Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Kênh khô cạn, hàng trăm hộ nuôi tôm “treo ao”

Hàng loạt tuyến kênh thủy lợi bị bồi lắng, khô cạn, nứt nẻ dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền, H.Đông Hải (Bạc Liêu) phải “treo ao”, bỏ đất hoang vì không có nước để bơm vào vuông.
Hàng trăm hộ dân ở xã Long Điền phải treo ao, bỏ đất trống do kênh thủy lợi kiệt nước	 /// Ảnh: Trần Thanh Phong
Hàng trăm hộ dân ở xã Long Điền phải treo ao, bỏ đất trống do kênh thủy lợi kiệt nước

ẢNH: TRẦN THANH PHONG

Ngậm ngùi “treo ao”, bỏ xứ đi làm thuê

Tuyến kênh Tư Cồ thuộc ấp Hòa 1, xã Long Điền, H.Đông Hải có chiều dài gần 4 km nhưng hiện nay phần lớn đã khô cạn, nứt nẻ, bồi lắng, chỉ có vài đoạn còn nước tù đọng, ô nhiễm… người dân không thể bơm vào ao để nuôi tôm. Do kênh thủy lợi khô cạn nên gần 2 năm qua, 40/68 ha đất của 80 hộ dân ở ấp này không thể nuôi tôm, cua, cá, người dân đành ngậm ngùi “treo ao”, để đất trống, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều người phải bỏ xứ đi làm thuê kiếm sống.
Ông Trần Phi Sơn (ấp Hòa 1) cho biết thấy kênh thủy lợi bị bồi lắng nghiêm trọng, người dân đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ nạo vét để dẫn nước vào nuôi tôm. Thế nhưng, gần 2 năm trôi qua, tuyến kênh Tư Cồ ngày càng bồi lắng, có đoạn bồi lắng cao hơn cả mặt vuông tôm… mà vẫn chưa được khơi thông.
Cùng cảnh ngộ nêu trên, hàng chục hộ dân ở xóm Lung Củi, ấp Hòa Thạnh, xã Long Điền cũng ngậm ngùi nhìn đất bỏ hoang vì không có nguồn nước bơm vào ao tôm. Ông Dương Bạch Trung (ấp Hòa Thạnh) cho biết trước đây không có kênh thủy lợi, 23 hộ dân ở đây chủ động mua phần đất của một gia đình để làm kênh phục vụ sản xuất. Những năm gần đây, tuyến kênh này bồi lắng, khô cạn nên người dân không có nguồn nước để nuôi tôm. “Tuyến kênh này dài hơn
1 km nhưng chỉ có vài hộ đầu nguồn mới đủ nước nuôi tôm, còn lại bỏ đất trống. Bà con nhiều lần kiến nghị địa phương sớm tiến hành nạo vét tuyến kênh dẫn nước vào vuông để nuôi tôm, nhưng chờ mãi vẫn chưa được địa phương quan tâm đầu tư nạo vét”, ông Trung than thở.

Chờ phân bổ vốn

Ngày 2.5, trao đổi với PV Thanh Niên về phản ánh của người dân đối với hệ thống kênh thủy lợi bồi lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, ông Quách Chí Nguyện, Chủ tịch UBND xã Long Điền, cho biết hiện trên địa bàn xã có 4 tuyến kênh bị bồi lắng, khô cạn ảnh hưởng đến hàng trăm hộ nuôi tôm của xã gồm: kênh Tư Cồ, Thọ Điền, Đầu Láng và Lung Củi.
Theo ông Nguyện, thường sau 3 năm, kênh thủy lợi được nạo vét một lần để dẫn nước phục vụ bà con nuôi tôm. Do những tuyến kênh này giáp nguồn nước nên tốc độ bồi lắng rất nhanh, có tuyến chỉ sau vài tháng nạo vét đã bồi lắng, khô cạn. Sau khi bà con phản ánh, kiến nghị, địa phương đã khảo sát, lập danh mục dự án, đề nghị huyện xem xét phân bổ nguồn kinh phí để sớm nạo vét, khơi thông dòng chảy, đáp ứng đủ nguồn nước nuôi tôm cho người dân. “Các tuyến kênh trên có nguồn vốn đầu tư lớn, do huyện và tỉnh quản lý đầu tư. Do đó, địa phương sẽ đôn đốc, kiến nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai nạo vét, khắc phục tình trạng người dân “treo ao”, bỏ đất hoang, nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn và khôi phục sản xuất”, ông Nguyện nói.
Nguồn : https://thanhnien.vn/

