Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Khi dịch bệnh covid-19 trên Trung Quốc đang có dấu hiệu hết dịch với tình hình xuất hiện virus lạ trên tôm. Nên việc phải nhập khẩu tôm từ các thị trường khác tăng lên. Dẫn đến việc xuất khẩu thủy sản nước ta có dấu hiệu tích cực tại thị trường Trung Quốc.

xuất khẩu tôm
xuất khẩu tôm (ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc có kết quả tích cực; các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh… do đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là tôm sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục hoạt động sản xuất.

Cũng theo VASEP, chỉ trong nửa đầu tháng 3-2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2. Đầu tháng 4, các đơn hàng cũng bắt đầu tăng, đặc biệt là mặt hàng tôm, cá tra… Dự báo, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%.

Nguồn: hanoimoi

Ấn Độ gỡ lệnh phong toả đối với ngành thuỷ sản

Tôm thẻ chân trắng
Ngành tôm Ấn Độ đã “trở lại” sao thời gian giãn cách xã hội

Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Ấn Độ được miễn trừ đối với các biện pháp phong tỏa quốc gia chính phủ liên bang áp đặt vào tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID–19.

Ngày 10/4, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã ban hành một phụ lục cho hướng dẫn hợp nhất vào ngày 24/3, qua đó thông báo dỡ bỏ các hạn chế đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Theo sắc lệnh mới này, mọi hoạt động, bao gồm nuôi, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói, đóng đông, bán và tiếp thị, trại giống, nhà máy thức ăn và hồ thủy sản thương mại không còn bị cấm hoạt động.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động của các công nhân trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và các ngành công nghiệp liên quan.

Tuy nhiên, các ngành này phải áp dụng nghiêm ngặt các quy định như giãn cách xã hội và các biện pháp đảm bảo vệ sinh như rửa tay, đeo khẩu trang… khi công nhân làm việc.

Chủ các cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của công nhân trong quá trình sản xuất dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều ngư nhân ra khơi bởi mùa đánh bắt đã gần hết.

Lệnh miễn trừ này được đưa ra trong bối cảnh lệnh phong tỏa 21 ngày của Ấn Độ đã và đang gây ra sự đứt đoạn trong chuỗi cung ứng các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thủy hải sản.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Shri Ajay Kumar Bhalla, cho rằng một số ngành công nghiệp vừa quan trọng đối với lợi ích quốc gia và vừa có thể hoạt động mà vẫn chấp hành được các qui định phòng chống dịch bệnh và ông cũng đã gửi thông báo về các ngành hàng được quyền miễn trừ cho các cơ quan chức năng.

Trước đó, lệnh cấm hoạt động đối với các phương tiện vận chuyển, kho đông lạnh, cảng đánh cá và nhà máy chế biến khiến cho ngư dân không thể bán được hải sản. Ngư dân quận Raigad thuộc bang Maharashtra đã phải thả lại khoảng 100.000 tấn hải sản về vùng biển đã đánh bắt.

Ngày 14/4, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc có thể được kéo dài thêm so với lệnh phong tỏa 21 ngày thông báo trước đó.

H.Mĩ Kinh tế & Tiêu dùng

Cần xử lý tạm thời khi thị trường tôm hùm gặp bế tắc

tôm hùm
Thị trường tiêu thụ tôm hùm rơi vào bế tắc

Hơn 3 tháng qua, thị trường tiêu thụ tôm hùm liên tục nằm trong tình trạng bế tắc, trong khi đây là loại thủy sản có chi phí nuôi lớn, giá trị cao.

Hiện tại, giá tôm hùm ở mức thấp chưa từng thấy, nhưng lại không có nhiều người đến các vùng nuôi để thu mua. Người nuôi tôm hùm đang trong tình cảnh khó xử: xuất bán tôm hùm thì không được mà giữ lại thì không còn chi phí để nuôi cầm cự. Vậy lúc này, hướng xử lý trước mắt như thế nào?

