Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tôm đất bố mẹ

Tôm đất
Tôm đất hay tép bạc đất là đối tượng có giá trị kinh tế ở nước ta

Tôm đất là đối tượng thủy sản rất quan trọng về mặt giá trị dinh dưỡng, giá cả thị trường và lợi ích kinh tế, là loại thực phẩm có giá trị kinh tế, có chất lượng thịt cao cả về mặt hàng tươi sống và chế biến tôm khô.

Tôm đất (Metapenaeus ensis) có một số đặc điểm ưu việt như rộng muối, rộng nhiệt, phổ thức ăn rộng, có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi cao với sự biến động của môi trường, đặc biệt là độ mặn. Bên cạnh đó, tôm đất ít bị nhiễm bệnh hơn một số loài tôm khác và là một đối tượng nuôi tiềm năng để thay thế các loài tôm nói riêng và các loài thủy sản nước lợ mặn nói chung nhằm ổn định và phát triển sản lượng thủy sản trong điều kiện chất lượng môi trường đi xuống, dịch bệnh trong nuôi thủy sản đang rất phổ biến và ngày càng lan rộng.

Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như cường độ khai thác quá mức cho phép, ngư cụ khai thác không chọn lọc, môi trường ô nhiễm… nên nguồn giống tôm đất tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí không đủ cho các đầm nuôi quảng canh. Phát triển nghề nuôi tôm đất trên diện rộng là xu hướng cần thiết để giải quyết, khắc phục các khó khăn trên. 

Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương vẫn chưa có quy trình nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ và sản xuất giống tôm đất. Kỹ thuật hiện đang sử dụng ở một vài trại giống nhỏ lẻ phát sinh từ những kinh nghiệm của người dân, ứng dụng quy trình đã xây dựng từ những năm 90 với nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng tôm đất vẫn  còn thấp.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đên tôm đất bố mẹ

Bố trí các nghiệm thức:

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự thành thục của tôm bố mẹ

Nghiệm thức 1 (NT1): Sử dụng thức ăn 100% giun nhiều tơ

Nghiệm thức 2 (NT2): Sử dụng thức ăn kết hợp 50% giun nhiều tơ  + 50% nhuyễn thể

Nghiệm thức 3 (NT3): Sử dụng thức ăn kết hợp 50% giun nhiều tơ + 50% giáp xác

Nghiệm thức 4 (NT4): Sử dụng thức ăn100% nhuyễn thể

Nghiệm thức 5 (NT5): Sử dụng thức ăn 100% giáp xác

Nghiệm thức 6 (NT6): Sử dụng thức ăn 50% nhuyễn thể + 50% giáp xác

Nghiệm thức 7 (NT7): Sử dụng thức ăn kết hợp 40% giun nhiều tơ + 30% nhuyễn  thể + 30% giáp xác.

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự thành thục của tôm bố mẹ

Nghiệm thức 1 (NT1): Tôm nuôi ở độ mặn 26‰

Nghiệm thức 2 (NT2): Tôm nuôi ở độ mặn 28‰

Nghiệm thức 3 (NT3): Tôm nuôi ở độ mặn 30‰

Nghiệm thức 4 (NT4): Tôm nuôi ở độ mặn 32‰

Nghiệm thức 5 (NT5): Tôm nuôi ở độ mặn 34‰.

Kết quả ở cho thấy, tỷ lệ thành thục ở nghiệm thức NT7, NT2 và NT1 đạt cao nhất, lần lượt là 81%, 80% và 79%. Tuy nhiên, Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế của tôm đất bố mẹ ở nghiệm thức 2 đạt cao nhất (lần lượt 12,8 vạn trứng/cá thể và 9,5 vạn trứng/lần đẻ/tôm mẹ), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 

Kết quả thu được cho thấy sức sinh sản của tôm bố mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại thức ăn khác nhau. Nghiệm thức 2 (50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể) cho tỷ lệ thành thục,sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao nhất. 

NT1 và NT7 cho thời gian từ cắt mắt đến lần đẻ đầu ngắn nhất, số lần đẻ/ chu kì lột xác cao nhất, thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất. Nghiệm thức NT1, NT2, NT7 và NT3 cho tỉ lệ sống cao nhất. 

Trong thí nghiệm 2, tỷ lệ thành thục của tôm đất có sự khác nhau khi nuôi ở các thang độ mặn khác nhau (p < 0,05). Tỷ lệ thành thục đạt cao nhất ở nghiệm thức NT5 (độ mặn 34‰) với 80,7% và đạt thấp nhất ở nghiệm thức NT1 (độ mặn 26‰) với 69,0%. 

