Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

“Tôm vua, cua chúa” nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch

Nếu như chỉ 1 tháng trước Tết dương lịch, giá tôm hùm Alaska dao động từ 1 triệu – 1,1 triệu/kg, cua hoàng đế nhập khẩu Canada giá từ 1,2 – 1,4 triệu/kg thì những ngày cận Tết dương lịch, giá mỗi loại hải sản nhập khẩu cao cấp này đều tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/kg mà vẫn không đủ hàng cung cấp cho khách hàng.

Chị Phương Mai (Hải Phòng) cho biết, dịp Tết dương lịch năm nay chỉ được nghỉ 1 ngày, nên nhà chị không đi chơi đâu mà gọi bạn bè đến tụ tập ăn uống cho vui. “Tuy là Tết tây nhưng cũng là những ngày cuối năm, chúng tôi quan điểm phải ăn uống thật linh đình để chia tay năm cũ. Thế nên vừa rồi tôi đặt 12kg tôm hùm Alaska, trong đó có 1 con nặng đến hơn 5kg cho hoành tráng”, chị Mai cho biết.

"Tôm vua, cua chúa" nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch - 1

Tôm hùm Alaska nặng hơn 5kg cho bữa tiệc tất niên

Theo chị  Mai, “giá tôm đợt này tăng cao, lên đến 1,3 triệu/kg tôm sống, mà tôi phải đặt hàng trước cả tuần mới có. Vì lấy nhiều, tôi được đại lý bán bớt giá một chút, tính ra riêng tiền tôm khoảng hơn 15 triệu cho 15 người ăn, chưa tính chi phí các thực phẩm khác!”

Trao đổi với chị Thu Trang, nhân viên của một công ty chuyên cung cấp hải sản nhập khẩu, chị cho biết, thường vào các dịp lễ tết, sức tiêu thụ các mặt hàng hải sản nhập khẩu cao cấp tăng mạnh. Dịp Tết dương lịch năm nay, công ty chị đã có kế hoạch nhập số lượng lớn tôm hùm Alaska và cua hoàng đế từ Canada, nhưng nguồn hàng rất khan, không có hàng để nhập, bởi thị trường Trung Quốc thời điểm này cũng đang nhập tôm hùm ồ ạt.

"Tôm vua, cua chúa" nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch - 2

Cua hoàng đế tăng 100.000 – 200.000 đồng/kg vẫn cháy hàng

“Thường 1 tuần công ty tôi có 2 đợt hàng về, mỗi đợt khoảng nửa tấn. Gần Tết dương lịch, số lượng mỗi đợt tăng thêm vài trăm cân mà vẫn không đủ cung cấp cho khách và đại lý bán lẻ. Chính vì vậy, nếu như khoảng 1 tháng trước, công ty tôi bán tôm hùm Alaska giá 1.050.000 đồng/kg thì bây giờ giá đã lên 1.300.000 đồng/kg. Tương tự, cua hoàng đế giá 1.200.000 đồng/kg thì nay đã lên 1.450.000 đồng/kg”, chị Trang cho biết.

Ngoài tôm hùm Alaska và cua hoàng đế, chị Trang cho biết các loại hải sản khác như hàu, cá tuyết đen, thịt điệp hồng Canada, sò điệp Hokkaido, bào ngư Hàn Quốc, bào ngư Úc… cũng bán rất chạy dịp này, dù giá tăng cao. “Hồi tháng 11 giá hàu sữa Canada size 4-6 con một cân chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/con, thì nay lên tới 150.000 đồng/con rồi, mà vẫn không đủ hàng bán cho khách”, chị Trang chia sẻ.

Nguồn : http://danviet.vn

Tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản

Sơ chế nghêu
Năm 2019, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng, với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, đồng thời phải “gánh vác” thách thức lớn trong công tác gỡ “thẻ vàng” của EC, nhưng ngành thủy sản đã và đang có nhiều giải pháp phù hợp, tận dụng cơ hội cho thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  – NN&PTNT), năm 2019, ngành thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng, với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%. Trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%; nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD.