Những kỹ thuật đơn giản giúp nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cao

Hiện nay việc nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa đang rất được ưa chuộng tại cá tỉnh miền tây như Đồng Tháp, An Giang… Nhưng để nuôi tôm hiệu qua cần có những kỹ thuật nuôi nhất định, như lựa chọn con giống, thức ăn, dinh  dưỡng…

Một điều đáng lưu ý là trong quá trình nuôi. Tùy theo lúa tuổi, kích cỡ tôm càng xanh mà chọn loại thức ăn và cho ăn “bổ sung” tại những vị trí cố định rải đều trên ruộng lúa, bằng các loại thức ăn viên của tôm, các loại cá tạp làm sạch băm nhỏ, hoặc khoai lang, khoai mì, dừa khô xắt miếng nhỏ… với số lượng hợp lý và nên cho ăn “bổ sung” thêm vào những thời điểm đa số tôm vừa lột xác xong để giúp tôm có đủ dinh dưỡng, sung sức mà tìm mồi ăn cho mau lớn.

Để giúp tôm càng xanh có nơi trú ẩn khi lột xác lớn lên mà không bị những con cứng vỏ tấn công. nhằm đảm bảo số lượng đầu con, thì trong quá trình nuôi nên chọn những loại cây bụi nhỏ, như cây lứt, sậy, thốt nốt, cành nhánh tre trúc hay các loại cây khác, phơi khô để dành, tới mùa thả tôm thì bó thành nhiều bó nhỏ chừng nửa ôm thả rải rác vào mương ruộng hay những nơi đất trũng nước sâu để tôm trú ngụ khi lột. Đây là giải pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng rất cần thiết và cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế sẽ càng tăng cao.

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH (ảnh minh họa)

Lựa chọn con giống

Hiện nay, công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực và nhiều cơ sở tôm giống sản xuất có kết quả, có bán ra thị trường cho người nuôi ở Đồng Tháp, An Giang… Trước các vụ nuôi, bà con nông dân Cà Mau nên tiếp cận, đặt hàng để có được nguồn giống nhiều ưu thế này về nuôi trên ruộng nhà mình, nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa – tôm càng xanh.

Trường hợp không có được nguồn giống tôm càng xanh toàn đực thì nên tranh thủ tìm và đặt hàng sớm để bắt nguồn tôm giống các đợt sản xuất đầu năm, rồi tạo ao hay khu nuôi vèo và thả sớm vào ruộng lúa ngay sau khi sạ, cấy. Như thế tôm sẽ có đủ thời gian lớn, khi bắt khai thác cuối vụ sẽ có năng suất, sản lượng lớn hơn và chất lượng tôm thương phẩm cũng tốt hơn, bán được giá cao hơn.

Kỹ thuật thu hoạch

Về thu tỉa, nên chọn bắt những con thuộc loại nhất – nhì là tôm lớn 5 – 7 con/kg hay dưới 10 con/kg để bán được giá cao, chọn thả lại tiếp tục nuôi vỗ những con chưa đủ kích cỡ thương phẩm. Nhưng nếu khách hàng có nhu cầu tôm loại nhì – ba thì ưu tiên bắt những con tôm cái đang ôm trứng hay loại đực càng lửa (càng có màu ửng đỏ) vì chúng sẽ không lớn thêm bao nhiêu. Chừa lại những con không mang trứng, đặc biệt là loại càng xanh (càng có màu ửng xanh) vì chúng còn lớn thêm rất đáng kể, nhất là con đực càng xanh nếu có đủ thức ăn có thể đạt trọng lượng loại thượng hạng 200 – 300 g/con vào cuối mùa khi thu hoạch. Hãy cố gắng chọn chừa lại loại tôm nhỏ chưa mang trứng và loại càng xanh để có thể nuôi vỗ nâng kích cỡ thương phẩm nhằm tăng thêm thu nhập.

