Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

‘Rộ’ giải cứu tôm hùm trong dịch Covid-19: Vì sao có nhiều mức giá?

Không xuất khẩu được sang Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôm hùm cũng đang được kêu gọi giải cứu với giá giảm 30-45% so với trước.

Đến ngày 19/2, đã có thêm nhiều doanh nghiệp, đơn vị triển khai chương trình bán tôm hùm với mức ưu đãi cho người tiêu dùng. Đa phần tôm được nhập từ Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang, Phan Thiết – những nơi có nhiều vựa tôm đang chịu ảnh hưởng về tiêu thụ do tác động của dịch Covid-19.

Sự khác biệt về mức giá của từng nơi dù cùng treo biển giải cứu phụ thuộc vào từng loại tôm và kích cỡ khác nhau. Đơn cử, tôm hùm baby đông lạnh đang được Vinmart đề mức giá chỉ 495.000 đồng/kg (dành cho loại 0,2-0,3kg/con).

Tôm hùm xanh baby tươi sống có giá 630.000 đồng/kg (đối với loại có cân nặng từ 0.2-0.5kg/con). VinMart cho biết giá bán tôm hùm tại các siêu thị thuộc hệ thống hiện nay là “bán hàng không lợi nhuận”, nhằm hỗ trợ người dân các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

'Rộ' giải cứu tôm hùm trong dịch Covid-19: Vì sao có nhiều mức giá?
Thương lái Trung Quốc tạm ngưng thu mua, nhập hàng khiến cho giá tôm hùm giảm mạnh.

Trong khi đó, loại tôm hùm xanh với trọng lượng từ 0.3- 0,4kg/con được một vài đơn vị khác rao bán với giá từ 750.000 – 1.095.000 đồng/kg, kèm mức ưu đãi công bố so với giá thông thường từ 20%.

Tại Aeon Mall Bình Tân, Tân Phú giá tôm hùm baby lại lên tới 890.000 đồng/kg (từ 3-5 con/kg), công bố giảm gần 500.000 đồng so với trước. Ngày 19/2, trang Fanpage của hệ thống siêu thị LOTTE Mart cũng đăng tải thông tin về chương trình giải cứu tôm hùm. Theo đó, tôm hùm xanh Cam Ranh được bán tại LOTTE Mart Nha Trang, Gò Vấp có giá 749.000 đồng/kg. Tôm hoàn toàn tươi sống, size từ 0.3 – 0.5kg/con.

'Rộ' giải cứu tôm hùm trong dịch Covid-19: Vì sao có nhiều mức giá?
Hàng loạt chương trình “giải cứu” tôm hùm được triển khai.

Không chỉ riêng các siêu thị lớn mà trên khắp mạng xã hội, nhiều đơn vị kinh doanh online cũng đã nhanh chóng rao bán tôm hùm xanh Khánh Hòa, tôm hùm baby Cam Ranh với giá hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Loại 5 – 7 con/kg giá 500.000 đồng/kg, loại 4 con/kg giá 550.000 đồng/kg.

Thậm chí, có loại tôm hùm xanh kêu gọi “giải cứu” có giá 450.000 đồng/kg. Thực chất, đây là loại tôm ngộp, được cấp đông chuyển về Hà Nội rao bán.

'Rộ' giải cứu tôm hùm trong dịch Covid-19: Vì sao có nhiều mức giá?
Tôm hùm ngộp đông lạnh có giá bán từ 450.000 đồng/kg.

Trước khi bị hạ giá do ảnh hưởng của dịch Covid-19 do ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế, tại các vựa tôm Phú Yên, Khánh Hòa, tôm hùm xanh loại 1 (trọng lượng 0.3 kg trở lên) có giá tại 830.000 đồng/kg, tôm loại 2 ở mức 790.000 đồng/kg. Nếu so sánh với mức giá công bố hiện tại, tôm hùm xanh giảm phổ biến ở mức150.000 – 200.000 đồng/kg.

Đây không phải lần đầu mặt hàng nông sản này gặp khó, hồi tháng 9/2019, đầu ra của tôm hùm cũng gian nan khi Trung Quốc bắt đầu siết các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Đơn cử, tại Khánh Hòa, giá tôm hùm xanh ở thời điểm đó chỉ còn 580.000 đồng/kg, giảm 60%-70% so với cùng thời điểm này năm trước; tôm hùm bông loại 1 (trên 1kg/con) cao nhất cũng chỉ 1,1 triệu đồng/kg, giảm 50% so với với tháng 8/2019.

