Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Shrimp Improvement Systems: Chung tay cùng ngành tôm Việt

 Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức to lớn đối với ngành thủy sản toàn cầu, làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông David Leong (ảnh), CEO của Công ty SIS để hiểu thêm về thực trạng của thị trường sản xuất tôm cũng như những dự báo trong thời gian tới.

Ông có thể cho biết những hoạt động của SIS trong quý đầu của năm 2020?

2020 là một năm bận rộn đối với SIS. Chúng tôi tiếp tục triển khai các hoạt động với nhiều sáng kiến từ năm 2019, như tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, ra mắt sản phẩm mới.

Đại dịch COVID-19 có những tác động tiêu cực đến an ninh lương thực toàn cầu nói chung và NTTS nói riêng như thế nào, thưa ông?

COVID-19 là căn bệnh của con người. Nó tác động lên an ninh lương thực toàn cầu chỉ trong khâu hậu cần và phân phối. Dịch bệnh đã làm chậm quá trình giao dịch thương mại và cung cấp sản phẩm. Cụ thể, khả năng vận hành của ngành vận tải trong hoạt động cung cấp đầu vào bị hạn chế bởi các chính sách của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Đây được coi là một vấn đề ngắn hạn khi ngành vận tải làm việc với cường độ cao để thích ứng với các quy định tạm thời này.

An ninh lương thực toàn cầu luôn bị đe dọa ngay cả trước khi COVID-19 bắt đầu. Những thách thức phải đối mặt ngay cả sau đại dịch này là cách chúng ta đảm bảo nguồn lương thực cung cấp cho dân số ngày càng tăng và việc cắt giảm lượng khí thải carbon. Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thay đổi khí hậu cấp tính trên khắp thế giới và những thay đổi này tác động trực tiếp đến ngành sản xuất thực phẩm và NTTS. Chúng tôi đã nhận thấy tình hình nghiêm trọng của hạn hán trong một vài tháng gần đây tại khu vực miền Nam Việt Nam cũng như trong năm 2016. Con người đang phải đối mặt với những gì họ gây ra. Vì vậy, chúng tôi phải đưa ra rất nhiều cân nhắc trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất, đặc biệt là trong NTTS.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản kiểm tra tại SIS. Ảnh: SIS

Vậy theo ông, tình hình dịch COVID-19 ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ tác động tới ngành sản xuất tôm và chuỗi cung ứng thủy sản tại thị trường Việt Nam ra sao?

Việt Nam chủ yếu là quốc gia xuất khẩu tôm và các mặt hàng thực phẩm thủy sản khác; do đó, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động vận tải xuất khẩu tươi và đông lạnh. COVID-19 chắc chắn đã phá vỡ chuỗi phân phối toàn cầu, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được sự điều chỉnh và đổi mới trong chuỗi cung ứng với nỗ lực to lớn nhằm lấy lại các kênh phân phối và tiếp tục hoạt động cung ứng. Mỗi thách thức mới đến sẽ là một cơ hội mới, Việt Nam luôn thể hiện khả năng thích ứng, đổi mới và đây là thời điểm để thực hiện điều đó.

Có rất nhiều hệ quả như chúng ta đề cập tại đây. Toàn bộ chuỗi cung ứng đang bị bao vây khi việc áp dụng các biện pháp phong tỏa được thực hiện ở nhiều quốc gia, các chuyến bay bị hạn chế do việc sụt giảm lượng hành khách. SIS cũng bị ảnh hưởng bởi điều này, chúng tôi phải đẩy các chuyến hàng của mình đến hôm sau bởi tình hình không chắc chắn. Để duy trì việc phân phối các nguồn cung ứng quan trọng trên toàn cầu, các hãng hàng không hiện đang hoạt động hết công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới, trong khi nhiều hãng hàng không dân dụng đã phải thay đổi cách thức hoạt động bằng cách bắt đầu đưa máy bay chở khách đi chở hàng. Chúng ta sẽ thấy những đình trệ dần được gỡ rối, các quốc gia sẽ từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa và chắc chắn sẽ tìm thấy chút ánh sáng phía cuối đường hầm.

Là nhà thiết lập hoạt động nghiên cứu, sản xuất tôm giống bố mẹ hàng đầu thế giới, SIS đối mặt với đại dịch COVID-19 ra sao?

SIS đã rất tích cực trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngay cả trước khi COVID-19 được coi là đại dịch, SIS đã đưa ra các quy trình đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên cũng như duy trì các tiêu chuẩn sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao. Nhân viên của SIS đã làm việc không ngừng nghỉ trong thời gian này để tìm ra các tuyến vận chuyển hàng hóa mới và đàm phán với các công ty giao nhận cũng như đại lý hải quan nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng kịp thời với chi phí tốt nhất.

