Nguồn: Congthuong.vn
Võ Ninh: Nhiều diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng
Vụ tôm năm 2020, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh thả nuôi trên diện tích hơn 45ha. Sau hơn 1 tháng thả nuôi, hiện nay, nhiều diện tích nuôi bị ảnh hưởng do bệnh đốm trắng trên tôm.
Nhiều diện tích nuôi tôm ở xã Võ Ninh bị bệnh đốm trắng. |
Toàn xã hiện có gần 6ha diện tích nuôi tôm của 15 hộ dân xuất hiện bệnh đốm trắng. Những ngày này, tình hình thời tiết cũng như môi trường nước thay đổi thất thường đã ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh trên diện rộng.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi, chính quyền địa phương đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh hướng dẫn bà con thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình xử lý những diện tích hồ nuôi bị nhiễm bệnh. Khuyến cáo các hộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm để phát hiện sớm tình hình dịch bệnh. Khi phát hiện dịch bệnh, thực hiện thu mẫu bệnh của tôm; tiến hành đồng bộ các biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh lây lan. Đồng thời, có kế hoạch để khôi phục diện tích nuôi, đảm bảo ổn định sản xuất.
“Tự vệ” trước Covid-19
Không chỉ có nắng nóng và độ mặn tăng cao, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá tôm nước lợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến động thất thường, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của toàn ngành khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ có sự “tự vệ” kịp thời của doanh nghiệp và người nuôi tôm nên đến thời điểm này gần như các hoạt động của ngành tôm vẫn được duy trì khá ổn định.
Cà Mau: Tôm ứ đầy kho, các doanh nghiệp hết khả năng tiếp tục trữ hàng
Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nga đều giảm mạnh. Trong khi đó các kho dự trữ của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Cà Mau đã đầy. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh trong thời gian tới. Tất cả được cho là do xâm nhập mặn và dịch COVID-19 gây nên.
Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau 13.4 cho biết, tình hình xuất khẩu tôm sang các nước đang gặp khó khăn. Trong quý I, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm 66,7%, thị trường Trung Quốc giảm 58,38% và thị trường Nga giảm 37% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu từ con tôm) mới đạt 145,61 triệu USD, chỉ bằng 12,1% kế hoạch, giảm 17,7% so với cùng kỳ (quý I/2019 đạt 178 triệu USD).
Nguyên nhân được cho là các đối tác lớn đồng loạt đề nghị tạm ngừng đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại. Cùng với đó, việc tổ chức chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước cũng tạm dừng, nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó tìm kiếm khách hàng mới.
Trong khi đó, sản lượng chế biến tôm trong quý đạt 26.437 tấn, đạt 17,9% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Hiện nhà kho tại các đơn vị chế biến và xuất khẩu lớn của tỉnh đã đầy, khó có khả năng tiếp tục trữ hàng, kéo theo năng lực thu mua, chế biến trong thời gian tới sẽ giảm đáng kể.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với trên 280.000ha. Nuôi trồng và khai thác chế biến thủy sản được xem là kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hạn mặn và dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh tế này của tỉnh.
Giá tôm, cua, cá khắp nơi sụt giảm vì dịch bệnh Covid-19
Xuất khẩu thủy sản đi Trung Quốc có tín hiệu phục hồi
Nhiều chuyên gia dự báo, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra sang thị trường Trung Quốc có thể bật tăng trở lại sau dịch Covid-19. Do đó, cần sẵn sàng nguồn hàng.
Xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu tốt lên từ một số thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, mặc dù đang trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nhưng từ tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã khởi động trở lại, hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2/2020 trước đó. Nếu tốc độ xuất khẩu tăng như dự đoán, một số doanh nghiệp các tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%.
Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang xoay quanh mức trên dưới 18.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng đã bắt đầu ổn định dần trong 2 tháng trở lại đây.
