Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Chuyện lạ Cà Mau: Rải cám gạo xuống ao, tôm sú lớn vù vù, toàn con bự

ng Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) đã nghĩ ra cách rải cám gạo xuống vuông nuôi tôm. Cách làm độ‌c đáo và lạ chưa ai từng làm này đang mang lại kết quả bấ‌t ngờ: Tôm sú mau lớn, khỏe mạnh, khi thu hoạch bắ‌t toàn con to bự. Rải cám gạo xuống vuông tôm đang là chuyện lạ Cà Mau.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Lợi ích trùn quế đối với tôm sú

Có rất nhiều nông dân tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứ‌u và ứng dụng những phương pháp mới vào sả‌n xuất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Điển hình là ông Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) thàn‌h công với mô hình nuôi tôm nước tĩnh.

Từ khi thực hiện việc rải cám gạo xuống ao nuôi tôm, mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình ông Hoàng Mạnh thu về từ con tôm khoả‌ng 400 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trước kia.

Với 10 ha đất nuôi thuỷ sả‌n, trước đây gia đình ông Mạnh thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống. Nhưng do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, môi trường ngày càng bị ô nhi‌ễm nên việc nuôi tôm truyền thống ngày càng khó khăn. Năm 2014 ông Mạnh bắ‌t đầu chuyển sang hình thức nuôi tôm nước tĩnh.

Tuy nhiên, để thực hiện thàn‌h công mô hình này, yếu t‌ố đột ph‌á nằm trong sự sáng tạo của ông Mạnh, đó là việc rải cám (cám gạo) vào vuông tôm.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định táo bạo được xem là độ‌c và lạ này là do ông đến tham quan, nghiên cứ‌u tại những vùng trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, do Năm Căn là huyện gần biển, độ mặn trong nước rất cao nên không thể trồng lúa trên đất nuôi tôm. Theo ông suy nghĩ, nếu thả rơm vào vuông tôm cũng có thể mang lại hiệu quả, nhưng nếu rải cám vào sẽ có hiệu quả hơn, vì cám có dinh dưỡng nhiều hơn rơm và ông bắ‌t đầu triển khai thực hiện.

 

Ông Hoàng Mạnh thu hoạch tôm sú nuôi trong vuông. Những vuông tôm này đều đã được ông Mạnh rải cám gạo trước khi thả tôm sú giống.

Ông Mạnh chia sẻ: “Thực hiện mô hình này, hàng năm tôi thường cải tạo vuông tôm vào tháng 3-4 âm lịch. Sau khi cải tạo xong tôi xử lý nguồn nước bằng cám gạo. Tức là sau khi thu‌ốc cá xong tôi sử dụng cám gạo mỗi héc-ta 30 kg cám. Nguồn nước từ màu xanh đen, sau khi b‌ỏ cám gạo xuống 3 ngày trở thàn‌h màu trà nhạt, sau đó tôi thả con giống”.

Để tránh tình trạng tôm con và cám trôi ra sông, trong 3 tháng đầu mỗi tháng ông chỉ xả nước một lần, mỗi lần xả khoả‌ng 20% thể tích nước trong vuông tôm và sau đó lấy nước vô lại. Cứ như vậy cho tới khi con tôm được 4 tháng tuổi ông mới bắ‌t đầu thu hoạch dần. Lúc này, tôm có trọng lượng trung bình từ 25-30 con/kg. Đặc biệt, mỗi năm ông chỉ thả tôm 2 lần, mỗi lần 400 ngàn con sú.

Trước đây, khi thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống mỗi năm gia đình ông Mạnh chỉ lời khoả‌ng 100 triệu đồng. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh rải cám gạo, trung bình mỗi năm trừ các khoản chi phí gia đình ông thu lời 400 triệu đồng. Trong khi đó, ông chỉ nuôi xen canh một loại thuỷ sả‌n duy nhất là con cua. Mỗi năm gia đình ông thu nhập từ cua khoả‌ng 200 triệu đồng nữa.

