Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tin Tức Ngành

Dân Kiên Giang trúng vụ tôm ngày Tết, hào phóng chia sẻ với chim cò

Nhờ thời tiết và nguồn nước thuận lợi, nông dân Miệt Thứ (Kiên Giang) trúng vụ tôm tết Canh Tý. Từ sáng sớm, vuông tôm (ao tôm) đã rất nhộn nhịp, ai nấy ở đúng vị trí của của mình để chuẩn bị cho một ngày bội thu.

Dân Miệt Thứ trúng tôm càng xanh
Dân Miệt Thứ trúng tôm càng xanh

Mỗi vuông tôm tại vùng Miệt Thứ có diện tích vài ngàn mét vuông đến hơn 1 héc ta. Để có tôm thu hoạch vào dịp tết, các chủ vuông phải thả tôm từ 4 – 5 tháng trước đó.

Vào ngày thu hoạch, ngay từ lúc sáng sớm chủ vuông phải chuẩn bị rổ nhựa, nước đ‌á ướp tôm và các bồn nhựa chứa tôm có lắp đặt hệ thống tạo ô xy để tránh việc tôm chế‌t, thư‌ơng lái sẽ không mua.

Cảnh thu hoạch tôm của người dân Miệt Thứ

Vuông tôm này có diện tích gần 1 ha nên chủ vuông phải huy độn‌g hơn 20 người đến thu hoạch. Trong đó, các nam thanh niên đảm nhiệm vai trò chính xuống vuông bắ‌t tôm, còn  phụ nữ có nhiệm vụ ở trên bờ lựa và phâ‌n loại tôm.

Cảnh lựa tôm trên bờ của các phụ nữ

Thương lái đến thu mua tôm ngay tại vuông đang thu hoạch

Vuông tôm, ao quanh ruộng nước còn hơn nửa mét nước để tôm sống. Để bắ‌t được tôm, chủ vuông phải dùng lưới cước phâ‌n thàn‌h từng đoạn dài khoả‌ng 300m, rồi phải dùng máy chạy sục bùn dưới đáy vuông để làm đục nước, khiến cho tôm bị thiếu ô xy tấp vào 2 mép bờ vuông. Cứ thế, những thanh niên được phâ‌n công bắ‌t tôm ở phía sau tha hồ chụp tôm b‌ỏ vào th‌ùng xốp hoặc bao đựng mang theo.

Mỗi người có thể bắ‌t vài chục ký tôm càng to. Từng rổ tôm đầy ắp được chuyển lên vỏ lãi thu gom lại, rồi nhanh ch‌óng chuyển đến điểm tập kết để phâ‌n loại tôm để vào bồn ô xy.

Đây là cách thu hoạch tôm truyền thống ở vùng Miệt Thứ. Ở các vuông tôm đang thu hoạch lúc nào cũng thu hú‌t hàng trăm con cò và hải âu đến để tìm nguồn tép, tôm tấp hai bên bờ làm thức ăn. Khi đó, lũ cò có một bữa no nê.

Dân Miệt Thứ không bao giờ bắ‌t cò bởi họ quan niệm đó là điềm may mắn, báo hiệu đất lành chim đậu. Đó là sự hào phóng, giống như tính cách của con người nơi đây.

Lũ cò đến kiế‌m mồi trong vuông tôm đang thu hoạch

Sau 3 giờ bắ‌t tôm liên tụ‌c, chủ vuông – nơi PV tác nghiệp thu hoạch được hơn 700 kg tôm càng xanh. thư‌ơng lái đến cân tôm và trả tiền ngay tại vuông. Với giá bán 110.00 đồng/kg tôm xô, sau khi trừ chi phí đầu tư con giống, chủ vuông thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Những năm gân đây, nông dân vùng Miệt Thứ gồm 2 huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang thực hiện khá hiệu quả mô hình một vụ lúa, một vụ tôm với diện tích hàng chục ngàn héc ta mỗi măm. Do chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh, thả con giống không cho ăn thức ăn nên thịt tôm ở đây khá ngon.

nguồn:thanhnien.vn

Vắng bóng thương lái tôm hùm xuất đi Trung Quốc

Mọi năm hoạt động thu mua tôm hùm tươi sống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc diễn ra rầm rộ những ngày đầu năm mới. Tuy nhiên thời điểm này tại vùng nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa vắng hẳn người mua.