Theo ông Phạm Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục Thủy sản), khó khăn nổi bật nhất với thủy sản trong năm 2019 là ngành hàng cá tra và tôm phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm, trong khi giá nhiên liệu tăng, cộng với rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu… Trước thực tế đó, ngành thủy sản đã có nhiều giải pháp phù hợp, tận dụng cơ hội cho thị trường xuất khẩu.

Đơn cử như, từ đầu tháng 3 đến tháng 9/2019, giá tôm nước lợ giảm do một số nguyên liệu cạnh tranh từ xuất khẩu của Ấn Độ và Ecuador và sản lượng tồn kho từ năm 2018. Trong khi, Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc tại biên giới,  cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn biến khó lường, Tổng cục Thủy sản đã đánh giá thị trường, định hướng sản xuất, tiêu thụ tôm phù hợp, thực hiện hiệu quả việc hợp tác, liên kết theo chuỗi để gắn  với thị trường, giảm thiểu rủi ro đối với sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng và giá tôm được cải thiện, tạo đà cho Xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Nhờ đó, ước cả năm 2019, diện tích nuôi đạt 720.000 ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750.000 tấn, gần bằng so với năm 2018.

Tương tự, cá tra cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi diện tích ươm giống, nuôi thương phẩm ở một số địa phương tăng dẫn đến dư cung, kim ngạch xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019. Ả rập – Xê út vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, một số quốc gia lân cận đã phát triển nuôi cá tra… dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu đã giảm từ cuối tháng 3 đến nay, sau 2 năm tăng trưởng liên tục.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các tỉnh triển khai một số giải pháp để duy trì mục tiêu tăng trưởng năm 2019, đồng thời phối hợp tăng cường kiểm tra điều kiện chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra; triển khai Đề án cá tra 3 cấp, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cá tra, thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn… Vì vậy, tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 dự kiến đạt 6,6 nghìn ha (tăng 22,2% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2018.

Nâng cao giá trị xuất khẩu thích ứng với thị trường thế giới

Về định hướng nhiệm vụ trong năm 2020, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019; sản lượng cá tra đạt 1,42 triệu tấn, tương đương so với năm 2019; sản lượng tôm các loại 850.000 tấn, tăng 3,7%;  kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng 116,3% so với năm 2019.

Theo đó, ngành thủy sản tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung về nuôi trồng thủy sản tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn. Trong đó chú trọng tập trung vào công tác đăng ký cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi tôm nước lợ, cá tra, nuôi lồng bè… Đồng thời, phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững…

Theo ông Trần Đình Luân: “Khi áp dụng Luật Thủy sản mới, cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Do đó, để đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra, nông dân, doanh nghiệp cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số. Việc cần làm trước mắt là nông dân, doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã số trước khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi một thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng. Ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường… Đáng chú ý, không thể bỏ qua vấn đề liên kết để sản xuất”.

Đặc biệt, để đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2020, ngành thủy sản tập trung khai thác tốt các thị trường truyền thống gắn với phát triển các thị trường mới bằng cách đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, 31 doanh nghiệp tôm của Việt Nam vừa được Bộ Thương mại Mỹ cho hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%, là điều kiện tốt để gia tăng xuất khẩu. Hiện các đơn hàng ở Mỹ tăng dần lên, bởi phía Mỹ giảm nhập khẩu tôm của Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang châu Âu, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản… có chuyển biến tích cực. Ấn Độ đã hết vụ sản xuất tôm chính, nên giá tôm trên thế giới có xu hướng tăng lên, điều này cũng mang đến cho tôm Việt Nam những cơ hội.

Đối với cá tra, vấn đề cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững là gia tăng sản lượng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, thân thiện môi trường trong sản xuất; duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng sản phẩm cá tra tiêu thụ nội địa.

