Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Thái Bình nuôi tôm vụ đông hiệu quả

Nuôi tôm vụ đông
Nuôi tôm vụ đông của gia đình anh Nguyễn Văn Khanh, xã Nam Phú (Tiền Hải).

Với thời tiết mùa đông ở miền Bắc gây ra nhiều khó khăn trong việc nuôi tôm, tuy nhiên những năm qua nhiều hộ dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã có giải pháp để nuôi tôm vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời tiết se lạnh, chúng tôi đến thăm vùng nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú. Trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm quảng canh đang cải tạo, vệ sinh ao đầm cho vụ nuôi xuân hè năm 2021 thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Văn Khanh vẫn phát triển ổn định trước thời tiết mùa đông khi nền nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm. Anh Khanh chia sẻ: Hiệu quả kinh tế đem lại của nuôi tôm vụ đông tăng gấp đôi so với sản xuất 2 vụ chính do địa phương rất ít hộ đầu tư nuôi vào mùa đông. Hiện nay, thị trường tôm thương phẩm cuối năm không được dồi dào, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán. 

Nắm bắt được nhu cầu thị trường mấy năm trước đây anh Khanh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ cao trong nhà bạt. Nhà bạt được xây dựng cố định, phủ bạt nilon sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn và phòng được bệnh đốm trắng trong giai đoạn chuyển mùa ở vụ đông. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Khanh đang phát triển tốt, bảo đảm kích cỡ khi bán vào dịp tết Nguyên đán.

Còn đối với hộ anh Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đức Cường, xã Nam Cường đã chuyển đổi 8 sào nuôi tôm thẻ chân trắng ở ao đất sang nuôi trong nhà bạt theo hướng công nghệ cao đã cho hiệu quả kinh tế cao. 

Anh Nhàn cho biết: Ngoài việc làm nhà bạt, người nuôi tôm vụ đông còn phải lưu ý quản lý hiệu quả môi trường nuôi, xử lý tốt nguồn nước đầu vào và tìm nguồn con giống có uy tín thì hiệu quả nuôi tôm mới bảo đảm. Ngoài ra, diện tích nuôi tôm của tôi đã ứng dụng công nghệ cho ăn bằng máy có hẹn giờ qua phần mềm. Việc cho tôm ăn bằng máy vừa giảm bớt nhân công, thức ăn lại đều khắp ao, không bị dư thừa, tôm ăn liên tục, lớn nhanh, đều đẹp, không bị nhiễm bệnh. Ưu điểm nuôi tôm trong nhà bạt tránh được thời tiết bất lợi, như mưa và gió làm giảm pH, nhiệt độ, độ mặn và gây phân tầng nước trong ao nuôi tôm. Tránh được trời rét mùa đông do nuôi tôm trong nhà bạt nhiệt độ cao hơn bên ngoài 7 – 12oC và tôm thương phẩm luôn chủ động, giá bán cao gấp 1,5 lần so với chính vụ. Vụ đông hàng năm sản lượng tôm đạt trên 5 tấn/8 sào, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi liên tiếp 3 vụ tôm trên 400 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Những năm trước đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Tiền Hải hầu như chỉ sản xuất 2 vụ chính do các đối tượng nuôi không chịu được nhiệt độ thấp mùa đông. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường tôm thương phẩm khan hiếm phục vụ dịp cuối năm và tết Nguyên đán, do đó thời gian qua nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiền Hải đã mạnh dạn phát triển thêm 1 vụ sản xuất trong năm là nuôi tôm vụ đông. Trong đó đã đầu tư xây dựng các ao nuôi có nhà bạt che phủ, lót bạt dưới đáy ao và có hệ thống quạt oxy để kiểm soát nhiệt độ, bảo đảm nhiệt độ bên trong và ngoài ao luôn chênh lệch từ 7 – 12oC giúp tôm sinh trưởng tốt. Tôm thành phẩm bảo đảm chất lượng và có năng suất tương đương 2 vụ chính, ước tính mỗi héc-ta đạt từ 25 – 30 tấn/vụ. Trong khi giá bán ra cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với tôm chính vụ. Hiện nay, huyện Tiền Hải cũng tạo điều kiện cho các hộ nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, yêu cầu phải được đầu tư bài bản theo quy trình khép kín từ xử lý nguồn nước, môi trường ao nuôi và kiểm soát con giống sạch bệnh. Tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân các biện pháp chăm sóc, phòng bệnh cho diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến thời điểm này, huyện Tiền Hải phát triển được diện tích nuôi tôm vụ đông đạt 36,4ha, số lượng thả 13 triệu con tôm giống.