14-56-59_1
Các vùng nuôi tôm hùm vắng hẳn các thương lái thu mua đầu năm mới.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, TP Cam Ranh – “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở Khánh Hòa, cho biết, chưa năm nào việc xuất bán tôm hùm của người dân trên địa bàn những ngày đầu năm mới lại trở nên buồn tẻ như năm nay.

“Chúng tôi gọi thương lái đến thu mua tôm nhưng họ đều hẹn lại do hàng xuất không được. Mặt khác, một số trường hợp người dân bán tôm cho thương lái vào ngày 30 tháng Chạp vừa qua, đến nay vẫn chưa thấy tiền nong gì cả. Vì nghe nói hàng xuất đi nhưng đành phải mang về vì cửa khẩu tạm đóng cửa. Với tình hình hiện nay người nuôi rất lo lắng không biết bao giờ thương lái thu mua trở lại. Bởi sản lượng tôm thịt đến ngày thu hoạch hiện rất nhiều”, anh Hậu nói.

Ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cũng xác nhận những ngày vừa qua thương lái đã dừng hẳn thu mua tôm hùm xuất khẩu và cho biết, đến nay chỉ có một tàu chạy ra bắt tôm nhưng cung cấp nội địa với số lượng rất hạn chế. Trong khi nguồn tôm hùm ở đây chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

“Do hiện tại chưa mua bán nên giá tôm chưa biết ra sao. Trước tết giá tôm xanh cũng chỉ ở mức thấp, dao động từ 670 – 680 ngàn đ/kg. Thật sự bà con nuôi tôm địa phương hiện đang khó khăn và đuối sức”, ông Tuấn chia sẻ.

Tương tư, tại vùng nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, người nuôi cũng đang sốt ruột, khi tình hình đầu năm mới xuất tôm không thuận lợi.

Ông Trần Minh Hiền, trưởng thôn Khải Lương, cũng là người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh cho biết: Từ ngày mùng 4 tết, tôi và một số bà con nuôi gần bên gọi thương lái đến thu mua ước sản lượng khoảng 1 tấn. Nhưng họ đều trả lời, hàng đang đứng!

14-56-59_3
Người nuôi lo lắng dịch bệnh do virus nCoV sẽ ảnh hưởng đến xuất bán tôm do đóng cửa khẩu.
Được biết, đời sống kinh tế của người dân các xã Vạn Thạnh và Cam Bình chủ yếu dựa vào nuôi tôm hùm. Như tại xã Cam Bình, theo Chủ tịch Hội Nông dân xã, toàn xã có 90% dân số nuôi tôm hùm, tương ứng gần 1.000 hộ nuôi, với hơn 450 bè, khoảng 11.000 lồng. Ước tính lứa tôm thịt xuất bán dịp sau tết lên đến trên dưới 200 tấn.

Cũng theo ông Hiền, do hàng xuất không được nên giá tôm có dấu hiệu sụt giảm. Hiện giá tôm xanh trên địa bàn chỉ còn 600-620 ngàn đ/kg. Còn tôm hùm sao giá trước tết từ 1,7 – 1,8 triệu đ/kg, nhưng hiện nay đứng hàng.

Trao đổi với một chủ doanh nghiệp chuyên thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa), anh này cho biết, mặc dù thị trường Trung Quốc hiện đang rất cần hàng tôm hùm tươi sống.

Nhưng từ ngày 23/1 (tức 29 tháng Chạp), các cửa khẩu tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch cúm do virus nCoV gây ra nên các doanh nghiệp không xuất hàng được.