Sức sinh sản tuyệt đối của tôm đất cao nhất với 12,4 vạn trứng/ cá thể ở nghiệm thức NT5 (độ mặn 34‰) và thấp nhất ở nghiệm thức NT1 với 10,3 vạn trứng/ cá thể (p < 0,05).

Nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ ở độ mặn 30-34‰ cho tỷ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối, số lần đẻ/chu kì lột xác và sức sinh sản thực tế đạt cao nhất, thời gian từ khi cắt mắt đến lần đẻ đầu tiên ngắn nhất (3 ngày) và thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất (3,5 ngày). 

Theo nghiên cứu của Leung, (1997) về đặc điểm sinh sản của tôm đất thấy rằng độ mặn có ảnh hưởng lớn đến sự thành thục và đẻ trứng của tôm cái. Ở các vùng có độ mặn thấp, hầu hết tôm cái được tìm thấy đều ở giai đoạn chưa thành thục sinh dục, trong khi đó, tỷ lệ tôm cái thành thục sinh dục cao hơn nhiều ở các vùng có độ mặn từ 33- 34‰ (Crocos và cộng sự, 2001).

Tóm lại, trong quá trình vỗ thành thục tôm đất bố mẹ nên được cho ăn thức ăn kết hợp 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể và nuôi ở độ mặn 34‰ để đạt tỷ lệ thành thục, sức sinh sản cao nhất.

Theo Tôn Nữ Mỹ Nga, Nguyễn Văn Dũng, Lê Thị Ngọc Huyền, Lê Văn Chí.
Như Huỳnh – https://tepbac.com/

Minh Phú thay đổi kế hoạch kinh doanh 2020, từ lãi gấp 3 lần xuống giảm 30%

tôm Minh Phú
Minh Phú đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 giảm 11% còn 15.206 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 994 tỷ đồng, giảm 30% so với kế hoạch 2019.

“Vua tôm” Minh Phú đã thay đổi kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất đạt 1.368 tỷ đồng, gấp 3 lần 2019, xuống giảm 30% so với kế hoạch 2019.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 vừa công bố, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) trình chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu 56.700 tấn, tương đương giá trị xuất khẩu 638 triệu USD, giảm 1% so với năm 2019. Công ty có kế hoạch mở rộng vùng nuôi tại Kiên Giang, Lộc An để thả nuôi khoảng trên dưới 1.000 (ao).

Kế hoạch doanh thu năm 2020 giảm 11% còn 15.206 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 994 tỷ đồng, giảm 30% so với kế hoạch 2019. Năm trước, công ty này chỉ thực hiện 35% kế hoạch năm.

Kế hoạch kinh doanh 2020 đã có sự thay đổi, trước đó, MPC công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lãi trước thuế hợp nhất đạt 1.368 tỷ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm trước.

Trong quý I/2020, MPC ghi nhận doanh thu thuần và giá vốn hàng bán lần lượt giảm 15% và 14% so với cùng kỳ, chỉ còn 2.844 tỷ đồng và 2.603 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến lãi gộp giảm 30%, xuống mức 241 tỷ đồng. Tính chung các quý I/2020, MPC ghi nhận lãi ròng giảm 33%, xuống còn gần 58 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2020, hàng tồn kho của MPC ghi nhận tăng 11% so với hồi đầu năm, lên gần 3.224 tỷ đồng với hơn 2.872 tỷ đồng là thành phẩm, hàng hóa. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 10%, còn 1.266 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý I/2020, tổng tài sản của MPC ghi nhận gần 8.320 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm.

Trước đó, từ năm 2019  Minh Phú đã gặp nhiều khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 644 triệu USD, giảm 14%. Thị trường lớn nhất vẫn là Mỹ với tỷ trọng 38%, tiếp đến là Nhật Bản với 21%.

Công ty cho biết năm 2019 nuôi tôm không đạt dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu, bên cạnh đó giữa năm 2019 cũng ngưng nhập tôm Ấn Độ. Minh Phú còn gặp khó khi xuất sang Mỹ do cáo buộc tránh thuế chống phá giá tôm được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Lahood.

Công ty cũng thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Tsukahara Keiichi, đồng thời bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 đối với ông Nagoya Yutaka.

