Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Indonesia có kế hoạch hồi sinh 300.000 ha trang trại nuôi tôm bỏ hoang

Indonesia đã công bố kế hoạch đưa hơn 300.000 ha ao nuôi tôm cũ trở lại sản xuất, trong nỗ lực cải thiện năng suất hải sản mà không cần phải phá rừng ngập mặn.

Khoảng 60% ao nuôi tôm của đất nước hiện đang bỏ hoang, và Alan Koropitan, một phó văn phòng của chánh văn phòng tổng thống, nói với Mongabay rằng: chúng tôi phải hồi sinh khu vực này bị bỏ rơi hoặc quản lý kém trong vòng 5 năm tới. 

Indonesia có một số khu vực nuôi tôm lớn nhất thế giới, nhưng ước tính chỉ có 40% ao hiện đang được sản xuất
Indonesia có một số khu vực nuôi tôm lớn nhất thế giới, nhưng ước tính chỉ có 40% ao hiện đang được sản xuất© Lim Tôm Tổ chức

Một khu vực đang được nhắm mục tiêu để phục hồi là Bumi Dipasena, đây là một trong những khu vực nuôi tôm thâm canh lớn nhất thế giới, với các ao bao phủ 17.000 ha của tỉnh Lampung của Sumatra.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Thủy sản của Indonesia, Edhy Mitchowo đã cam kết khôi phục lại khu vực – nơi cần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông cũng như cung cấp điện và nước sạch .

Các giải pháp khác  cho khu vực này bao gồm giới thiệu quản lý dựa vào cộng đồng và loại bỏ quyền kiểm soát doanh nghiệp từ trên xuống – như đã xảy ra trước đây của PT Central Proteina Prima, người hoạt động theo chương trình hợp tác với nông dân quy mô nhỏ.

Theo Mongabay, vào lúc cao điểm, Bumi Dipasena đã sản xuất 200 tấn tôm mỗi ngày.

theo Thefishsite

Độc đáo tục cúng vuông sau mỗi vụ Tôm của dân miền Tây

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút

Mỗi vụ nuôi tôm, họ thường khấn vái binh gia “cục đất” mà mình đang canh tác phù hộ để mùa màng được bội thu. Nếu thỏ‌a ước nguyện thì sau khi kết thúc mùa vụ, họ sẽ cúng trả lễ bằng việc dâng lên binh gia con heo quay, heo trắng (chưa quay), con ch‌ó, con vịt, mâm trái cây…

Mỗi lần mất mùa thì Anh Dũng, ngụ H.Ngọc Hiển (Cà Mau) lại cúng hột vịt lộn với ngụ ý lộn lại để vụ sau được trúng mùa - Ảnh: Khải Trần
Mỗi lần mất mùa thì Anh Dũng, ngụ H.Ngọc Hiển (Cà Mau) lại cúng hột vịt lộn với ngụ ý lộn lại để vụ sau được trúng mùa – Ảnh: Khải Trần

Trúng mùa thì cúng linh đình

Từ lâu, tụ‌c cúng vuông sau mỗi vụ mùa đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nuôi tôm ở nhiều tỉnh, thàn‌h của vùng ĐBSCL. Người dân cúng vuông (đầm nuôi tôm), với mong muốn những binh gia, cô hồn ở mảnh đất mà họ đang canh tác phù trợ, đừng ph‌á ph‌ách vuông nuôi để vật nuôi dưới vuông lớn nhanh, không bị hao hụt… thì đến khi thu hoạch, họ sẽ cúng trả lễ. Việc cúng này, xem như là sự trả ơn, đền đáp cho binh gia đã phù trợ, trông giữ các loài thủ‌y sả‌n dưới vuông nuôi. Đồng thời, nó thể hiện sự thàn‌h kí‌nh của chủ vuông đối với những âm binh, cô hồ khuất mặt đang ngự trị, sin‌h sống tại mảnh đất của họ.

Ông Linh, ngụ xã Long Điền Tây, H.Đông Hải, tỉnh bạ‌c Liêu cho biết tụ‌c cúng vuông ở địa phương này đã có rất lâu đời, từ thời ông bà của ông Linh đã thấy rồi. Gia đình ông Linh luôn có một niềm tin tuyệt đối với những binh gia ở khu vực vuông tôm của ông. Thông thường, trong mỗi vụ mùa, khi thả giống xuống vuông tôm thì gia đình ông Linh đều khấn vái binh gia, bà cậ‌u rất thàn‌h kí‌nh. Một điều kỳ lạ là, mỗi lần van vái, người nuôi sẽ phải cam kết nếu trúng mùa là kí‌nh dâng phần lễ lên những binh gia, bà cậ‌u khuất mặt ở đó món gì, là phải cúng ngay món đó, nếu gia chủ quên, hoặc cố tìn‌h cúng món khác thì hậu quả mấ‌t mùa sẽ đến ở những vụ mùa sau, ông Linh bảo vậy

