách cần mua phải đặt trước ít nhất 1 ngày mới có.

“Tôm sú “khổng lồ” này được nuôi theo phương pháp quảng canh ở Cà Mau, trước đây giá phải gần 1 triệu/kg. Hiện nay, giá rẻ gần 1 nửa nhưng muốn mua phải mua qua các vựa hải sản lớn, rồi đóng thùng, chuyển hàng qua đường hàng không, ra tận sân bay lấy về bán nên dù trong đó có rẻ thì ra đến Hà Nội cũng không thể rẻ hơn được”, anh Phương phân tích.

Tôm Sú quảng canh được nuôi trong môi trường tự nhiên, chúng phải sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên vốn có trong môi trường chúng sống và thích nghi. Do đó, trong một lô tôm có thể nhận thấy đường ruột của chúng có nhiều màu sắc khác nhau (đen, đỏ, nâu, xanh, vàng…), tùy thuộc vào loại thức ăn mà chúng kiếm được. Tôm nuôi theo phương thức quảng canh thường mật độ tôm trong ao ít do dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên.

Ngỡ ngàng tôm sú tự nhiên khổng lồ giá rẻ chưa từng có, 10 con/kg chỉ 280.000 đồng - 3

 Một người dân “khoe” giá tôm sú chỉ 300.000 đồng loại 10 con/kg thu hút hàng nghìn lượt quan tâm theo dõi của mọi người.

Theo tìm hiểu, hiện nay trên thị trường, giá tôm sú loại 20 con/kg giá 170.000 – 200.000 đồng/kg (giảm 60.000 đồng/kg so với tuần trước); tôm sú loại 30 con/kg giá 130.000 – 170.000 đồng/kg (giảm khoảng 70.000 đồng/kg); tôm sú loại 40 con/kg có giá khoảng 90.000 – 130.000 đồng/kg (giảm 40.000 đồng/kg).

Cà Mau được xem là “thủ phủ” nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, với tổng diện tích nuôi hơn 280.000 ha, tổng sản lượng tôm đạt khoảng 200 nghìn tấn mỗi năm.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp và tình hình nuôi tôm trên địa bàn. Một số doanh nghiệp, thương lái ngừng mua hoặc mua hạn chế với giá thấp, làm cho giá tôm giảm bất thường. Người nuôi tôm hoang mang, lo không bán được tôm trong thời gian tới, không xác định được giá tôm trên thị trường, nên một số đã bán tôm khi chưa đến lứa thu hoạch với giá rất thấp

Theo Khánh An (Dân Việt)

Tôm sú tự nhiên ‘khổng lồ’ rầm rộ về Sài Gòn, giá rẻ chưa từng thấy

Giá tôm sú “khổng lồ” chỉ còn 390.000 đồng/kg, đây là mức giá giảm sâu kỷ lục. Nhiều người đã tận dụng cơ hội “săn” loại tôm này về ăn.

Anh Minh Đức (ngụ quận 3) cho biết, anh và bạn bè đang “săn” tôm sú tự nhiên loại lớn về ăn vì giá đã giảm xuống “đáy”, chưa đến 400.000 đồng/kg. Đây là cơ hội mua tôm giá rẻ không phải lúc nào cũng có.

“Đợt này đang dịch Covid-19 nên nhiều người bán tôm sú giá mềm lắm. Tôi với một số đồng nghiệp rủ nhau đặt chung 5kg về ăn dần”, anh Đức nói.

Tôm sú tự nhiên khổng lồ rầm rộ về Sài Gòn, giá rẻ chưa từng thấy-1

Tôm sú “khổng lồ” loại 10 con/1kg. Ảnh: Đại Việt

Chị Trần Phương Liên (ngụ quận 4) chia sẻ, chị chuyên kinh doanh tôm, cua, cá online. Chị chưa bao giờ thấy tôm sú tự nhiên cỡ lớn lại rẻ như thời điểm này. Tôm sú loại 10 con/1kg đang được chị bán ra với giá chỉ 390.000 đồng/kg.

Trong khi đó, vào thời điểm trước dịch, tôm sú “cỡ đại” không dưới 450.000 đồng/kg.