Vậy, ông có lời khuyên nào để giảm thiểu rủi ro của đại dịch tới lĩnh vực sản xuất tôm?


Như mọi khi, SIS khuyến khích các chương trình an toàn sinh học mạnh mẽ, không chỉ cho tôm mà còn cho cả nhân viên. Giữ cho nhân viên khỏe mạnh cũng như con tôm phát triển ổn định trong toàn bộ quá trình sản xuất là điều không thể thiếu cho sự thành công của ngành.

Ngành tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức vào thời điểm này, SIS có những chính sách gì trong việc giúp đỡ các trại giống cũng như người nông dân Việt Nam, thưa ông?

Do SIS duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao, chúng tôi sẽ đảm bảo các trại sản xuất tôm giống Việt Nam và nông dân sẽ duy trì những sản phẩm của họ. Điều rất quan trọng tại thời điểm này là việc tập trung vào các mục tiêu của chúng tôi và không đánh mất những giá trị mà chúng tôi thêm vào các sản phẩm của mình.

Mỗi ngành công nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức tại thời điểm này. Chúng tôi cũng không phải ngoại lệ, nhưng SIS đang xem xét một số hoạt động để chia sẻ với thị trường Việt Nam trong thời gian tới và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ giúp ngành tôm Việt Nam phục hồi sản xuất. Hãy bình tĩnh!

Trân trọng cảm ơn ông!

>> SIS luôn được người nuôi tôm Việt Nam đánh giá là thương hiệu sản xuất tôm giống bố mẹ dẫn đầu, mang đến sự phát triển hiệu quả và bền vững cho ngành tôm Việt Nam; thông qua việc cung cấp tôm giống bố mẹ có nguồn gen tốt nhất để sản xuất ra tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Với mục tiêu phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, mục tiêu của SIS là đưa ra những con giống toàn diện nhất nhằm hỗ trợ thị trường giúp Việt Nam đạt được các chỉ tiêu đề ra.


Tùng Bách

Thực hiện

Đâu là lợi thế của ngành tôm Việt Nam?

Với giá thành sản xuất cao, ngành tôm Việt Nam bị đánh giá là yếu thế khi cạnh tranh trên thị trường thế giới nên rất khó để cạnh tranh một cách song phẳng. Tuy nhiên, giá trị sản xuất và thị trường của con tôm Việt Nam ngày một tăng. Điều gì tạo nên sức mạnh của ngành tôm nước ta?

Tìm con đường riêng

Khi nói về tính cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam, gần như bao giờ cụm từ “giá thành cao” cũng luôn được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất. Đây là thực trạng chung, dù trình độ nuôi tôm của người dân Việt Nam không hề thua kém các nước nhưng do hầu hết chi phí đầu vào, như: con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… đều cao hơn các nước, nên giá thành tôm nuôi của Việt Nam thường trội hơn 20 – 30%. Đây thực sự là một bất lợi lớn của ngành tôm, khi nó làm giảm sức cạnh tranh của con tôm Việt Nam so với các nước. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, kể cả những thời điểm giá tôm thế giới xuống mức thấp điểm thì ngành tôm Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng, trở thành một trong số ít quốc gia xuất khẩu tôm lớn trên thế giới. Vậy, bằng cách nào con tôm Việt Nam vượt qua được bất lợi trên?

Ảnh minh họa

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, cho rằng: “Đó là nhờ ở trình độ chế biến và sự đa dạng sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam”. Theo ông Lực, trình độ chế biến của các doanh nghiệp tôm nước ta hiện thuộc hàng “chiếu trên” so với nhiều nước sản xuất tôm lớn trên thế giới. Ông Lực chia sẻ thêm: “Đơn cử như thị trường Nhật Bản, sản phẩm tôm Việt luôn có giá khá tốt, nhưng đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ cao trong quá trình chế biến, nên muốn bán được hàng vào thị trường này, ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm có phải có tính thẩm mỹ cao, mà điều này thì Sao Ta và nhiều doanh nghiệp thủy sản khác rất lợi thế nhờ trình độ tay nghề chế biến của công nhân Việt Nam rất khéo léo”. Ngoài sản phẩm tôm, Sao Ta còn chế biến bánh Kaki-Agi truyền thống của Nhật Bản để xuất khẩu vào thị trường này với doanh số vài triệu USD/năm.

