Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Nitrat (NO3) tưởng không hại nhưng hại không tưởng

tôm càng xanh
Nitrat có thể gây độc rất lớn với tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng

Khi đạt đến mức giới hạn Nitrat sẽ gây độc rất lớn với tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng.

Dân số thế giới ngày càng tăng, nhưng các nguồn thủy sản đánh bắt từ tự nhiên lại vô cùng hạn chế và đang trên đà thiếu hụt trầm trọng. Điều đó đang là gánh nặng đặt lên “vai” của ngành nuôi trồng thủy sản với trách nhiệm sản xuất và cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân trên toàn thế giới. Trách nhiệm thì sẽ tồn tại đồng thời với sự bền vững và hợp lý về phương thức sản xuất của ngành. Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đang là một trong những ngành chính cung cấp nguồn thực phẩm lớn, lại dễ áp dụng các công nghệ, mô hình mới vào sản xuất.

Nuôi tôm là hoạt động đầy hứa hẹn của ngành, nhờ giá trị của sản phẩm sản xuất được ngày càng tăng, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Trong đó nghề nuôi tôm càng xanh cũng ngày càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Vì tôm càng xanh lớn con, dễ nuôi và đa dạng các mô hình sản xuất. Từ chuyên canh, thâm canh, nuôi ghép với cá trong ao đất đến các hệ thống tuần hoàn khép kín đều áp dụng được với mật nuôi này. Do đó, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng khi áp dụng công nghệ mới trong các hệ thống nuôi tôm càng xanh. Các hệ thống nuôi như biofloc, tuần hoàn khép kín được xem là bền vững khi nước sử dụng ổn định, được kiểm soát chặt chẽ, giảm lượng nước thải, bên cạnh việc tăng năng suất cao khi nuôi. Tuy nhiên các chỉ tiêu chất lượng nước ngày càng sụt giảm chất lượng là do hầu hết các chất thải có nguồn gốc nitơ, đây cũng là vấn đề chính mà các hệ thống trên phải đối mặt. 

Hiện nay nhiều người đang đầu tư sử dụng các hệ thống lọc sinh học bằng cách để vi khuẩn có lợi (Nitrosomonas và Nitrobacter) thực hiện nitrat hóa để giảm thiểu các mối nguy hại từ amoniac (NH3) hay nitrit (NO2). Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng của sự lọc này là nitrat (NO3) cũng gây hại nếu đạt đến hàm lượng nhất định. Vì vậy đòi hỏi phải áp dụng một công nghệ khác để loại bỏ nitrat ra khỏi ao nuôi. Kịch bản gây hại của nitrat thậm chí còn tệ hơn nửa nếu nước trong hệ thống đã được sử dụng trong một thời gian dài. Thật ra độc tính của nitrat độc hơn rất nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ, nồng độ nitrat cao sẽ làm giảm sự tăng trưởng của vật nuôi.

Với nồng độ cao thì nitrat hoàn toàn có thể gây độc cho tôm càng xanh ở lúc nhạy cảm như giai đoạn ấu trùng, sinh sản. Khi đó sức khỏe và kích cỡ của tôm đều bị ảnh hưởng rất mạnh, các chức năng của cơ quan cảm giác cũng bị tổn hại, giảm khả năng bắt mồi. Nếu nghiên cứu được nồng độ chính xác gây độc ở các cấp độ cấp tính và mãn tính sau khi ấu trùng tôm càng xanh tiếp xúc với nitrat thì sẽ tìm được biện pháp hạn chế ảnh hưởng của độc chất này, qua đó gia tăng sự bền vững trong việc ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.