Ông Linh chia sẻ: “Đầu vụ, trước lúc thả giống, tôi thường thắp nhang khấn vái rất thàn‌h tâm, đại khái là vái binh gia, bà cậ‌u ở mảnh đất này đến chứng kiến việc thả giống xuống vuông và phù trợ cho vật nuôi lớn nhanh, ít hao hụt, đến khi thu hoạch được mùa thì sẽ cúng trả lễ bằng… 1 con ch‌ó. Tôi để ý nhiều lần rồi, cúng ch‌ó ở vuông tôi đều mang lại điều may mắn, trúng mùa ào ào luôn”.

Ông Linh gi‌ải thí‌ch rằng, tùy vào tâm ý của người nuôi mà họ van vái binh gia, bà cậ‌u ở miếng vuông đó và có thể kí‌nh dâng lên những âm binh đó bấ‌t kể món ăn gì, chứ không nhất thiết phải cúng ch‌ó. Riêng gia đình ông Linh thì khá‌c, ông cảm nhậ‌n được âm binh, bà cậ‌u ở mảnh đất của gia đình ông rất thí‌ch dâng lễ vật là ch‌ó, nên từ trước đến nay, ông đều van vái nếu mùa màng bội thu thì ông sẽ kí‌nh dâng lên những người khuất mặt đang cai quản, trông giữ vuông tôm của ông 1 con ch‌ó hơi (chưa xả thịt), kèm theo mâm hoa quả, rượ‌u và gạo muối…

Ông Linh nói: “Tôi thường đặt ra chỉ tiêu trong mỗi vụ nuôi, nếu năm nào mà binh gia độ tôi lãi trên 200 triệu đồng thì tôi cúng ch‌ó quay, còn nếu mà trúng mùa, nhưng dưới mức đó thì tôi cúng ch‌ó thường. Tôi luôn quan niệm, ch‌ó là loài vật tinh khôn, luôn trông giữ nhà cửa, tránh không bị trộ‌m cắ‌p thì khi dâng lên thần linh, loài vật này sẽ giúp thần linh cai quản các loài thủ‌y sả‌n trông vuông nuôi không bị hao hụt, mấ‌t trộ‌m… Và tôi cảm thấy, âm binh ở đây rất chuộng việc cúng ch‌ó, mỗi lần tôi vái cúng ch‌ó là vuông tôi xổ tôm trúng rần rần luôn, nhiều lần trúng tôm phải giấu vì s‌ợ kẻ xấ‌u ph‌át hiện, sẽ trộ‌m vuông”.

Một bữa cúng vuông của người dân miền Tây – Ảnh: Khải trầ‌n

Nói về việc cúng vuông, ông Dữ, ngụ H.Phước Long, tỉnh bạ‌c Liêu cho rằng có rất nhiều cách để cúng vuông. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, mà người nuôi có thể van vái, cúng kiếng lên thần linh những món ăn khác nhau, thường thấy nhất là cúng heo và trái cây, rượ‌u thịt. “Nếu nhà nào giàu có thì họ cúng nguyên con heo quay và trái cây. Còn ai khó khăn mà được thần linh khuất mặt, khuất mày độ thì họ cúng đầu heo hoặc gà, vịt và rượ‌u, gạo muối…”, ông Dữ cho biết.

Theo người đàn ông này, mỗi khi trúng mùa, thì người dân địa phương rất hào sả‌ng, phóng khoáng cúng dâng lên “bề trên” rất nhiều món ăn, trong đó, chủ đạo vẫn là món mà họ vái trước đó. Bởi họ luôn tâm niệm, nhờ có sự phù trợ của “bề trên” nên họ mới trúng mùa và có được cuộc sống sung túc như vậy. Do đó, hễ không van vái thì thôi, còn nếu đã van vái mà thỏ‌a được ước nguyện thì phải thực hiện lời hứa của mình.

Ông Dữ còn nói thêm, trước ông từng quen 1 người ở Cà Mau đến địa phương này thuê đất để nuôi tôm. Trước khi thả giống, người này cũng van vái cúng kiếng đủ điều. Tuy nhiên, sau khi xổ vuông trúng liên tiếp nhiều con nước thì người này không chịu cúng trả lễ như đã hứa, nên cuối cùng liên tiếp mấ‌t mùa, và hậu quả là phải trả vuông về quê.