Thời gian tới, huyện Tiền Hải tiếp tục chú trọng phát triển nuôi tôm công nghệ cao nhằm phát triển nuôi tôm vụ đông theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm quy vùng hợp lý tại các địa phương có nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính vào đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Từ đó góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trên địa bàn.

Mạnh Thắng Báo Thái Bình

Phương pháp sinh học xử lý nước thải ao tôm

(TSVN) – Xử lý nước thải ao tôm bằng công nghệ sinh học là giải pháp an toàn, không sử dụng hóa chất giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển ngành tôm bền vững.

Sử dụng hệ vi sinh vật

Là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất gây ô nhiễm hữu cơ trong nước. Những vi sinh vật này sử dụng một số hợp chất hữu cơ, chất khoáng và muối dinh dưỡng làm nguồn thức ăn và tạo ra năng lượng cho chúng phát triển. Phương pháp này có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, các thức ăn thừa tích tụ để tạo sự ổn định, duy trì chất lượng và màu nước ao. Tùy thuộc vào tính chất hoạt động của vi sinh vật, quá trình sinh học có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí.

Xử lý nước bằng vi sinh vật hiếu khí

Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Ở phương pháp này, công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter) được sử dụng phổ biến. Trong bộ lọc Trickling, thùng chứa bao gồm các chất hỗ trợ vật lý như cát, sỏi, mảnh nhựa thải, miếng xốp thải để tạo ra một bộ lọc nền. Nước thải ban đầu được đổ vào thùng chứa và lưu trữ trong vài ngày. Tại đây, quá trình phát triển của các vi sinh vật dưới nước có thể làm giảm chất hữu cơ và vô cơ bị phân hủy/lơ lửng.

Xử lý nước bằng phương pháp kỵ khí

Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí để xử lý. Đây là phương án thường được sử dụng để xử lý nước thải, đặc biệt thông dụng là bể kỵ khí kiểu đệm bùn dòng chảy nghịch (Upflow Anaerobic Sludge Blanket – UASB). Công nghệ này phân phối nước thải từ dưới lên qua lớp bùn kỵ khí để tiến hành quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng các vi sinh vật kỵ khí. Hệ thống tách pha phía trên sẽ tách các pha rắn – lỏng – khí để tách các chất khí, chuyển bùn xuống đáy bể và dẫn nước sau xử lý ra ngoài.

Sinh vật thủy sinh

Việc hấp thụ các chất ô nhiễm cũng được thực hiện dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường, có thể sử dụng thực vật phù du, tảo hay rong để hấp thụ nitơ, phốt pho, cacbon và chúng cũng có khả năng loại bỏ các kim loại nặng từ nước thải. Hầu hết chúng là cỏ dại dưới nước. Một số ví dụ điển hình là cỏ dại (Potamogeton sp.), rong xương cá (Myriophyllum sp.), cỏ dại nước (Elodea sp.), rong đuôi chồn (Ceratophyllum sp.), rong lá ngò (Cabomba sp.).

Các sinh vật dưới nước cũng được sử dụng để xử lý nước thải như các loài giáp xác nhỏ của chi Daphnia sp., trai và hàu. Đây là những bộ lọc thức ăn và loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ. Daphnia sp. khi sử dụng để xử lý sinh học đã được chứng minh giảm nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) là 77%.