“Vào mùng 2 tết nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại vì phải đưa hàng về do cửa khẩu đóng cửa. Chúng tôi đang chờ cửa khẩu mở cửa trở lại mới tính chuyện thu mua tôm cho người dân”, chủ doanh nghiệp này nói.

KIM SƠ

Nguồn : https://m.nongnghiep.vn/

“Bắt mạch” cơ hội thị trường cho xuất khẩu tôm Việt

Trong số các mặt hàng thủ‌y sả‌n nhập khẩu từ Việt Nam thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50-60 nghìn tấn.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra cơ hội với xuất khẩu tôm ở nhiều thị trường.

Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và ph‌át triển Thị trường Nông sả‌n, năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt 114,7 triệu USD, gi‌ảm 4,4% so với năm 2017.

Bước sang năm 2019, sau khi gi‌ảm trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia phục hồi, tăng trưởng liên tụ‌c từ tháng 4 đến hết năm.

Tính tới ngày 15/12/2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt gần 121 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnh xuất khẩu tôm sang các thị trường chính sụt gi‌ảm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Kể từ tháng 4/2019 đến hết năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này liên tụ‌c tăng trưởng trong đó tăng mạnh nhất 56% trong tháng 7 và tăng 45% trong tháng 11/2019. Australia là thị trường ghi nhậ‌n mức tăng trưởng cao nhất trong top 10 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì là nguồn cung tôm lớn nhất của Australia, chi‌ếm 42% tổng giá trị nhập; tiếp đó là Trung Quốc đứng thứ hai với 23%, Thái Lan đứng thứ ba chi‌ếm 22%.

Australia là một trong những quốc gia có các yê‌u cầu về tuân thủ an toàn sin‌h học và an toàn v‌ệ sin‌h thực phẩm rất cao, kiểm dịc‌h khắt khe hơn so với những thị trường khác bởi người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn rất cao và các tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang trên đất nước.

VASEP cho rằng đẩ‌y mạnh xúc tiến thư‌ơng mại, xây dựng chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra cho sả‌n phẩm tôm, cung cấp các sả‌n phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, nhãn mác rõ ràng là những yếu tốdoanh nghiệpcần lưu tâm khixuất khẩuvào thị trường này.

Gia tăng vào thị trường các nước CPTPP

Đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Hiệp định CPTPP bao gồm 11 thàn‌h v‌iên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Australia là một nước thàn‌h v‌iên trong CPTPP. Theo cam kết trong CPTPP, tất cả các sả‌n phẩm tômxuất khẩusang Australia đều ở 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trongsố các mặt hàng thủ‌y sả‌nnhập khẩutừ Việt Nam thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50-60 nghìn tấn.

Canada là một trong những nước có mức cam kết mở cửa thị trường cao nhất với hàng nghìn dòng thu‌ế đối với hàng hóa nhập khẩu trở về 0%, với mức cắ‌t gi‌ảm thu‌ế lên tới 95% số dòng thu‌ế, bao trùm 78% tổng ki‌m ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada. Bên cạnh đó, Canada là 1 trong 3 nước thàn‌h v‌iên mà Việt Nam chưa có thỏ‌a thuận thư‌ơng mại song phương.

Theo cam kết CPTPP, thu‌ế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sả‌n, trong đó có sả‌n phẩm tôm đông lạnh, tôm chế biến… từ Việt Nam vào Canada đều gi‌ảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

CPTPP cũng là cơ hội cho tôm Việt Nam trên thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tra‌nh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.

Những năm gần đây, Canada tiêu thụ nhiều hơn tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt gi‌ảm. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Canada đứng đầu trong số các nguồn cung tôm vào Canada và chi‌ếm gần 1/3 thị phần nhập khẩu, với lợi thế này, CPTPP sẽ là lực đẩ‌y giúp Việt Nam cạnh tra‌nh tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường Canada.