“Mặc dù tôm hùm giảm giá là có, nhưng người tiêu dùng cần cẩn trọng trước những thông tin rao bán lợi dụng dịch bệnh để đẩy hàng kém chất lượng, ép giá tôm hùm xuống thấp, gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và chăn nuôi của người dân. Việc chọn mua tôm tươi, đúng size, tại những nơi uy tín sẽ hạn chế được điều này”, anh Trần Minh Tùng, chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Hà Nội bày tỏ quan điểm.

(Theo Báo Dân sinh)

Tôm hùm rớt giá, người nuôi khốn khó

Người nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên... đang đối mặt với khó khăn vì tôm hùm rớt giá, không xuất khẩu được. Ảnh: PV
Người nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên… đang đối mặt với khó khăn vì tôm hùm rớt giá, không xuất khẩu được. Ảnh: PV

Khi mua tôm đừng quên xem chân, nếu chân tôm chuyển sang màu này đừng dại mua về

Những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa.

Tôm là thực phẩm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng và thường xuyên góp mặt trong các tiệc cỗ, bữa ăn gia đình. Tùy vào mục đích chế biến cũng như nhu cầu mà bạn lựa chọn tôm tươi, tôm cấp đông hoặc tôm khô, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng, tôm sông, tôm biển…, mỗi loại có cách nhận biết độ tươi khác nhau.

Tuy nhiên việc nhận biết tôm như nào có chất lượng ngon là điều không dễ dàng và khiến khá nhiều chị em lăn tăn. Dưới đây là những bí quyết chọn tôm tươi ngon, chất lượng, rất hữu ích cho chị em nội trợ.

Chân tôm

Khi mua tôm các bà nội trợ cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc thì hãy lựa chọn bởi đố mới là tôm ngon. Bên cạnh đó, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa đừng dại mua về.

Khi mua cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc.

Thân tôm và đầu tôm

Khác với những con tôm đông lạnh, bơm hóa chất hoặc bị ươn do để lâu ngày, thì tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tuy nhiên, tôm không to và dày thịt khác thường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu phải dính chặt vào thân tôm nhé, đảm bảo tôm sẽ luôn tươi rói đấy.

Tôm bị bơm tạp chất

Tôm bơm tạp chất thường xòe đuôi, trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Ở những thân tôm bị bơm tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Ảnh: Ban ATTP TP.HCM

Hãy kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm

Khi mua tôm muốn biết tôm còn tươi hay không tốt hơn hết là nhìn vào phần đuôi đầu tiên. Kiểm tra phần đuôi tôm nhằm xác định độ tươi sống của chúng.

Một trong những tuyệt chiêu để kiểm tra độ tươi của tôm. Đặc biệt, là đối với các loại tôm to, bạn đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Khi bạn kiểm tra phần khớp này rộng chứng tỏ tôm kém tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài, khớp tôm càng hẹp, thịt tôm càng tươi.

Hình dáng

Với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm sống.

Tôm bơm tạp chất phần đầu thường bị sứt khỏi thân… (Ảnh: Internet)

Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt

Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường.

Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.

Theo Lily (th)/Gia đình & Xã hội 

Bến Tre: Nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực – lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và Bến Tre được xác định là một trong các tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu rõ nét nhất.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu

Trước tình hình đó, nhiều chương trình, dự án, mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu đã được triển khai, nhân rộng, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen ruộng lúa.

Hiện nay, huyện Thạnh Phú có khoảng 1.000 ha canh tác lúa – tôm càng xanh, trong đó lúa – tôm càng xanh toàn đực là 700 ha. So với tôm càng xanh thường thì hiệu quả mô hình lúa – tôm càng xanh toàn đực tăng khoảng 30%, giá cả ổn định ở mức cao, dao động 100.000 – 400.000 đồng/kg tùy theo cỡ tôm, thị trường tiêu thụ luôn ổn định. Thấy được hiệu quả trên, các hộ dân vùng tôm – lúa cũng đã chuyển sang sử dụng giống tôm càng xanh toàn đực.