Trong chuỗi thức ăn, người ta cũng dùng các loài động vật như nghêu, sò huyết,  vẹm, hàu… để tiêu thụ thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy hay các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối, cá rô phi…

Hệ sinh thái đất ngập nước

Là giải pháp có thể ứng dụng ở những nơi có nhiều diện tích đất trống. Nguyên lý thực hiện dựa vào sự cộng sinh giữa vi sinh vật và thực vật để xử lý nước, thông qua các quá trình phân hủy kỵ khí hay hiếu khí của vi sinh vật và quang hợp của thực vật. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đất ngập nước, có thể sử dụng như bể lọc sinh học cho các chất ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản ven biển. Nghiên cứu của Dominique Gautier và cộng sự về việc sử dụng các vùng đất ngập nước mặn như lọc sinh học để xử lý chất thải từ trang trại nuôi tôm 286 ha ở Colombia cho thấy, nước thải trang trại được tái tuần hoàn một phần qua một rừng ngập mặn 120 ha. Sau 3 tháng, hàm lượng chất rắn lơ lửng, lượng ôxy hòa tan và độ pH giảm đáng kể.

Thái Thuận – https://thuysanvietnam.com.vn/

Tôm lên bờ ‘diễu hành’ sau khi Mặt Trời lặn ở Thái Lan

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh tôm “diễu hành” từ lúc Mặt Trời lặn đến khi Mặt Trời mọc. Chúng đi ngược dòng lên đến 20 m. Một số cá thể tôm ở trên cạn hơn 10 phút.

Những màn “diễu hành” của tôm ở đông bắc Thái Lan đã đi vào truyền thuyết, trở thành cảm hứng của nhiều vũ điệu và thậm chí khắc họa thành tượng. Vào mùa mưa, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, du khách mang theo đèn pin đổ xô đến các bờ sông để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.

Tôm lên bờ sau khi Mặt Trời lặn

Tôm ngừng bơi vào lúc hoàng hôn và tập trung lại gần mép sông. Sau khi Mặt Trời lặn, chúng bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước rồi đi lại suốt đêm dọc theo những tảng đá.

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh tôm “diễu hành” từ lúc Mặt Trời lặn đến khi Mặt Trời mọc. Chúng đi ngược dòng lên đến 20 m. Một số cá thể tôm ở trên cạn hơn 10 phút.

Những màn “diễu hành” của tôm ở đông bắc Thái Lan đã đi vào truyền thuyết, trở thành cảm hứng của nhiều vũ điệu và thậm chí khắc họa thành tượng. Vào mùa mưa, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, du khách mang theo đèn pin đổ xô đến các bờ sông để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.

Tôm lên bờ sau khi Mặt Trời lặn

Tôm ngừng bơi vào lúc hoàng hôn và tập trung lại gần mép sông. Sau khi Mặt Trời lặn, chúng bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước rồi đi lại suốt đêm dọc theo những tảng đá.

tom dieu hanh thai lan anh 1

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh tôm “diễu hành” ở Thái Lan. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp

Làm việc với trung tâm động vật hoang dã, ông Hongjamrassilp đã khảo sát 9 địa điểm dọc theo một con sông ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Họ thấy tôm “diễu hành” tại hai địa điểm, một ở đoạn ghềnh và một ở con đập thấp.Watcharapong Hongjamrassilp, một nghiên cứu sinh người Thái Lan tại Đại học California, Los Angeles, đã quyết định tự mình tìm cách lý giải hiện tượng này. Phát hiện của ông được công bố trên tạp chí Động vật học tháng 11.

Họ ghi lại video tôm “diễu hành” từ lúc Mặt Trời lặn đến khi Mặt Trời mọc ngày hôm sau. Chúng đi ngược dòng lên đến 20 m. Một số cá thể tôm ở trên cạn hơn 10 phút.

“Tôi rất ngạc nhiên”, ông Hongjamrassilp nói, “bởi tôi chưa bao giờ nghĩ một con tôm có thể đi trên cạn được lâu như vậy”. Những tia nước bắn lên từ sông có thể giúp chúng giữ ướt mang để lấy oxy. Ông cũng quan sát thấy vỏ tôm có vẻ đọng một ít nước xung quanh mang, giống như một chiếc mũ bảo hiểm.

tom dieu hanh thai lan anh 2

Một cá thể tôm Macrobrachium dienbienphuense. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp

Kết quả phân tích ADN của những con tôm bắt được cho thấy gần như tất cả đều thuộc loài Macrobrachium dienbienphuense, một phần của chi tôm sống chủ yếu hoặc hoàn toàn ở vùng nước ngọt. Nhiều loài Macrobrachium di cư ngược dòng đến môi trường sống ưa thích của chúng.