Ông Mạnh chia sẻ thêm: “Cua thả khoả‌ng 10% so với tôm trong vuông. Bởi vì khi thả cua nhiều trong khi vuông không còn cá, khi tôm lộ‌t xá‌c thì cua sẽ ăn tôm”.

Phó chủ tịch UBND xã Đất Mới Hồng Ngọc Châu đán‌h giá: “Ông Hoàng Mạnh sả‌n xuất rất hiệu quả, đặc biệt là cách rải cám vào vuông tôm. Thời gian gần đây ông thu hoạch lúc nào cũng cao hơn so với những nơi khác”.

nguồn:danviet.vn

 

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá ‘sốc’

Thay vì 2,5 triệu đồng/kg như tháng trước, cua Hoàng đế tươi sống bán ở Hà Nội còn 1,7 triệu đồng/kg. Thực đơn loại hải sản này trong nhà hàng cũng giảm “sốc” 1 triệu đồng để hút khách.

Gần một tuần nay, nhiều nhà hàng hải sản ở Hà Nội liên tục điều chỉnh bảng giá các loại cua Hoàng đế (King Crab), tôm hùm (cả nhập khẩu lẫn trong nước). Theo đó, giá cua Hoàng đế tươi sống nhập khẩu Canada và Mỹ còn 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg, giảm tới 700.000 đồng/kg so với đầu tháng 1.

Trước đây, khi chế biến tại nhà hàng, chi phí để thưởng thức 4-5 món ăn từ loại hải sản cao cấp này dao động từ 3- 3,5 triệu đồng (tùy trọng lượng cua từ 1,4 – 1,8kg/con) thì nay còn 2,5 – 2,8 triệu đồng, mức giảm cả triệu đồng là khá sâu đối với King crab.

“Đây là đợt giảm thứ 2 từ khi ra Tết đến giờ. Trước đó, giữa tháng 2, giá cua và nhiều loại hải sản như tôm hùm cũng đã “lao dốc” vì tin dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, số lượng các công ty nhập khẩu về ngày càng tăng nên hàng không còn khan hiếm như trước. Các nhà hàng bán giá cạnh tranh cũng là nguyên nhân khiến mặt hàng này giảm mạnh”, anh Trình Tuân, chủ cửa hàng hải sản trên đường Thái Thịnh, Đống Đa cho biết.

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá 'sốc'
Cua Hoàng đế có giá từ 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg.

Theo người này, mức giảm thông thường vào các mùa đánh bắt cua dao động từ 20-25%, tuy nhiên, đợt này cộng thêm sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho tiêu thụ giảm, nhiều nơi phải điều chỉnh giá hàng hóa xuống thêm 5-10% để hút khách.

“Mùa đánh bắt King crab thường bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài trong khoảng 4 tuần. Đây là mùa săn lớn nhất và sản lượng có thể gấp nhiều lần những vụ săn nhỏ lẻ trong năm. Vào mùa này chủ yếu là cua trưởng thành, kích cỡ lớn và chắc thịt. Vì sản lượng cung ứng nhiều nên giá thành của chúng khá dễ thở cho thực khách.

Còn từ vụ xuân hè, chất lượng cua tươi sống không bằng chính vụ và thông thường giá bán cũng đắt hơn, do vậy, việc giảm giá hầu hết là để thu hút thực khách, kích cầu trong mùa dịch”, anh Tuấn cho hay.

Chị Thùy Anh, chủ chuỗi 5 cửa hàng kinh doanh hải sản ở Hà Nội cho biết, hiện tại, giữa các cơ sở kinh doanh có sự chênh lệch giá bán cua Hoàng đế từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Đa phần là do có các loại King Crab khác nhau, trong đó, King Crab đỏ là loại được bán phổ biến nhất. Ngoài ra còn có cua vàng, cua xanh. Riêng cua Hoàng đế Scarlet là loại quá quý hiếm, khó đánh bắt nhất thì thường không bán phổ biến.