Đối chiếu với các hộ dân ngoài mô hình, sau 6-8 tháng nuôi, lợi nhuận các hộ trong mô hình cao hơn 50-60 triệu/ha. Năng suất lúa đạt 3-4 tấn/ha, tăng khoảng 10% do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối và hợp lý, không sử dụng thuốc hóa chất và bán được giá cao. Năng suất tôm đạt 550-600 kg/ha, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ tôm 35-40 g/con, hệ số thức ăn ≤ 1. Sản lượng tăng khoảng 30% do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật bẻ càng, sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao, định kỳ thay nước trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc do không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nên tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ, năng suất và giá bán thấp. Mặt khác việc bón phân thiếu cân đối đã làm chi phí sản xuất tăng lên. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của các hộ ngoài mô hình là không cao. Vì vậy, để chuẩn bị cho những mùa vụ nuôi đạt hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực – lúc cho hộ dân trước khi xuống giống. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre còn tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Từ đó nông dân được cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới, chia sẻ những kiến thức với các nhà khoa học, các chuyên gia và những kinh nghiệm thực tế sản xuất trong quá trình thực hiện mô hình.

Mô hình “Nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực – lúa” trong điều kiện biến đổi khí hậu bước đầu đã mang lại hiệu quả và hướng đến nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh nhằm giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Mặt khác, mô hình này cũng đã hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh giúp giữ vững và mở rộng thương hiệu “Lúa – gạo sạch Thạnh Phú” vốn đã được xây dựng trong nhiều năm qua. Qua đó, từng bước hướng đến xây dựng một nền sản xuất hàng hóa sạch góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

TTKNQG

Theo : https://www.mard.gov.vn/

Siêu thị giải cứu tôm hùm gặp khó vì virus corona, giá chưa đến 500.000 đồng/kg

Sau thanh long, dưa hấu, nhiều siêu thị, cửa hàng lớn lại vào cuộc giải cứu tôm hùm với giá bán chỉ bằng một nửa so với trước. Tại VinMart, tôm hùm sống loại 200-500 gram/con chỉ 630.000 đồng/kg, tôm đông lạnh 495.000 đồng/kg. Có cửa hàng tại TP HCM và Hà Nội bán được cả tấn tôm hùm trong một ngày và liên tục cháy hàng.

Không riêng nông sản, các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cua có thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc những ngày qua cũng đang gặp khó vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19).

Siêu thị giải cứu tôm hùm giá từ 495.000 đồng/kg

Tại TP HCM, nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh thủy hải sản nhiều ngày nay đã thực hiện các chiến dịch “giải cứu” hỗ trợ người dân ở hai địa phương nuôi tôm hùm lớn nhất nước, là Khánh Hòa và Phú Yên.

Ngay sau đó, một số hệ thống siêu thị lớn cũng vào cuộc “giải cứu” tôm hùm, với mức giá rẻ bất ngờ, giảm gần một nửa so với trước đây.

Siêu thị vào cuộc giải cứu tôm hùm gặp khó do virus corona, giá chưa đến 500.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Tôm hùm đông lạnh tại VinMart 495.000 đồng/kg, tôm hùm sống 650.000 đồng/kg. (Ảnh: Phúc Minh).

Cụ thể, tại siêu thị VinMart, giá tôm hùm xanh baby đông lạnh mỗi con nặng khoảng 200-300 gam, chỉ còn 495.000 đồng/kg, giảm gần 30% so với trước.

Tôm hùm xanh baby sống, còn tươi rói, khách được tự do chọn kích cỡ từ 200-500 gam/con ngay tại siêu thị, giá bán niêm yết cũng chỉ còn 630.000 đồng/kg. Với chiến dịch “giải cứu” này, giá tôm hùm sống tại VinMart giảm gần một nửa so với trước.

Đại diện VinMart cho biết giá bán tôm hùm tại các siêu thị thuộc hệ thống hiện nay là “bán hàng không lợi nhuận”, nhằm hỗ trợ người dân các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Một siêu thị khác cũng đã bắt tay vào “giải cứu” tôm hùm là hệ thống Aeon Mall. Ghi nhận tại siêu thị Aeon Mall Bình Tân, giá tôm hùm baby “giải cứu” tại đây chỉ còn 890.000 đồng/kg, giảm gần 500.000 đồng so với trước.

Siêu thị vào cuộc giải cứu tôm hùm gặp khó do virus corona, giá chưa đến 500.000 đồng/kg - Ảnh 2.

Tôm hùm “giải cứu” tại Aeon Mall Bình Tân giá 890.000 đồng/kg, giảm gần nửa triệu đồng so với trước. (Ảnh: Phúc Minh).