Sau xét nghiệm cho thấy tỷ lệ chết của ấu trùng tôm càng xanh là 100% sau khi tiếp xúc với 800mg/l trong 12 giờ và 400mg/l trong 48 giờ. Tuy nhiên, nồng độ gây độc đôi khi cũng không quá cứng nhắc, mức độ an toàn của tôm với độc tính còn có thể thay đổi do các tác động bên ngoài. Các nghiên cứu trước đây chứng minh tác dụng độc hại của nitrat đối với tôm càng xanh còn tùy vào giới tính và môi trường sống của chúng. Khi nồng độ nitrat tăng cao, những căng thẳng liên quan đến việc thiếu oxy bắt đầu xuất hiện khi mà quá trình tiếp nhận oxy của tôm bị giới hạn, pH máu bị thay đổi, việc vận chuyển oxy trong máu tôm bị tắc nghẽn. Hơn nữa quá trình thẩm thấu, quá trình lột xác của cơ thể tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà thủ phạm vẫn là nitrat. Với việc hấp thu được ít oxy, sự tăng trưởng giảm, khả năng vận động, sức sinh sản cùng các chức năng của cơ thể tôm đều bị giảm sút, cuối cùng là thiệt hại lớn về kinh tế trong hệ thống sản xuất.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, nồng độ nitrat sẽ đạt đến mức độc hại trước cả khi nồng độ amoniac và nitrit phát sinh mạnh và gây độc (nhờ hiệu quả lọc sinh học của những vi khuẩn nitrat hóa). Nói tóm lại, hành trình tìm hiểu độc tính nitrat ảnh hưởng đến ấu trùng tôm càng xanh đã thu về được nhiều hiểu biết về tác hại lớn đối với sự tăng trưởng của loài này. Kết luận được giới hạn độc tính của nitrat đối với ấu trùng tôm càng xanh là 8,62mg/l, trên mức này có thể sẽ gây ra những triệu chứng cấp tính. Do đó, trong quá trình ương nuôi cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nồng độ nitrat để thu về được hiệu quả cao hơn. 

Hà Tử – https://tepbac.com/

Môi trường không đảm bảo, hơn 90ha tôm nước lợ bị bệnh

đốm trắng
Có tới gần 90 ha tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) bị bệnh xảy ra ở Phú Yên.

Gần 6 tháng nay, tại Phú Yên có tới gần 90 ha tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) bị bệnh. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, cảnh báo người dân.

Thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh năm 2020 ước đạt 2.800 ha; trong đó, nuôi tôm nước lợ khoảng 1.900 ha, sản lượng ước đạt 9.500 tấn. Toàn tỉnh cũng có 15 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ.

Tuy nhiên hiện nay dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ tại Phú Yên đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Từ đầu năm đến nay, có tới gần 90 ha tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ chân trắng, sú) bị bệnh; trong đó, nhiều nhất là tại huyện Đông Hòa 55ha, Tuy An 31,5ha…chiếm khoảng 10% diện tích thả nuôi và tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Bệnh gây hại trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và tôm bị bệnh do môi trường nuôi không đảm bảo. Phần lớn bệnh xảy ra ở vùng nuôi có diện tích lớn, một số diện tích bệnh người nuôi không báo cáo, tự xử lý, do vậy nguy cơ lây lan bệnh cao.

Trước những diễn biến phức tạp trên vùng tôm nuôi, UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tổ chức, giám sát, lấy mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường, xét nghiệm mầm bệnh, phát hiện sớm ổ dịch, cảnh báo kịp thời cho người nuôi trồng thủy sản; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người nuôi tuân thủ thả giống theo lịch thời vụ, chủ động áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, phòng bệnh, khuyến khích xây dựng chuỗi sản xuất, cơ sở, vùng an toàn dịch động vật theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã ven biển phối hợp với các cơ quan chức năng truyền tải thông tin quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh đến người nuôi trồng thủy sản, vận động người nuôi khai báo kịp thời khi phát hiện dịch bệnh xảy ra trên thủy sản nuôi, sử dụng hóa chất xử lý môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, ngăn ngừa khống chế dịch bệnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh Phú Yên cũng giao Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu thủy sản, sản phẩm thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kiên quyết xử lý các hành vi kinh doanh vận chuyển trái phép.

Để ngăn chặn dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phân bổ 21 tấn hóa chất Sodium Chloritecho 20% cho các địa phương sát trùng vùng nuôi.

Hồng Phương –  Dân Việt

Sản xuất tôm của Ấn Độ sẽ giảm 50% trong quý II

Sản xuất tôm tại Ấn Độ đang dần trở lại bình thường sau lệnh phong tỏa toàn quốc của nước này. Tháng 3/2020 là chính vụ nuôi thả tôm, nhưng lệnh phong tỏa đột ngột đã khiến việc nuôi thả tôm gặp khó khăn. Do đó, sản xuất tôm của Ấn Độ sẽ giảm 50% trong quý II/2020.