Hầu hết số tôm “diễu hành” ông Hongjamrassilp bắt được đều còn nhỏ. Các quan sát và thí nghiệm cho thấy chúng có thể lên cạn khi dòng chảy của nước sông trở nên quá mạnh. Tôm trưởng thành có thể chịu được dòng nước mạnh hơn mà không bị cuốn trôi, vì vậy chúng ít có khả năng lên cạn hơn.

Nhiều nguy hiểm

Đi bộ trên cạn rất nguy hiểm cho tôm nhỏ, ngay cả khi trời tối. Ông Hongjamrassilp cho biết có rất nhiều loài săn mồi bao gồm ếch, rắn và nhện lớn ẩn nấp gần đó.

Và tôm chỉ có thể sống trên cạn trong thời gian ngắn. Nếu bị lạc đường, chúng có thể bị khô và chết trước khi kịp quay trở lại sông. Ông Hongjamrassilp đã bắt gặp những đàn tôm chết trên đá một vài lần.

tom dieu hanh thai lan anh 3

Ông Watcharapong Hongjamrassilp đo dòng chảy tại nơi có tôm lên cạn. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp

Ông Hongjamrassilp cho biết việc rời khỏi nước khi gặp khó khăn trong bơi lội có thể đã giúp những loài động vật này thích nghi dần với môi trường sống mới trong lịch sử tiến hóa của chúng. Ngày nay, số lượng tôm “diễu hành” ở Thái Lan dường như đang giảm. Ông cho rằng du lịch có thể là một nguyên nhân, và việc tìm hiểu thêm về loài tôm có thể giúp bảo vệ chúng.Tuy nhiên, hầu hết tôm đều “lội ngược dòng” thành công và các nhà khoa học đã phát hiện những loài tôm nước ngọt khác trên khắp thế giới cũng có hành vi tương tự ở các khu vực có đập và thác nước.

“Các tác giả của nghiên cứu đã thực hiện ‘một số quan sát thực sự xuất sắc’”, Alan Covich, một nhà sinh thái học tại Đại học Georgia, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. Nhưng để hiểu lý do tại sao tôm Ubon Ratchathani lội ngược dòng và chúng di chuyển bao xa sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn, ông nói.

tom dieu hanh thai lan anh 4

Tôm lên bờ bị nhện tấn công. Ảnh: Watcharapong Hongjamrassilp

“Chúng ta có lễ hội tôm càng, chúng ta có đủ thứ”, tiến sĩ Covich nói, “nhưng mọi người ăn chúng chứ không xem chúng di chuyển”.“Điều đáng ngạc nhiên nhất với tôi là nó đã thu hút rất nhiều khách du lịch”, tiến sĩ Covich nói. Ông chưa bao giờ gặp việc mọi người “tôn vinh” một loài giáp xác theo cách này.

Nguồn : https://thuysanvietnam.com.vn/

Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này để tránh thiệt hại

Đây là khuyến cáo từ Tổng cục Thủy sản, trước ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua dẫn đến chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm ở Phú Yên đang có xu hướng suy giảm.

Theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và theo dõi sức khỏe tôm hùm nuôi lồng tháng 11 năm 2020 tại Phú Yên, Khánh Hòa của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III sau cơn bão số 12 cho thấy chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm có xu hướng suy giảm.

Đặc biệt tại Xuân Phương, Xuân Yên, Xuân Thành (Phú Yên) và Xuân Tự, Lạch Cổ Cò, Trí Nguyên, Bình Ba (Khánh Hòa), một số yếu tố môi trường có hàm lượng vượt giá trị cho phép: Độ mặn thấp từ 5-27‰, N-NH4+<0,1 mg/l; mật độ vi khuẩn Vibrio vượt ngưỡng cho phép từ 1,1-3,4 lần ở các vị trí ven bờ và vùng nuôi tôm hùm; bên cạnh đó đã xuất hiện dấu hiệu bệnh sữa, bệnh đỏ thân trên tôm hùm nuôi và xảy ra hiện tượng tôm chết tại thị xã sông Cầu (tăng khoảng 30-40% so với trước khi xảy ra bão, lũ).

