Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Thị Trường Tôm

Xuất khẩu tôm hồi hộp chờ thuế giảm

chế biến tôm
Xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường EU trong năm mới. Ảnh: Nguyễn Vy

Dù xuất khẩu không đạt kết quả như kỳ vọng trong năm 2019 nhưng con tôm Việt Nam vẫn đặt nhiều hy vọng ở năm mới 2020, khi một số hiệp định thương mại quan trọng như EVFTA sẽ có hiệu lực, hay thế vận hội mùa hè năm nay…

Hồi hộp chờ đợi EVFTA

EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng tỉ trọng. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018.

Dù kết quả năm 2019 không như kỳ vọng nhưng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường này trong năm mới. Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm nay.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng Phòng xuất xứ hàng hóa (Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương), thành viên tham gia phái đoàn đàm phán hiệp định thương mại EU (EVFTA) thông tin, thuế nhập khẩu vào EU hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) sẽ được giảm từ mức cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Riêng thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Đây là một điểm cộng rất lớn cho Việt Nam trong cuộc đua tăng thị phần tại thị trường EU, vì cho tới nay, Việt Nam là nước duy nhất đã đàm phán được FTA tại thị trường này. Các đối thủ như Ấn Độ, Ecuado, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Bangladesh đều chưa có hoặc chưa kết thúc đàm phán.

Lợi thế về thuế quan cũng thể hiện rõ rệt ở sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh khi mức thuế phổ cập GSP giảm từ 4,2% về mức 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Trong khi, Thái Lan, Ecuado không được hưởng ưu đãi GSP nên mức thuế là 12%, Ấn Độ, Indonesia cũng phải chịu thuế ở mức 4,2%.

Kỳ vọng xuất khẩu tăng mùa Olympic

Nếu thị trường EU được chờ đợi sẽ bức phá nhờ lợi thế về ưu đãi thuế quan thì tại thị trường Mỹ, thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt Nam, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôm Việt Nam.

Cụ thể, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. Điều này đã tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm bao bột.

Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong top 6 nước xuất khẩu tôm và Mỹ, chiếm 8,8% tổng giá trị nhập khẩu tôm của nước này. Trong khi Trung Quốc đã phải lui về vị trí chót bảng, chỉ còn chiếm 3% tổng giá trị.

Ngoài ra, tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm mới này.

Riêng tại thị trường Nhật Bản – thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam, Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm tăng cao.

Đại diện Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, tại Nhật Bản, các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao đang được ưa chuộng, có nhiều điều kiện để tăng trưởng tốt thời gian tới.

Nguyên nhân là do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp Việt phải tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, gia tăng các sản phẩm chế biến sâu.

Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thêm nữa, cần chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nguyễn Vy  Nguồn : Dân Việt

Giá tôm thẻ 08/01/2020

Gia the stapimex số 004,ad:06g09.01.2020 (A1=>A5)
15c:268,265,263,261,258.
20c:243,240,238,236,233.
25c:191,188,186,184,181.
30c:167,164,162,160,157.
35c:157,154,152,149,145.
40c:151,148,146,143,139.
45c:144,141,139,136,132 .
50c:138,135,133,130,127 .
55c: 130,127,125,122,119.
60c:124,121,119,116,113 .
70c:123,120,118,115,112 .
80c:115,112,110,107,104 .
90c:107,104,102,99,96.
100c:101,98,96,93,90.
110c:90,87,85,82,79.
120c:89,86,84,81,78.
130c:88,85,83,80,77.
140c:86,83,81,78,75.
150c:82,79,77,74,71.
155c:77,74,72,69,66.
Giam 1 từ 45c đến 80c.

Giá tôm nước lạnh dự kiến tăng vào mùa xuân

(vasep.com.vn) Giá tôm nước lạnh ổn định trong cả năm 2019. Giá trung bình tôm pandalus borealis NK của Mỹ trong năm 2019 đạt 7,12 USD/pao đối với cỡ 125/175; 6,80 USD/pao đối với cỡ 150/250; 6,49 USD/pao đối với cỡ 175/250; và 6,34 USD/pao đối với cỡ 250/350.

Đầu tháng 12/2019, giá giảm xuống 7,03 USD/pao đối với cỡ 125/175; 6,38 USD/pao đối với cỡ 150/250; 6,28 USD/pao đối với cỡ 175/250; và 5,95 USD/pao đối với cỡ 250/350. Giá thấp hơn khiến lượng mua tăng để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới. Nếu lịch sử lặp lại, giá sẽ tăng trở lại trong mùa xuân.

Nguồn cung năm 2019 được cập cảng bởi các tàu của Na Uy, Nga, EU, Iceland, quần đảo Faroe, và Đông Greenland là 78.000 tấn, tăng từ  55.900 tấn năm 2018.

Năm 2019, các nhà chế biến Na Uy có nhu cầu cao hơn với tôm cỡ to so với những năm trước đó. Ở Tây Greenland, tổng sản lượng khai thác năm 2019 đạt 105.000 tấn, tăng từ 101.000 tấn năm 2018 và 92.500 tấn năm 2017.

