Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

Nuôi tôm bể tròn
Mô hình nuôi tôm trong hồ hình tròn mang lại nhiều lợi ích trong nuôi tôm.

Anh Nguyễn Văn Vinh cho biết, mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao…

Là một trong những mô hình được nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao tại cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0” năm 2020, dự án “Nuôi tôm trong hồ xi măng dạng hình tròn cho thu nhập cao” của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) ngày càng được nhiều hộ gia đình áp dụng trong chăn nuôi. 

30 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng

Chia sẻ về dự án này, anh Vinh cho biết, bản thân có 30 năm gắn bó với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên không ít lần anh gặp thất bại do môi trường ô nhiễm dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm. Sau những lần như vậy, Vinh nhận ra nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ô nhiễm, tôm phát sinh nhiều dịch bệnh. Từ đó, anh trăn trở tìm mô hình nuôi tôm hiệu quả, hạn chế dịch bệnh.

Nhờ việc mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tham khảo mô hình ở các nước tiên tiến trên thế giới, anh Vinh biết đến mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hình tròn, có mái che. Năm 2015, Vinh quyết định cải tạo mô hình ao cát lót bạt nuôi tôm kém hiệu quả trước đây để xây dựng ao nuôi bằng bể xi măng hình tròn, qua đó trở thành người đầu tiên ở Việt Nam đầu tư làm mô hình này.

Nói về ý tưởng làm bể xi măng hình tròn, anh Vinh cho biết, từ xưa đến nay, người dân vẫn thiết kế ao tôm hình vuông diện tích 500 m2, riêng ao nuôi tôm thịt diện tích từ 1.000-1.200 m2 và có sử dụng lưới lan che phía trên. Tuy nhiên, mô hình này chưa thật sự ổn định, thu nhập không cao, rủi ro nhiều, thường xuyên xảy ra dịch bệnh và lây lan từ ao này sang ao khác, nên anh Vinh táo bạo tìm cách thay đổi xây dựng mô hình mới.

Để triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng tròn, anh vận động bà con quanh vùng sang nhượng 10 ha đất. Với quỹ đất rộng, Vinh xây được 13 bể nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng diện tích 2,6 ha. Hồ nuôi được thiết kế theo hình tròn, làm bằng bê tông, cốt thép được xây dựng khá vững chắc, có thể sử dụng đảm bảo vài chục năm.


Anh Nguyễn Văn Vinh đang kiểm tra quá trình phát triển con tôm.

Ứng dụng công nghệ 4.0 điều khiển hệ thống

Mô hình làm theo phương pháp 70% nổi 30% chìm, bên trong có những hệ thống tự động rất hiện đại. Phía trên được làm mái che bằng những tấm lưới phù hợp với độ che phủ ánh sáng và hạn chế được việc những con chim trời gắp tôm và thức ăn cho tôm.

Cụ thể, mỗi bể tròn nuôi tôm có diện tích 2.000 m2/bể, có thể chứa 4.000 m3 nước. Trong bể, người nuôi có thể lắp đặt máy sục khí, hệ thống dẫn và cấp thoát nước riêng biệt, làm lưới che giúp dễ dàng kiểm soát và xử lý dịch bệnh trên tôm.

Bên cạnh đó, mỗi bể nuôi cách nhau khoảng 6 m, có đường vận chuyển thức ăn vào, thuận tiện mỗi khi thu hoạch tôm. Trong bể còn có các hệ thống tự động như hệ thống cho ăn, máy quạt nước oxy đáy. Chỉ với chiếc điện thoại di động, người nuôi có thể dễ dàng điều khiển các hệ thống trong ao nuôi, kiểm tra các công việc một cách thuận tiện.

Cũng theo anh Vinh, mô hình nuôi tôm hình tròn còn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao…

Người nuôi tôm theo mô hình này có thể chủ động được thời gian xuất bán, thu gom các chất thải nhanh và nuôi được nhiều vụ trong năm. Thời gian sử dụng các hệ thống trong mô hình nuôi cũng khá lâu, có thể lên đến hàng chục năm.

Ngoài ra, khoảng cách giữa các bể nuôi thông thoáng tạo môi trường trong lành giúp tôm phát triển nhanh, khả năng đề kháng các loại dịch bệnh cao nên sản lượng mỗi năm đạt 300 tấn. Những năm gần đây, dù nhiều hộ nuôi tôm gặp khó khăn do dịch bệnh, nhưng chưa có vụ nào anh Vinh gặp rủi ro. Nhìn thấy thành công bước đầu, anh Vinh đầu tư thêm 7 tỷ đồng xây 10 bể nuôi. Đến nay, anh Vinh sở hữu 23 bể nuôi tôm trong bằng xi măng, tổng diện tích 4,6 ha.

“Với mô hình này, người nuôi có thể dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, tránh bị dư thừa lãng phí ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, hạn chế dịch bệnh lây lan trong môi trường nước, mầm bệnh và tảo độc được kiểm soát dễ dàng bằng chế phẩm sinh học.