Người nuôi tôm hùm lồng tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên lâm vào cảnh trắng tay do tôm hùm chết hàng loạt bởi mưa bão.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi tôm hùm một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và chỉ đạo các đơn vị có chức năng liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn người nuôi triển khai ngay một số nội dung, cụ thể như sau:

– Tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 2191/TCTS-NTTS ngày 4/11/2020 về việc khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản do bão, lũ gây ra; công văn số 381/TCTS-NTTS ngày 4/3/2020 của Tổng cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng; công văn số 712/TCTS-NTTS ngày 16/4/2020 về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng thời điểm giao mùa và các khuyến cáo tại bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

– Vùng nuôi tôm hùm lồng tại thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên hiện nay bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do bão số 12 gây ra nên độ mặn giảm mạnh (nhất là nước tầng mặt), cần triển khai ngay một số nội dung cụ thể như sau:

+ Hạ lồng nuôi xuống thấp và cách đáy khoảng 1,0-1,5m để tránh thiếu oxy cục bộ và ảnh hưởng từ ô nhiễm nền đáy. Đối với vùng có nguy cơ cao nên di chuyển lồng bè đến nơi an toàn, có điều kiện môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

+ Vệ sinh sát trùng toàn bộ lưới lồng, dụng cụ nuôi bằng thuốc sát trùng; treo túi vôi xung quanh lồng nuôi nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa, trong và ngoài lồng nuôi.

+ Sử dụng thức ăn tươi, sống đảm bảo chất lượng, sát trùng thức ăn; định kỳ bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

+ Khi tôm có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

+ Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này.

– Tổ chức phòng, trị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Tổ chức thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức triển khai thực hiện; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trồng thủy sản, số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội và email ntts@mard.gov.vn) để phối hợp xử lý, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

PV/VOV.VN

Người nuôi tôm khổ vì giá đầu vào tăng, giá đầu ra thấp

Trong nhiều lần gặp gỡ, tiếp xúc cử tri ở những khu vực nuôi trồng thủy sản của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, bà con nuôi tôm phản ánh, việc đầu tư nuôi tôm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do giá thuốc thủy sản, thức ăn cho tôm chỉ lên giá, giá tôm giống cũng quá cao nhưng giá tôm nguyên liệu lại thấp. Có vụ nuôi sản lượng đạt cao nhưng không lãi. Hàng giả, hàng nhái rất nhiều, chất lượng thuốc không đảm bảo, sử dụng không hiệu quả, gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm. Vấn đề quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra về chất lượng, giá cả của con giống, thức ăn, thuốc xử lý… để người nuôi tôm yên tâm sản xuất và tái đầu tư là một vấn đề được rất nhiều nông dân quan tâm.

Cử tri xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long) nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: K.K

Vấn đề này được Quốc hội yêu cầu và Bộ NN&PTNT trả lời như sau:

Hiện nay, công tác quản lý nuôi trồng thủy sản, giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định rất chặt chẽ, theo hệ thống từ điều kiện kinh doanh đến quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật như Luật Thủy sản năm 2017, các nghị định hướng dẫn xử phạt trong lĩnh vực quản lý giống, thủy sản, thức ăn…

Để tăng cường quản lý chất lượng tôm giống, phục vụ nhu cầu thả nuôi, ngay từ đầu năm 2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo địa phương. Cùng với các địa phương tổ chức kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra các chợ tôm giống tại Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Phối hợp với Bộ Công an thanh tra đột xuất, xử phạt các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ vi phạm. Sau kiểm tra, Bộ cùng các địa phương thực hiện truy xuất, xử lý tận gốc các cơ sở sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, đồng thời công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở vi phạm. Trong đó, Bạc Liêu là địa phương đầu tiên thực hiện tiêu hủy tôm giống không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không đảm bảo chất lượng.

Qua thanh tra tại Khánh Hòa và Phú Yên, đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 5 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm bố mẹ với số tiền xử phạt hơn 300 triệu đồng và tiêu hủy gần 10.000 con tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc.

Đối với việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giá thức ăn thủy sản, thức ăn thuộc diện phải kê khai giá. Bộ Tài chính là đơn vị quản lý, tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với thức ăn thủy sản. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính có giải pháp kiểm soát giá thức ăn thủy sản phù hợp với chất lượng sản phẩm và diễn biến thị trường để phát triển ngành Thủy sản ổn định, người nuôi yên tâm sản xuất.