“Đây là loại tôm sú sinh trưởng tự nhiên ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Mỗi lần nhập tôm, tôi chỉ mua được gần chục ký tôm “khổng lồ”. Tôm loại lớn rất hiếm nên có bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu”, chị Liên nói.

Theo chị Liên, tại thời điểm này, muốn gửi được tôm từ Cà Mau lên TPHCM cũng gặp rất nhiều khó khăn do việc hạn chế đi lại. Người nông dân phải vừa canh con nước để bắt tôm, vừa canh phương tiện để gửi tôm lên thành phố.

Tôm sú tự nhiên khổng lồ rầm rộ về Sài Gòn, giá rẻ chưa từng thấy-2

Tôm sú tự nhiên kích cỡ lớn có số lượng không nhiều và hiếm hoi trên thị trường. Ảnh: Đại Việt

Anh Vũ Văn Khôi, một người kinh doanh hải sản tại quận 10 cho biết, tôm sú “khổng lồ” còn có loại lớn hơn là 4 – 5 con/kg. Giá loại tôm này ở thời điểm chưa dịch khoảng 800.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 650.000 – 700.000 đồng/kg.

“Tôm sú khổng lồ đang có mức giá không tưởng. Nhiều người thấy giá rẻ nên cũng đặt hàng trước với tôi. Thế nhưng, loại tôm lớn có số lượng rất hạn chế, bởi mỗi con tôm muốn nặng từ 100 – 250g phải mất từ 1 – 3 năm”, anh Khôi nói.

Tôm sú tự nhiên khổng lồ rầm rộ về Sài Gòn, giá rẻ chưa từng thấy-3

Tôm sú có vỏ mỏng, nhiều thịt hơn so với nhiều loại tôm khác nên được người sành ăn ưa chuộng. Ảnh: Đại Việt

Ông Võ Nguyễn Khánh Nguyên, một người nuôi tôm ở Bến Tre chia sẻ, tôm sú “khổng lồ” chủ yếu là tôm sống trong các hồ, đập tự nhiên và ăn thức ăn trong tự nhiên.

Đối với tôm nuôi công nghiệp thì người nuôi tôm sẽ bán tôm khi chúng đạt kích cỡ 20 – 25 con/kg.

“Con tôm nuôi lâu quá sẽ không có lời nên người nuôi sẽ bán tôm khi chúng đạt trọng lượng tiêu chuẩn. Tôm tự nhiên thì số lượng ít, kích cỡ không đều nên có giá cao hơn tôm nuôi. Tuy nhiên, nếu tôm tự nhiên loại 10 con/kg bán với giá 390.000 đồng thì đây là mức giá rất rẻ”, ông Nguyên nói.

Theo Dân trí

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua

Mấy ngày này, dọc đoạn đường Phúc La (Hà Đông) lần đầu tiên hải sản “nhà giàu” được các tiểu thương mang ra tận… vỉa hè để bày bán. Loại tôm hùm này được giới thiệu là tôm hùm Khánh Hòa trong đợt giải cứu nên bán với giá không lợi nhuận.

Vốn không phải mặt hàng bình dân được bày bán tràn lan tại các chợ dân sinh hay trên vỉa hè, song nhiều ngày nay, tôm hùm xanh được các tiểu thương tại Hà Nội nhập về bán với giá tương đối rẻ.

Xuất hiện bất ngờ trên vỉa hè đường Phúc La (Văn Phú, Hà Đông), những con tôm hùm siêu to thu hút sự hiếu kỳ của người dân khi lần đầu tiên thấy loại hải sản “nhà giàu” xuống phố.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 1

Tôm hùm lần đầu xuất hiện trên vỉa hè đường Phúc La – Văn Phú (Hà Đông) thu hút sự quan tâm của người qua đường.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn đường này, có khoảng 3 quầy bán tôm hùm cơ động bày ra trên vỉa hè. Mỗi quầy có khoảng 30 con là 3 loại tôm hùm với kích cỡ khác nhau. Lần đầu tiên ở đây xuất hiện những điểm bán tôm hùm như thế này.