Bên cạnh đó, việc quản lý ao nuôi cũng như duy trì ổn định các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, PH,… cũng được thực hiện dễ dàng. Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ trong ao vẫn được đảm bảo nên tôm nuôi không bị sốc nhiệt”, Vinh cho biết thêm.

Cho đến nay, mô hình nuôi tôm trong bể xi măng vẫn được nhiều hộ nuôi áp dụng và đạt được hiệu quả cao. Đây là mô hình cho kết quả tốt và có thể nhân rộng trong thời gian tới. Bên cạnh nuôi tôm thẻ chân trắng, các mô hình nuôi: tôm sú, tôm nước ngọt, tôm càng xanh trong bể xi măng cũng đã được nhiều bà con thử nghiệm, mở ra một hướng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Q.D Dân Việt

Thị trường tôm cuối năm chưa thể tăng tốc

COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến ngành tôm khi hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực giảm 80 – 90%. Phân khúc bán lẻ tăng trưởng không đủ bù lại sự sụt giảm này. Những tháng cuối năm, thị trường tôm có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chậm

“Bay” 600.000 tấn sản lượng vì COVID-19

Tại một hội thảo trực tuyến về Triển vọng thị trường tôm toàn cầu, Robin McIntosh, Phó Chủ tịch Công ty Charoen Pokphand Foods (CP Foods), dự báo sản lượng tôm toàn cầu đạt 3,17 triệu tấn, giảm 16% so dự đoán được đưa ra vào năm ngoái. Con số này gồm cả tôm thẻ và tôm sú; trong đó, sản lượng tôm sú ước 220.000 tấn, giảm 7% so mức dự báo năm ngoái.

McIntosh cũng dự báo sản lượng tôm châu Á giảm 16% so năm ngoái, còn 2,24 triệu tấn. Riêng sản lượng tôm Ấn Độ sẽ giảm mạnh nhất, khoảng 31% xuống mức 530.000 tấn, khoảng 30.000 tấn trong số này là tôm sú. Trong khi đó, sản lượng tôm của Trung Quốc dự báo giảm 20% xuống 500.000 tấn, trong đó gồm 20.000 tấn tôm sú. Các nước sản xuất chủ lực khác gồm Việt nam có sản lượng dự kiến giảm 6% xuống 500.000 tấn. Khoảng 100.000 tấn trong số này là tôm sú. Tiếp đến, sản lượng tôm Indonesia có thể giảm 30% xuống mức 310.000 tấn. Trong đó có 31.000 tấn tôm sú. Sản lượng tôm của Thái Lan cũng được dự báo giảm khoảng 7% còn 270.000 tấn. Tôm sú chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tôm của Thái Lan.

Thị trường tôm cuối năm chưa thể tăng tốc

Sản lượng tôm của Mỹ Latinh dự báo giảm 17% còn 815.000 tấn. Tới nay, Ecuador vẫn là nước nuôi tôm lớn nhất khu vực này. Dự báo sản lượng tôm của Ecuador năm nay sẽ giảm 8% còn 540.000 tấn.

Như vậy, theo dự báo của McIntosh thì sản lượng tôm toàn cầu sẽ sụt giảm 10-15% do COVID-19, vẫn thấp hơn nhiều so mức giảm 30% của ngành tôm năm 2012 gây ra bởi dịch bệnh EMS. Dự báo của McIntosh và CP Food thấp hơn hẳn những con số của FAO và GAA tại cuộc họp GOAL thường niên. Số liệu mới nhất của FAO cho thấy, sản lượng tôm thẻ đạt 4,97 triệu tấn, tôm sú 750.605 tấn trong khi GAA đưa ra mức dự báo trên 5 triệu tấn.

Phục hồi chậm

Giá tôm tại một số quốc gia như Ecuador đã tăng trở lại nhưng COVID-19 vẫn còn đó nên không thể chắc chắn rằng thị trường phục hồi về nhịp cũ. Đồng nghĩa, rủi ro vẫn còn phía trước nên nông dân vẫn khá dè dặt khi thả nuôi và không muốn mạo hiểm. Do đó, thị trường tôm sẽ khó đạt tăng trưởng ngoạn mục trong các tháng cuối năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào diễn biến COVID-19 trong các tháng tiếp theo, sự phục hồi ngành tôm có khả năng diễn ra nhanh, đặc biệt là khi sự sụt giảm sản lượng không liên quan đến yếu tố kỹ thuật hoặc các vấn đề về sản xuất.

Thái Lan và Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 và chỉ gặp phải các vấn đề nhỏ về logistics, nhưng hai cường quốc tôm thẻ là Ecuador và Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xuất khẩu tôm của Ecuador trong tháng 7 đã giảm 21% so cùng kỳ năm ngoái, còn 44.593 tấn và có xu hướng giảm thêm trong tháng 8. Cũng như vậy, sản lượng tôm 8 tháng giảm 8% còn 392.355, tấn mặc dù sự sụt giảm gần đây là do các vấn đề liên quan đến thị trường Trung Quốc.