Tuy nhiên, Ấn Độ đang từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Vài tuần gần đây, nước này đã nới lỏng hạn chế đi lại, hoạt động giao thông vận tải, thương mại và sản xuất. Khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, việc thả nuôi tôm sẽ được nối lại. Nếu 70 – 80% trại nuôi được thả nuôi trở lại, sản lượng tôm của Ấn Độ có thể đạt khoảng 500.000 tấn, bằng 60 – 70% sản lượng của năm 2019.

Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi của Ấn Độ (RGCA) đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất cá rô phi trang trại cải tiến di truyền (GIFT) trong khu phức hợp nuôi trồng thủy sản đa loài tại Vallarpadam, Kochi. Cơ quan Phát triển Xuất khẩu hàng hải Ấn Độ (MPEDA) có kế hoạch bắt đầu sản xuất cá con từ tháng 6/2020 để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản của Kerala.

Nam Hồng – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Xuất khẩu thủy sản dự báo tăng từ tháng 6, nhưng không đột biến

Ảnh: VASEP


Xuất khẩu thủy sản dù giảm nhẹ 1,6% trong tháng 5.2020 do thế giới vẫn chưa khống chế được dịch bệnh COVID-19, nhưng dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ bật tăng trong các tháng cuối năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt  Nam (VASEP), sau khi kiểm soát được dịch COVID-19, từ tháng 3.2020 nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Trung Quốc phục hồi, do đó xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc dã liên tục tăng trong 2 tháng qua: Tăng 35% trong tháng 4; tăng 20% trong tháng 5.

Bên cạnh đó, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng Nhật Bản vẫn giữ ổn định nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam và giá trị nhập khẩu đã tăng liên tục trong các tháng đầu năm: Tháng 4.2020 tăng 16%, tháng 5 tăng 9%.

“Dự kiến với đà tăng trưởng này, Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam năm nay, bù đắp phần đáng kể cho sự sụt giảm tại các thị trường Châu Âu, Mỹ” – ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Hoài Nam, nhìn chung, tính đến hết tháng 5.2020, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chỉ còn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 2%, đến cuối tháng 6.2020, kết quả xuất khẩu sang thị trường này sẽ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 4 và tháng 5, xuất khẩu tôm đã tăng trưởng 6%. Nhờ vậy, dù ảnh hưởng của COVID-10, nhưng trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm vẫn có tăng trưởng dương gần 4%, đạt gần 1,2 tỉ USD.

Xuất khẩu cá tra cũng đang hồi phục từ tháng 5.2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đã cao hơn tháng 4.2020, kim ngạch 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD.  

“Dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì từ tháng 5.2020, thị trường Châu Âu đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới.

Tuy nhiên, diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp tại Mỹ và một số nước khác nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại thủy sản chung của toàn cầu. Do vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm”-Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam nhận định.

VŨ LONG – VASEP

TÁC DỤNG CỦA 3 NGUỒN PROTEIN THỰC VẬT THAY THẾ BỘT CÁ TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Đặt vấn đề

Tôm thẻ chân trắng là một loài quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và là loài được nuôi nhiều nhất trên thế giới. Điều này phần lớn là do sự tăng trưởng nhanh chóng, khả năng chịu bệnh, khả năng chịu mật độ thả cao và nhu cầu protein trong chế độ ăn tương đối thấp (30%). Tuy nhiên, khi chi phí bột cá ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu protein sẽ cần phải tối ưu hóa chế độ ăn bằng cách giảm thiểu chế độ ăn bột cá (FM).