3 loại tôm được bày bán có kích thước to dần tương đương với giá thành: Loại 1 từ 0,4 – 0,6kg/con có giá 790.000đ/kg; loại 2 từ 0,3 – 0,4kg/con có giá 650.000đ/kg và loại 3 từ 0,2 – 0,3kg/con có giá khoảng 500.000đ/kg.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 2

Có 3 loại tôm hùm theo kích thước lớn dần tương đương với giá thành khác nhau của mỗi loại.

Theo anh Hiếu, người bán tôm hùm ở đây cho biết loại tôm hùm này là tôm hùm Khánh Hòa đang trong đợt giải cứu nên bán với giá rẻ hơn một nửa so với giá gốc. Anh Hiếu cùng mấy người bạn liên hệ được với các thương lái số lượng lớn nên nhập về bán thử.

Trước đây, anh Hiếu chuyên bán hải sản tại các chợ đầu mối Hà Nội, nhưng từ khi nhập được mối tôm hùm giá tốt, anh tranh thủ buổi chiều muộn mang ra vỉa hè gần nhà bán tôm kiếm thêm thu nhập.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 3

Do chỉ nhập số lượng nhỏ nên một số tiểu thương mang ra vỉa hè bán thay vì bán trong các chợ hải sản.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 4

Bảng giá tôm hùm hấp dẫn thu hút sự chú ý của người qua đường.

Mỗi ngày, những người bán tôm vỉa hè như anh Hiếu chỉ nhập từ 25 – 30 con để đảm bảo tiêu thụ ngay trong ngày. Người đàn ông này cũng cho biết thêm, trong chợ dân sinh và các chợ thực phẩm đầu mối hiện nay có khá nhiều người đã bán thêm tôm hùm nên độ cạnh tranh cao. Anh mang ra vỉa hè nơi có đông người qua lại, nhiều người lần đầu tiên tận mắt thấy tôm hùm nên hiếu kỳ muốn ăn thử, sức mua tốt.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 5

Quang cảnh chưa từng thấy của một quầy bán tôm hùm – loại hải sản từng được coi chỉ dành cho giới nhà giàu.

Trung bình mỗi người chỉ mua 1 đến 2 con về ăn thử cho biết, thi thoảng gặp khách “sộp” mua từ 5 – 6 con tôm loại to. Nhờ vậy, chỉ ngồi vỉa hè khoảng 3 tiếng từ 16-19h chiều, tiểu thương đã có thể tiêu thụ hết gần 30 con tôm hùm, dễ dàng thu về tiền triệu mỗi ngày.

Chất lượng những con tôm này được người bán hàng tự tin khẳng định là tôm tươi có thế sống 5-6 tiếng ở nhiệt độ thường; tôm chắc thịt đúng chuẩn tôm hùm Khánh Hòa và chỉ có số lượng nhỏ để bán trong ngày chứ không có nguồn nhập đều.

Tôm hùm xanh giá rẻ bán đầy vỉa hè Hà Nội, người dân hiếu kỳ tranh nhau mua - 6

Chất lượng tôm hùm được bán ở vỉa hè.

Đợt “giải cứu” tôm hùm trong 2 tháng nay khiến giá tôm hùm đắt đỏ trước kia giảm còn một nửa. Tôm hùm không chỉ xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng, là món ăn chỉ dành cho giới nhà giàu mà bây giờ xuất hiện tràn lan tại các chợ dân sinh, chợ hải sản thông thường, thậm chí ngay trên… vỉa hè.

Giá tôm hùm giảm mạnh và chất lượng vẫn đảm bảo đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng cùng người dân trong nước. Đây cũng là cơ hội giúp những người có thu nhập trung bình được trải nghiệm ăn thử loại hải sản đắt đỏ.

Nguồn: http://danviet.vn

Thị trường tôm thế giới sẽ sôi động trở lại sau quý 2?

Virus corona xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó lan sang Châu Âu vào đúng mùa tiêu thụ tôm mạnh nhất trong năm.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam virus Corona bùng phát đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và thương mại tôm toàn cầu, khiến nguồn cung dư và giá thấp, theo đánh giá của ông Gorjan Nikolik – chuyên gia phân tích tại Rabobank. Virus corona xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó lan sang Châu Âu vào đúng mùa tiêu thụ tôm mạnh nhất trong năm.