Ngành tôm Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nặng nề không kém Ecuador. Jim Gulkin, Giám đốc Siam Canadian Group cho rằng, sản lượng tôm của Ấn Độ năm 2020 giảm mạnh còn 500.000 – 600.000 tấn, tương đương 20 – 30%. Nhiều nhà máy chế biến chỉ hoạt động 30 – 50% công suất, số còn lại đóng cửa. Nông dân khó tiếp cận nguồn tôm post do bị hạn chế vận chuyển tôm bố mẹ; phần lớn vẫn dè dặt thả nuôi do thị trường bất ổn. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ đã giảm 23% so năm ngoái còn 35.926 tấn vào tháng 3, giảm tiếp 26% vào tháng 4 xuống 31.800 tấn. Trong tháng 5, xuất khẩu phục hồi về mức 48.411tấn nhưng con số này vẫn giảm 10% so cùng kỳ năm ngoái.

Triển vọng

Sản xuất tôm nuôi tại châu Á bị trì hoãn trong năm 2020 có thể dẫn đế sự sụt giảm nguồn cung theo từng vùng ở mức 30 – 40% so với năm 2019. Nguồn cung tôm của Ấn Độ giờ đây chỉ sẵn có vào tháng 8 tháng 9 thay vì tháng 4 và tháng 5 như trước. Dù giá tôm tại cổng trại ở châu Á và Mỹ Latinh đã phục hồi nhưng lời lãi không đáng là bao nên nhiều hộ nông dân có thể từ bỏ thả nuôi vụ tiếp theo. Hoạt động nhập khẩu tôm bắt đầu suy yếu ở hầu hết các thị trường từ tháng 4 trở đi. Mặc dù phân khúc bán lẻ có ghi nhận tăng trưởng tích cực tại thị trường phát triển và đang phát triển, nhìn chung mức tiêu thụ tôm toàn cầu vẫn giảm do kênh dịch vụ ẩm thực chưa phục hồi. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra suốt những tháng cuối năm.

Các hãng kinh doanh đang điều chỉnh để bắt kịp nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng tại kênh bán lẻ khi mua bán trực tuyến trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, nhà sản xuất và xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất tôm đang được yêu cầu giao sản phẩm phù hợp cho tiêu dùng tại hộ gia đình. Xu hướng nhập khẩu tích cực từ thị trường Trung Quốc là một tín hiệu tốt và sẽ tiếp diễn nhưng tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên, là một thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới và nhập khẩu tôm vẫn đang tăng, Trung Quốc sẽ là yếu tố chi phối giá bán tôm trên toàn cầu. Nhập khẩu tôm của Trung Quốc từ Ecuador sẽ chậm lại do các vấn đề virus corona nhưng sự cố này có thể được giải quyết sau khi hai nước ký kết thỏa thuận về ATTP và kiểm dịch.

Người tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn chuộng tôm nguyên con; tuy nhiên, sản phẩm tôm tiện dụng, gia tăng giá trị cũng đang thu hút nhiều sự chú ý hơn. Trong khi đó, những tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ làm tăng lượng tôm xuất khẩu từ Ấn Độ sang Việt Nam từ tháng 6/2020 để tái xuất trở lại Trung Quốc. Tại Ấn Độ, thị trường nội địa tiềm năng chưa được khai thác hết sẽ được chú ý hơn, đặc biệt là phân khúc sản phẩm ăn liền bởi thị trường quốc tế kém hấp dẫn hơn về giá và nhu cầu.

>> Khi nhu cầu tiêu thụ tôm tại Trung Quốc giảm, Ecuador đã chuyển mục tiêu sang thị trường Mỹ. Trong tháng 7, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 120% lên 15.331 tấn khi xuất sang Trung Quốc giảm 76% còn 8.692 tấn. Lượng tôm bỏ đầu đưa sang Mỹ nhiều hơn là tôm nguyên con được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc.

Đan Linh – https://thuysanvietnam.com.vn/

Đưa tôm cá Việt Nam vào Thụy Sĩ bằng… chữ tín

Cá ba sa và tôm Việt Nam ngày nay chiếm lĩnh quầy thủy sản đông lạnh của chuỗi siêu thị khắt khe hàng đầu châu Âu nhờ nỗ lực lớn của ông Trương Thành Nguyên.