Thu Phương Báo Đầu Tư

Lọc sạch trứng giáp xác để cấp nước vào ao nuôi

túi lọc nước nuôi tôm
Túi lọc nước chất lượng giúp lọc sạch trứng giáp xác để cấp nước vào ao nuôi

Kinh nghiệm thực tế giúp bà con tìm ra giải pháp lọc nước cấp vào ao.

Khâu cải tạo ao là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi, quyết định hơn 50% thành công của vụ nuôi. Trong đó, trứng giáp xác là một trong những vấn đề tiến thoái lưỡng nan thường gặp phải khi lấy nước vào ao chuẩn bị thả giống.

Hiện tại khi cấp nước vào ao, người nuôi thường dùng túi lọc lưới thái có mắt lưới lớn hoặc dùng vải thông thường làm túi lọc, nhưng cách này thường không chịu được lực đẩy của nước cũng như dễ bị tưa rách khi có rác hoặc vật nhọn đâm phải. Khi đó trứng giáp xác, địch hại hay bùn bẩn, chất hữu cơ lơ lửng, vi khẩn gây hại, rác… vẫn vào ao nuôi làm quá trình lọc nước vừa tốn kém mà không đạt được hiệu quả.

Khi nước xuất hiện giáp xác, trứng giáp xác người nuôi lại đánh thuốc, hóa chất mạnh để tiêu diệt. Cách này tuy diệt được thiên địch nhưng cũng làm tảo, thức ăn tự nhiên như moina, artemina…bị ảnh hưởng, gây biến động môi trường nước nuôi và mất nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá. 

Có một giải pháp lọc nước đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, chi phí thấp nhất hiện nay, thời gian sử dụng lâu dài hơn 3 vụ nuôi. Lọc được cả trứng giáp xác mà vẫn giữ được nhóm động thực vật phù du cần thiết trong nước để cấp vào ao nuôi.


Loại túi lọc nước mới chất lượng, lọc được cả trứng giáp xác mà vẫn giữ được nhóm động thực vật phù du.

Loại túi này mới ít người biết đến, nhưng những farm nuôi tôm đã sử dụng đều đạt được kết quả như mong muốn. Túi lọc có nhiều điểm nổi bật như:

  • Chất liệu túi là sợi tổng hợp pp (polypropylene), được ép lại với nhau rất chắc chắn, giống như vải nỉ
  • Đặc biệt là có nhiều cấp độ lọc hay còn gọi là kích thước của hạt đi qua túi nhờ đó mới kiểm soát được loại tảo nào và ngăn trứng giáp xác triệt để. Cấp độ lọc đa dạng từ 1micron, 5micron, 10micron, 25micron, 50micron, 100micron. Tương ứng với kích thước hạt đi qua là 0.001mm, 0.005mm, 0.01mm, 0.025mm, 0.05mm, 0.1mm.
  • Túi có màu trắng. Độ dày của túi là 1.4-2mm. 


Thông số kỹ thuật cụ thể của túi lọc.

  • Đường kính và chiều dài túi sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Do vải túi dày và kín nên khi lọc nước thì có chất hữu cơ và tảo sẽ làm bít đi những lỗ của vải làm bí nước, gây tắt đường ống hoặc nước dội ngược cháy mô tơ. Chính vì vậy túi nên may chiều dài ít nhất 5m, đường kính từ 200mm trở lên để an toàn khi sử dụng.
  • Có sự kiểm định lực kéo ngang và lực kéo dọc để biết sự chịu lực trong qua trình bơm chịu lực nước tống ra.
  • Miệng túi được may bằng dây rút rất chắc để dễ dàng trong việc cột vào ống hoặc cây. 


Miệng túi được may bằng dây rút rất chắc chắn để cột khi sử dụng

  • Thân túi và đáy túi được may bằng máy may công nghiệp 3 kim, chắc chắn chịu được lực đẩy của nước.
  • Có thể lọc trong nước nếu chúng ta chọn cấp độ lọc tinh.
  • Thời gian sử dụng lâu dài, khi sử dụng đúng cách thì hơn 3 vụ nuôi tôm. Khi lọc nước cấp vào ao xong phải vệ sinh rồi phơi khô cuốn lại cất trong nhà kho, để nơi thoáng mát.

Nguồn : https://tepbac.com/

Trung Quốc chính thức mở cửa đón Nông sản, thực phẩm Việt Nam

Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh) 2020, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết, Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ và trực tiếp với nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc. Trong đó, thành phố Trùng Khánh (một trong bốn thành phố lớn trực thuộc Trung ương của Trung Quốc) là đối tác thương mại hết sức quan trọng với Việt Nam.