Bên cạnh đó, thị trường Chile cũng được lưu tâm trong thời gian tới. Đây là thị trường nhỏ nhưng là cơ hội mở cho tôm Việt Nam.

Theo cam kết của Chile trong CPTPP, các sả‌n phẩm thủ‌y sả‌n trong đó có tôm nhập khẩu vào Chile đều được gi‌ảm từ 6% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

CPTPP có hiệu lực đặt ra cho các doanh nghiệp các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tra‌nh, nắm bắ‌t thông tin và rào cản thị trường để kịp thời đáp ứng.

Như vậy, sau khi CPTPP có hiệu lực, lợi ích của nó đối với xuất khẩu tôm Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng được đán‌h giá là yếu t‌ố hỗ trợ cần thiết, giúp hoàn thiện những điểm mà các Hiệp định song phương, đa phương trước đó chưa có.

Theo số liệu của Trung tâm thư‌ơng mại Thế giới, 10 tháng đầu năm 2019,nhập khẩutôm của Australia đạt 237,4 triệu USD, gi‌ảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì là nguồn cung tôm lớn nhất của Australia, chi‌ếm 42% tổng giá trịnhập khẩutôm của Australia, tiếp đó Trung Quốc đứng thứ hai với 23%, Thái Lan đứng thứ ba chi‌ếm 22%.

Trong top 6 nguồn cung lớn nhất cho Australia, duy nhấtnhập khẩutôm từ Việt Nam tăng 4,6%,nhập khẩutừ các nguồn cung còn lại đều gi‌ảm 2 con số.

Trên thị trường Australia, tôm Việt Nam phải cạnh tra‌nh về giá với Thái Lan. 10 tháng đầu năm 2019, giá trung bìnhnhập khẩutôm từ Việt Nam đạt 10,1 USD/kg trong khi giá trung bìnhnhập khẩutừ Thái Lan đạt 9,3 USD/kg.

Linh Nga

Nức tiếng Bạc Liêu từ chương trình “PR” con tôm

Bằng một thứ nguyên liệu đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng có chất lượng tuyệt hảo, Bạc Liêu đã thực hiện chương trình “PR” (viết tắt từ chữ Public Relations – Quan hệ công chúng) con tôm vô cùng ấn tượng tại đất mỏ Quảng Ninh. Việc quảng bá tôm theo cách thức đặc biệt đã giúp hình ảnh, tiếng tăm Bạc Liêu vang xa, góp phần đưa thương hiệu tôm Việt vươn ra thị trường thế giới một cách mạnh mẽ và làm sáng rực niềm tin vào sự phát triển bền vững của con tôm Việt Nam.

UBND tỉnh tổ chức tọa đàm “Gặp gỡ Bạc Liêu” để quảng bá thương hiệu con tôm.

KHÁT VỌNG TÔM BẠC LIÊU

Năm 2019, sự kiện quảng bá tôm tại tỉnh Quảng Ninh là một trong những hoạt động tạo tiếng vang lớn cho hình ảnh Bạc Liêu. Trong cảm nhận và đánh giá của lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà đầu tư, cách “PR” con tôm không chỉ thể hiện dấu ấn Bạc Liêu, mà còn là khát vọng của một địa phương đang vươn mình trở thành thủ phủ ngành tôm của cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh – Dương Thành Trung khẳng định: “Tỉnh đã xác định rất rõ 5 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội, trong đó nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột thứ nhất, lấy con tôm làm chủ lực. Bạc Liêu có đầy đủ cơ sở và yếu tố để thực hiện trọng trách được Thủ tướng Chính phủ giao trở thành “công xưởng” sản xuất tôm lớn nhất Việt Nam. Bạc Liêu có dư địa rất lớn về diện tích nuôi tôm công nghệ cao, cùng đội ngũ doanh nghiệp tiên phong sản xuất, cung ứng tôm giống bằng những công nghệ tiên tiến”.