Tạp chí kinh doanh CASH đăng bài và ảnh Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Pascal Couchepin thăm cơ sở sản xuất thịt nguội của Trương Thành Nguyên và Urs Angst tại TP.HCM năm 2002 /// THỤC MINH

Tạp chí kinh doanh CASH đăng bài và ảnh Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Pascal Couchepin thăm cơ sở sản xuất thịt nguội của Trương Thành Nguyên và Urs Angst tại TP.HCM năm 2002THỤC MINHÔng Nguyên cùng gia đình 10 người rời Việt Nam từ năm 17 tuổi và đặt chân lên miền bắc Thụy Sĩ cuối năm 1979. Sau 4 năm học nghề và 2 năm đi làm trong ngành tự động hóa, năm 1987 ông bỏ nghề và “lăn” vào thương trường.Thụy Sĩ bị “khóa chặt” giữa các nước láng giềng trong cựu lục địa (châu Âu), bốn bề là núi và hồ, không có biển, nghèo tài nguyên thủy sản nên phải mua nguồn thực phẩm này từ bên ngoài và không đánh thuế nhập khẩu. Nhận ra điều này nên ngay khi gia nhập thương trường, ông Nguyên đã sang Thái Lan tìm nguồn thủy sản đưa về Thụy Sĩ. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, ông lập tức quay về và đưa phi lê cá ba sa sang giới thiệu với người dân xứ sở nổi tiếng với chocolate, phô mai và bơ sữa. “Cá ba sa của mình rất đặc biệt, thịt rất chất lượng mà lại không có mùi cá. Người Tây họ không thích cá nặng mùi”, ông Nguyên giải thích lý do chọn cá ba sa.

Bù lỗ để lấy chữ tín

Những ngày đầu thâm nhập thị trường cao cấp của châu Âu, phi lê cá ba sa do các công ty Việt Nam sơ chế được ông Nguyên cho đi “tốc hành” bằng máy bay để giữ nguyên độ tươi ngon.Một bước ngoặt lớn diễn ra năm 1999. Khi đó, có một nhóm rất đông các thương nhân và bạn bè người Thụy Sĩ sang Việt Nam du lịch. Họ đến để chứng kiến một quốc gia Đông Nam Á trước đây được biết đến chủ yếu vì chiến tranh nay bắt đầu mở cửa với thế giới. Trong số đó, có một người phụ trách mảng cá tươi của chuỗi siêu thị Migros khu vực Zurich. “Tôi biết cậu đó qua một người bạn. Nhân chuyến du lịch đó, tôi rủ cậu ta kết hợp đi xem thử liệu có thể đưa được thủy sản Việt Nam vào Migros không. Tôi dẫn cậu ta đi thăm miền Tây và nhiều nơi khác. Khi trở về, cậu ta nói: Làm thử cá ba sa xem sao!”.Thế là hằng tuần, ông Nguyên đưa cá lên máy bay gửi qua Migros Zurich. Mỗi chuyến khi đó chỉ 200 – 400 kg, lúc thì bay với Singapore Airlines, khi thì Swiss Air. Không ngờ cá ba sa Việt Nam rất được khách hàng ưa chuộng, lượng bán tăng nhanh, đến mức người phụ trách mảng cá tươi của Migros toàn quốc quyết định “truất quyền” của Migros Zurich để mua hàng và phân phối trên toàn Thụy Sĩ. “Lượng cá cung cấp khi đó lên đến 20 tấn/tuần. Đặc biệt vào dịp lễ Phục sinh, nhu cầu có khi lên đến 30 tấn”, ông Nguyên kể. Ông cho biết thêm mặc dù chi phí vận chuyển cá bằng máy bay rất cao, đắt hơn tiền cá, nhưng “không nhằm nhò gì” với khách hàng Thụy Sĩ.

Người việt 5 châu: Đưa tôm cá Việt Nam vào Thụy Sĩ bằng... chữ tín1Ông Trương Thành Nguyên

Tuy đầu ra thuận lợi, nhưng ông Nguyên cũng bạc tóc, mất ngủ nhiều phen, bởi: “Một số người ở Việt Nam có khi làm ăn cũng ẩu. Hợp đồng đã ký rồi, nhưng khi thấy giá lên người ta lại không cung cấp hàng. Nhiều lần không có hàng, tôi phải bỏ tiền ra mua vội với giá cao và vận chuyển cấp tốc để giao hàng đúng hẹn”. Bù lại, “khách hàng cũng ghi nhận điều này, và từ đó mà họ đặt chữ tín ở mình”, ông nói và giải thích thêm: “Giao hàng đúng hẹn là vô cùng quan trọng trong kinh doanh, bởi các chương trình quảng bá sản phẩm, khuyến mãi… thường siêu thị người ta lên kế hoạch trước cả năm. Nếu không có hàng, kế hoạch của họ bị vỡ là không thể chấp nhận được”.