Nông sản, thực phẩm Việt chính thức “đi vào” thị trường Trung Quốc - Ảnh 1.

Kim ngạch song phương 

Trùng Khánh là thành phố đông dân, có nhu cầu tiêu dùng lớn với những mặt hàng trái cây, nông sản, thủy sản… Đây lại là những sản phẩm thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam, những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp ở vị trí thị trường lớn nhất của Việt Nam.Hai năm vừa qua,Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đều đạt trên ngưỡng 100 tỷ USD.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 15,975 tỷ USD, tăng 17,4% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 28,375 tỷ USD, giảm hơn 5%.

Trong bối cảnh dịch Covid 19 bùng phát hai nước đã kịp thời trao đổi nhiều biện pháp duy trì thông thương cũng như thực hiện các sáng kiến thúc đẩy giao lưu doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến, đưa tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 44,35 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Hai bên cùng tạo điều kiện hoạt động kết nối giao thương

Không chỉ có nhu cầu lớn, Trùng Khánh hiện còn đang trở thành đầu mối logistics nội địa, là trung tâm vận chuyển hàng hóa phía Đông, Tây của Trung Quốc. Do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trùng Khánh không chỉ phục vụ tiêu dùng của người dân nơi đây mà còn có thể đến các tỉnh lân cận của thành phố này”, ông Niên nói.

Vị Phó Cục trưởng Cục XTTM cũng bày tỏ mong muốn CCPIT Trùng Khánh sẽ tiếp tục cộng tác, phối hợp chặt chẽ với Cục XTTM thực hiện đa dạng các hoạt động kết nối giao thương, khuyến khích doanh nghiệp hai bên giao lưu, hợp tác thương mại và đầu tư sang nhau.Cục XTTM Việt Nam luôn ủng hộ, nỗ lực làm tốt vai trò cơ quan xúc tiến, là cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam và thành phố Trùng Khánh tăng cường giao lưu, kết nối kinh doanh và đầu tư hiệu quả.

Ông Tài cho biết, tại Vietnam Foodexpo, doanh nghiệp Trùng Khánh nói riêng và doanh nghiệp Trung Quốc nói chung sẽ tìm thấy hàng nghìn sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng của hàng trăm doanh nghiệp uy tín Việt Nam.

Bài và ảnh : Hương Nguyễn – baodansinh

Nhiều bất trắc vụ tôm mới tại ĐBSCL, người nuôi lo lắng

Xuất khẩu thủy sản gặp khó vì dịch bệnh COVID-19 (ảnh Nhật Hồ)

Sau thời gian giãn cách dịch COVID-19, xuất khẩu tôm bắt đầu phục hồi. Dù vậy, người nuôi đang đối mặt với nhiều bất trắc từ khâu chọn giống, thức ăn cho đến quy trình nuôi và diễn biến khó lường của thị trường xuất khẩu.   

Ông Nguyễn Văn Thanh, xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu nhận định: “Năm nào thấy giá cá tra rớt giá là lo. Con tôm cũng vậy, nó theo con cá mà rớt giá. Tôi mới bắt 5 tấn tôm bán với giá chỉ 90.000 đồng/kg. Nếu như các năm trước giá trên 120.000 đồng/kg”.

Theo ông Thanh, giá thức ăn chăn nuôi mỗi năm đều tăng trung bình 15%, nhưng giá tôm chưa bao giờ tăng nhiều đến như vậy. Thậm chí ngày giá đứng ở mức thấp, trong khi con tôm ngày càng khó nuôi.

Mưa nắng thất thường tôm nuôi thiệt hại nặng nề (ảnh Nhật Hồ)
Mưa nắng thất thường tôm nuôi thiệt hại nặng nề (ảnh Nhật Hồ)

Đầu vụ tôm năm 2020, nhiều diện tích tôm nuôi của bà con nông dân  tại Bạc Liêu, Cà Mau bị thiệt hại trắng. Bên cạnh nguyên nhân chính là thời tiết nắng nóng bất thường thì có một nguyên nhân nữa do nguồn tôm giống kém chất lượng.

Anh Trần Phi Sơn (xã Long Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết: “Bà con rất quan tâm đến khâu chọn giống, bởi nó quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp người nuôi tôm vì ham giá rẻ mà mua nguồn tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc về thả nuôi để rồi phải chịu cảnh thua lỗ, “treo” ao. Mỗi khi bắt tay vào vụ nuôi mới, tôi đều mang mẫu tôm đi kiểm tra trước khi quyết định thả nuôi”.