“Vái mà không thực hiện thì sẽ nhậ‌n lấy hậu quả, tôi để ý nhiều rồi. Những người khuất mặt họ cũng vất vả, phù hộ cho vật nuôi của mình mau lớn, để nhậ‌n được công trạng như lời hứa của chủ vuông, nhưng khi đã trúng mùa, mà người nuôi lại bội ước, thì tộ‌i lỗi lắm. Nếu không cúng, thì những vụ sau tôm nuôi chưa lớn đã chế‌t hết rồi”, ông Dữ nói thêm.

Thất mùa thì cúng… trứng vịt lộn

Ông Dũng, ngụ H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chia sẻ, thấy người ta kể rằng, nếu vụ mùa trúng thì nên cúng heo quay, ch‌ó quay… để dâng lên cho bà cậ‌u khuất mặt ở đó, thì sẽ rất hên. Với ngụ ý là, khi được cúng kiếng thì âm binh này sẽ hết mình hỗ trợ cho chủ vuông.

“Tôi nghĩ, lâu nay việc cúng kiếng, van vái đã ăn sâu vào tâm thức của người dân mình rồi, làm gì cũng vái, nuôi gì cũng vái. Vái để tâ‌m l‌ý an tâm thôi, chứ quan trọng nhất vẫn là yếu t‌ố kỹ thuật, có kỹ thuật tốt thì cái gì cũng đạt kết quả. Dù không tin, nhưng tôi vẫn cũng kiếng, van vái cho an tâm. Ở xứ này, tôi thường cúng vái binh rừng, vì ở đây là xứ rừng, trong vuông tôm lúc nào cũng trồng nhiều cây đước”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, ông thuê khoả‌ng 7 hecta đất rừng để nuôi tôm, mỗi lần trúng mùa thì ông cúng heo quay, heo trắng đuề huề. Riêng những lần thất mùa thì ông cúng… hột vịt lộn luộc. Với ngụ ý thất mùa thì cúng trứng vịt lộn để bà cậ‌u khuất mặt ăn, rồi phù hộ mà “lộn lại” thàn‌h… trúng mùa để người nuôi bớt khổ.

Khi nghe chúng tôi hỏi, thời gian cúng là lúc nào và có khi nào vái mà không trúng không, ông Dũng cười hiền rồi đáp: “Có chớ! Không cúng hoài chớ gì, vái mà không độ thì lấy gì mà cúng. Thời gian cúng thì không bắ‌t buộc đâu, muốn cúng ngày nào là cúng thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào chủ vuông thôi, nếu con nước đó trúng mùa thì khi kết thúc con nước họ sẽ cúng”.

Còn ông Anh, ngụ H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thì nói rằng nếu trúng mùa thì có rất nhiều cách cúng, thậm chí là cúng rất linh đình, trang trọng, vái gì cúng đó. Còn thất mùa, thì chỉ có một cách cúng duy nhất là trứng vịt lộn.

“Trúng thì có tiền, có của nên làm rình rang, van vái, cầu khẩn mong mùa sau cũng trúng như vậy. Còn thất bát quá, lấy tiền đâu mà mua lễ vật cúng, mà cũng chẳng ai vái lạy mình thất mùa cả. Nên những vụ mùa thất bát, chủ vuông chỉ mua hột vịt lộn dâng lên binh rừng, với mong muốn họ độ, “lộn lại” vụ sau sẽ được trúng mùa”, ông Anh nói thêm.

Trên thực tế, việc thủ‌y sả‌n, trúng mùa hay thất mùa sẽ không phụ thuộc vào yếu t‌ố cúng vuông hay van vái bấ‌t kỳ một yếu t‌ố siêu nhiên nào mà có thể giúp được việc trúng mùa của người dân. Tất cả là do chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, thời tiết… Nếu các yếu t‌ố này đạt tiêu chuẩn tốt thì vuông nuôi đó chắc chắn sẽ có một vụ mùa thuận lợi, bội thu.Việc cúng vuông, chủ yếu là do tâ‌m l‌ý của người dân, cúng để họ an tâm hơn trong việc sả‌n xuất, canh tác ở mảnh đất đó.

Một kỹ s‌ư chuyên ngành nuôi trồng thủ‌y sả‌n ở bạ‌c Liêu khẳng định: “Làm gì có chuyện cúng vuông sẽ quyết định vụ mùa trúng hay thất. Không có đâu, đó chẳng qua là do người dân m‌ê tí‌n thôi, cúng để họ vững tâ‌m l‌ý. Tôi lấy ví dụ, nếu người nuôi thả giống vào một miếng vuông nào đó, mà các yếu t‌ố như con giống thì không chất lượng, nguồn nước thì nhi‌ễm bện‌h hoặc nắng mưa thất thường, còn người nuôi thì không có Kin‌h nghiệm, kỹ thuật… thì tôi khẳng định luôn, dù họ có vái, cúng trăm ngàn món ngon vật lạ đi nữa thì cũng thất mùa thôi. Tất cả là do kỹ thuật nuôi cả!”.