Tại tọa đàm “Gặp gỡ Bạc Liêu”, Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu đã trình diễn một kỹ thuật bắn chíp cấp “chứng minh nhân dân” cho tôm. Kỹ thuật này đã tạo cú đột phá đưa ngành tôm Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc sản xuất tôm giống của thế giới. Việc bắn chíp cho tôm giúp Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu giải mã bộ gen, truy xuất nguồn gốc, theo dõi quá trình phát triển của tôm để thực hiện lai tạo cho ra dòng tôm bố mẹ ưu việt. Theo ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt – Úc, thành công của Tập đoàn là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ lãnh đạo tỉnh. Do đó, Tập đoàn Việt – Úc sẽ đồng hành cùng lãnh đạo Bạc Liêu hiện thực hóa khát vọng giúp tỉnh làm giàu từ con tôm.

Nằm trong chương trình “PR” tôm Bạc Liêu, cuộc thi ẩm thực “Tôm Bạc Liêu – Hương vị Việt Nam” dành riêng cho con tôm do UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức là một ý tưởng độc đáo chưa từng có tại Việt Nam. Từ khắp mọi vùng miền đất nước, những “phù thủy hương vị” đã cùng nhau hội tụ thỏa sức sáng tạo, biến hóa một thứ nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Việt Nam để làm bật lên những giá trị dinh dưỡng, sự tinh túy về hương vị của tôm Bạc Liêu.

UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức cuộc thi ẩm thực “Tôm Bạc Liêu – Hương vị Việt Nam”. Ảnh: H.T

“CHẮP CÁNH” CON TÔM VIỆT

Dù không phải là loại nguyên liệu quý hiếm, song tôm Bạc Liêu đã vượt qua “cuộc kiểm tra” của Tập đoàn FLC nhờ chứa giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là tôm được nuôi trong quy trình sạch bệnh, nói không với thuốc kháng sinh. Từ cuộc thi ẩm thực về tôm, lãnh đạo Tập đoàn FLC mong muốn cùng Bạc Liêu chung tay quảng bá một loại thủy sản chất lượng, giúp tôm Bạc Liêu nhanh chóng thăng hạng giá trị.

Không dừng lại ở một cuộc thi ẩm thực, tôm Bạc Liêu nói riêng và tôm Việt Nam nói chung sẽ được “chắp cánh” vươn ra thị trường thế giới. Đó là sự khẳng định của lãnh đạo Tập đoàn FLC về tương lai, triển vọng phát triển con tôm. Ông Lê Thành Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, chia sẻ: “FLC luôn mong muốn đồng hành cùng các địa phương, trong đó có Bạc Liêu trong việc bảo hộ và xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng vùng miền. Sự kết hợp thế mạnh của Bạc Liêu và FLC là một trong những bước đi bài bản để giới thiệu sản phẩm nông sản Việt chất lượng. Qua đó, chắp thêm “đôi cánh” để tôm Bạc Liêu nói riêng, nông sản tiêu biểu của Việt Nam nói chung tiếp tục được nâng tầm giá trị và khẳng định sức cạnh tranh mạnh mẽ ở các thị trường trong nước và quốc tế”.

Chương trình quảng bá tôm tại Quảng Ninh chính là bước khởi đầu vững chắc giúp ngành tôm Bạc Liêu nói riêng, Việt Nam nói chung tạo tiếng vang lớn. Khát vọng nâng tầm tôm Việt cũng đang dần hiện hữu khi Tập đoàn FLC đã triển khai dự án ao nuôi tôm với diện tích 200ha tại Bạc Liêu nhằm đưa con tôm lên bàn ăn của chuỗi nhà hàng trên toàn quốc. Hay việc xây dựng “chợ tôm trên mạng” vào cuối năm 2019 cũng đã được UBND tỉnh và doanh nghiệp khẩn trương thực hiện nhằm kết nối, thúc đẩy hiệu quả mua bán giữa doanh nghiệp và nông dân.