“Cua xanh và cua vàng tuy giá trị dinh dưỡng không bằng cua đỏ nhưng hương vị cũng không thua kém là bao. Giá của loại cua này dao động từ 1,5-2 triệu đồng/ 1kg (loại tươi sống) và 1-1,5 triệu đồng/1kg cua ngộp, 600.000-800.000 đồng/kg cho cua đông lạnh lâu ngày.

Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá 'sốc'

Cùng là hàng đông lạnh, thì cua đỏ có giá đắt hơn khoảng 200.000 – 300.000 đồng/kg. Chân, càng cua Hoàng đế dạng này có giá từ 1-1,4 triệu đồng. Vì thế, thực khách cần tìm hiểu kỹ loại cua Hoàng đế để không bị hớ khi nhận báo giá”, Thùy Anh cho biết.

Tùy loại và nguồn gốc đánh bắt mà cua Hoàng đế có giá chênh lệch vài trăm nghìn đồng. Trong đó, cua đỏ là cao giá hơn cả.

Sự bùng phát của virus corona mới khiến món ăn xa xỉ, vốn thường được dành riêng cho người giàu có thành món ăn mà nhiều người có thể mua hơn.Trong đà giảm giá kích cầu, tôm hùm bông trọng lượng từ 1,2 – 1,6kg cũng được 1 số nhà hàng hạ giá từ 500.000 đồng/kg. Mức giảm nhiều nhất là loại tôm nặng từ 1-1,2kg, giảm tới 1,5 triệu đồng.

Tôm hùm xanh trong nước đã bật tăng giá trở lại ở các vựa đánh bắt, tuy nhiên, do gặp khó về tiêu thụ loại hải sản này ở các nhà hàng Hà Nội vẫn chưa lấy lại được mức giá trước đây. Hiện được bán với giá từ 690.000 – 800.000 đồng/kg, chênh so với trước đây khoảng 100.000 – 200.000 đồng/kg (tùy loại).

(Theo Tổ Quốc)

Khí độc amoniac và tác động lên tôm

Trong nước Amoniac tôn tại dưới 2 dạng amonia tự do và (NH3) và inon (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ

Amôniac sinh ra từ chất thải của con nuôi; thức ăn thừa, cây cỏ và động vật thối rữa; và là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất, được cơ thể đào thải ra ngoài. Khi nồng độ Amôniac trong nước cao thì quá trình đào thải Amôniac bị chậm lại làm cơ thể bị nhiễm độc. Trong nước, Amôniac tồn tại ở dạng iôn NH4+ không độc và amôniac tự do NH3 độc hại. Tổng nồng độ hai dạng trên được gọi là TAN. Cùng nồng độ TAN, nhưng pH và nhiệt độ càng cao thì nồng độ khí độc NH3 càng cao, con nuôi càng dễ bị nhiễm độc, làm sức đề kháng giảm, nên dễ bị bệnh. Tiêu chuẩn Việt nam cho ngưỡng NH3 là 0,3 mg/l. Ngưỡng này ứng với các ngưỡng TAN khác nhau ở các pH và nhiệt độ khác nhau.

Kết quả thử nghiệm trên 5 loài tôm của những nhà nông học Mỹ cho thấy ở nồng độ NH3 tự do 0.45 mg/l, tốc độ tăng trưởng của tôm giảm 50% và nồng độ tối đa của NH3 tự do đảm bảo tốc độ tăng trưởng chỉ giảm 1 – 2 % là khoảng 0,1 mg/l. (Số liệu của Wickins).

Nước lợ thường có pH 8.0 – 8.3. Trong những đầm có tảo phát triển mạnh, pH có thể tăng lên đến 9 vào lúc chiều tà. Hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều lắm đến sản lượng của đầm tôm nhưng cần thiết phải giữ TAN ở mức thấp. Mật độ tôm càng cao và tôm càng lớn, tiêu thụ thức ăn càng nhiều thì nguy cơ Amôniac càng cao. Trong tự nhiên, Amôniac chuyển dần thành Nitrit và Nitrat ít độc hơn, nhưng quá trình chuyển hóa xảy ra chậm, nên luôn có nguy cơ Amôniac vượt quá ngưỡng cho phép.