Bộ đã và đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các đơn vị thực hiện các giải pháp như tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị để gắn kết sản xuất với tiêu thụ; bám sát diễn biến cung cầu và giá tôm trên thị trường thế giới để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Phát triển các kênh phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ tôm tại thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ tôm nguyên liệu  nhập khẩu và tạm nhập tái xuất.

Đặc biệt, Bộ đề nghị các doanh nghiệp cung ứng tôm giống, vật tư đầu vào và các doanh nghiệp thu mua, chế biến tôm xuất khẩu rà soát hoạt động sản xuất – kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh, có hành động cụ thể giúp đỡ người nuôi tôm giảm bớt khó khăn như giảm giá thành vật tư, hỗ trợ kỹ thuật. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020, các doanh nghiệp đã cam kết không tăng giá vật tư đầu vào, giảm giá tôm giống cho người nuôi tôm.

KIM KIM – http://www.baobaclieu.vn/

Lần đầu tiên ra mắt Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam

Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam chính thức ra mắt. Ảnh: Nhật Hồ

Ngày 25.11 tại tỉnh Cà Mau chính thức diễn ra Đại hội thành lập Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam (VSSA) lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây là cơ sở để ngành tôm tiến tới tôm sạch mở rộng thị trường trong bối cảnh hàng loạt những hiệp định thương mai mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực.

Ngành tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Tuy nhiên, trên thực tế ngành tôm hiện nay vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tác động trực tiếp đến kết quả và tính bền vững của ngành.

Mô hình tôm lúa được cho cho ra sản phẩm tôm sạch đang được canh tác nhiều ở ĐBSCL (ảnh Nhật Hồ)
Mô hình tôm lúa được cho cho ra sản phẩm tôm sạch đang được canh tác nhiều ở ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ

Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Trưởng Ban vận động thành lập VSSA nêu rõ: “VSSA được thành lập với mong muốn tập hợp nguồn lực về con người và vật chất, phát triển ngành tôm Cà Mau với quy mô tăng dần theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; thúc đẩy các hoạt động đối thoại chính sách, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường.

Từ đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành tôm Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới”.

Thu hoạch tôm siêu thâm canh sạch bệnh tại Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Thu hoạch tôm siêu thâm canh sạch bệnh tại Bạc Liêu . Ảnh: Nhật Hồ

Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam hiện có tổng số 66 tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham gia. Các thành viên của VSSA cam kết xây dựng chương trình kiểm soát kháng sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể, phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, tiêu chuẩn môi trường và các thông lệ quốc tế.

Giai đoạn 2020 – 2025, VSSA tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy cùng doanh nghiệp, các tổ chức phát triển tiêu chuẩn và đánh giá chứng nhận hợp tác cùng nông dân, hợp tác xã và các thành phần khác trong chuỗi giá trị tôm, mở rộng vùng nuôi tôm sạch và bền vững trong Liên minh; mở rộng thị trường, tìm kiếm công nghệ hỗ trợ trong chuỗi giá trị cung ứng tôm, gia tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin khách hàng; tích cực vận động các cá nhân, tổ chức ủng hộ, đóng góp cho các hoạt động của VSSA, phấn đấu tỉ lệ hội viên tăng ít nhất 20% trong nhiệm kỳ.

Đại hội tiến hành bầu cử Ban Chấp hành gồm 22 thành viên, Ban kiểm tra VSSA gồm 3 thành viên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử được bầu làm Chủ tịch Liên minh Tôm sạch và Bền vững Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.

NHẬT HỒ – https://laodong.vn/

Giải pháp khắc phục tình trạng tôm nuôi chậm lớn

 Trong những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ thế giới luôn phải đối phó với các loại dịch bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng, taura hay hoại tử gan tụy, bởi những bệnh này làm chết tôm hàng loạt chỉ sau vài ngày phát bệnh. Do đó, bên cạnh việc phòng chống các bệnh nguy hiểm trên tôm thì việc chú ý cách phòng tránh tình trạng tôm chậm lớn để tăng hiệu quả nuôi là vô cùng cần thiết.