Tại Sóc Trăng, hầu hết các doanh nghiệp chế biến tôm lớn như: Khánh Sủng, Stapimex, Sao Ta, Vinacleanfood, Tài Kim Anh… đều đã đầu tư máy móc công nghệ chế biến tôm hiện đại để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ các phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood) chia sẻ: “Nhu cầu tiêu dùng thế giới ngày càng cao, buộc các nhà máy chế biến phải thay đổi để đáp ứng. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, chúng tôi đã xác định hướng đi chủ lực là sản phẩm chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính nhờ hướng đi đúng đắn này mà hiện nay sản phẩm của Vinacleanfood đã có mặt tại hầu hết thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc”.

Các phân khúc thị trường cao cấp tại EU, Mỹ hay Nhật Bản đều có được giá tốt và ổn định, nhưng theo các doanh nghiệp, ngoài Việt Nam và Thái Lan, hiện có rất ít quốc gia đáp ứng được yêu cầu từ các thị trường này. Chính từ lợi thế trên nên có những thời điểm giá tôm thế giới xuống thấp, người nuôi tôm một số nước thua lỗ, nhưng ngành tôm Việt Nam vẫn vượt qua, doanh nghiệp và người nuôi tôm vẫn bảo toàn được nguồn vốn, một số có lãi. Đơn cử như trong hai năm liên tiếp 2018 – 2019, những tháng đầu năm, giá tôm rớt thê thảm, nhưng các doanh nghiệp tôm vẫn có được thị trường tiêu thụ tốt, giúp ngành tôm nhanh chóng phục hồi và về đích trong những tháng cuối năm. Hay như những tháng đầu năm 2020 này, thị trường tôm thế giới liên tục biến động do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn và nhất là dịch COVID-19, nhưng giá tôm trong nước vẫn được giữ vững và đang tăng trở lại cũng là nhờ một phần ở việc chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp từ các sản phẩm chế biến sâu.

 

Then chốt là công nghệ

Mặc dù, ngành công nghiệp chế biến đang mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp tôm, tuy nhiên, do giá nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn giá thế giới từ 1 – 2 USD/kg nên phần lợi nhuận này cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành phải mạnh tay đầu tư thiết bị, công nghệ mới trong nuôi trồng, chế biến nhằm hạ giá thành; cùng đó, đầu tư vào công nghệ, đưa một phần robot, máy móc tự động vào trong quá trình chế biến để thay thế lượng lao động thiếu hụt. Nhiều phân đoạn trước đây được thực hiện bằng tay thì nay chuyển sang hoàn toàn bằng máy móc tự động.

Theo nhận định của ông Hồ Quốc Lực, hiện một số nước cũng đã đầu tư máy móc, công nghệ chế biến. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm tôm Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến, ngành chức năng và người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ thành công, diện tích nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế và giảm giá thành trong nuôi tôm.

Đại diện VASEP cho biết, các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu cần tích lũy vốn để phát triển công nghệ, nhằm gia tăng tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và bán thành phẩm. Cần quy định chỉ doanh nghiệp có đủ vốn, dây chuyền công nghệ, có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đạt tối thiểu 50% hàng giá trị gia tăng mới được hoạt động. Ngoài ra, do đặc thù ngành tôm mang tính mùa vụ rất cao nên cần tạo cơ chế thông thoáng cho việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, sản xuất hàng giá trị gia tăng tái xuất khẩu, tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động.

>> Những tháng đầu năm 2020, thị trường tôm thế giới liên tục biến động do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn và nhất là dịch COVID-19, nhưng giá tôm trong nước vẫn ổn và đang tăng trở lại cũng là nhờ một phần ở việc chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp từ các sản phẩm chế biến sâu.

Mai Trường – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp

Tôm lúa
Thu hoạch tôm càng xanh trong mô hình nuôi ghép với lúa

Thời gian qua, nông dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã hình thành được nhiều mô hình nuôi trồng kết hợp mang lại hiệu quả cao, trong đó có mô hình nuôi tôm sú – cua – cá và mô hình nuôi tôm sú – lúa – tôm càng xanh.

Đây là 2 mô hình sinh thái, bền vững, phù hợp với trình độ canh tác và nguồn vốn  đầu tư của đa số nông dân.

Mô hình nuôi kết hợp tôm – cua – cá

Năm 2019, diện tích thả cua kết hợp với tôm sú tại huyện Phước Long là 13.300 ha. Theo đó, mùa vụ sản xuất và mật độ thả như sau: Tôm sú thả 03 vụ/năm, mật độ 2 – 3 con/m2; Cua thả 01 vụ/năm từ tháng 1- 6, mật độ thả 1-2 con/20m2; Cá thả 01 vụ/năm từ tháng 6 đến tháng 12, mật độ thả 0,5 – 1 con/20m2.