Trong 10 năm qua, sản xuất FM đã giảm. Trên thực tế, từ năm 2000 đến 2018, sản lượng bột cá đã giảm và giá ngày càng tăng. Điều này đã khiến ngành công nghiệp thức ăn khám phá các lựa chọn thay thế ít tốn kém hơn cho FM. Tuy nhiên, khi thay thế FM bằng nguồn protein kinh tế hơn, điều quan trọng là không chỉ xem xét về giá, mà còn xem xét các khía cạnh khác như giá trị dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa, độ ngon miệng và sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Một trong những cây trồng protein dựa trên thực vật thành công nhất trong thức ăn chăn nuôi là bột đậu nành. Điều này là do hàm lượng protein cao (47%) và lipid (2,2%) cùng với giá thấp so với FM. Tương tự như vậy, bột hạt vừng cũng mang lại nhiều lợi ích tương tự so với bột đậu nành nhưng hàm lượng lipid cao hơn nhiều. Bột hạt mè thường chứa khoảng 42% protein làm cho nó tương đương với bột đậu nành; tuy nhiên, nó chứa khoảng năm lần hàm lượng lipid ở mức 11,2%. Trong những năm gần đây, đã có sự quan tâm trong việc sử dụng quá trình lên men để tăng khả năng tiêu hóa protein từ thực vật ở nhiều loài thủy sản quan trọng. Quá trình lên men giúp phá vỡ các chất protein phức tạp hơn trong thực vật để làm cho nó dễ dàng tiêu hóa hơn. Một lợi ích quan trọng khác trong các sản phẩm lên men là sự làm giàu của vi khuẩn. Một thử nghiệm của Hamidoghli et al. (2019) đã chỉ ra rằng từ 10 – 20% FM có thể được thay thế bằng protein đơn bào thu được từ Corynebacterium ammoniagenes trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng. Nhiều công ty đã tập trung vào sản xuất các sản phẩm protein thực vật lên men bằng nhiều loại vi khuẩn và quy trình. Do đó, điều quan trọng là phải chứng minh các tác động của các nguồn protein dựa trên thực vật lên men như là chất thay thế FM có thể trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng.

Thiết kế thí nghiệm

Chế độ ăn bột cá 30% được coi là đối chứng (CON), 6 chế độ ăn khác đã được chuẩn bị bằng cách thay thế 20% hoặc 40% bột cá bằng bột đậu nành (SB20 và SB40), bột đậu nành lên men (ST20 và ST40), hoặc bột mè (SM20 và SM40). 20 con tôm có trọng lượng ban đầu trung bình 0,65 ± 0,05 g được bố trí ngẫu nhiên vào 21 bể (45 L) và cho ăn 4 lần/ngày. Nhiệt độ nước được kiểm soát ở 28 ± 1°C.

Bảng 1. Thành phần của 7 chế độ ăn

Thành phần (%)Chế độ ăn
CONSB20SB40ST20ST40SM20SM40
Bột cá30241824182418
Bột đậu nành1523.832.515151515
Bột đậu nành lên men0007.214.500
Bột mè0000009.7
Phụ gia gia cầm3333333
Bột huyết2222222
Bột thịt và xương5555555
Bột gan mực3.33.33.33.33.33.33.3
Bột Gluten lúa mì5555555
Bột mì15151515151515
Bột ngô11111111111111
Dầu cá3.63.94.244.432.4
Khác7777777
Tổng100100100100100100100
Phân tích
Độ ẩm9.19.18.88.18.89.38.5
Protein41.84241.941.841.94141.9
Lipid9.89.89.89.79.99.79.9
Tro10.49.79.79.19.59.89.6

Kết quả

Tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu suất sử dụng protein của tôm ăn CON cho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với tôm được cho ăn tất cả các chế độ ăn khác. Tuy nhiên, hiệu suất tăng trưởng của tôm được cho ăn theo chế độ ST20 cao hơn đáng kể so với tôm được cho ăn theo chế độ SM20 và SM40 (p < 0,05). Hoạt tính Superoxide disutase (SOD) của tôm được cho ăn khẩu phần CON, ST20 và ST40 cao hơn đáng kể so với tôm được cho chế độ ăn SB40 và SM40. Nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa những con tôm được cho ăn chế độ ăn CON, SB20, ST20, ST40 và SM20. Ngoài ra, hoạt động Lysozyme của tôm được cho ăn chế độ ST20 cao hơn đáng kể so với tôm được cho ăn chế độ SB40 và SM40. Mặc dù, hoạt động Lysozyme của tôm được cho ăn chế độ ăn CON không khác biệt đáng kể so với tôm được cho ăn tất cả các chế độ ăn thử nghiệm khác.

Thu thập và phân tích mẫu

Sau 7 tuần thử nghiệm cho ăn, mỗi con tôm được cân và đo để tính hiệu suất tăng trưởng bao gồm tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu suất sử dụng protein và tỷ lệ sống.