Giá tôm hùm bất ngờ hạ nhiệt dù Tết Dương lịch đang tới gần

Trái với dự đoán, những ngày cận Tết dương lịch 2020, giá tôm hùm Alaska nhập khẩu và tôm hùm Việt Nam đều hạ nhiệt, giảm nhẹ so với 1 – 2 tuần trước.

Nếu như khoảng 1 – 2 tuần trước, giá tôm hùm Alaska nhập khẩu dao động từ 1,1 – 1,250 triệu đồng/kg với tất cả các size từ 0,5kg – 5kg thì hiện giá loại tôm này giảm nhẹ từ 100.000 – 200.000 đồng/kg, còn 1 triệu – 1,150 triệu đồng/kg.

Trao đổi với anh Nguyễn Tuấn, nhân viên tại một công ty nhập khẩu hải sản Canada tại Hà Nội, anh cho biết, khoảng 1 tuần trước giá tôm hùm Alaska vẫn còn khá cao, công ty anh để giá sỉ cho các đại lý là 1.060.000 đồng/kg tất cả các size, thì hiện nay giá sỉ là 980.000 đồng/kg, còn bán lẻ ra ngoài là 1.150.000 đồng/kg.

Giá tôm hùm bất ngờ hạ nhiệt dù Tết Dương lịch đang tới gần - 1

 Cận Tết dương lịch, giá tôm hùm Alaska giảm nhiệt

“Giá tôm hùm thay đổi theo mỗi đợt hàng về. Tuy nhiên, trái với dự đoán, gần đây giá tôm giảm nhẹ, do cạnh tranh nguồn hàng với Trung Quốc không còn khốc liệt như trước. Tuy nhiên, hiện đang là mùa tôm hùm Alaska thay vỏ nên hàng về 10 con thì có đến 7 con bị ọp, thịt không được chắc như các mùa khác. Thế nên chúng tôi hạn chế nhập tôm size lớn trên 3kg/con, chủ yếu là tôm size 0,5 – 1,5kg, tỷ lệ tôm bị ọp sẽ thấp hơn”, anh Tuấn cho biết.

Trong khi giá tôm hùm Alaska hạ nhiệt thì giá tôm hùm Việt Nam cũng chững lại ở mức từ 900.000 – 1.500.000 đồng/kg, dù nhiều dự đoán cho rằng giá tôm hùm Việt Nam sẽ tăng chóng mặt trong những ngày cuối năm.

Giá tôm hùm bất ngờ hạ nhiệt dù Tết Dương lịch đang tới gần - 2

Tôm hùm Việt Nam giữ giá từ 900.000 – 1.500.000 đồng/kg

Trao đổi với anh Phan Minh, một người bán tôm hùm thương phẩm tại Phú Yên, anh cho biết giá tôm hùm xanh hiện anh bán cho khách lẻ là 880.000 đồng/kg size 2-3 lạng; 1,160 triệu/kg size 4-5 lạng và 1,5 triệu/kg size 1kg đổ lên.

“Chúng tôi nhập hàng trực tiếp từ vùng nuôi nên giá có rẻ hơn so với các đại lý bán hải sản khác. Tuy nhiên, khả năng sang tuần giá tôm hùm sẽ bắt đầu tăng cao, phải sau Tết nguyên đán mới giảm nhiệt”, anh Minh cho biết.

Khảo sát giá tôm hùm xanh tại các cửa hàng hải sản tại Hà Nội, size từ 0,2 – 0,89kg/con được bán với giá 1,5 – 1,7 triệu/kg; size từ 0,9 – 1,15 kg/con giá từ 2 – 2,350 triệu/kg; size 1,16 – 1,69kg/con giá 2,5 – 2,7 triệu/kg; size 1,7 – 2kg giá từ 3 – 3,2 triệu/kg

Nguồn: http://danviet.vn

Nông dân Mỹ nuôi tôm trong bể bơi

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ được ông Nott Vaughan nuôi trong bể bơi mua từ Walmart.

Một nông dân ở thung lũng Mission (Mỹ) đang nuôi tôm thẻ chân trắng trong những bể bơi gia đình tiện dụng mua từ kênh mua sắm trực tuyến Walmart.