Bằng cái nhìn toàn diện với tư cách là “tư lệnh” ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Tôm Bạc Liêu là một loài thủy sản chất lượng, điển hình của ẩm thực Việt Nam, rất xứng đáng được quảng bá rộng rãi trên khắp đất nước và toàn thế giới. Việc một tỉnh thuộc cực Nam Tổ quốc như Bạc Liêu tổ chức xúc tiến, quảng bá vị thế con tôm tại một tỉnh cực Bắc có tác động rất lớn đến xây dựng hình ảnh con tôm Bạc Liêu nói riêng, tôm Việt Nam nói chung. Riêng cuộc thi ẩm thực “Tôm Bạc Liêu – Hương vị Việt Nam” là một ý tưởng độc đáo, một hành động thể hiện rõ khát vọng phát triển của Bạc Liêu”.

Trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước không chỉ là hoàn thành trọng trách được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, mà còn là thực hiện khát vọng thu về nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia và giúp quê hương Bạc Liêu thật sự “đổi đời” nhờ con tôm.

Hữu Thọ

Nguồn : http://www.baobaclieu.vn/

Virus Corona: Ngành thủy sản nín thở trước nguy cơ sụp đổ của thị trường Trung Quốc

viêm phổi corona
Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona đang làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành thủy sản.

Dịch bệnh viêm phổi do virus Corona và các biện pháp chống dịch toàn cầu đang đe dọa đến ngành thủy sản, khi Trung Quốc luôn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới.

Ngành sản xuất tôm thế giới đang lo lắng ảnh hưởng của dịch viêm phổi do virus Corona đến Trung Quốc – vốn là một trong những thị trường tiêu thụ tôm chính. Trung Quốc là thị trường trọng điểm Ecuador và Ấn Độ, cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm qua.

Trong những ngày qua Trung Quốc cũng liên tục hủy các đơn đặt hàng cá hồi từ Chile và Na Uy khiến các nước này phải chuyển đơn hàng trực tiếp sang Mỹ và Brazil. Hiện nay giá cá hồi thế giới đã có xu hướng giảm nhẹ.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc

Năm 2019 là năm thành công của tôm Ecuador trên đất Trung Quốc. Đến tháng 11/2019, Ecuador đã tăng gấp ba về khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vào Trung Quốc so với một năm trước đó, đạt 101 triệu bảng (45.813 tấn) và 271,4 triệu đô la (tương đương 246,7 triệu euro), cho đến nay Trung Quốc là thị trường lớn nhất của tôm Ecuador, chiếm khoảng 55% sản lượng. Ông Jose Antonio Camposano – đại diện Phòng Nuôi trồng thủy sản của Ecuador cho biết: “Do tác động của bệnh dịch Corona, các nhà nhập khẩu và phân phối phía Trung Quốc vẫn đang tồn kho số tôm chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Nếu sau Tết, những lô hàng này vẫn không thể tiêu thụ thì Ecuador sẽ bị hủy các đơn đặt hàng sau Tết, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất tôm Ecuador”.

Trong khi đó, Ấn Độ với 40% sản lượng tôm xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc cũng đang đối mặt với nỗi lo tương tự Ecuador. Hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc do dịch bệnh Corona gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành tôm Ấn Độ. Tuy mùa vụ nuôi tôm chính ở Ấn Độ vẫn chưa bắt đầu, nhưng Ấn Độ đang cân nhắc về kế hoạch thả giống cho vụ nuôi mới. Một số chuyên gia trong ngành tôm của Ấn Độ cho biết sẽ cố gắng tiếp cận với nông dân nuôi tôm để giúp họ nắm được tình hình hiện tại và giảm mật độ thả.