Với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỉ con giống, chiếm 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước, có thể nói, Bạc Liêu là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL cũng như cả nước. Tuy nhiên, do diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh lớn nên với số lượng tôm giống như trên vẫn chưa đủ cung ứng mà phải mua thêm con giống từ các tỉnh, thành khác mỗi khi bước vào vụ nuôi mới. Trong khi đó, tôm giống quyết định rất lớn đến việc thành công hay thất bại của vụ nuôi. Vì thế, ngay đầu vụ tôm này, ngành Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm bền vững.

Sở NNPTNT hiện đang tăng cường quản lý tốt các khâu sản xuất đầu vào (con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản…) để giúp bà con nuôi tôm có thể phục hồi lại sản xuất sau khi dịch COVID-19 tạm lắng. Trong đó, đáng chú ý nhất là khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm giống để tránh thiệt hại cho bà con do mầm bệnh có sẵn từ nguồn tôm giống.

NHẬT HỒhttps://laodong.vn/

Sản xuất thành công giống tôm mũ ni

giống tôm mũ ni
TS Trương Quốc Thái cho xem biến thái của ấu trùng. Ảnh: Kim Sơ.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một loài tôm mũ ni được sản xuất thành công.

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III) đã sản xuất thành công giống nhân tạo tôm mũ ni trắng.

Dẫn chúng tôi tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang thuộc Viện III, tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa), lần lượt giới thiệu các bể nuôi vỗ tôm mũ ni bố mẹ, rồi các bể nuôi ương ấu trùng cho đến con giống mũ ni đã sản xuất ra, TS Trương Quốc Thái, chủ nhiệm đề tài KHCN cấp nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ về “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis Lund, 1793)” khẳng định: Đến nay đề tài đã làm chủ quy trình nuôi vỗ bố mẹ và bước đầu làm chủ và sản xuất thành công giống nhân tạo tôm mũ ni.

Hiện nay trên thế giới, sản xuất giống nhân tạo tôm mũ ni thành công chỉ có 3 nước là Úc, Ẩn Độ, Nhật Bản.

Tuy nhiên, đối với Nhật Bản và Ấn Độ họ chỉ thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Còn Úc đã công bố sản xuất thành công con giống tôm mũ ni sớm nhất vào năm 2007. Mới đây họ công bố thời gian ương nuôi từ phyllosoma I (ấu trùng mới nở từ trứng) đến khi ra giống trong khoảng 30 ngày.

Tuy nhiên cho tới nay họ không công bố tỷ lệ sống đạt bao nhiêu phần trăm và quy mô sản xuất như thế nào, đây là những thông tin được giữ bí mật.


TS Trương Quốc Thái giới thiệu một con tôm mũ ni đang ôm trứng. Ảnh: Kim Sơ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tôm mũ ni hay còn gọi tôm vỗ, là đối tượng có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao, thuộc giống tôm hùm.

Tôm này phân bố rộng từ khu vực biển đỏ, Tây Ấn Độ đến Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ở vùng nước sâu từ 30 – 40m, nơi có rạn san hô phát triển với thành phần rất đa dạng.

Tại Việt Nam có khoảng 7 loài tôm mũ ni phân bố, sống ở vùng biển khơi trải dài từ Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận cho đến Vũng Tàu, Kiên Giang.

Tập tính của chúng vào ban ngày thường vùi mình vào đáy cát hoặc trú ẩn trong hang hốc. Ban đêm chúng rời hang đi kiếm mồi.


Ấu trùng phyllosoma IV. Ảnh: Kim Sơ.

Những năm qua tôm mũ ni bị khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng tôm trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng, ngày càng khan hiếm và khu vực phân bố cũng dần thu hẹp.

Trước thực trạng trên, từ tháng 10/2018, TS Trương Quốc Thái cùng cộng sự ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã bắt tay thực hiện đề tài như đã đề cập ở trên, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống và mô hình nuôi thương phẩm tôm mũ ni.

Đề tài sẽ kết thúc vào năm 2022. Tuy nhiên bước đầu đề tài đã thành công trong việc tạo ra con giống tôm mũ ni nhân tạo.


Các nhà khoa học Viện III đã sản xuất thành công con giống tôm mũ ni. Ảnh: Kim Sơ.

Chia sẻ về quy trình tạo ra con giống, TS Trương Quốc Thái cho biết: Đầu tiên việc chọn lựa tôm bố mẹ mũ ni rất quan trọng.