Mô hình cho năng suất như sau:

Tôm đạt năng suất đạt từ 140 – 150 kg/ha/vụ, lãi từ 10 – 30 triệu đồng/ha/vụ

Cua đạt năng suất 100 – 120 kg/ha/năm, lãi từ 10 – 20 triệu đồng/ha/năm

Cá đạt năng suất 800 – 1.000 kg/ha/năm, lãi từ 7 – 10 triệu đồng/ha/năm

Riêng năm 2019 có trên 90% số hộ thành công. Đây cũng là mô hình sản xuất chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện canh tác của đa số nông dân có ít vốn sản xuất. Các đối tượng nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thu được nhiều sản phẩm trên cùng diện tích, dễ tiêu thụ sản phẩm và hạn chế được rủi ro.

Điển hình thành công với mô hình này là ông Ngô Minh Kỷ ở ấp 1 B, xã Phong Thạnh Tây A. Ông Kỷ là một trong những hộ đầu tiên nuôi cua kết hợp với tôm sú ở huyện Phước Long. Với diện tích 02 ha, mỗi năm ông thu trên 130 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi trên 90 chục triệu đồng. Không chỉ ông Kỷ còn rất nhiều hộ trên địa bàn huyện Phước Long khá lên nhờ mô hình tôm – cua – cá.

Tuy nhiên muốn cho mô hình tôm – cua – cá phát triển và đạt hiệu quả cao thì bà con phải chú ý một số điểm sau: công trình nuôi phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; mật độ thả ghép thích hợp (ví dụ: tôm 20.000 con, cua 1.000 con, cá: 10.000 con tính cho 1 ha/vụ), đối với tôm thì thả định kỳ 30-60 ngày/lần, cua và cá rô phi thả 1 lần/năm. Ngoài ra, để góp phần tăng hiệu quả và hướng đến sự bền vững của mô hình, bà con nên trồng cỏ lông tượng (năng tượng) hoặc các loài cây có giá trị kinh tế sống được trên đất tôm, chiếm khoảng 30% diện tích nuôi vừa làm nơi cho cua trú ẩn, vừa giúp cải thiện được đáy ao. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực thực vật, thuốc cấm trong nuôi trồng thuỷ sản.

Mô hình nuôi kết hợp tôm – lúa – tôm càng xanh, trồng màu trên bờ liếp vuông tôm

Trong năm 2019, diện tích sạ lúa trên đất tôm của huyện Phước Long là 12.500 ha, thả tôm càng xanh xen với lúa là 7.100 ha. Mô hình này được thực hiện nhiều ở các xã: Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long, Phước Long và một phần xã Phong Thạnh Tây A.

Ưu điểm của mô hình này là sản xuất ngắt vụ nên hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong ao. Khi sạ lại lúa, lúa sẽ hấp thu các mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, các sản phẩm thải của tôm, cá giúp cải tạo lại ao nuôi. Thu hoạch được nhiều loại sản phẩm trên cùng diện tích sản xuất.

Mùa vụ sản xuất của mô hình: từ tháng 1 đến tháng 8 thả 2 vụ tôm sú, tháng 8 chuẩn bị sạ lúa kết hợp thả tôm càng xanh, trồng màu trên bờ liếp vuông tôm.

Mật độ thả nuôi: tôm sú (2 – 3 con/m2), tôm càng xanh từ (1 – 2 con/20 m2), lúa sạ: 7 kg/1.000m2.

Năng suất và lợi nhuận: Tôm sú thu 210 – 280 kg/ha (02 vụ), lãi từ 15 – 30 triệu đồng/ha/năm; Lúa bình quân từ  4 – 4,5 tấn/ha, lãi từ 12 – 16 triệu đồng/ha/vụ; Tôm càng xanh từ 100 – 150 kg/ha/vụ, lãi từ 8 – 15 triệu đồng/ha/vụ.

Qua số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 20 ha trồng màu trên bờ tập trung. Các đối tượng cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: khổ qua, bắp, bí đỏ, dưa hấu, đu đủ,… Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi hộ lãi ròng gần 15 triệu đồng/1.000 m2 từ trồng rau trên bờ trong thời gian 3 tháng.

Hiện nay huyện Phước Long đang vận động nông dân bố trí sản xuất theo qui hoạch, đầu tư kỹ thuật, tạo sự phát triển hài hòa, bền vững của mô hình này. Để mô hình phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao, bà con phải chú ý một số yêu cầu sau:  Khi bước vào thời vụ thả giống bà con phải tuân theo sự khuyến cáo của ngành chuyên môn, tiến hành cải tạo, thả giống, thu hoạch đồng loạt nhằm đảm bảo thời vụ sản xuất luân canh với lúa; Nên chọn những giống lúa chịu mặn, kháng bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao; Đối với tôm càng xanh nên bố trí thả giống vào khoảng tháng 7 dương lịch, nếu thả tôm càng xanh trễ (vào khoảng tháng 8 – 9), thời gian nuôi ngắn, khi thu hoạch kích cỡ tôm càng xanh không được lớn, bán giá không được cao; Đối với cây màu phải biết nắm bắt thị trường, chọn loại rau màu phù hợp và hiểu biết kỹ thuật chăm sóc đối với từng loại cây trồng.