Khánh Linh Thời báo tài chính

Đang chiếm 4% thị phần tôm thế giới, vì sao Minh Phú phải bắt tay FPT để tiến hành chuyển đổi số?

ictnews

“Vua tôm” Minh Phú bắt tay FPT xây dựng chiến lược chuyển đổi số hướng đến mục tiêu chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu và giấc mơ đứng trong TOP đầu bảng xếp hạng công ty công nghệ thuỷ sản thế giới.

“Vua tôm” đứng trước bước ngoặt buộc phải thay đổi

Là tập đoàn chuyên sản xuất chế biến xuất khẩu tôm số 1 Việt Nam và chiếm khoảng 4% thị phần tôm trên thế giới nhưng Minh Phú vẫn luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và mục tiêu chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để nâng cao sức cạnh tranh đối với thị trường quốc tế.

Nhận ra những điểm hạn chế về quy trình của chính mình bao gồm một phần các công việc vẫn đang được quản lý thủ công, dữ liệu chưa được kết nối và sử dụng hiệu quả, Minh Phú đứng trước bài toán phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên thị trường cả về chất lượng, giá thành đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 4 vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết một cách hiệu quả mà lãnh đạo Minh Phú đặt ra là tự động hóa trong sản xuất; xây dựng kho dữ liệu lớn (Big Data) cho ngành Tôm; xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ thông tin cũng như hoạt động trong chuỗi giá trị kinh doanh của cả tập đoàn Minh Phú và Áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc.

Do đó, theo như lời vị Chủ tịch HĐQT của Minh Phú, ông Lê Văn Quang, Minh Phú muốn bứt phá vươn lên thì phải thay đổi. “Chúng tôi muốn chuyển đổi số để phân tích và sử dụng thông minh nhất, hiệu quả nhất “mỏ kim cương dữ liệu”. Khát vọng của Minh Phú là đến năm 2045 chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu”, ông Quang chia sẻ thêm.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu kỳ vọng chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu

Chuyển đổi số chính là định hướng mục tiêu trung và dài hạn mà ông Quang và ban lãnh đạo Minh Phú đã lựa chọn để phát triển tập đoàn. “Chuyển đổi số là con đường tất yếu, giúp công ty có bước phát triển đột phá về cả vị thế, năng lực và quy mô tăng trưởng, nâng cao giá trị cạnh tranh trên toàn cầu”, ông Quang khẳng định.

Để làm được điều này, lãnh đạo Minh Phú cho rằng tập đoàn trước hết phải triển khai chiến lược mục tiêu chuyển đổi số ngay hôm nay chứ không chỉ ấp ủ trên giấy tờ. Bên cạnh đó, Minh Phú cần một đơn vị tư vấn có năng lực, hiểu biết hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và sẵn sàng đi đến cùng với công ty. Với lựa chọn doanh nghiệp tư vấn công nghệ uy tín và chính xác, Minh Phú mới có thể tự tin khởi động chuyển đổi số và đến gần hơn với mục tiêu đứng đầu thị trường.

Hợp tác chuyển đổi số, kế hoạch trung hạn 5 năm và mục tiêu chiếm thị phần thế giới

Ngày 24/12 vừa qua, Minh Phú đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược và Hợp đồng Tư vấn chuyển đổi số với FPT. Theo đó, FPT sẽ cùng Minh Phú xây dựng lộ trình chuyển đổi số hướng đến tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng lực sản xuất với mục tiêu giữ vững vị trí số 1 thế giới ngành tôm và đưa Minh Phú trở thành doanh nghiệp thủy sản trong TOP đầu thế giới.

Tại lễ ký kết, ông Suzuki Yoshiaki, Phó Tổng Giám đốc Minh Phú chia sẻ: “Kế hoạch chuyển đổi số đã được chúng tôi ấp ủ từ lâu. Chúng tôi mong muốn chuyển đổi giúp Minh Phú tăng năng suất hơn, quản lý chặt chẽ hơn và người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm của công ty. Với thỏa thuận này, chúng tôi sẽ cùng FPT xây dựng một lộ trình cụ thể cho ít nhất trong 5 năm tới”.