Khu ruộng hay ao nuôi vỗ cần chuẩn bị sẵn có nguồn nước ngọt – lợ phù hợp với nước ruộng nuôi để thả ngay những con tôm lựa chừa lại, sau đó có thể bổ sung nước ngọt bù bốc hơi hay cứ để cho nước mặn ngấm dần tự nhiên vào khu nuôi vỗ, hoặc khi cần thiết thì có thể châm bù từ từ nước có độ mặn tăng dần (không làm độ mặn tăng đột ngột), vì tôm càng xanh chịu đựng được và vẫn lớn ở vùng nước có độ mặn dưới 10‰. Điều quan trọng là giai đoạn nuôi vỗ này mật số con khá cao và thời gian thường ngắn do chờ khi nào được giá thì bán ngay nên phải cho ăn thúc bằng các loại thức ăn thích hợp, phải chuẩn bị thật nhiều bó chà cho tôm trú ngụ khi lột xác để khỏi bị ăn nhau.

KS. NGUYỄN VĂN THƯỚC Nguồn: Khoa Học Phổ Thông

Các doanh nghiệp lo ngại phá sản tại thị trường xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới

Ngành tôm của Ecuador vẫn mở cửa kinh doanh, nhưng chỉ hoạt động ở mức 30 – 50% công suất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến số người tử vong tiếp tục tăng và chính phủ phải thi hành nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Khiến nhiều nhà sản xuất qui mỏ nhỏ lo ngại phá sản.

Ecuador đã ghi nhận 10.398 trường hợp nhiễm và 520 trường hợp tử vong tính đến ngày 22/4, trong đó gần 7.000 ca nhiễm và 232 ca tử vong xảy ra ở tỉnh Guayas. Tuy nhiên, một số người dân Ecuador lo ngại tình hình còn tồi tệ hơn nhiều với số người chết trên thực tế vượt xa so với báo cáo.

xuất khẩu tôm
Ảnh minh họa

Giá tôm bị ảnh hưởng di dịch bệnh

Giá tôm nguyên liệu tại Ecuador ở mức 3,6 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40 – 50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50 – 60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.Giá tôm nguyên liệu tại Ecuador ở mức 3,6 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40 – 50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50 – 60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.

Một bình luận trên diễn đàn dành cho các nhà sản xuất tôm ở Ecuador cũng có quan điểm tương tự. “Đây là những mức giá thấp nhất từ trước tới nay, một bối cảnh không mấy lạc quan cho ngành công nghiệp này”.

“Nông dân đang phải bán tôm với giá thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nó sẽ khiến nhiều người rơi vào tình trạng phá sản”, một đại diện trong ngành từ vùng Manabi trả lời báo Undercurrent News.

“Nếu chính phủ không tham gia và hỗ trợ chúng tôi, sẽ đến lúc tình trạng này không thể giải quyết và nông dân sẽ mắc nợ rất nhiều”.

Thị trường nhập khẩu cũng không khả quan

“Thị trường châu Âu hầu hết đã đóng cửa và Mỹ cũng ban bố tình trạng phong tỏa, đây là những thị trường tiêu thụ tôm chính”, ông Sole cho biết.

Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục nhập khẩu nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó. Về phía thị trường Trung Quốc, nhu cầu tôm ngày càng tăng khi nước này bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế.

Trên thực tế, Trung Quốc, quốc gia đang dần phục hồi sau đại dịch, trở thành nhà nhập khẩu tôm duy nhất của Ecuador trong vài tuần qua.

Vào tháng hai, 50% nhập khẩu trực tiếp tôm nước ấm của Trung Quốc đến từ Ecuador.

Theo ông Nelson Fernandes, Giám đốc của Golden Mar Seafoods – nhà nhập khẩu và phân phối tôm của tôm ở Nam Âu, mức giá CFR hiện ở mức trung bình từ 5,4 – 5,6 USD/kg.

“Mức giá CFR ở châu Âu là 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg vào cuối tháng 1. Vào tháng 2, Trung Quốc đã thực hiện biện pháp phong tỏa và giá giảm xuống khoảng 5,2 USD/kg. Thời điểm hiện tại, giá trung bình đạt 5,4 – 5,6 USD/kg.”

Giá CFR bao gồm thuế và chi phí đóng gói, xử lí và vận chuyển bổ sung. “Giá tôm xuất tại trang trại giảm không liên quan đến thương mại quốc tế”.

Ông Fernandes cũng cho biết Trung Quốc đang hạn chế các đơn đặt hàng tôm do tình trạng dư thừa, khiến giá CFR ở mức khoảng 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg. Sự gia tăng này là tạm thời và giá CFR tại Trung Quốc đang bắt đầu giảm trở lại.