Hiện nay, tại huyện Phước Long, hai loại mô hình này đang phát triển mạnh mẽ và có sự thành công nhất định. Bà con đã tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế làm tăng hiệu quả sản xuất; đồng thời làm giảm thiểu sự rủi ro do độc canh tôm sú.

Trần Thanh Hải Trung tâm dịch vụ KTNN Phước Long, Bạc Liêu

Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

Trang trại nuôi tôm
Vùng nuôi tôm Bumi Dipasena (Indonesia)

Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.

Tại Indonesia, hơn một nửa các trang trại nuôi tôm được xây dựng từ đất rừng ngập mặn hiện nay đang bị bỏ hoang, không được sử dụng. Không chỉ phá rừng ngập mặn làm trang trại, các trại nuôi tôm còn bị chỉ trích vì làm giảm chất lượng nước ở các vùng dân cư lân cận khu vực nuôi.

Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phục hồi lại các trại nuôi trồng thủy sản vừa giúp thúc đẩy sản xuất thủy sản vừa chống lại sự khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng của người dân.

Kế hoạch này nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia thủy sản. Tuy nhiên, họ mong rằng chính phủ sẽ tập tập trung vào tăng sản lượng các trại hiện hữu hơn là mở rộng số lượng trại hoạt động.

Khu nuôi tôm tập trung tại Indonesia thường khai thác từ đất rừng ngập mặn.

Indonesia cho biết dự án hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản và làm giảm nạn phá rừng.

Theo chuyên gia cao cấp văn phòng tham mưu của tổng thống Alan Koropitan: “Hơn gấp đôi diện tích trên ở các khu rừng ngập mặn ven biển đã bị tàn phá để làm trại nuôi tôm, nhưng chỉ 40% trại là đi vào sản xuất (dựa theo dữ liệu quốc gia 2018). Chúng ta sẽ hồi phục những vùng bỏ hoang hoặc quản lý kém trong năm năm tới. Và tất nhiên là không thể khai thác thêm đất rừng để mở rộng trại nuôi”.

Ngành thủy sản Indonesia sẽ tăng trưởng mạnh nếu có thể tận dụng được nguồn cơ sở trại nuôi hiện đang không sử dụng trên. Mặc dù là nước xuất khẩu tôm biển đông lạnh lớn nhất thế giới nhưng lại là quốc gia Đông Nam Á tuột lại phía sau các quốc gia láng giềng trong xuất khẩu tôm nước ngọt, tôm tươi, muối và tôm xông khói.

Ao nuôi tôm chính là nguyên nhân chính trong việc phá rừng ngập mặn – một môi trường sống quan trọng của sinh vật biển. Năm 1999, hơn 350.000 ha rừng ngập mặn bị san bằng để dọn đường cho các ao nuôi tôm (theo World Bank năm 2003).

Tổng thống Joko Widodo cũng đã yêu cầu Bộ Thủy sản tiến hành lập một bản đồ về các trại nuôi bỏ hoang nhằm bắt đầu công cuộc khôi phục lại chúng.

Các chuyên gia thủy sản cực kỳ hoan nghênh quyết định này nhưng họ mong muốn chính phủ nên chủ yếu tập trung vào việc tăng cường nuôi tôm trên cùng một diện tích đất và vào số lượng tôm nuôi, chứ không phải là tăng số lượng ao nuôi. Vì theo Susan Herawati – Tổng thư ký Liên minh nhân dân về nghề cá (một tổ chức phi chính phủ), việc cố gắng mở rộng diện tích nuôi tôm không phù hợp với tình trạng nuôi tôm của Indonesia trong lúc này. Điển hình là vùng đất Bumi Dipasena với diện tích 17.000 ha tại Sumatra’s Lampung – đây là trại nuôi tôm lớn nhất Châu Á và cũng có thể lớn nhất thế giới. Việc tăng cường sản xuất ở đây sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế giới.

Bên cạnh đó các trang trại tôm cũng cần sửa chữa cơ sở hạ tầng, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất như nguồn điện, nước cấp sạch,… Điều này sẽ giúp người nuôi ổn định hơn, có thể tập trung vào công tác sản xuất tốt hơn. Đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn gia đình sống ở khu vực Bumi Dipasena này.


Indonesia khôi phục các trang trại bỏ hoang để đưa ngành tôm nước này trở lại thời kỳ đỉnh cao.