Mặc dù tổng sản lượng khai thác tăng kể từ năm 2015, dự báo nguồn lợi tôm giảm. Tại Canada, tôm borealis được khai thác ở Newfoundland và Labrador. Sản lượng khai thác năm 2019 đạt khoảng 28.000 tấn, giảm từ 42.200 tấn năm 2018.

Kim Thu

(Theo undercurrentnews)

Trung Quốc: Nhập khẩu tôm đông lạnh vượt 3 tỉ USD

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, NK tôm đông lạnh của Trung Quốc đạt 410 triệu USD, tăng 17%.

Trung Quốc NK trực tiếp 67.000 tấn tôm đông lạnh gồm cả tôm nước lạnh (Pandalus borealis) và tôm nước ấm, tăng 15% trong đó tôm nước ấm 62.000 tấn và 5.000 tấn tôm nước lạnh, trị giá 353 triệu USD và 26 triệu USD.

Ecuador là nguồn cung tôm nước ấm nuôi lớn nhất của Trung Quốc, cung cấp 33.000 tấn tôm sang Trung Quốc, tăng 8%.

Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã bỏ lệnh cấm NK từ một số nhà cung cấp tôm lớn nhất của Ecuador. Lệnh cấm áp dụng hồi tháng 9/2019 do lo ngại lây lan dịch bệnh.

Tiếp đó, Ấn Độ là nguồn cung lớn thứ 2, cung cấp 12.200 tấn (giảm 3%).

Canada và Greenland là các nhà cung cấp lớn nhất tôm nước lạnh khai thác tự nhiên cho Trung Quốc, cung cấp lần lượt 2.800 tấn và 1.500 tấn.

Mười tháng đầu năm 2019, Trung Quốc NK trực tiếp 534.000 tấn tôm đông lạnh bao gồm 494.000 tấn tôm nước ấm và 40.000 tấn tôm nước lạnh. So với Mỹ, khối lượng NK tôm của Trung Quốc là tương đương trong khi giá trị NK tôm Trung Quốc thấp hơn 1 tỷ USD so với Mỹ vì Mỹ NK nhiều sản phẩm tôm giá trị gia tăng hơn. Chín tháng đầu năm nay, Mỹ NK 4,19 tỷ USD tôm.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Malaysia: 11 hãng tôm bị Mỹ đưa vào “danh sách đỏ” do kháng sinh

(Thủy sản Việt Nam) – Năm 2019, nhiều công ty xuất khẩu tôm của Malaysia đã bị Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) liệt vào “danh sách đỏ” sau khi phát hiện nhiều mẫu từ 18 lô hàng của 11 hãng tôm Malaysia chứa chloramphenicol.

Từ 2009 đến 2018, 28 hãng xuất khẩu tôm Malaysia bị đưa vào “danh sách đỏ” của FDA do 56 mẫu tôm chứa nitrofurans. Nhiều nguồn tin quốc tế cho rằng trong khi những công ty xuất khẩu này bị kiểm soát chặt hơn, thì tôm nuôi bán tại thị trường nội địa lại bị quản lý rất lỏng lẻo.

Nhiều người dân Malaysia không biết họ đang ăn phải các sản phẩm tôm chứa tồn dư kháng sinh như nitrofurans và chloramphenicol có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một trong số những loại tôm này gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương thường xuyên được bày bán tại hầu hết các khu chợ thực phẩm tại Malaysia.

Để bảo vệ sức khỏe, người dân đã bắt đầu chuyển sang ăn tôm tự nhiên. Họ phân biệt tôm tự nhiên qua màu sắc và kích cỡ. Tôm tự nhiên có màu hồng nhạt, kích cỡ đa dạng không đều nhau trong khi tôm nuôi có màu xanh hoặc xám đậm và các con đều tăm tắp. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Malaysia cũng liên tục đưa ra lời cảnh báo về hậu quả của việc ăn phải các tồn dư hóa chất trong thủy hải sản. Các chuyên gia tin rằng tồn dư từ hai loại kháng sinh này chính là tác nhân gây ung thư.

Một trang trại nuôi tôm tại Malaysia

Đảo Penang là địa phương có số doanh nghiệp tôm bị liệt vào danh sách đỏ của FDA nhiều nhất cả nước. Trong số 28 hãng xuất khẩu tôm chứa kháng sinh nitrofurans sang Mỹ và bị đưa vào danh sách đỏ của FAD, có 19 hãng thuộc Penang; trong số 11 hãng xuất tôm chứa chloramphenicol, có 8 doanh nghiệp tại Penang. Số doanh nghiệp còn lại thuộc các tỉnh Perak, Selangor, Kedah và Sarawak.

Một nông dân nuôi tôm cho một trại nuôi lớn tại Kedah chia sẻ, cách đây 10 năm, dịch bệnh lạ đã tấn công các trại tôm tại Malaysia. Đó là EMS. Chỉ trong 30 ngày sau khi thả vào ao tăng trưởng, gần như toàn bộ tôm nuôi chết hết trong khi vụ nuôi cần đến 70 đến 100 ngày mới cho thu hoạch. Nông dân Malaysia đã thử rất nhiều loại thuốc nhưng đều thất bại trước EMS, và buộc phải dùng đến nitrofurans và chloramphenicol. Tại Penang, mặc dù là một hòn đảo, nhưng hơn một nửa sản lượng thủy sản trong năm 2014 có nguồn gốc từ trại nuôi.