Nếu Ôxy hòa tan thiếu thì Nitrat và Nitrit chuyển ngược về Amôniac, làm Amôniac tăng cao. Tăng ôxy hòa tan giúp Amôniac chuyển hóa thành Nitrat, do đó một trong những biện pháp giữ nồng độ Amôniac thấp là cung cấp đủ ôxy cho đầm tôm.

Phương pháp tốt nhất khắc phục sự tích tụ Amôniac và các chất độc hại trong đầm là hút bỏ chất thải và thức ăn thừa, thay nước kịp thời, gia tăng quạt nước khi nồng độ amôniac tăng cao. Kỹ thuật BIOFLOC có tác dụng rất tốt trong việc khử amôniac.

Cần kiểm tra nồng độ amôniac ba ngày một lần trong hai tuần đầu, hai ngày một lần trong tháng hai tuần kế và mỗi ngày sau đó.

Trong trường hợp nuôi tôm với mật độ cao thì nên kiểm tra amôniac mỗi ngày.

Nguồn: Người Nuôi Tôm

Nước thải từ nhiều trại tôm lớn ồ ạt xả thẳng ra biển Ninh Thuận

Nước thải bốc mùi hôi thối được các trại tôm xả thẳng ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và môi trường biển

Qua đường dây nóng Báo Giao thông, bạn đọc phản ánh những trại tôm xả nước thải hôi thối ra biển ở Ninh Thuận.

Ngày 10/3, PV có mặt ghi nhận thực tế tại khu vực bờ biển thuộc thôn Nam Cương, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Tại đây xuất hiện một cống xả nước kích thước lớn có màu đen, sủi bọt trắng, bốc mùi hôi thối nồng nặc xả thẳng ra biển. Theo người dân địa phương, nước thải được các trại nuôi tôm tại khu nuôi tôm thương phẩm tập trung thải ra trong nhiều năm nay và ngày càng trầm trọng…

Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối được thải thẳng ra biển suốt cả ngày đêm

“Sau khi hút nước biển vào để nuôi tôm nhiều chủ hồ đã xả nước thải trở lại biển. Nước chảy thành dòng như suối bốc mùi hôi thối được xả cả ngày và đêm. Nước chảy mạnh xé đôi bờ biển gây sạt lở từng mảng lớn…”, ông N.C.C một người dân sống gần khu vực này bức xúc.

Lần theo cống dẫn nước ngang qua đường ven biển, PV ghi nhận hai cống xả lộ thiên đang xả nước thải màu đen chảy thành dòng về hướng biển. Một trong hai cống xả được vây lưới tạm bợ nhằm chặn bớt xác tôm chết ra biển…

Chỉ tay về hồ nước lớn đã cạn, bà N.T.N – người dân sống ngay khu vực này bức xúc cho biết: “Trước đây, nước thải của các trại tôm được gom hết về hồ này rồi đóng lại để lắng lọc và xử lý tạp chất mới xả thải ra biển. Tuy nhiên, thời gian gần đây họ thải nước chưa qua xử lý chảy thẳng ra biển. Bà con đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng vẫn đâu hoàn đấy…”.

Hồ chứa nước thải tập trung giờ chỉ còn là nơi trung chuyển nước thải ra biển.

Được biết, khu nuôi tôm thương phẩm tập trung trước đây đã có quy hoạch thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Ninh Thuận quản lý. Tuy nhiên, hiện tại hồ chứa nước thải tập trung này không có hệ thống cửa van để khóa lưu giữ nước nhằm thẩm thấu và lắng lọc, mà chỉ là nơi trung gian để trung chuyển nước thải rồi thải thẳng ra biển.

Đầu nguồn nước thải chỉ được vây mảnh lưới sơ sài nhằm lược lại xác tôm chết.