Nhân viên cho biết, siêu thị bắt đầu “giải cứu” tôm hùm Nha Trang (Khánh Hòa) được vài ngày nay, sau khi thanh long, dưa hấu giải cứu đã lên kệ. Mỗi kg tôm hùm sống gồm khoảng 3-4 con, nhân viên cũng nhiệt tình hướng dẫn khách cách chế biến, món ngon nhất là nướng, hấp ăn kèm nước chấm.

Anh Minh Nhân (quận Bình Tân) đang chờ nhân viên lấy 1 kg tôm hùm, anh cho biết có nghe thông tin “giải cứu” vì dịch bệnh Covid-19, ngư dân không xuất khẩu được nên quyết định mua khi thấy siêu thị này có bán. Anh nói nếu trước đây, chỉ thỉnh thoảng mới dám ăn, nhưng hiện có thể mua mỗi tuần vì mức giá tốt, vừa ủng hộ người nuôi tôm.

Bán cả tấn tôm hùm “giải cứu” trong một ngày

Không riêng siêu thị, ngay từ khi có thông tin người nuôi tôm Phú Yên, Khánh Hòa gặp khó vì dịch Covid-19, nhiều cửa hàng, đại lí và người dân đã đến tận nơi để mua với số lượng lớn để hỗ trợ đầu ra.

Ghi nhận tại một cửa hàng thuộc chuỗi Đảo Hải Sản tại TP HCM, giá tôm hùm baby từ 700.000 đồng một kg. Cụ thể, tôm hùm baby cỡ 4-5 con/kg có giá vừa hơn 700.000 đồng, loại 3 con/kg giá 850.000 đồng. So với mức giá trước đây, mỗi kg tôm hùm baby tại hệ thống này đã giảm gần nửa triệu đồng mỗi kg.

Đại diện hệ thống này cho biết đã bắt đầu “giải cứu” tôm hùm được hơn 10 ngày nay, với mức giá bán ra thấp hơn nhiều trước đây. Cuối tuần là dịp tôm hùm bán chạy nhất, các gia đình thường mở tiệc ăn uống cùng nhau, nên đẩy số lượng bán ra rất tốt. Cá biệt, đợt lễ Tình nhân vừa qua bán được gần cả tấn tôm hùm.

Siêu thị vào cuộc giải cứu tôm hùm gặp khó do virus corona, giá chưa đến 500.000 đồng/kg - Ảnh 3.

Tôm hùm baby tại Đảo Hải Sản, với giá vừa hơn 700.000 đồng/kg, loại 4-5 con/kg. (Ảnh: Phúc Minh).

Trong khi đó, tại Hà Nội, cửa hàng hải sản Sói Biển cũng đã liên tục “cháy” tôm hùm “giải cứu” những ngày qua. Tại đây, sau khi thu mua từ vùng nuôi tôm Khánh Hòa, tôm hùm được vận chuyển về Hà Nội bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg, giá trước đây là 1,5 triệu đồng.

Ngoài ra, cửa hàng này cũng quyết định chia nhỏ “túi tiền” giúp khách bằng việc bán lẻ mỗi con với giá 167.000 đồng (loại 200-300 gam/con) và 299.000 đồng (loại 300-400 gam/con).

Khảo sát từ nhiều người bán tôm hùm theo hình thức “gom” của mối quen tại Khánh Hòa, Phú Yên, cũng cho thấy mức giá bán ra hiện thấp hơn rất nhiều so với trước, dao động từ 750.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg tùy kích cỡ.

Tại hai tỉnh nuôi tôm hùm lớn nhất nước là Phú Yên và Khánh Hòa, tôm loại 1 xuất đi bình thường có giá gần 2 triệu đồng/kg, nhưng hiện giảm còn hơn 1 triệu đồng; tôm hùm baby giá 900.000 đồng/kg, hiện chỉ còn từ 600.000 đồng nhưng đầu ra vẫn khó vì thương lái ngán thu mua.

Thực tế, từ tháng 9/2019, khi Trung Quốc bắt đầu siết các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì đường đi của tôm hùm đã bắt đầu gian nan hơn. Tuy nhiên, đợt dịch viêm đường hô hấp cấp này mới khiến tôm hùm thực sự lao đao, chung số phận với hàng loạt nông sản khác như thanh long, dưa hấu.