Chữ tín lan sang con tôm

Khi nhận thức về tác động môi trường được nâng cao trên thế giới, các siêu thị và khách hàng Thụy Sĩ đã chấp nhận tiêu thụ phi lê cá ba sa đông lạnh được vận chuyển bằng tàu biển thay cho cá tươi đi máy bay, bởi việc vận chuyển bằng đường hàng không qua hàng chục ngàn cây số phát thải vào thiên nhiên nhiều khí CO2. Vì thế, trong siêu thị Migros ngày nay không có cá ba sa tươi, chỉ có cá đông lạnh do Công ty Trường Vinh của ông Nguyên cung cấp, chủ yếu với quy cách 500 gr, 900 gr, 1,5 kg, hay cá ba sa tẩm bột.Đến khoảng năm 2003, Migros bắt đầu mua tôm của Việt Nam do Trường Vinh đưa sang. Theo quan sát của người viết, tại 2 siêu thị Migros khá lớn ở thị trấn Vevey, miền đông nam Thụy Sĩ, tôm Việt Nam hiện chiếm khoảng 50 – 60% tổng số mặt hàng tôm đông lạnh. Sản phẩm rất đa dạng, từ tôm luộc chín lột vỏ còn đuôi, tôm sống sạch vỏ đông lạnh, tôm sú nguyên con nuôi trong điều kiện hữu cơ (organic), cho tới tôm lăn bột. Ông Nguyên cho biết những năm gần đây lượng tôm từ Việt Nam vào Migros ngày càng tăng, trong khi tôm từ Ấn Độ, Bangladesh, Ecuador… ngày càng giảm. Toàn bộ sản phẩm cung cấp bởi Trường Vinh được đóng hộp tại Việt Nam.

Người việt 5 châu: Đưa tôm cá Việt Nam vào Thụy Sĩ bằng... chữ tín2Tôm sú “organic” của Việt Nam có giá bán 15,95 CHF (407.000 đồng) cho hộp 500 gr

Tiêu chuẩn Thụy Sĩ

Migros là chuỗi siêu thị lớn nhất tại Thụy Sĩ. Tập đoàn Migros với mô hình hợp tác xã là nhà tuyển dụng lớn nhất nước này và nằm trong số 40 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Không chỉ lớn về quy mô, Migros cũng được biết là chuỗi siêu thị có tiêu chuẩn về môi trường và an toàn thực phẩm khắt khe số 1 Thụy Sĩ.Ví dụ ở mặt hàng đông lạnh, toàn bộ sản phẩm bán ở Migros đều đạt chứng chỉ bền vững ASC của Tổ chức Aquaculture Stewardship Council đối với thủy sản nuôi và MSC của Tổ chức Marine Stewardship Council đối với thủy sản đánh bắt từ thiên nhiên. Sản phẩm organic, ở Thụy Sĩ gọi là “bio”, mang nhãn Migros BIO được chứng nhận bởi BIO SUISSE của Thụy Sĩ. Migros cũng liên kết bán hàng của chuỗi siêu thị organic Alnatura của Đức. Sản phẩm Alnatura mang nhãn BIO SIEGEL của Đức, chứng nhận đạt tiêu chuẩn Organic Farming Europe của EU. So với mặt bằng chung, BIO SUISSE được biết là tổ chức uy tín với tiêu chuẩn và quy trình giám sát khắt khe nhất châu Âu. Chẳng hạn, sản phẩm được BIO SUISSE chứng nhận không được phép vận chuyển bằng máy bay…Ông Nguyên cho biết để đảm bảo hàng đưa vào Thụy Sĩ hoàn toàn “sạch” hóa chất, con trai trưởng của ông đã về ở hẳn Việt Nam để kiểm soát chặt chẽ quy trình xét nghiệm từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến cho đến trước khi hàng lên tàu. “Phải làm như vậy mới có thể phát hiện và ngăn chặn sớm, tránh trường hợp hàng tới nơi bị trả về hoặc bị vỡ kế hoạch. Vì vậy mà Migros họ chấp nhận mua hàng của mình với giá cao hơn, thay vì mua trực tiếp từ Việt Nam. Họ đã từng thử mua song song cả hai, nhưng rồi họ chọn mình”, ông nói.Tại TP.HCM, ông Nguyên cũng có Công ty chế biến thịt nguội Angst – Trường Vinh (liên kết với Công ty Angst chuyên bán lẻ thịt cao cấp tại Zurich). Ông cũng cho biết đang bàn với một công ty ở Long An về khả năng chế biến đóng hộp một số loại trái cây Việt Nam để đưa vàoKhắt khe từ bao bì, nhãn mácBao bì thực phẩm bán tại siêu thị Thụy Sĩ phải đủ 3 ngôn ngữ Đức, Pháp và Ý; có thông tin chi tiết về nguyên liệu và nguồn gốc; có thành phần dinh dưỡng gồm lượng calo, tổng chất béo và chất béo bão hòa, tổng carbonhydrate, lượng đường, chất xơ hòa tan, đạm và muối.Trên vỏ hộp cá ba sa tẩm bột, khách hàng có thể tìm thấy tên khoa học của loài cá, nơi nuôi cá (Việt Nam), nơi thực hiện công đoạn tẩm bột (Ba Lan), nguyên liệu gồm: cá 80%, dầu hoa cải, bột và tinh bột lúa mì, bột bắp, muối ăn, đường glucose, bột sữa đã tách kem, nước cốt chanh, hương liệu, đạm váng sữa, bột mù tạt, nấm men.Bao bì còn phải gợi ý các cách chế biến thành món ăn, cách bảo quản và nơi vứt bỏ vỏ hộp (có tái chế được hay không).Ở Thụy Sĩ có rất nhiều tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Họ thực hiện kiểm tra độc lập và thường xuyên nên ít ai dám “khai láo” trên bao bì. “Dù chỉ thêm một chút muối cũng phải kê khai đầy đủ”, ông Nguyên nói.