Cả vùng biển phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa dày đặc  những lồng tôm hùm bỏ trống. Mọi năm, lứa tôm hùm này vừa xuất, thì người nuôi đã tranh thủ tìm mua con giống, thả nuôi lứa mới. Nhưng, bây giờ, nhiều người e dè. Tôm hùm đến kỳ xuất bán nhưng chẳng có người đến mua, hoặc nếu có mua thì số lượng không nhiều, giá lại ở mức tồi tệ. Tôm hùm xanh, kích cỡ 3-4 con một kg,  lâu nay thường có giá 800 ngàn đồng, giờ chỉ còn 450- 500 ngàn đồng. Chi phí nuôi lớn, thời gian nuôi đến cả năm nên lâu nay, tôm hùm nằm trong nhóm các mặt hàng thủy sản cao cấp. Trong sản lượng tôm hùm mỗi năm khoảng 2 ngàn tấn thì 80% là được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Còn lại được tiêu thụ chủ yếu ở các nhà hàng trong nước. Cà hai hướng tiêu thụ tôm hùm đều gặp ách tắc do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Lúc này, người nuôi tôm hùm nếu bán tháo thì lỗ vốn. Nhưng, nếu nuôi lưu giữ trong thời gian dài thì khó lòng xoay xở đủ chi phí. Tính bình quân cứ 1000 con tôm hùm, mỗi ngày, tiền thức ăn không dưới nửa triệu đồng. Ở vùng nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa, hiện vẫn còn 360 tấn tôm hùm chưa xuất bán dù đã đến kỳ. Trong khi chờ việc xuất bán tôm hùm sang Trung Quốc thông suốt trở lại, thì lúc này,mối quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm hùm là làm sao có đủ vốn để nuôi cầm cự, Trong khi lâu nay, nhiều người đã nuôi tôm hùm từ tiền vay, bạc mượn.

Tấn Quýnh – Phạm Việt VTV

Nuôi tôm gặp khó vì thông tin thất thiệt

Hành vi trục lợi trên sự cả tin của người nông dân ở một bộ phận thương lái đã khiến cho nhiều vùng nuôi tôm náo loạn. Từ việc bán con giống giả đến ép giá trong mua tôm thương phẩm liên tục diễn ra. Câu chuyện không mới nhưng luôn mang tính thời sự.

Tôm giống nhiều “không”

Sản xuất tôm giống chất lượng tốt đòi hỏi rất nhiều chi phí, đồng nghĩa giá đầu ra của con giống cũng cao. Chính vì vậy, không phải người nuôi tôm nào cũng chịu được “nhiệt”, nhiều người nuôi nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp chấp nhận may rủi khi mua tôm giống không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường. Có cầu thì ắt có cung và tôm giống “rởm” vẫn xuất hiện đều đặn. Ngành chức năng vào cuộc quyết liệt và liên tục, thế nhưng vẫn không xử lý được triệt để.

Đầu tháng 3 vừa qua, Đoàn Thanh tra của Tổng cục Thủy sản và Cục An ninh Kinh tế (Bộ Công an) kiểm tra, phát hiện 2 công ty tại Ninh Thuận vi phạm trong sản xuất giống thủy sản. Cụ thể, các lô hàng của Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Phong Phú VN không có kiểm dịch, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ương dưỡng tôm bố mẹ, sản xuất tôm giống được cơ quan chức năng cấp.

Còn vi phạm của Công ty TNHH Giống thủy sản Phát Đông Thành là chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định. Công ty này sau đó bị phạt hành chính 70 triệu đồng.

Cùng với việc “triệt phá” tận gốc, ngành chức năng cũng tăng cường kiểm tra trên các tuyến đường, các phương tiện vận chuyển tôm giống. Tháng 4/2017, thanh tra liên ngành tại Bạc Liêu tiến hành nhiều cuộc kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A, phát hiện không ít xe chở tôm giống từ các tỉnh miền Trung vào Bạc Liêu và Cà Mau, số lượng hơn 6 triệu con tôm giống không có kiểm dịch. Tháng 3/2018, đoàn kiểm tra liên ngành thủy sản đã kiểm tra đột xuất và phát hiện 6 xe tải chở tôm giống lậu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, số lượng tôm giống là 10 triệu con không rõ nguồn gốc, không giấy kiểm dịch, nhãn mác.

Tháng 2 vừa qua, trong 3 đêm (từ ngày 18 đến 21/2), trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, đoàn kiểm tra của Tổng cục Thủy sản phát hiện 15 phương tiện chở 21 lô hàng tôm giống (20 triệu con) không có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản.

Đây là những vụ việc điển hình được phát hiện, còn có lọt những lô hàng nào không thì theo nhiều người nhận định, khả năng cao là có. Bởi cứ sau đợt thả tôm giống một thời gian, không ít hộ nuôi nhỏ lẻ được lên báo vì ao tôm thiệt hại, đa phần đều không đề cập đến nguồn nhập con giống. Còn những người nuôi tôm thành công mỗi vụ, họ đều sẵn sàng chia sẻ địa chỉ của các công ty phân phối con giống cho ao nuôi của mình. Một sự việc điển hình về “tiền nào của nấy”.

 

Tôm thương phẩm bị ép giá

Mới đây tại Cà Mau, người nuôi tôm lại đứng ngồi không yên khi giá TTCT sụt giảm, người nuôi lỗ nặng. Cụ thể, tôm cỡ 100 con/kg được thương lái thu mua mức giá 77.000 – 80.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 128.000 đồng/kg. Với giá bán này, người nuôi không có lãi.

Thông tin được đồn thổi là doanh nghiệp ngừng thu mua do khó khăn trong xuất khẩu vì ảnh hưởng của COVID-19, giá bán tôm giảm lập tức gây hiện tượng domino, khiến nhiều người nuôi thu hoạch bán vội khiến sản lượng tôm trên thị trường tăng đột biến, giá bán vì thế không có cơ hội quay đầu, còn thương lái thì thỏa sức làm giá. Điển hình là việc thương lái hợp đồng mua tôm của người dân cho giá trong ngày, đáng nói là mỗi buổi một giá, điều này tác động lớn đến tâm lý người nuôi tôm. Người vững thì chưa vội tin, đợi nguồn thông tin chính xác, còn người sợ thì lập tức bán vì lo rằng giá ngày mai không còn như vậy và không có người mua.

Cứ như thế, thông tin truyền từ thương lái đã khiến cho vùng tôm náo loạn. Nhiều ao nuôi chưa đến kỳ thu hoạch cũng ào ạt kéo lưới, tôm bé – giá thấp đã khiến cho họ mất đi số tiền lãi vốn đáng được hưởng, đồng thời còn khiến thị trường rơi vào bất ổn, khi lúc thừa lúc thiếu. Trong khi đó, thông tin từ lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau cho thấy, không có chuyện doanh nghiệp ngừng mua tôm, họ vẫn thu mua bình thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang chịu tác động khi áp lực thu mua tăng đột biến và lưu trữ kho rất lớn.

Cùng sự việc này năm trước cũng khiến người nuôi tôm tiếc hùi hụi vì “non gan”. Hàng loạt địa phương ùn ùn bán tôm cỡ nhỏ khiến giá giảm xuống mức 70.000 đồng/kg cỡ tôm 100 con/kg, người nuôi thua đậm, trong khi đó tôm cỡ lớn vẫn được thu mua bình thường và thời gian sau, tôm cỡ nào cũng có giá. Sự việc này xảy ra tại các tỉnh trọng điểm nuôi ở ĐBSCL như Bạc Liêu, Trà Vinh… Nguyên nhân được cho là việc nhiều nước sản xuất tôm lớn thu hoạch, sản lượng tôm trên toàn cầu dư, giá bán xu hướng đi xuống và chưa có dấu hiệu dừng.

Chính quyền địa phương được lệnh tăng cường tuyên truyền cho người dân nắm bắt, hiểu rõ tình hình, tránh tình trạng bán “lúa non” làm mất lợi nhuận và thị trường xáo trộn, thế nhưng, có vẻ thông tin từ thương lái đến với người nuôi tôm lại nhanh hơn nên cứ đến hẹn lại lên, bất cập lại xảy ra.

Câu chuyện về thông tin thất thiệt cứ lặp lại liên tục, mặc dù được cảnh cáo là sẽ xử lý nghiêm những người tung tin. Vậy nhưng, việc điểm mặt chỉ tên người phao tin vẫn chưa có, tin chính thống thì đến muộn khiến sự việc này dường như đã trở thành căn bệnh mãn tính.

Phan Thảo

Kiên Giang: thất mùa vì dịch bệnh và hạn mặn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, từ đầu vụ đến nay, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh hơn 4.240 ha tại 28 xã, thị trấn thuộc 8/9 huyện, thành phố có nuôi tôm nước lợ, trong đó thiệt hại do tôm bị sốc môi trường 3.834 ha, diện tích còn lại do dịch bệnh gây hại.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết: “Dự báo tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt, xuất hiện mưa trái mùa, dao động nhiệt độ trong ngày lớn… ảnh hưởng bất lợi đến nuôi tôm. Tình hình dịch bệnh xảy ra gây hại tôm nuôi chưa có dấu hiệu dừng lại, giá tôm nguyên liệu hiện đang ở mức thấp do bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 gây khó khăn cho hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm. Nhiều doanh nghiệp nuôi tôm trên địa bàn trong tình trạng sản xuất cầm chừng.”

tôm bệnh chết
ảnh minh họa

Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại, nuôi tôm ổn định trong thời gian tới, ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương vùng nuôi tôm trọng điểm tiếp tục tăng cường các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi tôm trên địa bàn, tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất tôm trong điều kiện khó khăn về hạn mặn và dịch bệnh, tăng cường công tác quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh, kịp thời thông tin đến người nuôi để chủ động sản xuất.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay trong nuôi tôm nước lợ là qua quan trắc môi trường của ngành chức năng tỉnh, trên các kênh cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ ở vùng U Minh Thượng và Tứ giác Long Xuyên độ mặn ở mức cao, kể cả những kênh cấp nước nằm sâu trong nội đồng độ mặn hơn 14‰, đặc biệt có 8/20 điểm độ mặn 25‰ và tại điểm quan trắc Vàm Thứ 6 Biển (An Biên), độ mặn 36‰. Độ mặn này trong nguồn nước không thích hợp cho nuôi tôm và ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi.

Trước mắt, tổ chức có hiệu quả công tác phòng chống, dập tắt ổ dịch bệnh, khắc phục hậu quả do sốc môi trường, dịch bệnh gây hại tôm nuôi. Khuyến cáo nông dân trang bị máy móc, dụng cụ đo các thông số môi trường nước phục vụ nuôi tôm và thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường như: Độ mặn, pH, kiềm, oxy hòa tan, NH3… để kịp thời phát hiện và có các biện pháp can thiệp để hạn chế thiệt hại. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe của tôm, nhất là sau những cơn mưa trái mùa, đầu mùa để kịp thời can thiệp, xử lý những tình huống bất thường trên đàn tôm nuôi.

Cùng với đó, đang giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn, tại một số vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều và tối gây biến động đột ngột các yếu tố môi trường trong ao đầm, gây sốc môi trường dẫn đến thiệt hại tôm nuôi.

Tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp theo mô hình 2 – 3 giai đoạn, nuôi tiết kiệm nước, an toàn sinh học. Nhân rộng mô hình nuôi tôm hữu cơ, nâng cao giá trị sản xuất, bền vững về môi trường ở loại hình tôm – lúa, tôm quảng canh – quảng canh cải tiến năng suất cao.

Cùng với đó, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến để người dân nuôi tôm thực hiện tốt việc khai báo khi có ổ dịch xảy ra trên tôm nuôi, xử lý nghiêm đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định, làm phát tán mầm bệnh lây lan trên diện rộng.

Lê Huy Hải

Nguồn: vietlinh

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn

Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 116.000 tấn tôm trong hai tháng đầu năm 2020, trong đó xuất khẩu từ Ecuador vẫn tăng bất chấp tác động của đại dịch COVID-19.

Khối lượng tôm nhập khẩu hàng tháng của Trung Quốc lên tới 58.000 tấn, ít hơn một chút so với các tháng do lượng nhập khẩu kỉ lục 97.000 tấn trong tháng 12/2019.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News

Đầu năm nay, trước Tết Nguyên đán và cuộc khủng hoảng virus corona, ngành công nghiệp ở Trung Quốc phải trải qua tình trạng hàng tồn kho chồng chất.

Theo Cục hải quan Trung Quốc, giá trị tôm nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm đạt 707,4 triệu USD. Số liệu bao gồm nhập khẩu cả tôm nước lạnh và nước ấm đông lạnh cũng như tôm tươi.

Cục hải quan Trung Quốc không đưa ra lời giải thích lí do tại sao tổng hợp dữ liệu nhập khẩu trong hai tháng, một sự thay đổi trong phương pháp báo cáo kể từ năm 2020. Các biện pháp kiểm dịch virus corona của Trung Quốc bắt đầu vào cuối tháng một và kéo dài trong suốt tháng hai.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrent News

Nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc tiếp tục là Ecuador. Trong hai tháng đầu năm, quốc gia Nam Mỹ này xuất khẩu 51.000 tấn tôm sang Trung Quốc, trị giá 306 triệu USD.

Nhà cung cấp lớn thứ hai là Ấn Độ với 20.300 tấn, trị giá 124 triệu USD.

Xuất khẩu của Ecuador sang Trung Quốc trong tháng 2 tăng bất chấp dịch COVID-19

Trong khi ngành thủy sản toàn cầu đang phải gánh chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc tăng mạnh trong tháng hai.

Tổng xuất khẩu tôm trong tháng 2 của Ecuador đạt 60.000 tấn, tăng 32% so với cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrent News

Phòng nuôi trồng thủy sản Ecuador (CNA) báo cáo khối lượng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 33.000 tấn vào tháng hai, tăng 13% so với cùng kì.

Dữ liệu bao gồm cả tôm xuất khẩu sang Việt Nam, con đường xuất khẩu gián tiếp của Ecuador. Tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng tháng sang Trung Quốc đạt 184 triệu USD.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 4.

Nguồn: Undercurrent News

Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc ngày càng phục hồi trong tháng 3 mặc dù hiện các biện pháp phong tỏa ở Ecuador có thể đe dọa xuất khẩu nếu các nhà máy buộc phải đóng cửa.

Năm 2019, Ecuador đã xuất khẩu 634.000 tấn tôm trị giá 3,65 tỉ USD, trong đó khoảng 400.000 tấn được chuyển đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong tháng hai, giá tôm xuất khẩu trung bình của Ecuador giảm xuống còn 5,58 USD/kg, mức thấp nhất trong 7 năm.

Linh Giang – Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Trên 1.200 tấn tôm thương phẩm vùng cát chờ giải cứu

Người dân giữ tôm chăm sóc, tăng chi phí đầu tư

Tồn hàng, giá hạ

Ông Nguyễn Cát ở xã Phong Hải (Phong Điền) nuôi 3 hồ với diện tích khoảng 1 ha, ước sản lượng trên dưới 30 tấn. Khi tôm bắt đầu bước vào thu hoạch cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 “rộ lên”, các thương lái dừng thu mua. Hàng chục tấn tôm không biết bán cho ai, trong khi tôm phải giữ lại trong ao tốn chi phí thức ăn bình quân mỗi ngày 10 triệu đồng. Tính từ khi xảy ra dịch đến nay, hộ ông Cát chi phí thức ăn, điện, thuốc men, nhân công và các khoản khác lên đến 1,5 tỷ đồng.