Theo đó, nguồn tôm bố mẹ được thu thập từ nguồn đánh bắt tự nhiên, sau đó được nuôi vỗ trong bể hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, kết hợp xử lý UV (tia cực tím).

Nhờ vậy, nguồn nước nuôi tôm bố mẹ trong hệ thống tuần hoàn chỉ thay khoảng 50% nước trong khoảng 7 – 10 ngày. Hiện nay, đàn bố mẹ nuôi vỗ đạt tỷ lệ thành thục khá cao trên 70%, tỷ lệ đẻ đạt 60%. Thức ăn cho tôm bố mẹ cũng đã xác định một số loài nhuyễn thể và một số loài cá chúng rất ưa thích như cá liệt, cá cơm.

Tôm mũ ni bố mẽ đánh bắt ngoài tự nhiên được tuyển chọn nuôi vỗ. Ảnh: Kim Sơ.

Trong sản xuất giống tôm mũ ni, tôm mẹ ôm trứng được ấp trong bể riêng để theo dõi cho đến khi nở.

Dấu hiệu trứng sắp nở là màu trứng sẽ chuyển từ màu vàng sáng (mới đẻ) sang màu vàng sẫm (sắp nở) và thời gian ấp trứng khoảng 30 – 32 ngày.

Cụ thể công đoạn trên, đầu tiên tôm mẹ ôm trứng trước ngày nở sẽ được nhốt trong lồng đặt trong bể 500 lít.

Khi trứng nở sẽ lấy lồng ra khỏi bể nở rồi tiến hành thu ấu trùng (phyllosoma I) chuyển sang bể ương ấu trùng để ương nuôi lên giống. Thức ăn chủ yếu giai đoạn này là Artemia được nuôi tại chỗ và được làm yếu trước khi cho ăn.

Đến giai đoạn phyllosoma III, ấu trùng sẽ được tách riêng do chúng ăn lẫn nhau làm giảm tỷ lệ sống và tiếp tục ương nuôi đến giai đoạn hậu ấu trùng (nisto).

Ở giai đoạn hậu ấu trùng, ấu trùng tôm sẽ không ăn thức ăn cho đến khi lột xác thành con giống, thời gian này kéo dài từ 7 – 10 ngày.

TS Trương Quốc Thái cho biết thêm, hiện với quy trình sản xuất giống tôm mũ ni được nghiên cứu thì tỷ lệ sống từ phyllosoma I đến giống là khoảng 1 – 2%.

Trong đó, tỷ lệ sống khi ương nuôi từ phyllosoma I đến phyllosoma III là khá cao, có thể đạt 60% và từ giai đoạn phyllosoma III đến hậu ấu trùng nisto tỷ lệ sống giảm xuống còn khoảng 5%. Còn từ giai đoạn nisto lên giống tỷ lệ sống khoảng 7 – 10%.

Đây là thành công bước đầu của đề tài đạt được, tuy nhiên để nâng cao tỷ lệ sống trong sản xuất giống và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm mũ ni vẫn còn nhiều gian nan phía trước, đòi hỏi thời gian cùng sự đầu tư và nỗ lực nghiên cứu không ngừng của nhóm thực hiện.  

Tôm mũ ni trắng là một trong những loài có giá trị kinh tế cao và phân bố phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, thịt của tôm mũ ni trắng, mềm, thơm ngọt, giá trị dinh dưỡng cao… Tôm có đặc điểm vỏ đầu ngực dẹp, hình thang ngược. Cơ thể có màu nâu sậm hoặc màu gạch sáng. Kích thước toàn thân tối đa là 25cm và khối lượng của tôm khá lớn, có thể lên đến 560 gam, nhưng hiện nay khối lượng thương phẩm từ 100 – 120 gam trở lên.
Hiện nay giá tôm mũ ni thương phẩm trên thị trường dao động từ 900 ngàn đến 1 triệu đ/kg.

Kim Sơ – Nông nghiệp Việt Nam

Tôm sạch

Tôm thẻ chân trắng
Tôm sạch là chìa khóa để ngành nuôi tôm tồn tại và phát triển.