Cho tới nay, dịch bệnh này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng rõ rệt hơn tới hoạt động nuôi trồng, thương mại tôm của một số thị trường nguồn cung lớn trên thế giới như: Ecuador, Ấn Độ, Indonesia,Thái Lan… và cả Việt Nam.

Cuối năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020, các hãng xuất khẩu tôm của Ecuador đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc vốn tiêu thụ 60% nguồn tôm của nước này.

Tháng 2/2020, trong khi Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa nhiều nơi để ngăn chặn virus lây lan, lượng tôm Ecuador xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 19,4% so cùng kỳ năm ngoái, một phần do giá thấp hơn. Suốt gần 2 tháng kiểm dịch để ngăn chặn corona, tiêu thụ tôm tại Trung Quốc giảm mạnh. Dù vậy, xuất khẩu tôm của Ecuador trong tháng 2, gồm cả xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng so cùng kỳ năm ngoái.

Dịch COVI_19 ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm. 
Dịch COVI_19 ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm.

Ngay sau đó, virus corona lan nhanh từ Trung Quốc sang châu Âu, Mỹ và hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh. Italy, quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi corona, tới nay cũng phải áp dụng nhiều biện pháp trên toàn quốc, tương tự Trung Quốc để kìm hãm sự bùng phát dịch bệnh như phong tỏa nhiều nơi và yêu cầu cư dân ở nhà. Điều này cũng tác động tiêu cực tới lĩnh vực nhập khẩu thủy, hải sản trị giá 4,7 tỷ EUR/năm của Italy, trong đó có 10% là nhập khẩu tôm. Nếu hoạt động nhập khẩu tôm bị tê liệt trên phạm vi toàn cầu, thì nhiều nhà sản xuất ở Ecuador sẽ chẳng mấy chốc sụp đổ, theo một doanh nghiệp thu mua và chế biến tôm tại Ecuador.

Virus corona đang lan nhanh tại Mỹ, nơi 50% lượng tôm được tiêu thụ tại các kênh dịch vụ ẩm thực, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là 20%- 30%. Lượng đơn đặt hàng giảm suốt nửa đầu năm sẽ ảnh hưởng đến giá tôm vào nửa cuối năm. Hoạt động nuôi tôm tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị thu hẹp do Covid-19. Trong khi đó các công ty tại Ecuador cũng sẽ bị ảnh hưởng dù họ đang tích cực kêu gọi chính phủ trợ giúp. Những hãng sản xuất lớn hơn tại quốc gia Mỹ Latinh này có thể phải kìm hãm thời gian thu hoạch, giữ tôm trong ao. Thực tế, Ecuador còn không có cơ sở hạ tầng để chứa tôm. Tùy vào vụ thu hoạch, nhà sản xuất tại đây chỉ có khả năng tích trữ tôm tối đa 1 tuần.

Tại Ấn Độ, thu nhập của các hộ nông dân nhỏ lẻ sẽ giảm còn các công ty chế biến tôm cũng ảnh hưởng nặng do giá tôm lao dốc kéo theo tình trạng nông dân giảm thả nuôi 30 – 50%. Rất nhiều nông dân dường như đã không thả nuôi suốt thời gian Covid-19 hoành hành, theo thông tin từ Hội chợ thủy sản quốc tế Ấn Độ 2020 tại Kochi. Điều này có nghĩa giá tôm đã giảm rất mạnh trong thời gian có dịch Covid-19.

Tuần trước, giá tôm thẻ size 40 mua tại ao ở Andhra Pradesh khoảng 330 INR/kg (4,39 USD), giảm 14% so tuần 10; size 60 giá 240 INR/kg, giảm 21%. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa 21 ngày tại Ấn Độ cũng đẩy nguồn cung tôm vụ thu hoạch tháng 4 rơi vào tình trạng bất ổn. Dù các trại nuôi đều được xếp vào nhóm ngành nghề thiết yếu, nhiều nhà máy đóng gói và chế biến vẫn đang đóng cửa. Tại bang Kerala và Gujurat, tất cả các bộ phận thuộc chuỗi cung ứng thủy hải sản gồm trại giống, thức ăn, vận chuyển con giống vẫn được phép hoạt động suốt thời gian phong tỏa. Tuy nhiên, do lượng lao động ít ỏi nên họ cũng phải đóng cửa.