Linh Giang  Nguồn: Kinh tế & Tiêu dụng

Ngành thủy sản khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

chế biến tôm
Doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiệt hại do dịch

Các doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiệt hại do dịch như: bố trí tài chính, nguồn lực hợp lý, cân đối lại thị trường.

Dịch Covid-19 lan nhanh trên toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới của Việt Nam như: Mỹ, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp… Chính sách cách ly người dân và giãn cách xã hội cũng như giao thông ngưng trệ khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thị trường của ngành thủy sản biến động mạnh, giá hầu hết thủy sản các loại đều bị sụt giảm.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý 1, ngành thủy sản không chỉ đối phó với dịch Covid-19 mà còn có hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sản lượng thủy sản sản xuất, xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Ngành đã linh hoạt trong chỉ đạo và điều hành. Từ tháng 12/2019, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương về bố trí mùa vụ và các giải pháp để ứng phó, thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn.

Về tác động của dịch Covid-19 đối với các mặt hàng như: tôm hùm, ốc hương, cá song, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn kỹ thuật cho bà con giảm mật độ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nuôi phù hợp nhằm giảm giá thành nhưng vẫn duy trì chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Tổng cục sẽ tiếp tục thông tin về thị trường, nắm bắt để cân đối cung cầu và khả năng cung ứng của Việt Nam. Để giúp các địa phương tổ chức sản, xuất theo kế hoạch của lãnh đạo bộ ngay khi thông báo giãn cách xã hội chấm dứt, Bộ sẽ tổ chức hội nghị với các các địa phương. Trước mắt tập trung vào những đối tượng chủ lực là hội nghị về phát triển tôm, ngành hàng cá tra, phát triển ngành hàng khai thác nhằm mục tiêu giữa Bộ và các địa phương nhằm có phương án sản xuất tốt nhất để bà con ngư dân phục hồi sản xuất và tận dụng được thị trường trong nước và xuất khẩu”.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành thủy sản vẫn có những cơ hội về thị trường. Cụ thể, ngành cá tra có thể tận dụng thời cơ các loại cá thịt trắng khác đang tăng giá mạnh, khiến cho các nhà máy chế biến của Liên minh Châu Âu (EU) có thể sẽ cân nhắc thay thế một phần bằng cá tra, nhất là khi thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam vào EU giảm từ 5% xuống 0% nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).

Minh Long – VOV

Nuôi tôm 3 giai đoạn, xu thế tất yếu

thu tôm
Việc áp dụng công nghệ mới này giúp nâng cao lợi nhuận sản xuất lên 15 – 20% so với nuôi tôm trực tiếp truyền thống. Ảnh: Võ Dũng.

Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg, giảm chi phí và an toàn hơn nhiều so với nuôi truyền thống.

Thay đổi để tồn tại

Năm 2009 Hợp tác xã (HTX) Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khởi nghiệp bằng 3ha đất cát ven biển thuê của xã. Thời điểm ấy, nuôi tôm là khái niệm khá mới mẻ với những người muốn làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết chưa có nhiều biến động, môi trường nước tương đối sạch nên hầu như nuôi vụ nào “ăn chắc” vụ đó.

Sau khi tích góp được “vốn lận lưng”, năm 2015 HTX tiếp tục thuê thêm 8ha mở rộng diện tích nuôi trồng. Những năm sau đó, vẫn áp dụng kỹ thuật nuôi trực tiếp (lấy giống từ cơ sở sản xuất về thả xuống hồ nuôi đến khi thu hoạch) nhưng gần đây, thời tiết mưa nắng thất thường, nguồn nước ô nhiễm hơn nên HTX phải đầu tư thêm hạ tầng chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn.

Cụ thể, khoảng 1 triệu con tôm giống mua về được dèo trong bể 100m3 (khoảng 10 – 15m2); sau khi nuôi được 25 – 30 ngày tiến hành chuyển sang hồ nuôi thứ nhất (2.000m2); tiếp tục nuôi 30 – 40 ngày, tôm phát triển ổn định thì chuyển ra 2 hồ nuôi giai đoạn 3 (mỗi hồ 2.000m2).

Theo ông Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Xuân Thành, tính ưu việt của nuôi tôm 3 giai đoạn là kiểm soát được tỷ lệ sống của tôm ngay tại bể dèo; tiết kiệm chi phí đầu tư từ 20 – 25% so với nuôi trực tiếp truyền thống.