Đầu tháng 12/2019, Bộ trưởng Thủy sản của Indonesia- Edhy Prabowo đã hứa sẽ phối hợp cùng với các cơ quan chính quyền khác để phục hồi Bumi Dipasena. Một trong các thách thức chủ yếu chính là năng lực sản xuất của các ao tôm và cơ sở hạ tầng phục vụ hiện hữu.

Việc kiểm soát hoạt động của các ao tôm trước đây thuộc về công ty PT Central Proteina Prima tại Jakarta, họ hợp tác cùng các trại nuôi có quy mô nhỏ. Vào những năm 1990, là thời điểm đỉnh của sản xuất, trung bình mỗi ngày thu hoạch lên tới 200 tấn tôm và ước tính thu được doanh thu xuất khẩu mỗi năm là 3 triệu đô. Nhưng công ty này đã bí mật cắt giảm phân nửa khoản vay của ngân hàng cho người nuôi dẫn tới sự suy giảm toàn bộ hoạt động sản xuất.

“Nếu chương trình phục hồi thực sự diễn ra thì nghề nuôi tôm tại Dipasena có thể đạt đỉnh sản xuất một lần nữa, đồng nghĩa chúng ta sẽ trở thành người dẫn đầu sản xuất tôm của thế giới. Đây sẽ là nguồn lợi lớn cho cả người nuôi và đất nước” – Ông Dedi Adhuri, nhà nghiên cứu tại viện khoa học Indonesia cho biết.

Hiện nay, một số người nuôi tôm vẫn đang tiếp tục công việc của họ tại Bumi Dipasena dù lợi nhuận đã bị thu hẹp lại. Họ hi vọng chính phủ thể hiện đúng vai trò của mình trong lúc này.

Triệu – https://tepbac.com/

Quản lý môi trường và xử lý nước

Bài 2 Quản lý môi trường và xử lý nước

Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Người nuôi tôm thuờng nói: “Nuôi tôm là nuôi nước”. Để tôm phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn,  thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời để bảo vệ con nuôi.
TIÊU CHUẨN NƯỚC NUÔI TÔM
Thông số Tối ưu Giới hạn
Nhiệt độ (oC) 20 – 30 18 – 33
Độ muối (/oo) 10 – 25 5 – 35
Độ trong (cm) 30 – 35 25 – 50
pH (dao động sáng sớm, chiều không quá 0,5) 7,5 – 8,5 7 – 9
Độ kiềm (mg/l) 100 – 150 60 – 180
Ôxy hòa tan (mg/l) > 5 > 3,5
Sunphua hyđrô tự do H2S (mg/l) < 0,03 < 0,05
Amôniac tự do NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,3
Nitrit NO2 (mg/l) < 0,2 < 1
Khoáng chất Mg:Ca:K 3,1 : 1 : 0,9

(QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT).
Để đảm bảo chất lượng nước thì việc đánh giá chất đất, thiết kế ao, chuẩn bị ao nuôi lẫn việc quản lý ao, kiểm soát các thông số trong giới hạn cho phép đều rất quan trọng.

Do chưa có công cụ hỗ trợ người nuôi tôm khiến việc theo dõi và quản lý số liệu môi trường và thuốc xử lý nước ao tôm phải làm thủ công trên giấy hay trên trên máy tính phải nhập dữ liệu thủ công vào file Excel nên dễ sai sót, nhầm lẫn .

Đến với  app Tôm Vàng sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện để theo dõi và quản lý môi trường và thuốc xử lý nước ao tôm:

1 Nhập số liệu đơn giản

Bảng thông số môi trường đã liệt kê danh sách những chỉ số quan trọng cần theo dõi để người nuôi điền vào giúp rút ngán thời gian nhập liêu.

 

2 Dựa vào thông số môi trường  trên ta sẽ sử dụng thuốc xử lý để cân bằng môi trường nước.Việc nhập số liệu thuốc xử lý cũng dễ dàng chỉ cần chọn những thuốc xử lý trong danh sách đã được khai báo trước giúp giảm thời gian và tránh nhầm lẫn.

 

3 ) Ngoài ra trong phần môi trường cũng có thêm phần theo dõi tôm hao hụt giúp người nuôi ước lượng chính xác nhất số lượng đầu con còn lại trong ao nuôi

4  Theo dõi nhật môi trường thuốc xử lý  của ao tôm trong suốt quá trình nuôi., chi tiết theo từng ngày

5 Thống kê tổng hợp cho ta những vật tư đã sử dụng cho ao tôm từ khi nuôi tới hiện nay

 

6 Phần mềm quản lý 24/7

Chủ vuông tôm vì bận công việc  không có trực tiếp ở khu nuôi làm sao có thể theo dõi và quản lý chặt môi trường và thuốc xử lý nớc  ở khu nuôi hiệu quả ?