Theo Đời sống & Pháp lý

Trí tuệ nhân tạo (AI): Cách mạng hóa nuôi trồng thủy sản

(Thủy sản Việt Nam) – Những giải pháp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực NTTS. AI có tiềm năng tạo cú hích tăng trưởng và đưa ngành thủy sản tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai.

Trước đây, nông dân đều phải dựa vào kinh nghiệm và trực giác để cho tôm, cá ăn hoặc dự đoán dịch bệnh; nhưng nay, AI có thể làm được những công việc này hiệu quả hơn.

Unitron là một hãng công nghệ NTTS tại Nhật Bản và Singapore, chuyên cung cấp các nền tảng dữ liệu bằng IoT, cảm ứng điều khiển từ xa qua vệ tinh và AI. Một trong những giải pháp mới nhất của Unitron là Umitron Cell (Cell) – máy cho ăn thông minh có sức chứa 400 kg thức ăn, gồm một hệ thống quản lý năng lượng mặt trời, máy tính, cảm biến khối lượng, máy chia thức ăn và một camera quan sát vật nuôi 24 giờ/ngày. Cell được kiểm soát từ xa qua các video ghi lại hình ảnh tôm, cá và gửi về điện thoại di động hoặc máy tính. Cell được lắp đặt vào các lồng cá và cho phép nông dân kiểm tra các đoạn video phát sóng trực tiếp hoặc dữ liệu đã được lưu lại. Nông dân có thể điều chỉnh thời gian của máy cho ăn, cài đặt lượng thức ăn để tinh chỉnh quá trình cho ăn, kiểm tra lịch sử cho ăn, dữ liệu vật nuôi để nắm được khối lượng thức ăn đã sử dụng từ những ngày, tuần hoặc tháng trước. Cell được sử dụng nối tiếp với công nghệ đo độ thèm ăn của cá bằng thuật toán AI (FAI). Đây là một hệ thống phát hiện mức độ thèm ăn của cá trong thời gian thực bằng thuật toán máy học, giúp phân tích dữ liệu video đã được tập hợp trực tiếp từ nhiều vị trí trại nuôi để tính toán độ thèm ăn của cá. Nông dân kiểm tra số liệu FAI để xác định thời điểm cá đói hoặc no, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.


AI có thể tạo ra cuộc cách mạng hóa toàn ngành NTTS. Ảnh: ST

Các hãng công nghệ khác cũng đang tìm cơ hội nắm bắt tiềm năng của AI trong lĩnh vực dự đoán dịch bệnh. Aquaconnect, một công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ đang giúp nông dân nuôi tôm dự đoán dịch bệnh và cải tiến chất lượng nước bằng ứng dụng di động FarmMOJO. Công cụ này sử dụng công nghệ máy học giúp người nuôi nắm bắt toàn bộ tình hình trang trại và gợi ý các bước hành động phù hợp. “Công nghệ thông minh chính là chìa khóa để quản lý dịch bệnh tốt hơn và đạt sản lượng cao hơn. Nó thúc đẩy quá trình phát hiện nhanh, báo cáo thời gian thực và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu đã dược phân tích”, theo Rajamanohar Somasundaram, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Aquaconnect.


Nông dân kiểm tra FAI

Theo các chuyên gia,sự ứng dụng rộng rãi của AI có thể tạo ra một cuộc cách mạng hóa toàn ngành NTTS, nhưng ứng dụng các ý tưởng và công nghệ mới mất nhiều thời gian nên có thể gây ra sự nản chí. Do đó, đã đầu tư cho AI, hãy kiên trì. Tuy nhiên, với những loài có giá trị thấp, chỉ tiêu thụ nội địa, thì đầu tư mạnh tay cho AI sẽ tốn kém và vô nghĩa. Nông dân nên cải tiến NTTS bằng các thiết bị IoT giá cả phải chăng hoặc thiết bị nuôi thông minh để tạo thuận lợi cho quá trình giám sát liên tục chất lượng nước và sự tăng trưởng của vật nuôi. Mặt khác, người nuôi tôm và cá quen làm việc qua kinh nghiệm “truyền miệng” nên rất cần hướng dẫn cụ thể khi ứng dụng công nghệ. Thách thức nữa chính là khâu xử lý tất cả dữ liệu đã tổng hợp được. Xây dựng phương pháp xử lý và sử dụng dữ liệu, thông tin để làm cơ sở đưa ra quyết định không dễ dàng như khi tổng hợp dữ liệu. Mọi dữ liệu sẽ trở nên vô ích nếu không tìm ra cách sử dụng chúng.