“Nếu giá thành nuôi trực tiếp là 85.000 – 90.000đ/kg thì nuôi 3 giai đoạn chỉ nằm ở mức 70.000đ/kg. Như vậy, một cân tôm người nuôi có thể lãi thêm 15.000 – 20.000đ so với nuôi truyền thống. Tính như vậy để thấy rằng, việc thay đổi công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn là xu thế tất yếu để tồn tại”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Hồ Quang Dũng cho biết thêm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra không ổn định nên HTX thả nuôi mật độ thấp, năng suất thu hoạch bình quân đạt 20 – 25 tấn/ha.

“Nếu nuôi đúng mật độ, năng suất có những vụ đạt đến 40 tấn/ha. Với 32 hồ/6ha thường xuyên thả nuôi luân phiên, doanh thu mỗi năm của HTX đạt 20 – 25 tỷ đồng”, ông Dũng nói.

Chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm “bá chủ” nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh, ông Dũng bảo, yếu tố con người và công nghệ là chìa khóa thành công của HTX. Nuôi tôm lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cực kỳ lớn. Người quản lý, cán bộ kỹ thuật như một “bác sỹ”, nếu không tâm huyết, không nhanh nhạy, bám sát con tôm để “bắt bệnh” thì sẽ thất bại một sớm một chiều.

Tuy diện tích nuôi của HTX không phải lớn nhưng riêng đội ngũ quản lý, kỹ thuật đã lên đến gần 10 người; công nhân trực tiếp đứng hồ là 20 người.


Để duy trì hoạt động sản xuất, HTX Xuân Thành đầu tư thêm 10 bể dèo tôm chuyển đổi sang công nghệ nuôi 3 giai đoạn. Ảnh: Võ Dũng.

Vụ tôm Xuân Hè giảm 28% diện tích

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho giá tôm tại Hà Tĩnh giảm từ 20.000 – 25.000đ/kg, tổng sản lượng tiêu thụ cũng giảm sút 30 – 40%. Do đó, vụ tôm Xuân Hè 2020, người nuôi trồng tại các địa phương thả giống có phần dè dặt.

Ông Lưu Quang Cần, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, theo kế hoạch, năm 2020 có khoảng 1.500 hộ nuôi tôm với diện tích thả nuôi đề ra là 2.750ha. Tuy nhiên, hiện diện tích xuống giống mới đạt hơn 1.000ha (giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019), tập trung chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…

Nguyên nhân một phần do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, phần khác ảnh hưởng của việc cách ly xã hội, các phương tiện vận tải (đặc biệt là hàng không) hoạt động ít, ảnh hưởng đến việc vận chuyển con giống tôm từ các tỉnh phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu…) về sản xuất.

Ngoài ra, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả vật tư đầu vào tăng cao cũng gây khó khăn cho các hộ dân tái đầu tư sản xuất.

Được biết, sản lượng tôm nuôi ở Hà Tĩnh 4 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 339 tấn, dư sức phục vụ thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.

Để duy trì, phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn trong bối cảnh thị trường bấp bênh hiện nay, ông Lưu Quang Cần cho rằng, các huyện, thị xã cần khuyến cáo người dân nuôi rải vụ, không thả giống đồng loạt vụ Xuân Hè như những năm trước đây. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư nuôi tôm vụ Đông để tăng lợi nhuận, do giá tôm vụ Đông nội tỉnh thường cao hơn vụ Xuân Hè từ 20 – 30%.

Thanh Nga – Võ Dũng Nông nghiệp Việt Nam

Với giá tôm chạm đáy, nhà sản xuất Ecuador lo ngại phá sản

Tôm thẻ
Nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm nhỏ ở Ecuador lo ngại phá sản

Giá tôm xuất tại trang trại ở Ecuador đã giảm 0,1 – 0,5 USD/kg trong vụ thu hoạch gần nhất, bắt đầu từ ngày 10/4, khiến nhiều nhà sản xuất qui mỏ nhỏ lo ngại phá sản.

Giá tôm Ecuador giảm sâu

Giá tôm nguyên liệu tại Ecuador ở mức 3,6 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40 – 50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50 – 60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.

“Nông dân đang phải bán tôm với giá thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nó sẽ khiến nhiều người rơi vào tình trạng phá sản”, một đại diện trong ngành từ vùng Manabi trả lời báo Undercurrent News.