Theo ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách chuyển đổi số FPT, ngay sau lễ ký kết này, hai bên sẽ bắt tay ngay vào khảo sát để nắm được thực tiễn và đưa ra mô hình chuyển đổi số phù hợp và xây dựng lại toàn bộ lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Sau đó sẽ chọn vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất ở từng thời điểm của doanh nghiệp để triển khai và chuẩn bị sẵn sàng để nhân rộng thần tốc theo nguyên lý của phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen.

Minh Phú chuyển đổi số hướng đến mục tiêu công ty công nghệ thủy sản trong Top đầu thế giới

Dự kiến, một số hệ thống sẽ được Minh Phú đưa vào thực hiện trước bao gồm: Hệ thống KPI thông minh; Hệ thống mua bán vật tư nguyên liệu trên toàn bộ tập đoàn; Hệ thống bán hàng liên kết giữa sản xuất & bộ phận bán hàng và Hệ thống thanh toán công tác phí. Từ đó, FPT sẽ cùng với Minh Phú đánh giá kỹ lưỡng việc tiến hành triển khai các hệ thống này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

“Chúng tôi tin rằng việc hợp tác giữa FPT và Minh Phú không chỉ có tác động đến hai tập đoàn nói riêng mà còn tác động đến cả ngành tôm của Việt Nam nói chung. Do đó, hai bên đã thống nhất sẽ cùng nhau hợp tác để không chỉ cùng nhau xây dựng giải pháp chuyển đổi số riêng cho Minh Phú mà sẽ cùng nhau xây dựng những giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số có thể áp dụng cho cả ngành sản xuất và chế biến tôm nói chung”, ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Chuyển đổi số FPT khẳng định.

Tại Việt Nam, FPT là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng và phát triển các nền tảng, sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số. Định hướng chiến lược của FPT trong giai đoạn 2019 – 2021 sẽ là chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ CNTT thành Tập đoàn cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Do đó, trong thời gian tới, FPT tiếp tục đầu tư phát triển các nền tảng, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ mới để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể ứng dụng ngay vào quá trình chuyển đổi số. Đây là một trong những hành động thể hiện cam kết Cùng khởi động – Cùng đầu tư – Cùng về đích của FPT với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số.

PV

Thủy sản sang Trung Quốc vẫn đầy triển vọng trong năm 2020

Đến thời điểm này, có thể nói Trung Quốc là thị trường tăng trưởng tốt nhất (trong những thị trường lớn) của thủy sản Việt Nam năm 2019 và đang đầy triển vọng cho năm 2020.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh Lê Hoàng Vũ

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng 19,7% so với cùng kỳ 2018 và đạt 1,1 tỷ USD.

Như vậy, đây là lần thứ 2, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 1 tỷ USD trong 1 năm (lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt hơn 1 tỷ USD là năm 2017). Đồng thời, giá trị xuất khẩu trong 11 tháng qua đã giúp cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong năm nay vượt kỷ lục về giá trị của năm 2017 (đạt 1,085 tỷ USD).

Và cũng với giá trị xuất khẩu như trên, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và EU.

Nhưng có một điều đáng chú ý là giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã tiệm cận với giá trị xuất sang EU (1,1 tỷ USD so với 1,15 tỷ USD trong 11 tháng năm 2019). Do đó, với đà tăng trưởng tốt, Trung Quốc hoàn toàn có thể vượt qua EU để đứng vào Top 3 thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới.

Năm 2020, xuất khẩu sang Trung Quốc được đánh giá là vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt cho thủy sản Việt Nam. Trước hết là nhu cầu ngày càng tăng cao ở thị trường này.