Kết quả

HIỆU SUẤT TĂNG TRƯỞNG

Bảng 2. Hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng được nuôi với 7 chế độ ăn thử nghiệm trong 7 tuần

bang_2

WG: Tăng trọng

SGR: Tốc độ tăng trưởng cụ thể (%/ngày)

FE: Hiệu quả sử dụng thức ăn

PER: Hiệu suất sử dụng protein

SR: Tỷ lệ sống

Pooled SEM: Trung bình sai số chuẩn

Vào cuối thử nghiệm cho ăn, kết quả của hiệu suất tăng trưởng được thể hiện trong Bảng 2. Tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) của tôm ăn CON cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa tôm được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm khác (p > 0,05). Tuy nhiên, WG và SGR của tôm được cho ăn chế độ ST20 cao hơn đáng kể so với tôm được cho ăn chế độ ăn SM20 và SM40 (p < 0,05). Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) và hiệu suất sử dụng protein (PER) của tôm được cho ăn chế độ ăn CON cho thấy không có sự khác biệt đáng kể với chế độ ăn thử nghiệm khác (p > 0,05). Tuy nhiên, FE và PER của tôm được cho ăn chế độ ST20 cao hơn đáng kể so với tôm được cho ăn chế độ SM20 và SM40 (p < 0,05).

PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU

Bảng 3. Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của tôm thẻ chân trắng được nuôi với 7 chế độ ăn thử nghiệm trong 7 tuần

bang_3

Kết quả của các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu được cho ăn 7 chế độ ăn thử nghiệm được trình bày trong Bảng 3. Hoạt động SOD của tôm được cho ăn CON, ST20 và ST40 cao hơn đáng kể so với tôm được cho ăn khẩu phần SB40 và SM40 (p < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những con tôm được cho ăn CON, SB20, ST20, ST40 và SM20 (p > 0,05). Hoạt động Lysozyme của tôm được cho ăn chế độ ăn CON cho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với các chế độ ăn khác (p > 0,05). Mặc dù, chế độ ăn ST20 cao hơn đáng kể so với tôm được cho chế độ ăn SB40 và SM40 (p < 0,05).

PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CƠ THỂ

Bảng 4. Phân tích thành phần cơ thể của tôm thẻ chân trắng được nuôi với 7 chế độ ăn thử nghiệm trong 7 tuần (% chất khô)

bang_4

Mo: Độ ẩm

CP: Protein thô

CL: Lipid thô

As: Tro

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về protein thô, lipid, tro và độ ẩm của tôm được cho ăn trong các chế độ ăn thử nghiệm (p > 0,05).

THÔNG SỐ HUYẾT HỌC

Bảng 5. Các thông số huyết học của tôm thẻ chân trắng được nuôi với 7 chế độ ăn thử nghiệm trong 7 tuần

bang_5

GL: Glucose (mg/dl)

TP: Protein tổng (g/dl)

GOT: Glutamic Oxaloacetic Transaminase

GPT: Glutamic Pyruvic Transaminase

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các thông số huyết học đối với các chế độ ăn khác nhau.

Kết luận

Kết quả của nghiên cứu hiện tại chứng minh rằng bột đậu nành, bột đậu nành lên men và bột mè có thể thay thế 40% bột cá dựa trên hiệu suất tăng trưởng và hoạt động Lysozyme. Nhưng dựa trên hoạt động Superoxide Disutase, bột đậu nành và bột mè có thể thay thế tới 20% bột cá bột và bột đậu nành lên men có thể thay thế tới 40% bột cá trong nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

Nguồn: https://link.springer.com/article/10.1186/s41240-020-0148-x

Lược dịch: Trần Thị Thúy Quyhttps://thanvuong.com/

Bảo vệ tôm hùm Mỹ, Tổng thống Trump dọa đánh thuế EU, Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đánh thuế lên xe hơi của EU và một sản phẩm “giá trị” của Trung Quốc vì những bên này đánh thuế lên tôm hùm Mỹ.