“Nếu chính phủ không tham gia và hỗ trợ chúng tôi, sẽ đến lúc tình trạng này không thể giải quyết và nông dân sẽ mắc nợ rất nhiều”.

Một bình luận trên diễn đàn dành cho các nhà sản xuất tôm ở Ecuador cũng có quan điểm tương tự. “Đây là những mức giá thấp nhất từ trước tới nay, một bối cảnh không mấy lạc quan cho ngành công nghiệp này”.

Ngành tôm của Ecuador vẫn mở cửa kinh doanh, nhưng chỉ hoạt động ở mức 30 – 50% công suất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến số người tử vong tiếp tục tăng và chính phủ phải thi hành nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Ecuador đã ghi nhận 10.398 trường hợp nhiễm và 520 trường hợp tử vong tính đến ngày 22/4, trong đó gần 7.000 ca nhiễm và 232 ca tử vong xảy ra ở tỉnh Guayas.

Tuy nhiên, một số người dân Ecuador lo ngại tình hình còn tồi tệ hơn nhiều với số người chết trên thực tế vượt xa so với báo cáo.

“Người dân ước tính Ecuador hiện có khoảng 11.000 ca tử vong”, ông Juan Sole, Giám đốc thương mại của nhà cung cấp tôm Cartacua cho biết.

“Một số nhà máy chỉ hoạt động 20% công suất. Một số công ty đã phải đầu tư thêm tiền để đưa đón công nhân mỗi ngày vì hầu hết họ không muốn ra khỏi nhà.

Đại diện ngành từ Manabi cho biết thêm: “Các công ty liên tục nhận được đơn đặt hàng nhưng không có nhân công, đó là lí do tại sao tình hình ngày càng phức tạp hơn”.

“Hơn nữa, các hạn chế đi lại sẽ ngày càng thắt chặt vào tuần tới và chính phủ thông báo có thể sẽ tăng thế vì lợi ích của tất cả mọi người”.

Đối với các quốc gia nhập khẩu

Trên thực tế, Trung Quốc, quốc gia đang dần phục hồi sau đại dịch, trở thành nhà nhập khẩu tôm duy nhất của Ecuador trong vài tuần qua.

Vào tháng hai, 50% nhập khẩu trực tiếp tôm nước ấm của Trung Quốc đến từ Ecuador.

“Thị trường châu Âu hầu hết đã đóng cửa và Mỹ cũng ban bố tình trạng phong tỏa, đây là những thị trường tiêu thụ tôm chính”, ông Sole cho biết.

Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục nhập khẩu nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó. Về phía thị trường Trung Quốc, nhu cầu tôm ngày càng tăng khi nước này bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc có kế hoạch không mua hàng với số lượng lớn nhằm giữ giá càng thấp càng tốt.

Trái ngược với giá nông sản, chi phí vận chuyển và giá cước (CFR) ngày càng tăng. Trung Quốc sẽ tận dụng tối đa giá thấp và yêu cầu mức giá CFR như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Theo ông Nelson Fernandes, Giám đốc của Golden Mar Seafoods – nhà nhập khẩu và phân phối tôm của tôm ở Nam Âu, mức giá CFR hiện ở mức trung bình từ 5,4 – 5,6 USD/kg.

“Mức giá CFR ở châu Âu là 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg vào cuối tháng 1. Vào tháng 2, Trung Quốc đã thực hiện biện pháp phong tỏa và giá giảm xuống khoảng 5,2 USD/kg. Thời điểm hiện tại, giá trung bình đạt 5,4 – 5,6 USD/kg.”

Giá CFR bao gồm thuế và chi phí đóng gói, xử lí và vận chuyển bổ sung. “Giá tôm xuất tại trang trại giảm không liên quan đến thương mại quốc tế”.

Ông Fernandes cũng cho biết Trung Quốc đang hạn chế các đơn đặt hàng tôm do tình trạng dư thừa, khiến giá CFR ở mức khoảng 5,8 USD/kg đối với tôm loại 30 – 40 con/kg. Sự gia tăng này là tạm thời và giá CFR tại Trung Quốc đang bắt đầu giảm trở lại.

Linh Giang Kinh tế & Tiêu dụng

Cải tiến thiết bị, khắc phục tai nạn điện trong nuôi tôm

mô-tơ cải tiến
Chiếc mô-tơ cải tiến được bảo vệ bởi lớp inox và có thể điều chỉnh tốc độ vòng quay cung cấp oxy cho tôm theo ý muốn.