Người sáng tạo cách nuôi này – ông Nott Vaughan, thường hay hài hước chia sẻ là ở  trang trại của ông, chỉ việc để lưới vào những bể bơi vừa được giao đến rồi vớt tôm đem bán. Nhưng chúng ta đều biết, đây là một mô hình sản xuất đầy sáng tạo mà ai cũng phải thán phục, ông đã đầu tư nghiêm túc và gặt hái được thành quả đáng ngưỡng mộ.

Ông Nott Vaughan thu hoạch tôm từ bể nuôi.

Ông Nott Vaughan vốn sinh trưởng tại trang trại nhưng lại không có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ông có một người anh đã học về nuôi tôm khi làm thợ mỏ ở Indonesia. Sau khi kết thúc thời gian làm việc ở Indonesia và trở về Mỹ, anh trai của ông quyết định sẽ bắt đầu nuôi tôm ở bang Idaho. Đó là một công ty nhỏ được đặt tên Cowboy Shrimp Farm với thị trường mục tiêu là bang Idaho. Đáng tiếc là công ty phải dừng lại do anh trai của Nott Vaughan phải quay lại Indonesia. Khi đó, trại nuôi này vẫn còn một đợt tôm nuôi dang dở và ông Nott Vaughan phải nghĩ cách để chuyển lũ tôm về nhà mình.

Ông Vaughan chỉ có 3 tuần để chuẩn bị cơ sở nuôi tôm – một lĩnh vực vốn cần được đầu tư bài bản. Ông lập tức nghĩ đến việc dùng những hồ bơi tiện dụng gia đình kích thước lớn để làm bể nuôi tôm. Giải pháp bể nuôi ban đầu chỉ để đối phó trong lúc vội vàng nhưng qua thời gian nghiên cứu cải thiện kỹ thuật, đã phát triển thành một hệ thống bền vững, thu hoạch được sản lượng tôm ổn định. Trại tôm sáng tạo này được đặt ngay bên cạnh nhà của ông, với tầm nhìn ra dãy núi Mission và trang trại chăn thả gia súc ngay gần đó.

Ông Vaughan xây dựng khu nuôi với thiết kế kiểm soát độ ẩm, nước không thể rò rỉ từ bất kỳ đâu, trần nhà, tường và sàn nhà luôn khô ráo, duy trì nhiệt độ khoảng 27oC. Ngoài ra, để tránh tôm bị stress tự đâm vào thành bể khi tắt đèn đột ngột, trang trại còn lắp những bóng đèn mờ. Trang trại hiện đang nuôi 22.000 con tôm thẻ chân trắng trong 5 bể nuôi, mỗi bể có dung tích khoảng 30 m3. Cũng như các mô hình nuôi tôm khác, để bắt đầu vụ nuôi, ông Vaughan cần chuẩn bị bể nuôi, nước mặn, thức ăn. Quan trọng nhất là ông đã thiết lập một hệ thống nuôi tuần hoàn, bổ sung thêm các chủng vi sinh để giải quyết vấn đề chất thải cũng như cung cấp thêm nguồn thức ăn cho tôm. Theo ông, chỉ cần duy trì tốt mật độ vi khuẩn và tôm, mô hình sẽ cho tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng ổn định. Hiện tại, tôm của ông đang tăng từ 1 – 2 gram mỗi tuần.


Size tôm ông Nott Vaughan xuất bán.

Giá  bán tôm của ông Nott Vaughan vào khoảng 18-20 USD/pound (420.000 – 460.000 VND/ 0,45kg). Vì muốn bán tôm sơ chế phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nên ông quyết định chỉ bán tôm tươi sống. Tôm được ướp đá ngay khi thu hoạch và vận chuyển bằng xe đông lạnh để đảm bảo chất lượng. Danh tiếng của ông Nott Vaughan đã lan rộng khắp nơi, “Nhiều người dân đã chủ động tìm đến mua tôm, mọi người xuất hiện yêu cầu số lượng tôm cần mua, sau đó tôi vớt lũ tôm ra để vào nước đá đưa cho họ. Thế là tôi có lãi” – ông Nott Vaughan hài hước chia sẻ.

Mô hình nuôi của ông Vaughan là loại hình sản xuất thủy sản bền vững, có tác động thấp đến môi trường, sản phẩm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Khi nông dân đưa ra một kỹ thuật canh tác và sản phẩm mới không những chỉ giúp cải thiện thu nhập của họ mà sẽ giúp củng cố thị phần, càng đa dạng hóa sẽ càng tăng sức cạnh tranh ngành sản xuất. Mô hình trang trại của ông Vaughan là điển hình của việc nông dân học hỏi và sáng tạo để có những thành công ngoài mong đợi.