Chẳng hạn, năm 2018 Trung Quốc đã nhập khẩu tới 5,2 triệu tấn thủy sản, tăng 7% so với năm 2017. Nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 7,03 tỷ USD thủy sản, tăng tới 32% so với cùng kỳ năm 2018…

Hai sản phẩm được kỳ vọng nhất của thủy sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc năm 2020, vẫn sẽ là cá tra và tôm.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hồng Kông trong năm 2019 đã đạt được mức tăng trưởng tốt là 19,3% (đạt 552, 4 triệu USD).

Với đà tăng trưởng tốt của nửa cuối năm 2019 nhờ đã thích ứng với các quy định mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục là điểm đến đầy hứa hẹn của cá tra trong năm 2020.

Theo Công ty Chứng khoán KIS, Trung Quốc đang có nhiều khả năng trở thành thị trường dẫn dắt cho cá tra trong những năm tới.

Trước hếy là do quy mô dân số lớn với hơn tỷ người, sẽ hỗ trợ cho ngành dịch vụ ăn uống nội địa ở Trung Quốc phát triển.

Tiêu thụ cá tra trên đầu người ở Trung Quốc hiện còn thấp (0,14 kg/người) so với 0,32 kg/người của thị trường Mỹ. Vì vậy, dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc còn rất lớn

Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam vào các kênh thương mại điện tử ở Trung Quốc, nhất là kênh Alibaba, sẽ giúp cho cá tra Việt Nam có cơ hội đi sâu vào nội địa Trung Quốc và đa dạng hóa sản phẩm, nhất là sản phẩm giá trị gia tăng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc những tháng cuối năm 2019 tăng.

Với con tôm, cũng nhờ đã đáp ứng được những quy định mới của Trung Quốc, mà từ tháng 5 đến nay, đã tăng trưởng trở lại ở thị trường này. Trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ 2018.

Những tháng cuối năm 2019, tôm Việt Nam xuất sang Trung Quốc từng có thời điểm tăng mạnh, nhờ hưởng lợi từ việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm tạm thời với 4 công ty xuất khẩu tôm của Ecuador.

Tuy nhiên, vừa qua, lệnh cấm này đã được phía Trung Quốc dỡ bỏ hồi cuối tháng 11, đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam không còn lợi thế này nữa.

Trong khi đó, tôm Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được về giá so với tôm Ecuador và Ấn Độ. Vì vậy, lợi thế lớn nhất của tôm Việt Nam khi xuất sang Trung Quốc là vị trí địa lý gần gũi và nhu cầu ngày càng cao của thị trường lớn này về tôm nhập khẩu.

Năm 2019, một số dự báo quốc tế cho hay, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc lên tới 800 ngàn tấn và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, qua đó sẽ đưa Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, trong bối cảnh biên mậu đã bị siết chặt, để gia tăng được giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, ngành tôm phải chú trọng nâng cao chất lượng. Đã đến lúc cũng phải coi Trung Quốc là thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng… như nhiều thị trường khác.

SƠN TRANG – NGUYỄN THỦY
Nguồn: NNVN

Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019 và dự báo năm 2020

Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019 và dự báo năm 2020

1. Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng chiếm 3,4% GDP toàn quốc và chiếm 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp, chỉ đạt 80% so với mục tiêu chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (mục tiêu đến năm 2020 thủy sản chiếm 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – thủy sản nghiệp). Theo giá so sánh năm 2019 đạt 111.846 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2015-2019 chỉ đạt 5,3%/năm, với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không thể đạt mục tiêu thủy sản chiếm 30 – 35% GDP trong khối nông, lâm, thủy sản nghiệp.