Tôm sạch hiểu là không chứa tạp chất; không mầm vi sinh có hại sức khỏe người tiêu dùng; không bị ngâm nước quá lâu, độ ẩm tăng cao; không tồn lưu các chất cấm sử dụng hoặc không quá ngưỡng những chất cho sử dụng hạn chế…

Để có tôm sạch, tôm phải sạch từ gốc. Người nuôi tôm phải hiểu biết và có ý thức nuôi tôm sạch. Như vậy người nuôi phải được hỗ trợ thông tin về quy định sử dụng các chế phẩm nuôi tôm; được hướng dẫn quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật… hạn chế tối đa những việc không phù hợp với con tôm mình làm ra. Nhưng tôm từ các ao nuôi về các cơ sở chế biến, phần lớn còn qua các tầng nấc trung gian, các thương lái. Nguyên do, tôm nuôi rải rác, có những nơi rất xa, khó vận chuyển, bảo quản. Doanh nghiệp (DN) chế biến tôm không thể có đủ đội ngũ và phương tiện chu tất việc này. Hệ thống thương lái có ở mọi nơi có nuôi tôm. Họ thông hiểu tình hình, có cách ứng xử làm sao thu gom tôm nhanh nhất, bảo quản kịp thời và đưa về cơ sở chế biến. Trong chuỗi giá trị tôm hay chuỗi cung ứng tôm, thương lái là một mắt xích không thể thiếu trong hoàn cảnh nuôi tôm nhỏ lẻ phổ biến và hệ thống giao thông bộ còn hạn chế tải trọng.

Tôm sạch, như vậy, người nuôi lẫn thương lái đều có vai trò, và chính họ quyết định hết sức cơ bản tới độ sạch con tôm.

Về vai trò người nuôi tôm

Cơ quan chức năng ngành từ trung ương đến địa phương đều hết sức quan tâm con tôm sạch. Các quy định về sử dụng kháng sinh, hoá chất trong nuôi tôm luôn được cập nhật để tương thích sự kiểm soát ngày càng khắt khe ở các nước nhập khẩu, tiêu thụ tôm ta. Chính quyền địa phương, ngoài các chương trình khuyến nông ngoài hướng dẫn kỹ thuật nuôi từng giai đoạn còn lồng ghép phổ biến các qui định trên, song song các cơ quan chức năng kiểm soát, kiểm tra các đầu mối kinh doanh vật tư phục vụ nuôi tôm.

Về mặt pháp lý, việc chăm lo quản lý khá tốt. Nhưng chỉ mới là hình thức bên ngoài. Diễn tiến thực tế mới là cái cần tìm hiểu để hỗ trợ người nuôi kịp thời. Đa phần người nuôi tôm đang đói vốn. Qua thời gian dài 2010-2015 hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính (EMS) đã tàn phá ngành nuôi tôm đến hoang tàn. Người nuôi, bây giờ, nếu còn chút uy tín, sẽ nhận được sự đầu tư từ bên có tiền. Bên có tiền là các thương lái kiêm cơ sở kinh doanh vật tư nuôi tôm, không phải ngân hàng thương mại. Người nuôi tôm nhận sự đầu từ các vật tư đầu vào cho nuôi tôm sẽ không thể chủ động chọn lựa mà phải theo những gì bên đầu tư có.

Mặt khác, hiện nay bên cạnh những hãng lớn cung ứng các chế phẩm nuôi tôm, còn rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Chất lượng sản phẩm từ các cơ sở nhỏ lẻ làm sao so sánh được với hãng lớn. Tiền nào của đó, với lợi thế giá rất rẻ và đội ngũ tiếp thị linh hoạt len lỏi các vùng nuôi, họ thuyết phục được những túi tiền mỏng. Không chỉ kém chất lượng, trong đó còn hàng giả. Thí dụ thuốc trị bệnh gan có trộn kháng sinh bên trong, không loại trừ là kháng sinh cấm; đá xay nhuyễn mịn trộn trong khoáng tạt… Tâm lý người nuôi hay cả tin, nghe chủ ao nào nuôi trúng xài chế phẩm gì thì làm theo. Trong khi việc sử dụng chế phẩm rất phụ thuộc hoàn cảnh cụ thể. Hoàn cảnh cụ thể các ao nuôi thì vô vàn, đâu chỉ như nhau.