Ngư dân đánh bắt tôm hùm tại bang Maine /// Reuters

Ngư dân đánh bắt tôm hùm tại bang MaineREUTERSTrong cuộc gặp gỡ đại diện hiệp hội nghề cá tại thành phố Bangor, bang Maine ngày 5.6, Tổng thống Trump chỉ thị cố vấn về thương mại Peter Navarro xem xét đánh thuế lên xe hơi của Liên minh châu Âu (EU) và một sản phẩm của Trung Quốc để buộc các bên này gỡ bỏ thuế suất với tôm hùm Mỹ ngay lập tức, theo Reuters.“Nếu họ không thay đổi, chúng ta sẽ áp thuế lên xe hơi của họ và họ sẽ thay đổi ngay”, Tổng thống Trump tuyên bố, đồng thời miêu tả chính sách thương mại của EU cũng tệ gần như Trung Quốc trong những năm qua.Tổng thống Trump còn chỉ thị ông Navarro tìm một sản phẩm nào đó rất giá trị với Trung Quốc để đánh thuế đáp trả. “Peter Navarro giờ trở thành vua tôm hùm rồi”, Tổng thống Trump nói đùa.Hiện EU và Trung Quốc chưa bình luận gì về đe dọa này. Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã áp đặt nhiều thuế suất đối với EU và Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại.Cùng ngày, Tổng thống Trump ký tuyên bố sẽ loại bỏ quy định cấm đánh bắt thủy sản tại khu vực rộng 12.949 km2 ngoài khơi bang Maine, vốn được chính quyền Tổng thống Barack Obama ban hành năm 2016.Động thái của Tổng thống Trump nhằm lấy lòng cử tri tại tiểu bang này trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Theo AFP, Tổng thống Trump suýt thua tại Maine hồi năm 2016.

Vi Trân

Vi Trânhttps://thanhnien.vn/

Một số vấn đề cần lưu ý nuôi tôm trong điều kiện thời tiết hiện nay

Theo dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, từ nửa cuối tháng 5, tỉnh Sóc Trăng sẽ chính thức bước vào mùa mưa, tuy nhiên nềnnhiệt vẫn ở mức cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn (26 – 35oC).Thời điểm giao mùa thường xuyên xuất hiện mưa lớn, giông lốc; biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao,làm cho môi trường nước ao nuôi tôm luôn biến động.Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm đề kháng của tôm nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát triển.thậm chí có thể chết tôm tại các ao nuôi.

Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:

quản lý môi trường ao nuôi khi thời tiết xấu ( ảnh minh họa )
  • Trong quá trình nuôi:
  1. Luôn đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì từ 1,8 -2 mét; Chạy sục khí, quạt nước đảm bảo oxy trong nước đạt trên 4mg/l.T
  2. Duy trì môi trường nước ao ổn định luôn đảm bảo pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.
  3. Định kỳ 5-7 ngày bổ sung men vi sinh có gốc Bacillus để ổn định môi trường ao nuôi
  4. Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng ngoài ra bổ sung thêm các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, khoáng vi lượng và một số vitamin C, B1 cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm.
  5. Định kỳ xử lý nền đáy ao bằng các chế phẩm sinh học và thả ghép với một số loài cá.
  6. liên tục hoặc quan sát thấy tôm lột xác… cần giảm 20-30% lượng thức ăn tránh dư thừa
  7.  Định kỳ lấy mẫu nước ao nuôi và/hoặc mẫu tôm đến các Phòng xét nghiệm kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi.
  •  gặp thời tiết bất lợi (mưa to, giông bão, nhiệt độ giảm thấp)
  1. Tăng thời gian chạy sục khí, quạt nước.Tăng cường chạy quạt vào ban đêm và sau khi trời mưa để tránh hiện tượng phân tầng nước gây sốc cho tôm.
  2. Dừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với các bữa ăn trước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
  3. Bờ ao cao và chắc chắn đảm bảo nước mưa từ trên bờ không chảy xuống ao gây đục và ô nhiễm nước ao. Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng vôi CaCO3 đều khắp mặt ao để duy trì pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.
  4. Khi thời tiết, môi trường nước ao nuôi ổn định tiến hành cho tôm ăn lại bình thường theo nhu cầu của tôm.
  5. Tháo bỏ phần nước mưa trên mặt (đối với những cơn mưa lớn), tránh gây sốc độ mặn, nhiệt độ đột ngột sau mưa.
  • Đối với ao mới thả nuôi
  1. Đối với những ao chuẩn bị thả giống, cần theo dõi thông tin dự báo thời tiết để chọn ngày thả cho thích hợp; tránh thả giống vào những ngày mưa lớn hoặc ngay sau những ngày mưa lớn vì rất dể gây sốc cho tôm con, giảm tỷ lệ sống.
  2. Thả giống kết thúc trong tháng 6/2020 để đảm bảo thời gian lắp lại vụ lúa, thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin diễn biến về môi trường, thời tiết, dịch bệnh để chủ động trong sản xuất.

nguồn : tepbac