Cũng theo Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 GDP thủy sản tăng trưởng 6,3% so với năm 2018, bằng 0,89 lần so với tăng trưởng toàn quốc và tăng trưởng cao gấp 3,13 lần so với toàn ngành nông nghiệp (toàn quốc tăng trưởng 7,02% so với năm 2018; toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,01% so với năm 2018). Đạt được thành tựu này chủ yếu do nhờ tổng sản lượng thuỷ sản tăng 5,6% so với năm trước (ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn đạt vượt trên 1,2 triệu tấn so với mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 đạt 7 triệu tấn). Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 6,5% so với năm 2018 (ước đạt 4.432,5 nghìn tấn đạt 97,4% so với  mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng chiếm 65% tổng sản lượng thủy sản); sản lượng thủy sản khai thác tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước (ước tính đạt 3.768,3 nghìn tấn đạt vượt trên 1,3 triệu tấn so mục tiêu Chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản); Cũng theo Tổng cục Hải quan, năm 2019 ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2018, đạt mục tiêu Chiến lược thủy sản đề ra đến năm 2020 đạt từ 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2020 đạt 11 tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu do gặp khó khăn ở thị trường nhập khẩu (vướng rào cản và khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy sản Việt Nam còn cao).

Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 (Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Tuy nhiên, điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm chủ yếu do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá) (Tổng cục Thống kê, 2019).

Hình 1. Cơ cấu GDP thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 2015-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 2. Cơ cấu GDP thủy sản trong ngành nông nghiệp 2015-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 3. Hiện trạng và mục tiêu đóng góp của GDP thủy sản vào GDP

chung toàn ngành nông, lâm thủy sản đến năm 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Hình 4. Tăng trưởng các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

2. Một vài dự báo kinh tế thủy sản năm 2020

– Dự báo tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản năm 2020 sẽ tăng trưởng trên 7% so với năm 2019 (sai số dự báo ±5%). Với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không đạt mục tiêu Chiến lược thủy sản đề ra đến năm 2020 thủy sản chiếm 30-35% GDP trong khối nông, lâm, thủy sản nghiệp.

– Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đạt trên 9 tỷ USD (sai số dự báo ±5,9%). Với mức tăng trưởng này đến năm 2020 sẽ không đạt mục tiêu Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD.

Hình 5. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2019 và dự báo 2020

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của VASEP, 2019

          3. Tài liệu tham khảo

          – Tổng cục Hải quan (2019). Năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều thách thức (https://haiquanonline.com.vn/nam-2020-nganh-thuy-san-tiep-tuc-doi-mat-nhieu-thach-thuc-117927.html).

– Tổng cục Thống kê (2019). Tình hình Kinh tế-xã hội Việt Nam quý IV và cả năm 2019.

– VASEP (2019). Thống kê số liệu xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2018 và 11 tháng năm 2019.

                                                                      ThS. Nguyễn Tiến Hưng

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

Nguồn http://vifep.com.vn/

Tác động đến tốc độ tăng trưởng từ giai đoạn phôi

Tác động đến tốc độ tăng trưởng từ giai đoạn phôi

Công nghệ mới giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng bằng cách tác động ngay từ giai đoạn đầu của sự phát triển (phôi thai) để kiểm tra về tốc độ trao đổi chất của cá và động vật thân mềm hai mảnh vỏ.

Các dụng cụ được sử dụng phục vụ kiểm tra trứng hoặc phôi.

Công nghệ mới giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng bằng cách tác động ngay từ giai đoạn đầu của sự phát triển (phôi thai) để kiểm tra về tốc độ trao đổi chất của cá và động vật thân mềm hai mảnh vỏ.

Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản càng ngày càng phát triển, nhiều người nuôi tập trung, sản lượng tăng nhanh kéo theo đó là chất lượng sản phẩm giảm và ô nhiễm môi trường. Do đó, để đáp ứng nuôi trồng thủy sản bền vững, nhiều công nghệ tiên tiến, phương pháp kĩ thuật mới được áp dụng để nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản và hạn chế tác động đến môi trường; trong đó, chất lượng giống được quan tâm đáng kể. Chất lượng giống tốt, sức đề kháng cao, vật nuôi sẽ sử dụng thức ăn hiệu quả, giúp vụ nuôi tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm tốt và lợi nhuận cao hơn.