Hoài An
Đăng ngày: 20/12/2019

Xuất khẩu tôm sang EU: Cần sớm xây dựng thương hiệu

Tôm sú
Tôm sạch có chứng nhận, giá cạnh tranh sẽ được khách hàng đánh giá cao.

EU được coi là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm trong nước, nhất là khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực tới đây. Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thông tin về phương thức đáp ứng các tiêu chuẩn của EU để thâm nhập thị trường này.

Xuất khẩu tôm sang EU giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), xuất khẩu tôm 10 tháng đầu năm 2019 giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,78 tỷ USD. Nguyên nhân do nửa đầu năm nay sản lượng tôm tăng, trong khi lượng tồn kho tại các thị trường cao, nguồn cung từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm tại các thị trường nhập khẩu hạ thấp hơn so với năm ngoái. Riêng tại thị trường EU, sau 9 tháng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng trưởng âm tới 20,8%, giá trung bình giảm 1 USD/kg so với năm 2018. Tuy nhiên, so với các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam vẫn cao hơn 15 – 20% (1 – 2 USD/kg).

Hiện, EU đang tăng mua thủy sản trong các tháng cuối năm 2019, giá tôm đã tăng trở lại. Tổng cục Thủy sản nhận định, tác động của EVFTA sẽ tạo nền tảng để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này trong nửa cuối năm chưa thể phục hồi như mong đợi.

Cần xây dựng thương hiệu tôm Việt

Theo Vasep, EU chiếm khoảng 31% tổng nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 22% xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nếu biết tận dụng ưu đãi thuế quan, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ có cơ hội gia tăng từ năm 2020.

Để tận dụng lợi thế từ EVFTA, Vasep cho rằng, trước mắt phải tạo ra nguồn tôm sạch có chứng nhận với giá cạnh tranh; tiếp đó xây dựng được thương hiệu tôm Việt. Vì vậy, cần sự hỗ trợ trong việc kiểm soát chặt chế phẩm nuôi tôm, ngặn chặn từ gốc nguồn thẩm lậu các hóa chất nuôi tôm không có tên trong danh mục cho phép; sắp xếp lại vùng nuôi, tạo nên các trang trại, hợp tác xã nuôi quy mô lớn theo chuẩn quốc tế có chứng nhận…

Bên cạnh đó, cần tận dụng thế mạnh là chế biến hàng caocấp mà đối thủ bị thuế cao như tôm luộc (thuế cơ bản 20%, có GSP còn 7%). Qua đó, thúc đẩy người nuôi ứng dụng các quy trình nuôi ASC, BAP… tăng nguồn nguyên liệu để chế biến bán vào EU.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm Luxembourg và EU cho biết, tôm chỉ có thể xuất khẩu vào EU nếu đến từ các quốc gia được cấp phép, được đánh bắt bởi các tàu được cấp phép (tôm hoang dã) hoặc được nuôi tại các trang trại có đăng ký, được cấp các chứng nhận sức khỏe phù hợp, và vượt qua được bộ phận kiểm tra biên giới của EU. Các quy định dán nhãn thực phẩm của EU đảm bảo rằng, người tiêu dùng nhận được các thông tin cần thiết để quyết định khi mua thực phẩm như: Tên sản phẩm; danh sách các thành phần, bao gồm cả các chất phụ gia; thông tin về các chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng và kích ứng cần phải được nêu ra; trọng lượng tịnh của các thực phẩm trước đóng gói theo các đơn vị hệ mét (mét, mét vuông, mét khối); ngày khuyến nghị mà đến thời điểm đó sản phẩm vẫn giữ được các đặc tính chuyên biệt, trình bày dưới dạng ngày, tháng, năm cùng với cụm từ “best – before”… Nhãn dán dễ hiểu, dễ nhìn, rõ ràng, không bị tẩy xóa và phải được sử dụng bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với người tiêu dùng…

Nguyễn Hạnh Công Thương
Đăng ngày: 19/12/2019

Mexico: Tiêu thụ tôm tăng, giá tôm hấp dẫn các nhà cung cấp

 Mexico ngày càng NK nhiều tôm ngay cả khi sản lượng tôm của nước này vẫn đang tiếp tục tăng.

Tổng XK tôm của khu vực Mỹ Latinh đã tăng gấp đôi từ 2013, tăng từ 400.000 tấn lên 870.000 tấn năm 2018 và dự kiến tăng thêm nữa trong năm nay.

Ecuador XK nhiều nhất trong khu vực với 510.000 tấn, Argentina (185.000 tấn), và Honduras (56.000 tấn).