Ông Bùi Thế Ly, Phó chủ tịch UBND xã An Hải cho biết: “Hiện toàn khu nuôi tôm thương phẩm tập trung trên địa bàn rộng chừng 184 hecta với hàng trăm hồ nuôi, riêng số chủ hồ nuôi trong khu vực này biến động liên tục nên rất khó thống kê, kiểm soát”.

“Tình trạng các trại nuôi tôm thương phẩm xả nước thải trực tiếp ra biển đã diễn ra trên địa bàn suốt thời gian qua và diễn ra liên tục cả ngày và đêm. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để có hướng xử lí. Gần đây nhất, cử tri địa phương và UBND của xã cũng đã có ý kiến thông qua kỳ họp tiếp xúc cử tri với HĐND tỉnh”, ông Ly cho biết thêm.

Tình trạng xả thải trong thời gian dài gây sạt lở nghiêm trọng trên bờ biển

Thiết nghĩ, ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận cần sớm vào cuộc xử lý, nhằm chấm dứt tình trạng xả thải như hiện nay, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực.

Theo báo Giao thông

Indonesia hoạt động xuất khẩu tôm gặp khó vì dịch COVID-19

Dịch Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu tôm sang Trung Quốc của tỉnh Jambi, Indonesia, một tỉnh sản xuất tôm chính ở Indonesia.

Các tiểu thương tại Jambi (Indonesia) gặp khó trong khâu xuất khẩu vì dịch COVID-19.

Đầu tháng 2/2020, Bộ Nghề cá và Hàng hải Indonesia cho biết sẽ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thủy sản sống từ Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus. Giống như Việt Nam, Trung Quốc là thị trường số 1 của Indonesia về các mặt hàng nông lâm thủy sản không chỉ riêng mình tôm.

Chính vì thế, hạn chế giao thương với Trung Quốc (thị trường nhập khẩu lớn tôm Indonesia), gây thiệt hại cho ngành tôm ở Jambi, một tỉnh tại đảo Sumatra Island, Indonesia.

Giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh này giảm 95,7% đạt 69.800 USD trong tháng 2/2020 từ 1,61 triệu USD của tháng 12/2019 trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Sự việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân tại tỉnh này. Một công nhân tại một nhà máy sản xuất tôm ở Jambi cho biết, công ty của họ đã không thể XK sang Trung Quốc từ 25/1, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết lượng tôm của Jambi sản xuất.

Trước tình hình trên, họ đang tìm cách đa dạng hóa thị trường bằng việc xuất khẩu nhiều hơn sang Nhật Bản.
Nguồn : https://thuongtruong.com.vn/

Cơ hội nào cho tôm Việt Nam sau dịch Covid-19?

Quý 1/2020, chưa vào vụ nuôi tôm chính, thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng chưa khởi động, nên ngành tôm Việt Nam gần như chưa gặp nhiều khó khăn như các ngành hàng khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu dịch Covid 19 vẫn kéo dài đến quý 2 thì điều này thực sự sẽ trở thành một thách thức không hề nhỏ cho ngành tôm Việt Nam.

Dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc và lan tỏa đến các thị trường lân cận, tác động xấu đến các DN XK, như nguy cơ bị hủy đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa kinh doanh, các mặt hàng XK có thể phải đối mặt với áp lực giảm giá.

Tuy nhiên, trước khi dịch bệnh bùng phát, ngành tôm Việt năm 2020 được đánh giá có nhiều cơ hội để tăng trưởng. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung khiến Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa NK từ Trung Quốc, trong đó có thủy sản, tạo cơ hội cho nguồn cung từ các thị trường khác vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Đồng thời, năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, vòng chung kết Euro 2020, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu, đặc biệt là tôm, nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà XK tôm trên thế giới.

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng các chuyên gia đều cho rằng dịch bệnh này đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra những cơ hội cho XK.

Dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng XK vào Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Và khi XK có dấu hiệu không thuận lợi, DN có thể tập trung gia tăng thị phần ngay tại thị trường nội địa.

Trong điều kiện dịch Covid 19 đang hoành hành, mức tiêu thụ giảm, bà con nuôi tôm cũng có giải pháp chủ động nhằm vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.