Một công nghệ mới cho phép chúng ta có thể đạt 5% và hơn thế về sự cải thiện tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của vật nuôi, đây chính là con số có thể giúp các nhà nuôi trồng thủy sản có một vụ mùa thắng lợi.

Công nghệ này được phát triển từ công ty GenetiRate xuất phát từ Trường Đại Học Arizona. Đây là công nghệ tác động ngay từ giai đoạn đầu của sự phát triển (phôi thai) để kiểm tra về tốc độ trao đổi chất và cho phép người dùng có thể tiến hành ở bất kì loài cá hay động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác. Các nhà khoa học đã sử dụng tốc độ trao đổi chất như một biến sắp xếp và họ chỉ ra rằng những loài cá có tốc độ trao đổi chất cao sẽ phát triển nhanh hơn còn động vật mềm phát triển nhanh khi tốc độ trao đổi chất thấp.

GenetiRate giữ giấy phép độc quyền cho công nghệ đang chờ cấp bằng sáng chế đầu tiên cho phép đo tốc độ trao đổi chất thông lượng định lượng cao để chọn từng động vật thủy sản với hiệu quả thức ăn và tốc độ tăng trưởng được cải thiện nhằm kiểm soát chất lượng con giống ngày từ đầu vào. Họ sử dụng xét nghiệm chẩn đoán và phân loại độc quyền của để kiểm tra các loại trứng, phôi, trứng và mô khác nhau để chọn các loài thủy sản có tiềm năng phát triển và hiệu quả thức ăn lớn hơn.

Tiến sĩ Benjamin Renquist cho biết: “Chúng tôi đã bất ngờ với kết quả nghiên cứu của mình, bởi vì ở người, những cá nhân có tốc độ trao đổi chất cao hơn thường hướng đến cân nặng ít hơn. Ví dụ, tập thể dục sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ năng lượng (trao đổi chất tăng) và cân nặng giảm”.

Tiến sĩ Renquist đã phát triển nghiên cứu này trong quá trình nghiên cứu sau tiến sĩ của ông vào việc tập trung phát triển toàn diện động vật, thí nghiệm về “thông lượng cao” sự nhạy cảm insulin ở cá ngựa tại Đại học Vanderbilt. Sau đó ông đã đưa công nghệ này đến Đại học Arizona, nơi Kevin Fitzsimmons báo cho ông ta rằng, nghiên cứu này sẽ có tác động to lớn đến sự sản xuất cá rô phi. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì đã đồng ý cung cấp nguồn kinh phí hơn 500.000 đô la để ông áp dụng nghiên cứu này lên sản xuất giống các loài nuôi trồng thủy sản.


GenetiRate: sự chọn lọc tự nhiên để cải thiện giống.

Nghiên cứu của Renquist sớm đã thu hút sự quan tâm của người đồng hương Chaz Shelton, người đang điều hành công ty aquaponics của gia đình mình và đang bận rộn với việc sản xuất cá rô phi, rau xanh cũng như đang chập chững đầu tư.

“Từ quan điểm về sự đầu tư và tác động, tôi biết rằng đây là công nghệ mà ngành nuôi trồng thủy sản có thể sử dụng” phản hồi từ Shelton. Shelton là người đã mang ngành nuôi trồng thủy sản và sự đầu từ cho GentiRate, và hiện tại ông là CEO của nó.

“Chúng tôi đã thâm nhập thị trường và đã tham gia vào hoạt động thương mại như là nhà sản xuất hàu, cá hồi và cá rô phi. Chúng tôi nhận định rằng, mục đích của chúng tôi hướng tới chính là sự tự động hóa, có thể kiểm tra 10.000 trứng mỗi ngày trên một máy để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm điều đó vào một đến hai tháng tới và trước hết chúng tôi cần xây dựng đôi ngũ bán hàng” Renquist giải thích.