Thục Minh – https://thanhnien.vn/

Tháng 9, xuất khẩu tôm tăng trưởng 20%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm trong tháng 9 ước đạt 369 triệu USD, tăng 20%; tính trung 9 tháng xuất khẩu tôm đạt 2,7 tỉ USD, tăng 10% và giữ được tăng trưởng trong cả 8 tháng (trừ tháng 1 do nghỉ Tết Nguyên đán)

Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt trên 1,9 tỉ USD, tăng 14% và chiếm 71%; xuất khẩu tôm sú đạt 424 triệu USD, giảm 15% và chiếm 16%.

Trong 4 tháng gần đây, xuất khẩu tôm chân trắng càng có xu hướng tăng mạnh hơn so với những tháng trước, tăng khoảng 14-15% so với cùng kì, tập trung tăng mạnh các sản phẩm tôm chân trắng chế biến mã HS16, tăng 22% (tôm chân trắng HS16 chiếm tới 47,5% tổng xuất khẩu tôm chân trắng).

Tháng 9, xuất khẩu tôm tăng trưởng 20%
Tháng 9, xuất khẩu tôm tăng trưởng 20% (Ảnh minh họa)

Từ qúy III, các doanh nghiệp tôm tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Xuất khẩu sang các thị trường khác như Anh, Canada vẫn duy trì tăng trưởng khả quan từ đầu năm đến nay. Duy có thị trường EU bị sụt giảm liên tiếp qua 2 qúy: giảm 4% trong qúy I và tiếp tục giảm sâu gần 10% trong qúy II.

Tuy nhiên, xuất khẩu bắt đầu phục hồi 2% từ tháng 7 và tăng mạnh 16% trong tháng 8 cho thấy thuế nhập khẩu tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% (theo hiệp định EVFTA) đã tác động tích cực đến xuất khẩu sang thị trường này.

VASEP cho biết đối với thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm, nhất là tôm chân trắng vì sản phẩm này vẫn tiêu thụ tốt tại phân khúc bán lẻ, đồng thời Việt Nam có thể tăng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu như cá ngừ và cá biển khác đóng hộp.

Đối với thị trường EU, mặc dù COVID-19 làm giảm nhu cầu và gây khó khăn cho giao thương thủy sản nhưng tôm chân trắng cũng đang có chiều hướng tăng tiêu thụ trên thị trường này.

Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản như tôm, cá ngừ, mực bạch tuộc và nhuyễn thể được hưởng thuế 0% khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8 sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU tăng trong những tháng cuối năm nếu các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu tốt và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan.

Đồng thời, VASEP dự báo xuất khẩu tôm trong ba tháng cuối năm tiếp tục tăng 9% đạt 1,1 tỉ USD.

Mai Quỳnh – https://thuonghieusanpham.vn/

Trung Quốc: Nhập khẩu tôm nước ấm giảm 49% trong tháng 8/2020

Trung Quốc: Nhập khẩu tôm nước ấm giảm 49% trong tháng 8/2020
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tháng 8/2020, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 49% so với tháng 7 xuống còn 29.000 tấn. Giá trị nhập khẩu giảm 51% so với tháng 7 xuống 153 triệu USD, giá nhập khẩu trung bình giảm xuống 5,28 USD/kg.

So với tháng 6/2020, khối lượng NK giảm 61%, tương đương mức giảm 46.000 tấn. So với tháng 8/2019, NK giảm 54%.

Mặc dù giới chức Trung Quốc phát hiện dấu vết của coronavirus chỉ trên tôm NK từ Ecuador nhưng NK tôm của Trung Quốc từ tất cả các nguồn cung đều giảm mạnh.

NK tôm vào Trung Quốc từ Ecuador giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 16.500 tấn. NK từ Ấn Độ giảm 67% xuống còn 5.400 tấn. Nguyên nhân có thể do tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Himalayas.

NK tôm vào Trung Quốc từ Việt Nam và Thái Lan giảm lần lượt 55% và 53% xuống 1.600 tấn và 900 tấn.

NK tôm vào Trung Quốc từ Venezuela đạt 1.700 tấn, trị giá 6 triệu USD. Venezuela là nguồn cung tôm lớn thứ 3 cho Trung Quốc, xét về khối  lượng. Giá NK trung bình từ Venezuela đạt 3,62 USD/kg, thấp hơn giá NK từ Ecuador.

Kim Thu(Theo undercurrentnews) – http://vasep.com.vn/

Hiệu quả nuôi tôm 4 giai đoạn

Không biết có phải cái tên của anh ứng với nghề nuôi thủy sản hay không, mà từ khi bắt tay vào nuôi tôm theo mô hình CPF – Combine version 2 đến nay, Nguyễn Văn Thủy (Tám Thủy), ấp Lương Văn Hoành, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đều đạt năng suất và lợi nhuận cao.