Thay vì nuôi tôm toàn bộ trên diện tích 20 ha, ông Lê Anh Tuấn, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đã chủ động giảm số lượng nuôi xuống 20% so với năm ngoái.

Không dừng lại ở đó, ông Tuấn còn đang tiến hành nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn, để có thể bán được con tôm ở bất kỳ thị trường nào.

Với sự đầu tư về con giống, công nghệ, quy trình nuôi bài bản, ông Tuấn đã thu về kết quả nuôi ngoài mong đợi: Kết quả tôm tôm đạt đầu con 80 ngày, tôm thu về size 40 con/kg, thu hoạch 15 ao, đạt sản lượng trên 200 tấn (Diện tích ao 2.500m2, mật độ thả 400 con/m2). Tôm đáp ứng các tiêu chuẩn sạch, chất lượng sẵn sàng xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, Châu Âu và cả thị trường nội địa của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đa dạng sản phẩm, nuôi tôm đủ kích cỡ phù hợp với nhiều thị trường cũng được chú trọng.

Với các DN kinh doanh và sản xuất tôm, hiện nay cũng đã có những phương án, trong việc tìm kiếm thị trường khác như đẩy mạnh XK vào Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Đồng thời chung tay hỗ trợ người nuôi tôm bằng nhiều hình thức.

Hiện nay Tập đoàn Việt – Úc, đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam và đang có chính sách giảm giá bán tôm giống tối đa hỗ trợ cho người nuôi.

Ông Bùi Bá Sự – Phó TGĐ Kinh Doanh Tập đoàn Việt – Úc cho biết “Chúng tôi đã và đang có chính sách hỗ trợ tôm giống lớn nhất từ trước đến giờ, góp phần làm cho chi phí đầu vào giảm đáng kể. Thứ hai, người nuôi nên cân nhắc thả tôm bây giờ để đón đầu xu thế giá tôm sẽ tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh. Thứ ba là tập trung vào nuôi tôm sạch, truy xuất nguồn gốc để xuất sang châu Âu khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa 2 bên EVFTA đã được ký kết”.

Hiện có khoảng 70%-80% tôm Việt Nam xuất đi các nước Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. 30% còn lại ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc, sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. DN thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng XK vào các nước khác trên thế giới, nhất là khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 tới đây.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP, cuối tháng 6, chúng ta thông thường vào mùa vụ, mùa tiêu thụ bắt đầu trên cơ sở sẽ bắt nhịp. Nếu dịch bệnh chấm dứt sớm hơn rõ ràng thuận lợi, mặc dù cũng rất khó dự đoán được tình hình hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc cũng đang có chiều hướng kiểm soát tốt dần.

Bên cạnh đó, người nuôi phải thường xuyên theo dõi tình hình và trao đổi với người thu mua, DN để nắm bắt cụ thể nhu cầu để đảm bảo sau dịch có sẵn sàng nguồn nguyên liệu tốt nhất cung cấp cho thị trường.

Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên XK tôm Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kể cả thị trường NK hay trong nội tại ngành. Do vậy, các DN cần tập trung xây dựng các liên kết chuỗi từ khâu đầu vào: con giống, thức ăn, chế biến, nhằm kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…

Với những nỗ lực chung của toàn ngành, hy vọng ngành thủy sản Việt Nam sẽ sớm vượt qua được khó khăn, sớm khôi phục lại tỷ trọng XK và đạt đúng kế hoạch đề ra.

Nguồn tin: Vasep

Thuế xuất khẩu tôm sang EU sẽ giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết tôm nguyên liệu nhập khẩu vào EU sẽ được giảm thuế từ mức 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.

EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Trong quý cuối cùng của năm 2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm.

Các doanh nghiệp XK tôm kỳ vọng Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo đà, mở rộng cửa cho tôm Việt Nam XK sang thị trường này trong năm 2020.

Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU so với các nước sản xuất khác, lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh XK khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.

Theo phân tích của VASEP, khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.

Nguồn: Báo Công Thương