Liệu giá tôm có tăng sau khi cung giảm? Các hãng tôm tại Ecuador cho rằng tình trạng giá tôm duy trì ở mức thấp suốt thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến nông dân Ecuador mà cả Ấn Độ, Thái Lan và các nước nuôi tôm khác. Nhiều nông dân không thể trụ vững.

Các hãng tôm Ecuador đang kỳ vọng ngành tôm năm 2020 có thể đạt doanh thu xuất khẩu ấn tượng 2 tỷ USD sang Trung Quốc như năm ngoái, bất chấp các tác động của Covid-19. Các đơn đặt hàng từ Trung Quốc đã xuất hiện trở lại cũng mang lại hy vọng cho các hãng tôm Ecuador. Nhưng khi thị trường tôm Trung Quốc đang phục hồi, thì đơn hàng đi Châu Âu và Mỹ lại giảm mạnh do corona khiến giá tôm vẫn ở mức thấp.

Huy động vốn cho ngành tôm là điều rất nan giải. Giá tôm bán ra hiện không bù nổi chi phí sản xuất. Đây là tình trạng chung tại Ecuador, Ấn Độ hay Thái Lan.

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tác động không nhỏ do dịch bệnh Covid-19 gây ra như bị hoãn, thậm chí bị hủy đơn hàng, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường giảm trong khi vẫn phải duy trì việc làm cho công nhân và thanh toán nhiều khoản thuế, chi phí đầu vào…

Tuy nhiên, doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách vượt qua khó khăn như đa dạng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng cho các kênh siêu thị, giao hàng tại nhà, chế biến sâu để bán cho phân khúc bán lẻ thay cho phân khúc dịch vụ thực phẩm đang sụt giảm mạnh. Trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm vào 2 thị trường lớn là Trung Quốc không giảm nhiều, nhập khẩu vào Mỹ tăng do doanh số bán tôm phân khúc bán lẻ tăng mạnh, cũng là một điểm tích cực.

Giới chuyên môn cũng kỳ vọng hết quý 2, dịch bệnh lắng xuống và nhu cầu thị trường sẽ sôi động trở lại. Doanh nghiệp đang chờ các chính sách của Nhà nước để được xây dựng kho lạnh trữ hàng, chủ động được nguồn nguyên liệu khi thế giới có nhu cầu trở lại. Nhất là khi các nước nuôi tôm lớn như Ecuador và Ấn Độ cũng đang gặp nhiều khó khăn và giảm thả nuôi.

Tôm hùm giảm “kịch sàn” với giá rẻ chưa từng có vẫn khó bán: Đâu là nguyên nhân?

Giá tôm tùm mặc dù đã giảm “kịch sàn” với giá rẻ chưa từng có, nhưng để giải cứu 1kg tôm hùm thì người mua mất cả tháng nhịn chợ đối với người có thu nhập trung bình.

Anh Nguyễn Huy Tùng, chủ cửa hàng chuyên bán hải sản tại Kim Giang (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào cuối tháng 2, phong trào “giải cứu” tôm hùm được đông đảo người dân Hà Nội tham gia vì đa số họ chưa từng thưởng thức tôm hùm nên háo hức “ăn cho biết”.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 1

Tôm hùm được coi là món ăn cao cấp, xa xỉ với giá thành cao chuyên phục vụ xuất khẩu và nhà hàng nay được bán tràn lan trên khắp các chợ.

“Đợt đó, cứ 2 ngày cửa hàng tôi nhập khoảng 1,5 tấn tôm hùm xanh, hàng ra đến đâu hết đến đó, không đủ cung cấp cho các mối buôn. Giá bán lẻ ra thị trường với size 3-4 con/kg ở mức 750.000 đồng/kg còn không có mà mua. Thế nhưng, hiện tại, giá tôm giảm thêm 100.000 đồng/kg mà khách không mấy mặn mà, lượng khách giảm đến 80% nên cửa hàng tôi mỗi ngày chỉ bán được khoảng 1 tạ”, anh Tùng nói.