Để tăng cường ứng dụng của AI, các hãng công nghệ cần thu hút nông dân về cảm xúc và lý trí. Khi nông dân nhận ra họ không cần phải làm việc quần quật 7 ngày/tuần nhờ AI, thì đó cũng là lúc AI tác động đến cuộc sống của họ. Về mặt lý trí, khi chứng minh rõ ràng lợi nhuận gia tăng nhờ các quyết định chính xác trên cơ sở dữ liệu AI, chắc chắn đầu tư và ứng dụng AI sẽ tăng vọt trong ngành NTTS.

Tuấn Anh

Theo InternationalFishFarming

Mang danh buôn tôm hùm “giải cứu” vẫn lãi đậm

Người nuôi khó khăn vì không xuất được tôm sang Trung Quốc.

Gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá tôm hùm xanh Khánh Hoà giảm mạnh. Nhiều cơ sở đứng ra giải cứu với giá 300 nghìn đồng/con. Tuy nhiên, giá này trừ chi phí vẫn lãi thêm vài trăm nghìn đồng/kg.

Hiện nay, tại vùng nuôi xã Cam Bình, TP Cam Ranh – “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở Khánh Hòa có khoảng 1.100 hộ nuôi với gần 10.000 lồng nuôi. Lãnh đạo xã Cam Bình cho biết, trong số lồng nuôi trên có khoảng 100 tấn tôm thịt đến thời kỳ xuất bán.

Thế nhưng, người nuôi tôm hùm không bán được do việc xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc bị ngưng trệ. Ngoài ra, nhiều thương lái vẫn còn nợ tiền bán tôm của người dân lên tới hàng chục tỷ đồng bởi việc xuất khẩu tôm bị ách tắc thời gian gần đây. Trong khi đó, người nuôi tôm lại không liên lạc được với các thương lái này.

Do tôm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc nên việc thu mua tiêu thụ nội địa rất chậm, không đáng kể. Hiện giá tôm thịt thu mua buôn nội địa giảm mạnh, chỉ còn 540.000 đồng/kg.


Tôm hùm Khánh Hoà đang rất rẻ.

Trong khi đó, giá tôm bán lẻ cũng chỉ khoảng 670 – 700 nghìn đồng/kg. Nếu mua từ 10 – 20 kg thì tôm sẽ được “đi” máy bay và vận chuyển tới tận nhà, chi phí chỉ mất thêm 500 nghìn đồng.

Giá tôm quá rẻ, nên một công ty ở Giảng Võ (Hà Nội) đã đặt 100 kg chia đều có cán bộ nhân viên làm quà 8/3 sớm. Lấy nhiều nhiều như vậy, giá tôm chỉ còn khoảng 600 nghìn đồng/kg.

Song, có được giá rẻ như vậy là thông qua một mối quen trong Khánh Hoà. Nếu mua online trên mạng xã hội, giá tôm hùm xanh sẽ khoảng 690 – 750 nghìn đồng/kg. Các cửa hàng đều cam kết trả hàng nếu tôm chết.

Giá tôm rẻ là vậy, nhưng vài ngày qua, không ít cơ sở cũng lợi dụng việc giải cứu tôm để đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Theo đó, các cơ sở này bán tôm với giá 299 nghìn đồng/con, hoặc gần 1,1 triệu đồng/kg. Mức giá này theo quảng cáo của cơ sở đã được khuyến mại lên tới 30%.

Như vậy, mỗi cân tôm hùm xanh Khánh Hoà, các cơ sở này thu lãi trên 400 nghìn đồng. Mức lợi nhuận như vậy không còn đúng với ý nghĩa của việc giải cứu. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng không được tiếp cận với thực phẩm giá rẻ.

Không chỉ giá hải sản trong nước đang rẻ, ngay cả các mặt hàng như cua King, tôm hùm Alaska cũng đang rẻ hơn so với bình thường. Bởi theo anh Nguyễn Đăng chủ nhà hàng hải sản Vân Đồng (Võ Thị Sáu, Hà Nội), thời điểm này đang vào mùa, nên hải sản đều rẻ.

“Tôm hùm đang rẻ nên tôi cũng nhập thêm về bán. Mỗi con tôm nặng từ 250 – 300g có giá 200 nghìn đồng. Nhà hàng phải chịu nhiều chi phí, nhưng bán giá này cũng đã có lãi”, anh Đăng cho biết thêm.

Thế Hưng Dân Trí