Giá tôm cũng đang là “bài toán” nan giải đối với người tôm hiện nay. Thông thường tôm đạt kích cỡ 50 con/kg có giá 240-250 ngàn đồng, còn lại bình quân từ 160-200 ngàn đồng/kg. Từ khi xảy ra dịch COVID-19, giá tôm “rớt tận đáy”, loại tôm 50 con/kg chỉ còn 150 ngàn đồng, còn lại 100-120 ngàn đồng/kg. Giá tôm thấp, trong khi chi phí điện, nước, thức ăn lại tăng, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu ước thiệt hại toàn xã trong vụ nuôi tôm này lên đến 130-150 tỷ đồng. Con số thiệt hại sẽ còn tăng nếu đầu ra sản phẩm tiếp tục “bí”. Trước mắt, kiến nghị các cấp, ban ngành có biện pháp giúp địa phương giải quyết đầu ra cho số lượng tôm đến kỳ thu hoạch đang tồn đọng. Về lâu dài, chính quyền địa phương sẽ củng cố, hỗ trợ phát triển HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải để “lo” đầu ra cho sản phẩm.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang thông tin, hầu hết các diện tích ao hồ thu hoạch trước dịch đều có lãi, nhiều hộ lãi từ 500 triệu đến hơn tỷ đồng. Số diện tích thu hoạch trong mùa dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ bất ổn nên có đến 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền bí đầu ra. Chi phí thức ăn và các khoản khác để giữ tôm trong hồ, kèm theo giá tôm vụ này rất thấp, ước thiệt hại, thua lỗ toàn vùng Ngũ Điền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nuôi ao tròn, mô hình cần nhân rộng

Giải cứu sản phẩm, hướng đến nuôi tôm an toàn

Mới đây, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, lãnh đạo huyện Phong Điền đã làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP (Công ty CP), ngoài thu mua sản phẩm tồn đọng, còn chia sẻ mong muốn hợp tác, liên kết với các địa phương, người dân nuôi tôm chân trắng trên cát an toàn, xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền thông tin, Công ty CP đồng ý thu mua sản phẩm tồn đọng cho người dân. Công ty đang xây dựng kế hoạch, tính toán giá cả, thị trường tiêu thụ, sẽ tiến hành thu mua sản phẩm trong thời gian đến với phương châm “đôi bên cùng có lợi”. Do sản phẩm của người dân không đảm bảo điều kiện xuất khẩu nên công ty sẽ mua cấp đông, chờ dịch bệnh ổn định sẽ tiêu thụ thị trường trong nước, chủ yếu phục vụ các nhà hàng, khách sạn…

Lâu nay, tại vùng Ngũ Điền chỉ có duy nhất một đại lý thu mua tôm. Việc Công ty CP sẵn sàng hợp tác với các địa phương trong quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm tôm chân trắng là một tin vui với người nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm khép kín của Công ty CP

Theo yêu cầu của Công ty CP, các hộ nuôi phải sử dụng nguồn thức ăn, thuốc men và các trang thiết bị do công ty cung cấp, tôm nuôi đảm bảo kích cỡ theo quy định. Người dân không lạm dụng các chất kích thích, kháng sinh, hóa chất… trong quá trình nuôi. Ao nuôi, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thủy lợi, xử lý môi trường… phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo theo quy trình khép kín.

Kế hoạch trước mắt của huyện Phong Điền sẽ liên kết với Công ty CP cùng với một số hộ dân tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn theo chuỗi giá trị thí điểm, theo quy trình, quy định của công ty. Sau đó sẽ từng bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất, nhân rộng trên toàn địa bàn vùng Ngũ Điền. Mục tiêu, chiến lược của huyện Phong Điền hướng đến mô hình nuôi tôm công nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn, xuất khẩu.

Trong quy hoạch của Phong Điền, sẽ mở rộng mô hình nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển khoảng 900 ha, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm đảm bảo ổn định giá cả, quyền lợi của người dân. Ngoài hợp tác với Công ty CP, huyện sẽ hỗ trợ HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải, đảm bảo điều kiện thu mua sản phẩm cho người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều – https://baothuathienhue.vn/