Theo anh Tùng, lượng mua giảm vì trước đây, tôm hùm chỉ nuôi để phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho nhà hàng phục vụ khách du lịch, những cửa hàng bán hải sản nhỏ lẻ muốn bán cũng không có. Vì vậy, khi có thông tin “giải cứu”, tôm hùm được đăng bán tràn ngập mạng xã hội và các cửa hàng bán hải sản khắp Hà Nội thì người dân đổ xô đi mua về ăn cho biết. Khi biết rồi thì dù ngon cũng sẽ không thể ăn mãi được vì dù giá rẻ đến 50% đi nữa thì tôm hùm vẫn là món ăn “thượng lưu”, giá thành cao.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 2

Theo anh Tùng, giá tôm hùm hiện tại rẻ hơn cả thời điểm “giải cứu” nhưng người tiêu dùng cũng không được mặn mà.

“Chỉ được thời gian đầu, mọi người tò mò mua về ăn thử 1-2 lần cùng với ý nghĩa giải cứu nên mặt hàng tôm hùm luôn trong trạng thái cháy hàng. Giờ thì nhà hàng, quán ăn không được phép mở cửa, xe cộ hạn chế đi lại nên lượng tiêu thụ giảm đáng kể. Trước đây, mỗi ngày có khoảng 20 đơn hàng đi tỉnh, giờ mỗi ngày được khoảng 2 đơn vì không gửi xe được, chỉ giao các đơn đặt hàng online xung quanh Hà Nội”, anh Tùng phân tích.

Kinh doanh hải sản hơn 4 năm, anh Tùng cho biết, đây là năm khó khăn nhất, không chỉ lượng tiêu thụ tôm hùm xanh bị ảnh hưởng mà các loại hải sản khác tại cửa hàng như tôm hùm bông, tôm hùm Alaska, cua hoàng đế (Kinh Carb) cũng giảm giá mà lượng tiêu thụ giảm đi rõ rệt.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 3

Giá tôm hùm xanh tại thị trường giao động từ 600-800.000 đồng/kg tùy size.

Theo quan sát, tại Hệ thống hải sản và thực phẩm sạch Sói Biển, giá tôm hùm size 3-4 con/kg đang được bán với giá 759.000 đồng/kg, giảm 140.000 đồng/kg so với tháng trước

Để tiêu thụ tôm hùm, nhà hàng lẩu Đức Trọc (Trương Định, Hà Nội) cũng đã nhận chế biến hải sản tươi và ship tận nhà bằng chính đội ngũ nhân viên của nhà hàng với giá 659.000 đồng/kg tôm hùm tươi sống

Theo chị Phạm Giang (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội), với mức giá “giải cứu” này dù rẻ hơn trước rất nhiêu nhưng vẫn khá cao so với thu nhập và chi tiêu thường nhật của nhiều người. “Như gia đình tôi có 4 người, thu nhập của hai vợ chồng khoảng 20 triệu/ tháng thì chi phí mỗi bữa ăn chính khoảng 100.000 đồng, ăn sáng khoảng 50.000 đồng. Mỗi tháng, riêng tiền ăn là 8 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Để ăn 1kg  tôm hùm với giá 650.000 đồng/kg thì đồng nghĩa với việc “nhịn” trong khoảng 3 ngày”.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 4

Thậm chí giá tôm hùm được đăng bán với giá 35.000 đồng/con, size 10-14 con/kg, 450.000 đồng/kg với size 3 con/kg.

“Dù giá rẻ nhưng đối với những người thu nhập thấp thì ăn một bữa tôm hùm vẫn là xa vời đối với họ. Với mỗi suất ăn chỉ khoảng 20.000 đồng thì 1kg tôm hùm bằng gần một tháng “đi chợ”. Trong khi đó, tôm hùm chỉ ăn chơi, không thể ăn với cơm thay thức ăn như thịt, cá, trứng… nên nhà tôi chỉ dám ăn một lần cho biết thôi, giờ có giảm nữa cũng chịu”, chị Giang phân tích.