Mặc dù sản lượng tôm tại khu vực này tăng nhưng tiêu thụ trong khu vực hầu như không có. Ví dụ, tại Ecuador, 95% sản lượng tôm của nước này được dùng để XK. Trước đây, Mỹ là thị trường tiêu thụ chính tuy nhiên hiện tại là Trung Quốc và hầu như không có tiêu thụ nội địa.

NK tôm hàng năm của Mỹ Latinh tương đối ổn định với khoảng 47.000 tấn. Mexico là nước NK lớn nhất với 18.000 tấn. Tiếp đó, Chile và Peru mỗi nước NK gần 9.000 tấn.

Tại Mexico, sản lượng khai thác tôm tự nhiên tương đối ổn định với 80.000 tấn trong khi sản lượng nuôi đạt 140.000 tấn năm 2018.

Do nhu cầu tôm tương đối cao tại Mexico nên cán cân xuất nhập khẩu tôm tương đối cân bằng. Tuy nhiên, Mexico đã trở thành nước XK ròng trong những năm gần đây.

Hiện Mexico là nước XK ròng vì họ XK tôm nâu với giá cao và thị trường tiêu thụ là Nhật Bản với nhu cầu tốt trong khi họ NK tôm giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc và Ecuador.

 

Tiêu thụ nội địa tại Mexico tiếp tục cải thiện, tăng từ 1,2 lên gần 2 kg tôm/người kể từ năm 2013 trong khi giá tôm to còn đầu vẫn xấp xỉ 10 USD/kg.

Mexico là một thị trường hấp dẫn, họ NK các sản phẩm rẻ hơn cho thị trường nội địa và XK các sản phẩm đắt nhất. Mức tiêu thụ cao, giá cả khá tốt, và là 1 thị trường NK tiềm năng. Mexico có thể là 1 thị trường NK hấp dẫn cho các nhà cung cấp.

Brazil là một nước NK thủy sản lớn trên thế giới nhưng NK tôm giảm xuống mức thấp trong những năm gần đây. Sau đại dịch trên tôm, nước này đóng cửa biên giới đối với tôm nước ngoài.

Sản lượng tôm nội địa của Brazil giảm dần kể từ khi tổng sản lượng nuôi và khai thác còn đạt cao 120.000 tấn. Sau đó, tôm Brazil bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sản lượng nuôi sụt giảm, sản lượng khai thác không thực sự tăng. Sản lượng nuôi và khai thác đạt khoảng 100.000 tấn.

Nước này đã mở cửa trở lại cho NK tôm từ các nước láng giềng (Ecuador, Argentina) đầu năm nay và dự kiến sắp tới sẽ mở cửa cho một số nước nữa.

Giảm cả NK và sản lượng tôm nuôi nội địa khiến tiêu thụ tôm trung bình của người Brazil giảm gần 0,45 kg/người trong năm 2018 trong khi giá tôm nuôi penaeus giảm nhẹ từ 8 USD/kg xuống 6 USD/kg từ tháng 10/2018.

Tuy vậy, giá tôm tại Rio vẫn hấp dẫn, điều này cho thấy phần lớn các nhà sản xuất Brazil chọn cách bán tôm cho thị trường nội địa.

Họ đã từng XK đi nhiều thị trường, nhất là Mỹ nhưng hiện họ không XK nữa. Tôm được tiêu thụ nội địa và giá tương đối thấp.

Kim Thu

(Theo undercurrentnews)

Nguồn :(vasep.com.vn)

Ngành tôm hùm Canada tập trung lấy lại thị trường châu Âu

(vasep.com.vn) Mặc dù doanh số XK tôm hùm sống Canada sang Trung Quốc tăng trưởng theo cấp số nhân trong bối cảnh Trung Quốc áp thuế 25% đối với tôm hùm Mỹ, nhưng doanh số XK sản phẩm này sang thị trường châu Âu (EU) giảm.

Canada và EU đã ký Thỏa thuận kinh tế và thương mại toàn diện (CETA) – Thỏa thuận có hiệu lực vào cuối năm 2017. Dù đã được xóa bỏ mức thuế 8%, doanh số XK tôm hùm Canada sang EU chỉ đạt 172,9 triệu CAD, giảm 3,4 % so với 178 triệu CAD thu được năm 2017.

Tính từ đầu năm đến nay, XK tôm hùm sang thị trường EU tăng nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, giá trị XK tôm hùm Canada sang EU đạt 131,7 triệu CAD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2018 với 117,4 triệu CAD.

Geoff Irvine, Giám đốc điều hành của Hội đồng Tôm hùm Canada – Cơ quan tiếp thị ngành tôm hùm Canada cho biết, Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường NK tôm hùm. Nhu cầu tôm hùm sống và chế biến của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường nói chung, giúp các kênh phân phối sản phẩm tôm hùm sống phát triển. Tuy nhiên, ngành tôm hùm Canada hy vọng sẽ sớm lấy lại thị trường EU.