Chỉ cần một chiếc điện thoại cài đặt phần mềm quản lý nuôi tôm, bạn có thể quản lý vuông tôm  mọi lúc mọi nơi ngay trên điện thoại của mình. . Ngay trên phần mềm quản lý nuôi tôm Tôm Vàng trên điện thoại, bạn có thể xem báo cáo và kiểm soát vật tư đã sử dụng của vuông tôm 24/7.

Giờ đây, mọi hoạt động của vuông tôm đều được kiểm soát qua phần mềm quản nuôi tôm  đơn giản, không lo thức ăn sử dụng không hiệu quả nữa. Thật tiện dụng phải không nào?

Hãy tìm hiểu thật kỹ các tính năng bằng cách dùng thử phần mềm quản lý nuôi tôm .

Link tải ứng dụng quản lý nuôi tôm

https://play.google.com/store/apps/details?id=io.tomvang

Vấn đề quản lý thức ăn trong nuôi tôm

Bài 1 . Vấn đề quản lý thức ăn trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm từ 50- 60% giá thành sản xuất,  do đó  việc lựa chọn  và quản lý thức ăn để nuôi tôm  phù hợp và đạt  hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng.

Tôm thẻ chân trắng bắt mồi liên tục trong ngày. Người nuôi tôm nên cho tôm ăn từ 4 – 5 cữ/ngày để hạn chế thức ăn dư thừa và tôm đói có thể tiếp cận với thức ăn. Tuy nhiên việc thức ăn và thuốc trộn cho từng ao được chia ra nhiều cữ làm cho việc quản lý và theo dõi gặp nhiều khó khăn nếu vuông tôm có nhiều ao nuôi. Do chưa có công cụ hỗ trợ người nuôi tôm khiến việc theo dõi và quản lý số liệu thức ăn nuôi tôm phải làm thủ công trên giấy hay trên trên máy tính phải nhập dữ liệu thủ công vào file Excel nên dễ sai sót, nhầm lẫn .

Đến với  app Tôm Vàng sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện để theo dõi và quản lý thức ăn nuôi tôm

1 Nhập số liệu đơn giản

Chọn loại thức ăn cần cho ăn trong danh sách đã tạo sẵn tốn ít thời gian và tránh nhầm lẫn

 

Nhập vào số lượng thức ăn và thuốc trộn cho từng cữ ăn giúp theo dõi đầy đủ và chính xác về sức ăn của tôm .

2  Theo dõi nhật ký thức ăn, thuốc trộn  của ao tôm trong suốt quá trình nuôi., chi tiết theo từng ngày .

3 Thống kê tổng hợp cho ta những vật tư đã sử dụng cho ao tôm từ khi nuôi tới hiện nay

 

4 Phần mềm quản lý 24/7

Chủ vuông tôm vì bận công việc  không có trực tiếp ở khu nuôi làm sao có thể theo dõi và quản lý chặn quá trình cho tôm ăn và  thức ăn ở khu nuôi hiệu quả ?

Chỉ cần một chiếc điện thoại cài đặt phần mềm quản lý nuôi tôm, bạn có thể quản lý vuông tôm  mọi lúc mọi nơi ngay trên điện thoại của mình. . Ngay trên phần mềm quản lý nuôi tôm Tôm Vàng trên điện thoại, bạn có thể xem báo cáo và kiểm soát vật tư đã sử dụng của vuông tôm 24/7.

Giờ đây, mọi hoạt động của vuông tôm đều được kiểm soát qua phần mềm quản nuôi tôm  đơn giản, không lo thức ăn sử dụng không hiệu quả nữa. Thật tiện dụng phải không nào?

Hãy tìm hiểu thật kỹ các tính năng bằng cách dùng thử phần mềm quản lý nuôi tôm .

Link tải ứng dụng quản lý nuôi tôm

https://play.google.com/store/apps/details?id=io.tomvang

 

 

Chuyện lạ Nam Định: Chán ao, mang tôm nuôi bể xi măng mà đổi đời

Chuyện lạ Nam Định mà phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được chứng kiến. Đó là chuyển tôm từ ao đầm sang nuôi trong bể xi măng tại gia đình anh Nguyễn Văn Cường (xã Hải Đông, Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Không ngờ rằng cách nuôi tôm “có 1 không hai” này lại giúp gia đình anh đổi đời. Mỗi năm anh kiếm lời hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng.

Là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng ở huyện Hải Hậu, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Cường đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện.