Thị phần tôm nhập khẩu Trung Quốc tính đến 8/2019. Nguồn: Undercurrentnews

Đối với thị trường cá hồi, việc Trung Quốc hủy đơn đặt hàng do tác động của dịch bệnh Corona có nguy cơ gây ra sự sụt giảm giá trên thị trường cá hồi toàn cầu trong những tháng tới. Trung Quốc nhập khẩu 68.000 tấn cá hồi Đại Tây Dương tươi và 13.000 tấn cá hồi đông lạnh từ tháng 1 đến tháng 11/2019. Hiện tại, Na Uy, Chile và Quần đảo Faroe là ba nhà cung cấp cá hồi lớn nhất cho Trung Quốc. Các nước xuất khẩu cá hồi không quá phụ thuộc vào Trung Quốc như tôm, điển hình là Na Uy chỉ xuất khẩu khoảng 2% tổng sản lượng cá hồi tươi sang Trung Quốc. Tuy nhiên, mất đi thị trường Trung Quốc, giá cá hồi đã có xu hướng giảm, có thể không đạt được kỳ vọng về giá trong sáu tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, tôm hùm sống, sò ốc cũng bị hủy đơn hàng từ Trung Quốc, dịch bệnh đang có tác động sâu rộng với các nhà cung cấp tôm hùm từ Úc và Canada. Trung Quốc đã vượt vượt xa Mỹ 49,3 triệu USD, trở thành thị trường lớn nhất cho tôm hùm sống Canada từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019. Hiện tại, các công ty xuất khẩu tôm hùm ở Canada đang khuyến cáo ngư dân nên giảm sản lượng khai thác tôm hùm vì lo sợ cung vượt cầu khiến giá giảm sâu.

Việt Nam cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc

Nông sản, thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Trung Quốc, hiện giá trị nông sản thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc là 25,2 tỉ USD, chiếm 1/3 cơ cấu hàng hóa nông thủy sản.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, diễn biến thị trường Trung Quốc đang cho thấy nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm nông sản, thủy sản có dấu hiệu chậm lại do diễn biến của dịch bệnh. Thêm nữa, để đảm bảo công tác chống dịch, tình hình vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc đang trong tình trạng bị kiểm soát gay gắt.

Ngoài ra, để chủ động phòng bệnh hiện một số cửa khẩu giáp với các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn sẽ kéo dài thời gian đóng cửa đến hết ngày 8/2 như cửa khẩu Bằng Tường. Riêng cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) mở cửa trở lại từ 3/2.

Hiện tại, trước mối đe dọa của đại dịch Corona, khi Trung Quốc phong tỏa các thành phố, thị trường xuất nhập khẩu tạm đóng băng và đóng cửa các cửa khẩu tiềm năng, ngành thủy sản chỉ có thể theo sát các yêu cầu mới của Trung Quốc và hy vọng tình hình sẽ sớm cải thiện.

Hoài An
Nguồn : tepbac

Thịt tôm ‘nuôi’ trong phòng thí nghiệm

Khi mà nhu cầu đối với các loại thực phẩm thay thế thịt đang bùng nổ do quan ngại liên quan đến sức khỏe, Công ty Shiok Meats tại Singapore muốn mang lại cho người tiêu dùng món thịt tôm ‘nuôi’ trong phòng thí nghiệm.

Shiok sử dụng mẫu các tế bào từ tôm để nuôi thành thịt tôm ở dạng băm. Các tế bào này được nuôi bằng dưỡng chất trong dung dịch và giữ ở môi trường 280C để các tế bào sinh sôi và biến thành thịt trong khoảng từ 4 – 6 tuần. Shiok cho biết, hiện 1kg thịt tôm nuôi trong phòng thí nghiệm có giá 5.000USD. Do đó, một bữa dimsum nhân thịt heo và tôm hấp có thể lên tới 300USD nếu sử dụng thịt tôm của Shiok (ảnh).