Có ba loại dịch vụ, khách hàng có thể lựa chọn là: kiểm tra tại phòng thí nghiệm, kiểm tra tại chỗ và lấy mẫu cơ xương. Dịch vụ kiểm tra tại phòng thí nghiệm yêu cầu khách hàng phải gửi mẫu trứng của họ đến phòng thí nghiệm của GenetiRate. Họ có thể chọn lựa mức độ chính xác của công nghệ và tỉ lệ trứng đạt cao nhất sẽ được chuyển về cho khách hàng. Dịch vụ kiểm tra tại chổ được áp dụng đối với các loài khó vận chuyển hoặc cần đảm bảo an toàn sinh học.

Renquist cho biết thêm: “Chúng tôi có thể đáp ứng được mọi nhu cầu từ khách hàng, nhưng nhìn chung các công ty sản xuất giống sẽ giữ lại 5 – 10% giống tốt nhất. Trong khi, các nhà sản xuất thương phẩm chỉ ước tính bỏ 25 – 50% chất lượng từ dưới lên”.

GenetiRate vẫn đang hy vọng làm tăng tương tác thương hiệu của họ, vì thế họ tham gia vào lĩnh vật con giống.

Shelton cho biết: “chúng tôi muốn trở thành công ty tỉ đô và quốc tế hóa. Trong ba tháng, chúng tôi có thể trình làng cho toàn thế giới”.

“Chúng tôi đang có mục tiêu đạt mức tổng thu nhập là một triệu đô vào năm 2019 và đang tập trung vào mảng cá hồi cùng động vật thân mềm.” theo Shalton. “Mặc dù đó là tiếp cận thị trường, chúng tôi vẫm đang tìm kiếm một đối tượng nuôi khác như cá hồi, bào ngư, cá bóp và các loài cá da trơn.” Theo Renquist.

“Nếu chúng tôi không thể cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá hồi, cá rô phi ít nhất 5%, chúng tôi sẽ trả lại tiền cho khách hàng. Trong đó, chúng tôi đảm bảo sự cải thiện tối thiểu 20% đối với động vật thân mềm”. Renquist trình bày.

Trong khi cá có vảy có tốc độ tăng trưởng nhanh thì động vật 2 mảnh vỏ ngược lại.

Renquist: “Hàu có tốc độ trao đổi chất chậm nhưng lại lớn khá nhanh bởi vì chúng ít lãng phí năng lượng cho việc cân bằng muối và nước. Chúng sử dụng ít năng lượng hơn để dành năng lượng cho việc tăng trưởng”.

Với sự bảo đảm của GenetiRate, không gì đáng ngạc nhiên khi họ nhận được nhiều sự chú ý.

“Chúng tôi đã có nhiều khách hàng bao gồm Hawaiian Shellfish và các mối quan tâm chúng tôi khác từ nhà sản xuất, công ty di truyền và công ty thức ăn. Họ muốn tìm hiểu công nghệ này sẽ áp dụng như thế nào và ở đâu” theo Shelton.

Đồng thời, họ cũng đang có kế hoạch thành lập một công ty mới để nghiên cứu sinh thiết xương, từ đó đánh giá tốc độ tăng trưởng của vật nuôi trên cạn

Nguồn: Theo Rob Fletche

Bảng giá tôm Thẻ chân trắng ngày 30/12/2019

 

STT Tôm đạt size(con/kg) Giá thị trường(vnd)
01 25 195.000
02 30 175.000
03 40 144.000
04 50 130.000
05 60 120.000
06 70 115.000
07 80 110,000
08 90 106.000
09 100 103.000
10 110 87,000
11 120 86,000
12 130 82,000
13 140 77,000
14 150 74,000
15 160 70,000
16 170 69,000
17 180 68,000
18 190 67,000
19 200 66,000
20 210 64,000
21 220 62,000
22 230 60,000
23 240 58,000
24 250 56,000
25 251/300 38,000 (dạt nhỏ 26,000đ)

Tình hình thị trường giá tôm có hướng giảm 2000-3000/kg so với tuần trước.