Khác biệt từ mô hình

Ngay từ khi đặt chân vào trại nuôi tôm của anh Tám Thủy, chúng tôi đã thoáng nhận ra sự khác biệt trong việc thiết kế số ao lắng so với ao nuôi ở đây so với một số mô hình CPF – Combine version 2 mà tôi từng thấy ở huyện Mỹ Xuyên. Như hiểu được ý tôi, Tám Thủy cười tươi, giải thích: “Vùng này 6 tháng nước lợ, 6 tháng nước ngọt, nên tôi thiết kế số ao lắng rất nhiều để có đủ nước nuôi tôm quanh năm”.

Theo đó, trên diện tích 10 ha, được anh thiết kế gồm: 1 ao ương 225 m2, 4 ao nuôi lót bạt đáy mỗi ao 1.200 m2, 4 ao tròn nổi mỗi ao 1.000m2, 4 ao sẵn sàng và 12 ao lắng. Trong đó, 6 ao lắng đầu tiên được anh thả nhiều loại cá để giúp xử lý các chất thải lơ lửng, mỗi năm thu hoạch cũng gần 10 tấn cá các loại. Ngoài ra, anh còn thiết kế hệ thống biogas, kênh lắng chất thải, khu xử lý nước… nên mỗi năm anh chỉ cần lấy nước vào 1 lần là có thể sử dụng đủ cho suốt năm.

Tám Thủy (áo đen) và nụ cười trúng mùa với mức lợi nhuận gần 1,9 tỷ đồng

Đối với ao ương (225 m2), anh ương trong thời gian 15 ngày thì san qua ao nuôi giai đoạn 2 (1.200 m2). Thời gian nuôi giai đoạn 2 khoảng 30 ngày anh bắt đầu san qua 2 ao nuôi giai đoạn 3 nuôi tiếp thêm 15 ngày nữa. Từ 2 ao nuôi giai đoạn 3, anh tiếp tục san thưa qua cho ao giai đoạn 4 (cũng là giai đoạn cuối của một vụ nuôi). Với quy trình nuôi 4 giai đoạn trên, trong năm 2019, mặc dù chỉ mới đưa vào khai thác 4 ao nuôi lót bạt, nhưng qua 4 vụ nuôi, anh thu hoạch tổng cộng trên 80 tấn tôm, với kích cỡ tôm trung bình 20 – 31 con/kg.

Kinh nghiệm nuôi

Anh Thủy chia sẻ: “Thông thường, nếu tôm phát triển tốt và ao nuôi sạch thì khi tôm đạt cỡ 30 – 31 con/kg mình mới tiến hành thu tỉa lần đầu để đảm bảo năng suất và giá bán cao. Riêng lần thu hoạch cuối cùng mật độ tôm chỉ còn khoảng 100 con/kg, nên tôm thường đạt kích cỡ khoảng 20 – 21 con/kg. Nói chung là trong quá trình nuôi, tùy theo sự phát triển của tôm và sức tải của môi trường ao nuôi mà mình quyết định thời điểm cũng như số lần thu tỉa để làm sao đạt được hiệu quả tối ưu nhất”.

Ở vụ thu hoạch dứt điểm mới đây vào cuối tháng 8, cũng với 1 ao ương và 4 ao nuôi theo quy trình nuôi 4 giai đoạn, sau 5 lần thu hoạch, anh có tổng cộng 28,5 tấn, gồm: 5,25 tấn tôm cỡ 31,5 con/kg, 4,25 tấn tôm cỡ 28,5 con/kg, 4,1 tấn tôm cỡ 24 con/kg, 5,3 tấn tôm cỡ 21,3 con/kg và 9,6 tấn tôm cỡ 20,9 con/kg. Với sản lượng thu hoạch trên mang về cho anh tổng thu gần 2,7 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí anh còn lãi gần 1,9 tỷ đồng.

Cho chúng tôi xem sơ đồ trại nuôi, anh Tám Thủy giải thích cặn kẽ chức năng cũng như công dụng của từng công trình. “Với một hệ thống ao lắng, ao sẵn sàng như thế này, tôi có đủ nguồn nước mặn để nuôi quanh năm. Đơn cử như đến thời điểm này, độ mặn trên hầu hết kênh rạch trong vùng đều đã về 0‰, nhưng trong ao chứa của tôi vẫn còn 15‰. Do đó, sau khi thu hoạch vụ này xong tôi sẽ vệ sinh ao nuôi và thả nuôi tiếp tục vì giá tôm được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng từ nay đến đầu năm sau, nhất là tôm thẻ cỡ 20 – 30 con/kg. Trong năm 2020 này, tôi đưa thêm 4 ao tròn nổi vào nuôi để phấn đấu đạt tổng sản lượng tôm khoảng 150 tấn”.

Hôm chúng tôi đến đã có một đoàn toàn những hộ nuôi tôm lớn ở TX. Vĩnh Châu đang tham quan, học tập mô hình nuôi tôm của anh. Vậy mà, khi vừa tiễn đoàn khách này đi anh quay sang tôi nói: “Chút nữa tiếp thêm một đoàn nông dân nuôi tôm bên tỉnh Trà Vinh khoảng 20 – 30 người đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của tôi nữa”.