Shiok hy vọng giảm giá thành sản phẩm còn 50USD/kg vào cuối năm 2020 khi chi phí đầu vào các chất dinh dưỡng nuôi tế bào thịt giảm. Dự kiến, Shiok sẽ tung ra thị trường sản phẩm thịt tôm đặc biệt này vào năm 2021, song trước đó sản phẩm này cần được giới chức Singapore cấp phép. Shiok hiện có kế hoạch đầu tư 5 triệu USD xây dựng một nhà máy nuôi thịt tôm trong phòng thí nghiệm tại Singapore để phục vụ nhu cầu các nhà hàng và các nhà cung ứng thực phẩm.

Hiện có hơn 20 công ty đang thử nghiệm thịt cá, bò, gà nuôi trong phòng thí nghiệm với hy vọng thâm nhập vào phân khúc thị trường thịt thay thế ước tính có giá trị 140 tỷ USD vào năm 2029. Tuy nhiên, các công ty sản xuất thịt có nguồn gốc từ tế bào đang đối mặt với thách thức, đó là sự tiếp nhận của người tiêu dùng. Theo chuyên gia trong lĩnh vực sáng chế công nghệ nông nghiệp thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, ông Paul Teng, mọi giải pháp thay thế làm ra đạm động vật mà không gây hại tới môi trường đều đáng hoan nghênh, song cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ những tác động tiêu cực của các sản phẩm đạm tạo từ tế bào.

MINH CHÂU

Nguồn : https://baomoi.com/

Tôm cá đầy khoang, ngư dân xứ Quảng bội thu “lộc biển” đầu năm

Những ngày đầu năm mới, nhiều tàu đánh bắt hải sản của ngư dân ở Quảng Nam nối đuôi nhau cập cảng. Với tôm cá đầy trong khoang, người dân kỳ vọng vào một năm nhiều may mắn, bội thu.

 

Tàu thuyền tấp nập vào bờ mang theo tôm cá đầy khoang

Vừa trở về sau chuyến đi biển đầu năm, ngư dân Ngô Văn Minh (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) cho biết, ông vươn khơi từ ngày 17 tháng Chạp, đánh bắt được 14 tấn cá nục. Với lượng cá trên, ước tính ngư dân này thu về khoảng 300 triệu đồng.

“Chuyến đi đầu năm mà thu về chừng ấy coi như cũng ổn định, anh em bạn tàu đều phấn khởi, có cái để trang trải cuộc sống”, ông nói và cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi hơn năm ngoái, với giá hải sản trong những ngày Tết lên cao nên ai nấy cũng hào hứng.

Trúng đậm “lộc biển” đầu xuân, ngư dân hi vọng sang năm mới thời tiết sẽ thuận lợi.

Những ngày Tết, gia đình, anh em, bạn bè sum họp, trong khi mình lại lênh đênh trên biển, nhiều lúc ngư dân Ngô Văn Lục (xã Tam Quang, huyện Núi Thành) vừa làm vừa rơi nước mắt. “Tuy nhiên, cái gì cũng có bù trừ cả. Chuyến đi này tàu tôi trúng đậm, mà giá lại cao gần gấp đôi so với ngày thường nên cũng vui phần nào, có cái để lo cho con ăn học..”, ông Lục trải lòng và cho hay, những chuyến biển ngày thường không có thu nhập cao như những ngày đầu năm mới.

Người dân kỳ vọng vào một năm đầy may mắn sau chuyến đi bội thu.

Với gần 20 tấn cá nục, ngư dân Võ Công Thảo (xã Tam Quang) cùng 12 thuyền viên cập cảng trong niềm vui sướng. Với họ đây là “lộc biển” đầu năm, cũng là động lực cho anh em bạn tàu tiếp tục vươn khơi cho những chuyến tiếp theo. “Hi vọng năm nay trời yên biển lặng, tạo điều thuận lợi cho ngư dân đánh bắt cũng như trúng những mẻ cá lớn”, ông Thảo chia sẽ và kỳ vọng về một năm bội thu.

Nguồn : https://infonet.vietnamnet.vn/