Người tiêu dùng khi nghe cụm từ “giải cứu” thường nghĩ giá rẻ, nhưng thực tế giá tôm hùm chỉ giảm một mức nhất định ở sản phẩm tôm hùm xanh. Tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu (Phú Yên), tôm hùm xanh cũng rớt giá xuống còn khoảng 500 nghìn/kg, thấp hơn 200-300 nghìn đồng so với trước đây. Tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng thì giá tôm hùm vẫn ở mức cao, chênh lệch từ 150-200.000 đồng/kg do khâu khai thác, vận chuyển, bảo quản tốn quá nhiều chi phí.
Khánh An- http://danviet.vn/

Tôm hùm xanh rớt giá thê thảm, rẻ chưa từng có nhưng người mua vẫn thờ ơ

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người nuôi tôm hùm chấp nhận bán lỗ để lấy tiền mua thức ăn cho tôm.

Tại Sông Cầu (Phú Yên) nơi có khoảng 70.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm, trong đó gần 10.000 lồng nuôi tôm đã đến lúc xuất bán nhưng không có thương lái đến mua. Một số hộ nuôi tôm đành bán bớt để lấy tiền mua thức ăn cho tôm, tiếp tục nuôi đàn tôm quá lứa chờ giá lên.

Nuôi tôm hùm nhiều năm tại Sông Cầu (Phú Yên), anh Nguyễn Quốc Huy cho biết nhà anh vừa nuôi tôm hùm vừa cung cấp các loại hải sản cho các đầu mối khắp cả nước. “Tôm hùm trước đây 80% là để phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, 20% còn lại “xuất khẩu tại chỗ”, tức là phục vụ nhà hàng và khách du lịch nhưng nay do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nên tôm hùm không thể tiêu thụ được, người nuôi đang rất khó khăn”, anh Huy nói.

tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 1

 Không xuất khẩu được do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tôm hùm hiện nay chủ yếu được tiêu thụ bởi thị trường trong nước.

“Vào khoảng giữa tháng 2, khi tôm không xuất khẩu như trước nên được bán buôn cho các vựa hải sản. Khi ấy, tôm hùm trở thành trào lưu, nhà nhà ăn tôm hùm. Nhưng tôm hùm là món ăn xa xỉ và không thể ăn thường xuyên được nên càng ngày sức mua càng giảm vì tiền để mua 1kg tôm hùm người ta có thể mua được mấy kg thực phẩm khác”, anh Huy chia sẻ.

Theo anh Huy, vì tiêu thụ khó nên người nuôi chủ động giảm số lượng lồng bè, trước nuôi 10 lồng thì giảm xuống còn 5-6 lồng. “Nhà tôi có 10 lồng nuôi tôm hùm, riêng tiền đầu tư mỗi lồng bè hết 10 triệu, tiền tôm giống khoảng 10 triệu đồng. Giờ tôm lớn, ăn nhiều nên mỗi ngày chi phí thức ăn cho mỗi lồng khoảng 500.000 đồng. Để có tiền mua thức ăn, những người nuôi tôm như tôi phải cất tôm lên bán ít một, mỗi ngày 5-10kg mặc dù giá bán giảm 30%”, anh Huy nói.

 

tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 2

Nhiều hộ nuôi tôm hùm phải bán với giá lỗ để lấy tiền mua thức ăn duy trì đàn tôm.

“Thương lái trả giá rất rẻ, họ thu mua cả lồng khoảng 200kg với giá 480.000 đồng/kg. Như vậy, nếu bán với giá đó, mỗi cân tôm hùm xanh lỗ 150.000 đồng nên chúng tôi không bán. Những người nuôi tôm như tôi hiện đang trông ngóng từng ngày, mong dịch bệnh hết để người nuôi tôm có thể tiêu thụ được mà không bị lỗ như hiện nay”, anh Huy thở dài.

Anh Thịnh Quốc, một người nuôi tôm tại Phan Rang (Ninh Thuận) ngán ngẩm vì cả khối tài sản đổ vào tôm mà đến khi tôm được bán lại không tiêu thụ được, thương lái thì ép giá. “Phải cầm cố sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền đầu tư nuôi tôm và duy trì lồng bè mà giờ thương lái ép giá, trả giá 500.000 đồng/kg khi mua cả lồng nên tôi không bán buôn mà tách ra bán lẻ mỗi ngày vài cân.

Nhà tôi hiện có khoảng 1 tấn tôm hùm, cả khối tài sản đổ vào con tôm mà giờ dịch bệnh thế này khiến tôm không thể xuất khẩu được, nhà hàng đóng cửa, xe khách liên tỉnh không hoạt động, tôi muốn bán lẻ cũng không biết bán kiểu gì. Vì tôm càng lớn càng ăn nhiều thức ăn, người nuôi muốn có tiền duy trì nuôi tôm nên đành bán lẻ, được đồng nào hay đồng đó”, anh Quốc nói.

 tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 3

Với giá bán hiện nay, người nuôi tôm hùm đang phải chịu lỗ 150.000 đồng/kg.

Để hòa vốn, theo anh Quốc, mỗi cân tôm hùm xanh phải bán với giá trên 600.000đ/kg. “Giá đó nếu tôm đạt thì hòa vốn, vì nào tiền giống, tiền công làm lồng nuôi, chưa kể tiền lãi ngân hàng, tiền công lặn trên nắng dưới nước cả năm trời. Nếu rủi ro hơn, tôm hao không đạt thì bán giá trên vẫn còn lỗ nặng”.

Là thương lái thu mua tôm, chị Cao Nguyện (trú tại Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết mấy hôm nay tôm bắt đầu lên 30.000 đồng/kg tại bè, tức là giá 480.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn không muốn bán.

“Thu mua với giá như vậy nhưng chúng tôi phải mất thêm 4,5 triệu đồng tiền thuê thuyền ra thu hoạch tôm, thuê thêm 9-10 người thợ đi lấy tôm, nhặt tôm, rồi thuê xe chở nước về làm hồ đe rộng cho tôm nghỉ ngơi, tiền công đóng hàng, tiền bao bì, tiền cước máy bay, cước xe … Bên bán thì muốn mua rẻ, bên nuôi thì muốn tăng giá, thương lái cũng chỉ là người ở giữa. Không nên nói thương lái ép giá dân vì đó là thuận mua vừa bán. Mọi năm tôm xuất khẩu với giá cao, lúc đó cũng nhờ thương lái mà nông dân tiêu thụ tôm được giá. Năm nay dịch bệnh, không chỉ riêng tôm mà rất nhiều thứ trượt giá, thương lái cũng đã giúp bà con tiêu thụ phần nào rồi”, chị Nguyện chia sẻ.

 tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 4

Do tôm hùm không phải mặt hàng thực phẩm thiết yếu, mọi người chỉ ăn một lần cho biết nên sức mua thời gian gần đây giảm rõ rệt.

Ghi nhận tại cửa hàng chuyên bán hải sản tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), dù giá tôm hùm xanh size 3-4 con/kg chỉ còn 600.000 đồng/kg nhưng rất ít khách mua.

Chị Hằng, chủ cửa hàng hải sản, cho biết: “Dạo cuối tháng 2, dân mình đổ xô đi giải cứu tôm hùm vì từ trước đến nay, tôm hùm luôn được coi là mặt hàng cao cấp, xa xỉ với giá thành đắt đỏ, giờ được bán tràn lan khắp nơi với giá rẻ. Có ngày tôi bán sỉ cho các mối cả tấn tôm các loại, hiện giờ thì giá rẻ hơn cả đợt giải cứu nhưng khách mua thưa thớt lắm.

Mỗi ngày, tôi bán không nổi 10kg vì tôm hùm dù rẻ nhưng giá vẫn cao hơn các loại hải sản khác, chỉ để ăn chơi thôi chứ không phải thực phẩm thiết yếu. Khách chỉ mua ăn một lần ăn cho biết chứ tiền đâu mà ăn suốt, giỏi lắm ăn 2-3 lần là chán chứ không như cá hay mực”.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), dịch Covid 19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.
Khánh An- http://danviet.vn/