Hiện ngoài anh Tám Thủy, trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung đã có nhiều hộ nuôi áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều giai đoạn kết hợp thu tỉa nhiều lần và hầu hết đều rất thành công.

Xuân Trường – http://contom.vn/

“Tôm khô Rạch Gốc” vươn xa hơn nhờ ứng dụng công nghệ mới

Tôm khô Rạch Gốc
“Tôm khô Rạch Gốc” là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau.

Đã 9 năm từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể “Tôm khô Rạch Gốc”, những người dân ở miệt rừng đước huyện Ngọc Hiển, Cà Mau ngày càng khá giả nhờ làm nghề.

Nghề làm tôm khô ở huyện Ngọc Hiển không ai biết hình thành tự khi nào, chỉ nghe nhiều người lớn tuổi kể lại là có cả trăm năm. Khi đó, ở vùng ven biển nơi đây bà con chủ yếu làm nghề đóng đáy, đặt vó với sản lượng tôm dồi dào, không tiêu thụ hết. Họ đã luộc chín tôm trong nước muối nhạt rồi phơi khô, trữ lại dùng dần. Sau đó, các thương lái người Hoa tìm đến thu mua, bà con làm nghề bắt đầu tìm tòi để làm ra sản phẩm đẹp mắt, chất lượng hơn. Làng nghề “tôm khô Rạch Gốc” khởi phát từ đó.

Qua nhiều năm, với bao biến cố, thăng trầm làng nghề truyền thống “tôm khô Rạch Gốc” đã tìm được vị thế riêng, khi năm 2011 được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Đi cùng với việc tạo dựng lại làm nghề đã bắt đầu đa dạng các loại sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho con tôm xứ mình.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), hộ dân đã gần 40 gắn bó với nghề truyền thống của gia đình chia sẻ: “HTX giờ cũng có nhiều sản phẩm đạt danh hiệu cấp tỉnh, cấp khu vực. Được bà con trong nước tín nhiệm về chất lượng. Không phải tôm khô không mà còn nhiều sản phẩm khác từ con tôm. Như tôm nguyên vỏ, tách vỏ, chà bông, mắm tôm, bánh phồng tôm… Quan tâm xây dựng chất lượng nên các sản phẩm mình làm ra bà con đều yêu thích”.

Đặc biệt, trong năm qua, HTX Tân Phát Lợi còn đưa vào sử dụng máy sấy tôm khô sử dụng năng lượng mặt trời. Từ khi đưa thiết bị sấy tự động này vào sử dụng, thu nhập của bà con trong HTX cũng được tăng thêm nhờ giảm chi phí. Trước đây, cần 10 người làm giờ chỉ cần 2, trong khi, năng suất tăng gấp 8 lần.

“Xét thấy đây là công nghệ mới nên trung tâm hỗ trợ cho HTX thiết bị sấy năng lượng mặt trời. Khi sấy bằng năng lượng mặt trời sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhà tre. Thứ 2 tăng được năng suất. Như khi trời mưa thì mình vẫn tiến hành sản xuất được”, ông Tạ Thanh Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến thương mại Cà Mau – đơn vị hỗ trợ máy sấy đánh giá.

Nhờ ứng dụng công nghệ để không gừng nâng cao sản lượng, chất lượng cùng với tạo ra đa dạng các sản phẩm mà sản phẩm tôm khô của người dân huyện Ngọc Hiển ngày càng được ưa chuộng. Mỗi tháng những cơ sở trên địa bàn cung ứng ra thị trường sản lượng từ 20-30 tấn tôm khô biển và 2-3 tấn tôm sinh thái chất lượng cao. Sản phẩm “Tôm khô Rạch Gốc” ngày càng khẳng định được chất lượng.

“Đối với xây dựng thương hiệu tôm khô thì ban đầu cũng nhiều khó khăn lắm. Nhưng đến nay đã cải tiến quy trình sản xuất, quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường thì đã rút kinh nghiệm, tiến bộ rất nhiều. Hiện trong mạng lưới các siêu thị trên toàn quốc cũng đã vào được các siêu thị lớn như: Saigon Co.op; VinaMax; Big C và một số công ty của Hà Nội”, ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết.

Từ một vài hộ làm truyền thống đến nay huyện Ngọc Hiển – cái nôi của tôm khô Cà Mau nổi tiếng gần xã đã có 15 cơ sở sản xuất tôm khô. Trong đó, có 5 cơ sở quy mô, đảm bảo cung ứng số lượng lớn theo hợp đồng đặt hàng. Cùng với sự quản lý chặt chẽ về quy trình, những người dân làm nghề truyền thống nơi đây luôn ý thức bảo vệ thương hiệu nên sản phẩm “Tôm khô Rạch Gốc” ngày càng được ghi nhận trên thị trường cả nước.

Trần Hiếu VOV