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Malaysia Sim Tze Tzin lại cho rằng, số tôm chứa tồn dư kháng sinh xuất sang Mỹ thực chất có nguồn gốc từ quốc gia khác, được trung chuyển qua Malaysia. Theo ông này, các hãng xuất khẩu của Malaysia đã nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu từ các quốc gia khác để chế biến và tái xuất vào thị trường Mỹ. Ông Sim lý giải: Chúng tôi luôn thắt chặt kiểm soát. Bất cứ trại tôm nào tham gia xuất khẩu sản phẩm nuôi của họ đều phải đăng ký qua Cục Thủy sản. Cơ quan quản lý an toàn sinh học thuộc Cục Thủy sản cũng thường xuyên lấy mẫu tôm nuôi từ các trại này để thử nghiệm kháng sinh, kim loại nặng, hormone và thuốc nhuộm. Nếu mẫu chứa kháng sinh cấm, trại nuôi sẽ bị cấm và toàn bộ tôm thu hoạch sẽ không được phép xuất khẩu.

Tuấn Minh
Nguồn :Thủy sản Việt Nam

Chùm ảnh: Giá tôm càng xanh tăng cao, người dân Cà Mau “hốt bạc”

Sau khi thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm, người dân Cà Mau tất bật thu hoạch tôm càng xanh. Cận Tết, giá tôm càng xanh tăng cao giúp nhiều nông dân “hốt bạc”.

Những năm gần đây, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau được xem là “thủ phủ” con tôm càng xanh của tỉnh. Đến nay, địa phương này đã phát triển hơn 16.000ha, tăng hơn 5.000ha so với 3 năm về trước, chủ yếu tập trung ở các xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch, Thới Bình,…

Những năm gần đây, bên cạnh con tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì tôm càng xanh được người dân tỉnh Cà Mau, nhất là trên địa bàn huyện Thới Bình nuôi phổ biến.

Đến nay, địa phương này đã phát triển hơn 16.000ha, tăng hơn 5.000ha so với 3 năm về trước, chủ yếu tập trung ở các xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch, Thới Bình,…

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, đến thời điểm hiện tại, nhiều diện tích tôm càng xanh của huyện đã thu hoạch, năng suất đạt trung bình khoảng 200-250kg/ha mặt nước.

Hiện, giá bán tôm tại chỗ từ 110.000-130.000đồng/kg tùy loại. Sau khi trừ đi hết các khoản chi phí, người nuôi tôm càng xanh còn lãi khoảng 20 triệu đồng/ha.

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo khả quan trong năm 2020

Mặc dù năm 2019 không như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu Việt Nam, năm 2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 3,38 tỷ USD, giảm gần 5% so với năm 2018. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

Năm 2019, xuất khẩu tôm chân trắng giảm 3,2% đạt 2,36 tỷ USD, chiếm 70% giá trị tôm xuất khẩu, tôm sú giảm mạnh 15% đạt 693 triệu USD, chiếm 20,5%, các sản phẩm tôm biển và tôm khác chiếm gần 10%.

Nửa đầu năm 2019, sản lượng tôm tăng, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tôm tại các thị trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm nhập khẩu tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái, do vậy xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng sụt giảm từ năm 2018. Xuất khẩu giảm chủ yếu do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm kém, nửa cuối năm xuất khẩu hồi phục dần dần.

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo khả quan trong năm 2020

EU

EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018 tuy nhiên Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.

Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU so với các nước sản xuất khác, lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh xuất khẩu khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.

Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình.

Mỹ

Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,5%. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 646,6 triệu USD, tăng 1,4% so với năm 2018.

Từ đầu năm 2019, mặc dù tăng trưởng không cao nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ duy trì được giá trị xuất khẩu ổn định so với năm 2018. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn nhờ Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam. Mặt hàng tôm bao bột từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm bao bột từ Việt Nam sang Mỹ đạt 9.045 tấn, trị giá 64,9 triệu USD, tăng 52% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. xuất khẩu tôm bao bột từ Trung Quốc sang Mỹ đạt 16.113 tấn, trị giá 85,3 triệu USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu mới nhất của FAS.USDA, 10 tháng đầu năm 2019, Mỹ nhập khẩu 571.297 tấn tôm, trị giá 4,9 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Top 6 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ gồm Ấn Độ (chiếm thị phần 40,4% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ), Indonesia (18,8%), Ecuador (12,3%), Việt Nam (8,8%), Thái Lan (6%) và Trung Quốc (3%).

Nhật Bản

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 ước đạt trên 626 triệu USD, giảm 2% so với năm 2018. Trong cơ cấu tôm xuất khẩu sang Nhật Bản, tôm chân trắng chiếm 58%, tôm sú 23,4% và tôm biển 18,7%.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản năm 2019 chỉ giảm nhẹ so với năm 2018. Các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản phần nào giúp duy trì ổn định giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này.

Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới.