Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Thị Trường Tôm

Xuất khẩu tôm vượt “bão” Covid-19

Trong khi nhiều ngành hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì ngành tôm xuất khẩu vẫn chưa ảnh hưởng nhiều vì chưa vào chính vụ. Doanh nghiệp ngành hàng này đang nâng cao năng lực cạnh tranh để nắm cơ hội mới, “vượt bão” dịch bệnh trong thời gian tới.

Đón đầu nhu cầu tiêu dùng của các nước châu Âu sẽ nghiêng về các sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp tiện dụng, dễ chế biến tại nhà thay vì thủy sản tươi sống như trước đây, Công ty CP Sao Ta đã tập trung nguồn lực cho các sản phẩm này. Sau khi tiêu thụ 937 tấn tôm thành phẩm, doanh thu 10,7 triệu USD ngay trong tháng hai sang châu Âu, các trại tôm của công ty đang thả giống để chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT công ty chia sẻ, năm 2020, Sao Ta đang nỗ lực cân bằng ba thị trường chính là châu Âu, Nhật Bản và Mỹ và hệ thống khách hàng bền vững đã gắn bó lâu dài. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), quý I-2020 chưa phải là mùa vụ chính mà phải đến tháng 4, tháng 5 trở đi, ngành tôm mới bước vào niên vụ chính. Ngoài ra, khi dịch bùng phát tại Trung Quốc đã khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc nên cũng có thể coi là cơ hội cho tôm Việt tận dụng để tăng XK.

Đáng chú ý, tôm Việt đang đứng trước cơ hội ở hàng loạt các thị trường chính như Mỹ, EU. Cụ thể, thuế suất chống bán phá giá tại thị trường Mỹ đã về 0%, giúp tạo thêm động lực cho các DN XK tôm Việt Nam sang Mỹ. Hiện Mỹ đứng thứ hai về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,4%. EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.

Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) NK vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau bảy năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh thuận lợi, phân tích của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng lưu ý, trong bối cảnh các nước gia tăng diện tích nuôi tôm, ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới trong thời gian tới, giá tôm khó có thể phục hồi mạnh.

Xuất khẩu tôm vượt “bão” Covid-19

Xuất khẩu tôm chờ cơ hội mới trong năm 2020. Ảnh Internet

Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu ngày càng thắt chặt các yêu cầu về chất lượng và vấn đề an toàn thực phẩm cũng sẽ tác động đến XK thủy sản nói chung của Việt Nam và XK tôm nói riêng. Chưa kể, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm Việt lâu nay vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, không truy xuất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế. Dịch Covid-19 sẽ khiến nhu cầu sản phẩm thay đổi, đòi hỏi DN nhanh chóng nắm bắt.

Cụ thể, cùng với hàng rào thuế quan bị dỡ xuống, EU đã dựng lên hàng rào phi thuế khi đưa ra quy định mới về việc siết chặt chất Ethoxyquin, chất chống oxy hóa giúp bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản. Theo đó, từ ngày 31-3-2020, Ethoxyquin sẽ không được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn thủy sản. Các DN thủy sản của Việt Nam cần lưu ý cập nhật và đáp ứng quy định này để XK tôm vào EU không bị trở ngại trong thời gian tới.

Để khắc phục điểm yếu về truy xuất nguồn gốc, ông Trương Đình Hòe cho rằng người nông dân cần phải liên tục trao đổi với đầu mối thu mua, cũng như với các DN chế biến XK nhằm nắm bắt nhu cầu, chất lượng; cân nhắc tài chính để xem xét nuôi trồng như thế nào cho hiệu quả. Các DN cũng cần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng khu vực… để tận dụng cơ hội từ EVFTA.

Nhận thức rõ ràng cơ hội, cũng như sự cấp thiết của việc phải đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới để tận dụng cơ hội trong dịch bệnh, DN ngành tôm đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Ông Hồ Quốc Lực chia sẻ, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đang nỗ lực áp dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tăng năng suất, khả năng quản trị và kiểm soát, tối đa hóa lợi ích và duy trì XK bền vững.

“Các DN tôm của Việt Nam hiện ở TOP của thế giới, nên nếu chất lượng tôm của Việt Nam tốt thì vấn đề tiêu thụ không phải là quá lớn, dư địa để tăng trưởng là hoàn toàn có thể thực hiện được ở mức độ cho phép. Để tận dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh tốt, các DN phải có chiến lược kinh doanh bài bản, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu hàng đầu.

Đồng thời coi trọng chọn lựa tôm nguyên liệu sạch, có thể truy xuất nguồn gốc và chú trọng xây dựng thương hiệu… Đây cũng là đường hướng mà Sao Ta đang kiên định thực hiện”, ông Lực cho hay. Tập đoàn Việt Úc cũng đang có chính sách hỗ trợ tôm giống cho nông dân cũng như có khuyến cáo người nuôi nuôi tôm sạch, tôm truy xuất nguồn gốc để XK thuận lợi sang châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã ký kết EVFTA.

Nguồn : https://thanhhoaexpress.vn/

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ

Chị Nguyễn Như Hoa – chủ cửa hàng bán hải sản ở Láng Hạ, Hà Nội đã chỉ dẫn cách nhận biết các loại tôm hùm nhằm từ đó giúp người mua hàng mua đúng chuẩn lại tôm hùm cần mua cũng như không bị chặt chém khi đi chợ.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhiều mặt hàng rớt giá thê thảm. Trong đó phải kể tới dưa hấu, thanh long, chuối, mít, và tôm hùm do không xuất khẩu được sang Trung Quốc.

Để giúp những ngư dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, một số chuỗi cửa hàng, siêu thị đã tiên phong giải cứu tôm hùm giúp bà con ngư dân.

Trên mạng xã hội khắp nơi hô hào khẩu hiệu giải cứu tôm hùm với giá ưu đãi từ tiền triệu giảm giá hơn nửa để kích cầu tiêu dùng.

Tuy nhiên, tôm hùm hiện nay trên thị trường hải sản Việt có rất đa dạng chủng loại như tôm hùm Canada, tôm hùm bông, tôm hùm tre, tôm hùm baby, tôm hùm sen. Thực tế, tùy theo đặc điểm hình thể và màu sắc mà có tên gọi và các dấu hiệu phân biệt riêng.

Chia sẻ về cách nhận biết đúng loại tôm hùm cần mua, chị Nguyễn Như Hoa – chủ cửa hàng bán hải sản lâu năm ở Láng Hạ, Hà Nội đã chỉ dẫn cách nhận biết các loại tôm hùm nhằm từ đó giúp người mua hàng mua đúng chuẩn lại tôm hùm cần mua cũng như không bị chặt chém khi đi chợ.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-1Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-2Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-3
Cách nhận biết tôm hùm nhập khẩu Canada
Trên thị trường hiện nay, rất nhiều cửa hàng hải sản có bán loại tôm hùm Canada. Đây là loại tôm hùm nhập khẩu từ vùng biển Alaska.

Những chú tôm hùm nhập khẩu Canada có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết: “Nhìn vào là thấy đôi càng của chúng lớn, thân dài và có trọng lượng lớn. Thông thường 1 chú tôm nhập khẩu có trọng lượng 1 – 3 kg, có những con lên tới 5-6kg”, chị Hoa nói.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-4
Tôm hùm nhập khẩu Canadađôi có đôi càng lớn, thân dài và có trọng lượng lớn.

Khi ăn tôm hùm nhập khẩu sẽ cảm giác giống thịt cua và không chắc như tôm hùm Việt. Tuy nhiên do giá thành của chúng khá rẻ, chỉ từ 900.000 đ – 1.200.000 đ/kg nên nhiều người vẫn mua ăn.

Cách nhận biết tôm hùm bông
Tôm hùm bông hay còn được gọi là tôm hùm sao sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, biển Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nhìn bề ngoài, những chú tôm hùm này có vỏ láng, màu xanh nước biển pha lá cây. Nhất là phần đầu và gai có đốm màu cam, giữa vỏ lưng các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen hoặc nâu đen tương đối rộng.

Những chú tôm hùm bông có kích cỡ lớn với chiều dài phổ biến 30 – 35 cm. Tuy nhiên trọng lượng của chúng trung bình đạt 1.5 – 1.8 kg. Cá biệt có ít con được 4 – 4.5 kg/con.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-5
Nhìn bề ngoài, những chú tôm hùm này có vỏ láng, màu xanh nước biển pha lá cây.

“Khi ăn loại tôm hùm này, bạn sẽ thấy thịt của chúng ngon, dai, chắc và rất ngọt. Tuy nhiên chúng có giá thành khá đắt đỏ, được bán phổ biến từ 1.6 – 2.5 triệu đồng/kg tùy kích cỡ.

Cách nhận biết tôm hùm baby
Theo chị Hoa cho biết, tôm hùm baby là những chú tôm hùm có kích cỡ nhỏ, chỉ khoảng 3 – 8 con/1 kg. Tuy có kích cỡ như vậy nhưng khi ăn loại tôm hùm này cũng khá thơm ngon. Thịt của loại tôm này khá dai, chắc. Nhất là phần gạch ở phần đầu và dọc sống lưng của loại tôm này béo ngậy màu vàng ươm rất thơm ngon.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-6Những chú tôm hùm có kích cỡ nhỏ, chỉ khoảng 3 – 8 con/1 kg.

Dù là loại tôm hùm baby nhưng giá bán của chúng luôn ở khoảng 500.000 đ – 800.000 đ/kg tùy kích cỡ to nhỏ.

Cách phân biệt tôm hùm xanh
Giống như tôm hùm baby, tôm hùm xanh cũng có kích cỡ nhỏ. Thế nhưng loại tôm này khi ăn không ngon và dai.

Nhìn hình dáng bên ngoài, tôm hùm xanh có màu xanh lá. Ở vỏ và lưng có màu xanh đậm pha viền trắng nhìn khá đẹp. Giá 1kg tôm hùm xanh tươi sống khoảng 700.000 đ/kg.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-7Ở vỏ và lưng có màu xanh đậm pha viền trắng nhìn khá đẹp.

Cách phân biệt tôm hùm tre
Theo chủ hàng bán hải sản trên, cách nhận biết rõ nhất tôm hùm tre với các loại tôm hùm khác là chúng có màu vỏ giống như màu tre ngà.

Khi ăn tôm hùm tre, thịt sẽ khá thơm ngon, săn chắc. Loại tôm này cũng có kích cỡ vừa từ 0.4 – 1.2 kg/con và được bán với giá khá cao khoảng 800.000đ – 1.200.000đ/kg.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-8Cách nhận biết rõ nhất tôm hùm tre với các loại tôm hùm khác là chúng có màu vỏ giống như màu tre ngà.

Ngoài chỉ dẫn cách phân biệt các loại tôm hùm như trên, chị Hoa cũng lưu ý bà nội trợ đặc biệt chú ý khi mua loại tôm này để xứng đồng tiền đã bỏ ra: “Để chọn mua một con tôm hùm ngon, bà nội trợ nên luôn chọn tôm hùm tươi ngon, còn sống. Ngoài ra nên chọn tôm có trọng lượng từ 1.3 – 1.5kg sẽ ngon nhất. Bên cạnh đó, nên chọn những chú tôm có phần khớp nối giữa đầu và mình khít nhau vì thịt của chúng vẫn còn tươi, ngon. Tuyệt đối không chọn những chú tôm hùm có càng và chân mỏng manh, đã gãy rụng hoặc bị chảy nhớt. Bởi đó là những chú tôm không còn tươi ngon nữa, không nên mua”.

Theo Nhịp Sống Việt

Xuất khẩu tôm tập trung cho các thị trường lớn

Chế biến tôm xuất khẩu
Xuất khẩu tôm sẽ có lợi thế tại thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực.

Chịu tác động từ dịch Covid-19, nhưng không “nằm im” chịu trận, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang chuyển hướng, tập trung vào các thị trường lớn.

Mở rộng thị trường

Theo ước tính của Bộ Công thương, tháng 2/2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 15% về lượng và 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng với xuất khẩu tôm, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, một số doanh nghiệp dù đã có đơn hàng xuất đi Trung Quốc, nhưng tạm thời chưa thể thực hiện, do nhà nhập khẩu lùi thời gian giao hàng, khiến doanh nghiệp gặp khó bởi chi phí lưu kho tăng lên.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, Trung Quốc nằm trong top 6 thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất tôm cũng đã có những phương án tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong tháng đầu tiên của năm 2020, Mỹ đứng đầu danh sách các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam với kim ngạch 37,9 triệu USD.

Trước đó, vào cuối năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Đây là lợi thế đáng kể cho các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường lớn này trong năm nay.

Còn với thị trường EU, trong tháng 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 36,4 triệu USD, giảm 26,6% so với tháng cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, theo VASEP, Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 được kỳ vọng sẽ mở rộng cánh cửa hơn cho tôm Việt Nam tới thị trường này.

Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường

Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia châu Âu, nhưng theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, nếu dịch bệnh chỉ kéo dài vài tháng, thì ngành tôm không quá lo ngại, vì chưa vào chính vụ.

Ông Lực phân tích, do dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng tại một số nước châu Âu sẽ có thay đổi. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đông lạnh, đóng hộp tiện dụng, dễ chế biến tại nhà sẽ cao hơn thủy sản tươi sống. Về dài hạn, xuất khẩu sang thị trường EU sẽ có lợi thế khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Trong tháng 2 vừa qua, Công ty Sao Ta đã tiêu thụ 937 tấn tôm thành phẩm, doanh thu 10,7 triệu USD. Các trại tôm của Công ty đang thả giống để chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới.

Là đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Việt – Úc đang có chính sách hỗ trợ tôm giống nhằm chung tay hỗ trợ người nuôi tôm. Theo ông Bùi Bá Sự, Phó tổng giám đốc kinh doanh Tập đoàn Việt – Úc, người nuôi nên cân nhắc thả tôm ở thời điểm hiện tại để đón đầu xu thế giá tôm sẽ tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh, đồng thời, tập trung nuôi tôm sạch, truy xuất nguồn gốc để tăng xuất khẩu sang châu Âu và hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

Tương tự Tập đoàn Việt – Úc, Công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn cũng đang hướng đến thị trường EU. Tuy nhiên, ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn cũng lưu ý, muốn hưởng lợi từ EVFTA, doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Ưu đãi thuế quan từ EVFTA sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hướng vào thị trường EU nhiều hơn. Ông Trần Đình Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn chia sẻ: “Trước đây, xuất khẩu vào thị trường EU gặp nhiều khó khăn do “thẻ vàng” và hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên trước cơ hội lớn mà EVFTA mang lại, Công ty sẽ nỗ lực nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Phương Anh Báo Đầu Tư

Thị trường EU: Trong mờ mịt COVID-19, tôm Việt vẫn có đường sáng

Nông dân nuôi tôm
Thị trường càng khó khăn, người nuôi càng phải bình tĩnh.

Ngành tôm phải nhìn ra được cơ hội khi thị trường chao đảo do tác động của COVID-19.

EU vốn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Hiện nay, việc Châu Âu trở thành điểm nóng trong trận chiến với COVID-19 đã mang đến nỗi lo lớn cho ngành sản xuất tôm.

Trong khi những thị trường tiêu thụ chính vẫn đang chìm trong cuộc chiến mờ mịt chống lại COVID-19 thì cũng là thời điểm ngành nuôi tôm bước vào vụ nuôi chính, các nước châu Á bắt đầu đồng loạt thả nuôi. Cho đến nay, giá tôm ở Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam chỉ mới xuất hiện những biến động nhỏ, nhưng với tình hình sản lượng tăng trong vài tháng tới và diễn biến dịch bệnh chưa có dấu hiệu khởi sắc, các nước nuôi tôm đều lo lắng đứng ngồi không yên.

Dịch bệnh khiến người dân dừng các hoạt động du lịch, giải trí, kinh doanh,… các ngành dịch vụ gặp phải thảm họa, trong đó có dịch vụ ẩm thực cũng không ngoại lệ, mặt hàng tôm rơi vào vòng nguy hiểm khi hầu hết tôm ở châu Âu được tiêu thụ trong các nhà hàng. Thông thường, thị trường EU có nhu cầu tôm tăng đột biến vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Năm 2020, những ngày lễ này diễn ra vào khoảng ngày 5 – 11/4.  Tuy nhiên, có khả năng dịch bệnh sẽ khiến mùa lễ hội trở nên ảm đạm, các nhà hàng vẫn sẽ đóng cửa trong lễ Phục sinh, kết quả là các nước xuất khẩu tôm sẽ mất một mùa buôn bán lớn trong năm.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở khía cạnh lạc quan hơn thì tôm đông lạnh trong các chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ đang tăng vọt. Một số siêu thị lớn ở Hà Lan tổng kết doanh số bán tôm của họ tăng 1,4 – 2,2 lần so với bình thường. Mặc dù doanh số bán lẻ có thể chậm lại khi người dân bắt đầu quen với tình huống mới và ngừng mua sắm hoảng loạn, thì vẫn có khả năng doanh số bán lẻ tôm vẫn ở mức cao hơn bình thường do nhà hàng, quán ăn bị đóng cửa.

Câu hỏi đặt ra cho các nước xuất khẩu tôm như Việt Nam là liệu doanh số bán lẻ tăng có bù đắp được cho khoảng mất mát ở những kênh tiêu thụ khác không? Đáng buồn, câu trả lời cho đa số là không.

Đối với người tiêu dùng châu Âu, tôm là một sản phẩm tương đối khó để nấu tại nhà, mặc dù tiêu thụ tôm tại nhà sẽ tăng nhưng không thể hy vọng ở mức nhiều như thông thường. Hơn nữa, bán lẻ có tính chất là sản phẩm nhỏ, doanh số thu được không thể nào bằng những lô tôm khổng lồ mà các nhà hàng thường tiêu thụ. Do đó, tiêu thụ tôm tổng thể của châu Âu theo dự đoán có khả năng giảm tới 20% cho đến tận mùa hè.

Các quốc gia đang tập trung cho kênh bán buôn ở châu Âu như Bangladesh, Ấn Độ sẽ phải đối mặt tình huống đặc biệt khó khăn, doanh số mặt hàng tôm của những nước này sang châu Âu chắc chắn sẽ giảm hơn nữa trong những tháng tới.

Trong khi đó, Việt Nam có thể sẽ gặp ít vấn đề hơn với xu hướng tiêu dùng mới của châu Âu. Mặt hàng tôm Việt Nam ở châu Âu vốn tập trung chủ yếu cho lĩnh vực bán lẻ, vì vậy nhu cầu tăng từ ngành bán lẻ có thể giúp chúng ta bù đắp khoảng mất mát từ doanh số trong kênh bán buôn. Trên hết, Việt Nam vừa ký hiệp định thương mại tự do với EU, chỉ cần các nhà nhập khẩu tôm Việt Nam ở châu Âu có thể giải quyết hàng tồn kho và nhập khẩu những lô tôm mới, thì dù với mức giá giảm trong một vài tháng cũng sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nhập khẩu và công ty xuất khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lưu ý rằng chỉ những công ty đã tham gia được vào kênh bán lẻ và có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng mới có thể trông cậy vào kênh bán lẻ để vượt qua mùa dịch COVID-19.

Tình hình COVID-19 ở các nước châu Á đã ổn định hơn, một số thị trường lớn như Trung Quốc bắt đầu manh nha khởi sắc. Bên cạnh đó, thị trường châu Âu cũng không quá u ám như lời đồn thổi. Với tình hình hiện nay, người nuôi tôm phải tỉnh táo, không nên quá hoang mang:
– Đối với tôm đang đến thời điểm thu hoạch: bình tĩnh, thu đúng kế hoạch, không vội vàng tránh bị thương lái lợi dụng ép giá.
– Đối với thả nuôi vụ mới: phải cẩn thận nhưng không được hoảng loạn, theo dõi khuyến cáo từ các nguồn tin chính thống, thả nuôi với mật độ vừa phải, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn từ các nước nhập khẩu.

Hoài An
Nguồn : https://tepbac.com/

Không chỉ ở Việt Nam, tôm hùm đang ế ẩm đợi giải cứu khắp nơi

Khi giá của tôm hùm bị rung chuyển do sự bùng phát dịch cúm COVID-19, thứ xa xỉ này đã có thể được chuyển thành nhiều món ăn hơn.

Những con tôm hùm từng được chuyển đến châu Á trên các chuyến bay để phục vụ các tháng đầu năm mới của Trung Quốc đã bị hủy bỏ do bùng phát dịch liên quan tới virus corona và các nhà hàng lo lắng không thể tiêu thụ vì dịch bệnh.

Thông thường, doanh số tôm hùm thường tăng vọt trong dịp Tết ở Trung Quốc, thời điểm người ta sẵn sàng chi nhiều tiền cho những món ăn xa xỉ. Những con tôm hùm này đổ vào thị trường Bắc Mỹ, khiến giá giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua.

Không chỉ ở Việt Nam, tôm hùm đang ế ẩm đợi giải cứu khắp nơi - 1

Tôm hùm trên khắp thế giới ế ấm vì đại dịch (Nguồn: USA Today)

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc khiến tôm hùm được bán tràn lan ở Mỹ. Giá rẻ khiến loại thực phẩm có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn. Tuy nhiên, với các nhà sản xuất, đây là một đòn chí mạng có thể khiến họ khó có thể phục hồi sau đợt dịch. Sau những ảnh hưởng nặng nề do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đại dịch corona giáng một đòn tiếp theo vào doanh số bán hàng.

Casey Peterson, COO của Chợ cá Galley ở Morro Bay, California cho biết: “Người dân có thể mua món ăn vốn thường không thể mua được vì nó quá đắt. Giờ đây, giá đã giảm rất nhiều, vì vậy người bán có thể cung cấp nó với giá rẻ hơn nhiều”.

Chợ cá Bắc California thường bán tôm hùm gai California với giá 40 đô la mỗi pound. Bây giờ, khách hàng có thể mua món ngon nhà nước với giá chỉ bằng một nửa với giá 19,99 đô la mỗi pound.

Trước đây, Canada duy trì khoảng 9 chuyến bay mỗi tuần tới Trung Quốc để vận chuyển tổng cộng 681 tấn tôm hùm. Tuy nhiên, khi corona bùng lên ở Trung Quốc, các tuyến đường nối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đều bị hạn chế nhằm ngăn ngừa virus lây lan. Nhu cầu với tôm hùm sống của Canada cũng giảm mạnh kể từ Tết Nguyên đán đến nay.

Mỹ và Canada cũng không phải những nạn nhân duy nhất. Trung Quốc là đất nước tiêu thụ chính của tôm hùm đá (rock lobster) của Australia. New Zealand đã buộc phải cho phép thả trở lại tự nhiên loại tôm hùm này trong bối cảnh Trung Quốc hủy các đơn đặt hàng
Nguồn : danviet.vn

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá ‘sốc’

Thay vì 2,5 triệu đồng/kg như tháng trước, cua Hoàng đế tươi sống bán ở Hà Nội còn 1,7 triệu đồng/kg. Thực đơn loại hải sản này trong nhà hàng cũng giảm “sốc” 1 triệu đồng để hút khách.

Gần một tuần nay, nhiều nhà hàng hải sản ở Hà Nội liên tục điều chỉnh bảng giá các loại cua Hoàng đế (King Crab), tôm hùm (cả nhập khẩu lẫn trong nước). Theo đó, giá cua Hoàng đế tươi sống nhập khẩu Canada và Mỹ còn 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg, giảm tới 700.000 đồng/kg so với đầu tháng 1.

Trước đây, khi chế biến tại nhà hàng, chi phí để thưởng thức 4-5 món ăn từ loại hải sản cao cấp này dao động từ 3- 3,5 triệu đồng (tùy trọng lượng cua từ 1,4 – 1,8kg/con) thì nay còn 2,5 – 2,8 triệu đồng, mức giảm cả triệu đồng là khá sâu đối với King crab.

“Đây là đợt giảm thứ 2 từ khi ra Tết đến giờ. Trước đó, giữa tháng 2, giá cua và nhiều loại hải sản như tôm hùm cũng đã “lao dốc” vì tin dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, số lượng các công ty nhập khẩu về ngày càng tăng nên hàng không còn khan hiếm như trước. Các nhà hàng bán giá cạnh tranh cũng là nguyên nhân khiến mặt hàng này giảm mạnh”, anh Trình Tuân, chủ cửa hàng hải sản trên đường Thái Thịnh, Đống Đa cho biết.

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá 'sốc'
Cua Hoàng đế có giá từ 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg.

Theo người này, mức giảm thông thường vào các mùa đánh bắt cua dao động từ 20-25%, tuy nhiên, đợt này cộng thêm sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho tiêu thụ giảm, nhiều nơi phải điều chỉnh giá hàng hóa xuống thêm 5-10% để hút khách.

“Mùa đánh bắt King crab thường bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài trong khoảng 4 tuần. Đây là mùa săn lớn nhất và sản lượng có thể gấp nhiều lần những vụ săn nhỏ lẻ trong năm. Vào mùa này chủ yếu là cua trưởng thành, kích cỡ lớn và chắc thịt. Vì sản lượng cung ứng nhiều nên giá thành của chúng khá dễ thở cho thực khách.

Còn từ vụ xuân hè, chất lượng cua tươi sống không bằng chính vụ và thông thường giá bán cũng đắt hơn, do vậy, việc giảm giá hầu hết là để thu hút thực khách, kích cầu trong mùa dịch”, anh Tuấn cho hay.

Chị Thùy Anh, chủ chuỗi 5 cửa hàng kinh doanh hải sản ở Hà Nội cho biết, hiện tại, giữa các cơ sở kinh doanh có sự chênh lệch giá bán cua Hoàng đế từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Đa phần là do có các loại King Crab khác nhau, trong đó, King Crab đỏ là loại được bán phổ biến nhất. Ngoài ra còn có cua vàng, cua xanh. Riêng cua Hoàng đế Scarlet là loại quá quý hiếm, khó đánh bắt nhất thì thường không bán phổ biến.

“Cua xanh và cua vàng tuy giá trị dinh dưỡng không bằng cua đỏ nhưng hương vị cũng không thua kém là bao. Giá của loại cua này dao động từ 1,5-2 triệu đồng/ 1kg (loại tươi sống) và 1-1,5 triệu đồng/1kg cua ngộp, 600.000-800.000 đồng/kg cho cua đông lạnh lâu ngày.

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá 'sốc'

Cùng là hàng đông lạnh, thì cua đỏ có giá đắt hơn khoảng 200.000 – 300.000 đồng/kg. Chân, càng cua Hoàng đế dạng này có giá từ 1-1,4 triệu đồng. Vì thế, thực khách cần tìm hiểu kỹ loại cua Hoàng đế để không bị hớ khi nhận báo giá”, Thùy Anh cho biết.

Tùy loại và nguồn gốc đánh bắt mà cua Hoàng đế có giá chênh lệch vài trăm nghìn đồng. Trong đó, cua đỏ là cao giá hơn cả.

Sự bùng phát của virus corona mới khiến món ăn xa xỉ, vốn thường được dành riêng cho người giàu có thành món ăn mà nhiều người có thể mua hơn.Trong đà giảm giá kích cầu, tôm hùm bông trọng lượng từ 1,2 – 1,6kg cũng được 1 số nhà hàng hạ giá từ 500.000 đồng/kg. Mức giảm nhiều nhất là loại tôm nặng từ 1-1,2kg, giảm tới 1,5 triệu đồng.

Tôm hùm xanh trong nước đã bật tăng giá trở lại ở các vựa đánh bắt, tuy nhiên, do gặp khó về tiêu thụ loại hải sản này ở các nhà hàng Hà Nội vẫn chưa lấy lại được mức giá trước đây. Hiện được bán với giá từ 690.000 – 800.000 đồng/kg, chênh so với trước đây khoảng 100.000 – 200.000 đồng/kg (tùy loại).

(Theo Tổ Quốc)

Cơ hội nào cho tôm Việt Nam sau dịch Covid-19?

Quý 1/2020, chưa vào vụ nuôi tôm chính, thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng chưa khởi động, nên ngành tôm Việt Nam gần như chưa gặp nhiều khó khăn như các ngành hàng khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu dịch Covid 19 vẫn kéo dài đến quý 2 thì điều này thực sự sẽ trở thành một thách thức không hề nhỏ cho ngành tôm Việt Nam.

Dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc và lan tỏa đến các thị trường lân cận, tác động xấu đến các DN XK, như nguy cơ bị hủy đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa kinh doanh, các mặt hàng XK có thể phải đối mặt với áp lực giảm giá.

Tuy nhiên, trước khi dịch bệnh bùng phát, ngành tôm Việt năm 2020 được đánh giá có nhiều cơ hội để tăng trưởng. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung khiến Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa NK từ Trung Quốc, trong đó có thủy sản, tạo cơ hội cho nguồn cung từ các thị trường khác vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Đồng thời, năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, vòng chung kết Euro 2020, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu, đặc biệt là tôm, nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà XK tôm trên thế giới.

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng các chuyên gia đều cho rằng dịch bệnh này đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra những cơ hội cho XK.

Dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng XK vào Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Và khi XK có dấu hiệu không thuận lợi, DN có thể tập trung gia tăng thị phần ngay tại thị trường nội địa.

Trong điều kiện dịch Covid 19 đang hoành hành, mức tiêu thụ giảm, bà con nuôi tôm cũng có giải pháp chủ động nhằm vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.

Thay vì nuôi tôm toàn bộ trên diện tích 20 ha, ông Lê Anh Tuấn, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đã chủ động giảm số lượng nuôi xuống 20% so với năm ngoái.

Không dừng lại ở đó, ông Tuấn còn đang tiến hành nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn, để có thể bán được con tôm ở bất kỳ thị trường nào.

Với sự đầu tư về con giống, công nghệ, quy trình nuôi bài bản, ông Tuấn đã thu về kết quả nuôi ngoài mong đợi: Kết quả tôm tôm đạt đầu con 80 ngày, tôm thu về size 40 con/kg, thu hoạch 15 ao, đạt sản lượng trên 200 tấn (Diện tích ao 2.500m2, mật độ thả 400 con/m2). Tôm đáp ứng các tiêu chuẩn sạch, chất lượng sẵn sàng xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, Châu Âu và cả thị trường nội địa của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đa dạng sản phẩm, nuôi tôm đủ kích cỡ phù hợp với nhiều thị trường cũng được chú trọng.

Với các DN kinh doanh và sản xuất tôm, hiện nay cũng đã có những phương án, trong việc tìm kiếm thị trường khác như đẩy mạnh XK vào Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Đồng thời chung tay hỗ trợ người nuôi tôm bằng nhiều hình thức.

Hiện nay Tập đoàn Việt – Úc, đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam và đang có chính sách giảm giá bán tôm giống tối đa hỗ trợ cho người nuôi.

Ông Bùi Bá Sự – Phó TGĐ Kinh Doanh Tập đoàn Việt – Úc cho biết “Chúng tôi đã và đang có chính sách hỗ trợ tôm giống lớn nhất từ trước đến giờ, góp phần làm cho chi phí đầu vào giảm đáng kể. Thứ hai, người nuôi nên cân nhắc thả tôm bây giờ để đón đầu xu thế giá tôm sẽ tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh. Thứ ba là tập trung vào nuôi tôm sạch, truy xuất nguồn gốc để xuất sang châu Âu khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa 2 bên EVFTA đã được ký kết”.

Hiện có khoảng 70%-80% tôm Việt Nam xuất đi các nước Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. 30% còn lại ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc, sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. DN thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng XK vào các nước khác trên thế giới, nhất là khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 tới đây.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP, cuối tháng 6, chúng ta thông thường vào mùa vụ, mùa tiêu thụ bắt đầu trên cơ sở sẽ bắt nhịp. Nếu dịch bệnh chấm dứt sớm hơn rõ ràng thuận lợi, mặc dù cũng rất khó dự đoán được tình hình hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc cũng đang có chiều hướng kiểm soát tốt dần.

Bên cạnh đó, người nuôi phải thường xuyên theo dõi tình hình và trao đổi với người thu mua, DN để nắm bắt cụ thể nhu cầu để đảm bảo sau dịch có sẵn sàng nguồn nguyên liệu tốt nhất cung cấp cho thị trường.

Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên XK tôm Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kể cả thị trường NK hay trong nội tại ngành. Do vậy, các DN cần tập trung xây dựng các liên kết chuỗi từ khâu đầu vào: con giống, thức ăn, chế biến, nhằm kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…

Với những nỗ lực chung của toàn ngành, hy vọng ngành thủy sản Việt Nam sẽ sớm vượt qua được khó khăn, sớm khôi phục lại tỷ trọng XK và đạt đúng kế hoạch đề ra.

Nguồn tin: Vasep