Chỉ tay về phía cánh đồng muối mặn mòi mùi nước biển, anh Cường kể cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN nghe cơ duyên khiến anh đến với nghề nuôi tôm…

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 1

Nhờ kiên trì học hỏi, đến nay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng đã mang lại thu nhập tiền tỷ cho gia đình anh Nguyễn Văn Cường. Điều ấn tượng là ban đầu đưa tôm thẻ chân trắng lên nuôi trong bể xi măng nhiều người không cho là anh Cường sẽ thành công, có người còn kêu anh “khùng, dở hơi”.

Anh Cường cho hay, từ xa xưa làng anh đã gắn liền với nghề làm muối. Quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, thế nhưng cuộc sống của nhiều gia đình cũng chẳng khá giả là bao.

Thấy nghề làm muối thu nhập bấp bênh, năm 2005 anh nảy sinh ý tưởng chuyển đổi khu đất làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản. Nghĩ là làm, anh thuê máy múc, đào ao, nuôi tôm sú, cua rèm, nuôi cá…Những năm đầu kinh nghiệm nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi cá chưa có, nên thu nhập từ ao, đầm cũng chỉ đủ để anh Cường trang trải cuộc sống qua ngày.

Năm 2007 nhận thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập cao, anh Nguyễn Văn Cường đã “khăn gói quả mướp” đi học tập kỹ thuật nuôi tôm ở nhiều nơi. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, anh trở về địa phương đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng rồi trời không chiều lòng người, những vụ tôm đầu tiên dù bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, nhưng ao tôm của anh vẫn bị dịch bệnh. Tôm chết nhiều, khiến anh Cường lao đao.

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 2

Công việc cho tôm ăn hàng ngày được anh chăm sóc tỉ mỉ. Anh Cường thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, nuôi tôm trong bể xi măng khi cho tôm ăn vừa là lao động, nhưng đồng thời cũng là thú vui, giải trí khi được ngắm từng đàn tôm trong bể…

Bại nhưng không nản, những ngày rảnh rỗi anh lại chạy khắp nơi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Cường cho hay: “Tôm giống ươm trong bể xi măng phát triển rất tốt, nhưng khi chuyển xuống ao nuôi lại bị dịch bệnh, chết rất nhiều, có đợt tôm chết như ngả rạ, trở tay không kịp. Nhiều đêm trăn trở vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi lại đặt ra câu hỏi nuôi tôm trong bể xi măng tốt như vậy, tại sao mình lại không thử???”.

Nghĩ ra ý tưởng nuôi tôm trong bể xi măng là anh Cường bắt tay vào thử nghiệm ngay. Mỗi vụ, anh Cường lại bớt lại một ít tôm giống nuôi ở trong bể xi măng xem sao. Lúc thu hoạch phát hiện cùng lứa tôm thả xuống ao, tôm nuôi ở trong bể xi măng lại ít dịch bệnh, phát triển mạnh hơn. Nắm bắt được ưu, nhược điểm này, anh áp dụng nuôi liền 4 vụ tôm trong bể xi măng, 4 năm nay, nuôi vụ tôm nào cũng đều cho thu hoạch cao…

Năm 2016, anh Cường quyết định chuyển đổi mô hình nuôi tôm từ nuôi trong ao, đầm sang nuôi tôm trong bể xi măng. Trong vòng 2 năm 2016- 2017, anh đã san lấp ao xây dựng 80 bể xi măng, mỗi bể rộng 25m2, với hệ thống mái , hệ thống sục bọt tạo oxy hoàn chỉnh…

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 3

Những con tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng ít bị bệnh tật hơn so với khi nuôi ở môi trường ao, đầm.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVET.VN, anh Cường lưu ý , người nuôi tôm trong bể xi măng phải chú ý việc xử lý nguồn nước. Theo đó, sau khi lấy nước từ biển về hồ chứa, người nuôi tôm phải xử lý kỹ thuật lọc sạch các chất hữu cơ. Nước biển nuôi tôm phải được thay thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch, không mang mầm bệnh.

Mặt khác, nguồn thức ăn cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng cũng phải lấy ở những doanh nghiệp sản xuất tên tuổi, uy tín, đảm bảo chất lượng. Anh Cường cũng không bao giờ cho tôm ăn những chất kích thích tăng trưởng nên tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng của anh thơm, ngon và dai hơn so với tôm nuôi ở dưới ao…

Theo tính toán của anh Nguyễn Văn Cường, hiện nay với 80 bể xi măng, 1 năm anh nuôi 3 vụ tôm, mỗi bể cho khoảng 2,1 tạ tôm thịt thương phẩm. Tính theo giá thị trường mỗi bể cho anh thu khoảng 15 triệu đồng/năm, như vậy mỗi năm doanh thu nuôi tôm thẻ trong bể xi măng lên đến cả tỷ đồng…
Thành Nam – http://danviet.vn/