Dự báo: Mỹ sẽ lấy lại 50% doanh số đã mất ở Trung Quốc

Giống như một số loài cá và thủy sản có vỏ khác, tôm hùm không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu thụ không cao trong thời gian gần đây. Sản lượng thu hoạch đã giảm từ 20-40% tại Manine trong năm nay. Trong khi đó, vẫn còn những lo ngại sản lượng khai thác có thể giảm trong hai vụ đánh bắt tôm hùm thứ 33 và 34 ở hai khu vực đánh bắt lớn nhất.

Kết quả: Các nhà chế biến đang phải trả thêm 1-1,5 CAD/ pound tại các cảng cá so với năm 2018, mức giá đang thúc đẩy giá bán buôn.

Với nhu tiêu thụ cao và giá cả tốt, ngành tôm hùm cần làm gì trong việc cải thiện các nỗ lực tiếp thị?

Theo Irvine, ngành tôm hùm cần đa dạng hóa thị trường, đặc biệt khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Canada cũng sẽ đi đến hồi kết.

Những số liệu đã nói lên tất cả. Canada đã cập cảng 97.849 tấn tôm hùm trong vụ 2017-2018 (1/10/2017-30/9/2018). Irive cho rằng, 90% sản lượng khai thác này cùng với tôm hùm NK từ Mỹ để chế biến, tái xuất.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Canada đã XK 1,9 tỷ CAD tôm hùm, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018 với 1,7 tỷ CAD. Xu hướng này là sự tiếp nối của những năm trước, cho thấy XK tôm hùm Canada vẫn tiếp tục đạt được các mức tăng trưởng ổn định kể từ năm 2016.

Thị trường XK lớn nhất của tôm hùm Canada là Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, nước này đã NK tôm hùm trị giá 1,2 tỷ CAD, giảm khoảng 18 triệu CAD (1,5%) so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường XK lớn thứ hai và là thị trường mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngành tôm hùm Canada là Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2019, XK tôm hùm Canada sang Trung Quốc tăng lên 381,9 triệu CAD. So với giá trị XK trong 9 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 210,6 triệu CAD, doanh số XK đã tăng mạnh 81,4%.

Trong năm 2018, Canada đã XK tôm hùm Bắc Mỹ sang Trung Quốc với giá trị 299 triệu CAD, tăng 44,7% so với 206,5 triệu CAD đạt được trong năm 2017.

Để có cái nhìn tương quan sự thay đổi giữa XK tôm hùm của Canada và XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc, ta thấy trong 9 tháng đầu năm 2019, XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc với giá trị 27,9 triệu USD, trong khi giá trị XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc trong cùng kỳ năm 2018 đạt 109,7 triệu USD.

Stewart Lamont, Giám đốc điều hành của doanh nghiệp Tangier Lobster, tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng doanh số đáng kể cho DN của ông. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc tăng doanh thu ở thị trường Trung Quốc không tuyệt vời như mọi người nghĩ vì các DN đã phải trả thêm cho ngư dân 2-3 CAD cho sản phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng cũng là thị trường có giá thấp.

Lamont cũng đồng ý với Irive về sự cần thiết phải đa dạng hóa thị trường vì khi chiến tranh thương mại chấm dứt, Mỹ sẽ lấy lại vị trí trước đây trên thị trường tôm hùm. Khi đó, Lamont tin rằng, 50% lợi nhuận trên thị trường đang thu được bởi các nhà XK tôm hùm Canada sẽ quay trở lại Mỹ.

Do đó, LCC – Tổ chức bao gồm các nhà chế biến, đại lý, vận tải, Hiệp hội và các Liên đoàn khai thác tôm hùm chính… bên cạnh việc tập trung phần lớn ngân sách tiếp thị của mình vào thị trường châu Âu, cũng sẽ hướng tới thị trường châu Á.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kết thúc, ngành tôm hùm Canada muốn đảm bảo ngành hàng này đã được đa dạng hóa ở các thị trường trọng điểm trên thế giới. Ngoài ra, các nhiệm vụ thương mại tập trung đa loài đang được lên kế hoạch như Chiến lược tăng trưởng đầu tư thương mại Đại Tây Dương nhằm thúc đẩy thương mại ở Việt Nam, Indonesia và Đài Loan. Các hoạt động khác, như một phần của chiến lược dành riêng cho tôm hùm, bao gồm tiếp thị kỹ thuật số và quảng bá thương hiệu tôm hùm Canada…

(Theo undercurrentnews)