Trong tháng 4/2020, có thể tại một số thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, nhưng những động thái khởi sắc từ một số thị trường lớn giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận ra những tích cực trong thời gian tới đây.
Dù mặt hàng tôm xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6-7/2020 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm.
VASEP cũng cho rằng, mặc dù rất khó dự đoán về diễn biến tiếp theo của dịch COVD-19, nhưng sau đợt dịch này, dự kiến nhu cầu thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng vì nguồn cung thịt gà, thịt lợn giảm’ – ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.
PV-https://thuonghieucongluan.com.vn/
Cảnh báo dấu hiệu bất thường môi trường nước ở một số vùng nuôi tôm hùm tại Phú Yên
gày 13/4, Trung tâm Giống nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết vừa có thông báo về kết quả quan trắc đột xuất môi trường nước tại vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu, qua đó phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường.
Cho tôm hùm ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dưa thừa thải ra môi trường.
Theo ông Ngô Xuân Lai – Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Phú Yên, kết quả quan trắc môi trường nước lấy mẫu kiểm tra tại hai vùng nuôi Dân Phú – Xuân Phương và Phước Lý – Xuân Yên cho thấy: Nước vùng nuôi tôm hùm Dân Phú – Xuân Phương có màu nâu nhạt, chỉ tiêu H2S (khí độc) mẫu nước tầng đáy tại vùng nuôi vượt giới hạn cho phép, ở mức 0,006mg/l (giới hạn cho phép là 0,005mg/l). Tại vùng nuôi Phước Lý – Xuân Yên mẫu nước tầng giữa và đáy có màu nâu đậm chuyển dần sang màu đỏ, chỉ tiêu H2S vượt giới hạn cho phép, dao động từ 0,006 – 0,007mg/l. Đồng thời, hàm lượng COD (lượng oxy cần để ôxy hóa toàn bộ các chất hoá học trong nước) mẫu nước tầng mặt ở vùng nuôi này là 10,2mg/l, vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Cũng theo ông Ngô Xuân Lai, có nhiều nguyên nhân khiến nguồn nước vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu có nhiều dấu hiệu bất thường như: do hoạt động cho tôm hùm ăn, phát sinh một khối lượng lớn thức ăn dư thừa thải ra môi trường khiến nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là tầng đáy; một số vùng nước không lưu thông được; thời tiết nắng nóng kéo dài, hiện tượng tảo nở hoa cũng gây ra nhiều bất lợi đối với vùng nuôi…
Do vậy, Trung tâm Giống nông nghiệp đề nghị Phòng Kinh tế thị xã Sông Cầu và các xã, phường ven biển thông báo kết quả quan trắc môi trường đến người nuôi lồng, bè; khuyến cáo người nuôi cần nâng lồng lên tầng giữa hoặc cần thiết nâng lên tầng mặt để tránh thiếu ôxy cục bộ cho tôm nuôi và tránh ngộ độc H2S ở tầng đáy.
Người nuôi cần dùng lưới lan hai lớp che mát trên mặt lồng nhằm giảm cường độ ánh sáng và tránh để tôm bị stress trong điều kiện thời tiết nắng nóng; giãn cách lồng nuôi cho phù hợp, san thưa mật độ nuôi trong lồng, tăng cường vệ sinh lồng nuôi, không để hàu, hà bám vào lồng làm bịt kín các lỗ lưới làm giảm sự lưu thông dòng nước bên trong và ngoài lồng nuôi.
Đồng thời, người nuôi cần thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm, các bao đựng thức ăn đưa vào đất liền xử lý chất thải theo đúng quy định; thường xuyên theo dõi màu nước, để phòng hiện thượng tảo nở hoa, gây hại cho tôm hùm.
Tỉnh Phú Yên có hơn 118.000 lồng nuôi tôm hùm; trong đó, tôm thương phẩm có 84.246 lồng, 34.782 lồng tôm hùm giống tập trung chủ yếu tại thị xã Sông Cầu.