Thực tế, người bị bệnh phải uống thuốc, nhằm bệnh phải có kháng sinh. Tôm cũng vậy. Ao tôm là gia tài, là “sinh mạng”. Khi tôm có sự cố, người nuôi tìm mọi cách trị bệnh, theo kinh nghiệm hay theo chỉ dẫn của người khác, có các tiếp thị bên bán thuốc. Trị được thì thở phào, trị không xong thì thu hoạch ngoài ý muốn. Tôm đó rủi ro cao, bởi thuốc trị là cho phép hạn chế hay không cho phép, chỉ biết còn tồn lưu trong tôm. Các DN tôm xử lý rủi ro này bằng cách kiểm tra nhanh dư lượng tất cả các lô tôm nhập vào. Chi phí sẽ tăng lên, giá thành tăng lên. Cho nên nhiều người cho rằng tình trạng nuôi tôm nhỏ lẻ khiến khó kiểm soát chất lượng, an toàn giảm, rủi ro tăng là điều không có gì sai. Đây là một thực trạng cần có thời gian dài để xem xét, tìm hướng giải quyết thỏa đáng. Một hoàn cảnh khách quan là môi trường nuôi tôm đang bị ô nhiễm không nhẹ. Nước nuôi tôm chứa đựng trong đó những gì khó kiểm soát hết. Khi vùng nuôi tôm trọng điểm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thuộc hạ lưu các con sông mà cặp hai bên bờ thượng lưu các dòng sông đó là các khu công nghiệp; các ao nuôi cá; các vườn cây ăn trái, đồng lúa… Hàng ngày, hàng giờ các nơi đó đưa vào dòng sông bao nhiêu loại hóa chất ai đo đếm nổi! Từ đó trong ao tôm dễ có thêm rủi ro, dẫn đến tôm nuôi dễ nhiễm bệnh, dẫn đến việc xài thuốc trị càng phổ biến hơn. Rủi ro trong tiêu thụ tăng lên.

Về vai trò thương lái

Có 2, 3 cấp thương lái từ thấp lên cao, từ nhỏ tới lớn. Còn không ít con sâu làm rầu nồi canh. Đó là các thương lái cố tình bơm nước, agar… vào thân tôm để tăng trọng lương và cỡ kích, thu lợi nhưng gây bao rủi ro cho cơ sở chế biến. Tình trạng này phổ biến trên 20 năm qua, tập trung ở con tôm sú do cớ kích lớn, hành vi trên sẽ thu lợi nhiều hơn so con tôm thẻ cỡ kích nhỏ hơn nhiều. Tôm sú không nuôi phổ biến quanh năm như tôm thẻ chân trắng. Lúc thấp điểm cung ứng tôm cũng là cao trào cho hành vi xấu này diễn ra. Bởi lúc đó, các cơ sở chế biến đang đói tôm nguyên liệu, đang cần tôm trả nợ hợp đồng và có việc làm nuôi người lao động, cho nên có dễ dãi trong mua tôm nguyên liệu.

Cái ranh giới “dễ dãi” này mơ hồ, dễ nhạt nhoà bởi nhiều áp lực, có áp lực chính từ thương lái. Bởi nếu không mua sẽ không có nguyên liệu, thương lái bán nguyên liệu xấu đó cho các cơ sở chế biến khác. Hành vi xấu xa này đôi lúc biến tướng gây rủi ro cực kỳ to lớn như ghi kim loại trong tôm; ghim tăm dừa trong tôm để giảm hở vỏ tôm sau khi bơm nước vào tôm quá nhiều; bơm nước hay agar tăng trọng không nhiều, họ bơm CMC là chất kết dính làm đặc cho nặng con tôm hơn!

Để xoá bỏ hành vi trục lợi phi pháp này, ngành chức năng bao lần ra tay quyết liệt nhưng chưa giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, đã giảm thiểu khá nhiều. Các lô tôm “dơ” này không ngang nhiên như những năm trước nữa. Nhất là sự phản ứng từ khách hàng khiến các cơ sở chế biến tôm cũng không thể kéo dài tình trạng thoả hiệp với cái xấu, có thể phá sản bất kỳ lúc nào. Chuyện bơm tạp chất vào tôm gây mất an toàn cho loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng này, vì nguồn nước đưa vào thân tôm đâu có kiểm soát. Hành vi làm tăng trọng là gian lận thương mại đâu ai chấp nhận. Cho nên, chuyện bơm tạp chất ngoài khiến con tôm không còn sạch, còn làm giảm uy tín tôm ta trên thương trường quốc tế.

Một vấn đề cũng khiến tôm ta mất sạch. Đó là các cơ sở chế biến thiếu lao động, nhất là vào mùa vụ, chấp nhận mua tôm sơ chế lặt đầu từ các thương lái. Các cơ sở lặt đầu đa phần không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Con tôm sơ chế như vậy dễ nhiễm khuẩn phổ biến như tả lỵ, thương hàn… Cấp đông tôm tươi dù âm sâu cũng không thể diệt các mầm vi khuẩn này.

TS. Hồ Quốc Lực  – VASEP