Ông Huỳnh Xuân Diện (Cà Mau) cải tiến chiếc mô-tơ điện xoay chiều 220V thành mô-tơ điện một chiều 48V; kết hợp với bộ điều tốc để điều chỉnh vòng quay của hệ thống quạt, giảm tình trạng tai nạn điện trong nuôi tôm.

Để nuôi tôm đạt hiệu quả, ông Huỳnh Xuân Diện, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, đã cải tiến thành công chiếc mô-tơ chạy quạt tạo oxy cho tôm nuôi, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Mô-tơ này không chỉ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí tiền điện, mà còn khắc phục được tai nạn điện cho người nuôi tôm.

Hiện nay, những người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn huyện Cái Nước đang sử dụng dòng diện xoay chiều 220V, cung cấp cho mô-tơ chạy quạt tạo oxy cho tôm nuôi. Nhưng do bất cẩn trong quá trình sử dụng, có không ít trường hợp bị tai nạn điện, dẫn đến tử vong.

Để khắc phục tai nạn điện trong nuôi tôm, ông Huỳnh Xuân Diện cùng các cộng sự cải tiến thành công chiếc mô-tơ điện xoay chiều 220V, trở thành mô-tơ điện một chiều 48V; kết hợp với bộ điều tốc để điều chỉnh vòng quay của hệ thống quạt tạo oxy cho tôm nuôi theo ý muốn, tạo ra lượng oxy phù hợp cho tôm nuôi ở từng giai đoạn. Còn khi vận hành, dùng tay chạm trực tiếp vào thiết bị vẫn an toàn, không bị điện giật, khắc phục được tình trạng tai nạn điện trong nuôi tôm.

Qua ứng dụng thực tiễn trong sản xuất, mô-tơ sử dụng dòng điện một chiều 48V do ông Diện cải tiến không chỉ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí tiền điện, khi kết hợp nguồn tôm giống chất lượng, sau hai tháng thả nuôi tôm đạt trọng lượng từ 50 – 60 con/kg. Với ao nuôi, tôm 250m2, dự kiến sau khi thu hoạch, trừ chi phí sẽ có lãi ít nhất 200 triệu đồng. Ông Diện cho biết: “Hiện nay mình đang thí điểm mô hình nuôi tôm, bắt tôm giống của Công ty TNHH đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, kết hợp sử dụng mô-tơ cải tiến dòng một chiều 48V chạy quạt tạo oxy cho tôm nuôi, thấy tốc độ tôm phát triển rất nhanh. Sau gần 2 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình từ 50 – 60 con/kg, đã tiết kiệm được chi phí, người nuôi tôm có lãi khá cao. Điều này cho thấy, khi sử dụng nguồn tôm giống chất lượng, kết hợp sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, cho dù giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu trên thị trường sụt giảm còn 70 ngàn đồng/kg, người nuôi tôm cũng không sợ thua lỗ”.


Chiếc mô-tơ cải tiến được ông Huỳnh Xuân Diện ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Sau khi cải tiến thành công mô-tơ dòng điện một chiều sử dụng nguồn điện 48V, ông Huỳnh Xuân Diện còn có ý tưởng ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời, cung cấp cho mô-tơ để chạy quạt tạo oxy cho tôm nuôi. Khi ấy, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh không phải tốn kém chi phí đầu tư hạ thế lưới điện, máy phát điện dự phòng và hàng tháng không phải chi trả tiền điện, người nuôi tôm sẽ không còn gánh nặng chi phí sản xuất như hiện nay.

Anh Nguyễn Văn Dương (ấp Hợp Tác Xã, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước), là một trong những hộ dân có thâm niên trong nghề nuôi tôm siêu thâm canh. Sau khi tham quan thực tế chiếc mô-tơ cải tiến của anh Huỳnh Xuân Diện, đang hoạt động cung cấp oxy cho tôm nuôi, anh hết sức tâm đắc và cho rằng: “Anh Diện cải tiến chiếc mô-tơ này hết sức hữu ích, sẽ giúp người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí tiền điện, không còn lo sợ tai nạn do điện giật, tôi sẽ ứng dụng cho dàn ao tôm của gia đình để nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Việt Tiến Đất Mũi