Nhiều nông dân nuôi tôm cho biết, thông thường tôm sú chỉ nuôi khoảng 4 tháng (đạt cỡ 30 – 40 con/kg), còn tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi 2,5 – 3 tháng (đạt cỡ 60 – 100 con/kg) là thu hoạch. Tuy nhiên, nếu ao tôm bị chậm lớn thì thời gian nuôi có thể tăng thêm 1 tháng (nhưng cỡ tôm sú chỉ đạt 40 – 55 con/kg, còn tôm thẻ chỉ đạt 80 – 120 con/kg). Kết quả là thời gian nuôi dài hơn, rủi ro dịch bệnh cao hơn, hệ số thức ăn cao, cỡ tôm nhỏ bán không được giá, năng suất giảm từ 20 – 40%. Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng với diện tích thả nuôi tôm cả nước hàng năm gần 700.000 ha thì rõ ràng thiệt hại do tình trạng tôm nuôi chậm lớn đã làm giảm sản lượng tôm, gây tổn thất lớn cho ngành tôm.

Để tránh hiện tượng tôm chậm lớn cần phải kiểm dịch con giống trước khi mua về thả nuôi, bởi nếu không kiểm soát tốt thì con giống thả nuôi có thể đã nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus), HPV (Hepatopancreatic parvovirus), bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (AHP) hoặc hội chứng chậm lớn trên tôm sú LSNV (Laem singh virus). Đối với bệnh do MBV và HPV đã được nói đến nhiều và đã có các biện pháp kiểm soát, riêng bệnh do AHP và LSNV là bệnh tương đối mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Bệnh vi bào tử trùng EHP được phát hiện ở Thái Lan vào năm 2006 nhưng tác hại của vi bào tử trùng trên tôm chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại có nhiều nước nuôi tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Mexico và có thể cả Ấn Độ, Indonesia cũng có thể đã có mầm bệnh EHP. Triệu chứng của bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng không rõ ràng. Khi tôm giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên tôm thường vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng khoảng 3 – 4 g/con, cũng như lượng sinh khối tôm trong ao tăng dần thì tôm cũng chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Tôm nuôi 90 – 100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt kích cỡ 4 – 5 g/con (200 – 250 con/kg).

Còn bệnh LSNV cũng đã xuất hiện và được ghi nhận tại các nước Ấn Độ, Thái Lan từ những năm 2001 – 2002. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, rộng và gây hiện tượng tôm chậm lớn trong suốt quá trình nuôi. Theo các nhà nghiên cứu, tôm sú bị chậm lớn do LSNV nếu không phân biệt kỹ có thể nhầm lẫn với tôm bị nhiễm còi do nhiễm HPV và MBV. Tuy nhiên, tôm bị nhiễm LSNV có màu sắc sậm bất thường, tăng trưởng bình quân chỉ dưới 0,1 g/ngày, khớp bụng có dạng đốt tre, râu dễ gãy.

Trong quá trình nuôi, tôm bị các bệnh do vi khuẩn vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh đóng rong, bệnh phân trắng… cũng làm tôm nuôi bị chết rải rác hay chậm lớn. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh này chủ yếu là do mầm bệnh theo nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt. Bệnh thường gặp ở ao thả nuôi mật độ dày, hàm lượng chất hữu cơ cao, việc kiểm soát các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi không tốt, khí độc nhiều. Để phòng ngừa các bệnh này, cần phải chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu, không thả nuôi mật độ quá cao, không sử dụng thức ăn bị mốc. Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn, nhất là trong những thời điểm nắng nóng hay mưa kéo dài. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E và beta-glucan.Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, bảo quản không tốt hay thiếu thức ăn làm cho tôm không hấp thu đủ chất dinh dưỡng để tạo cơ thịt lấp đầy vỏ, hay môi trường nước ao xấu làm phát sinh các khí độc… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm giảm ăn, bỏ ăn hoặc làm cho tôm nuôi bị ốp dẫn đến chậm lớn, sản lượng giảm. Để hạn chế tình trạng này cần phải chọn loại thức ăn tốt, bảo quản đúng kỹ thuật, tính toán lại lượng thức ăn cho phù hợp và bổ sung premix vào thức ăn.

Nguồn : Báo Khoa học phổ thông