Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Virus bí ẩn tàn phá các hồ nuôi tôm TQ: Nhiều người chăn nuôi mất trắng, nhà khoa học bó tay

Virus bí ẩn tàn phá các hồ nuôi tôm TQ: Nhiều người chăn nuôi mất trắng, nhà khoa học bó tay

Người nuôi tôm Trung Quốc cho biết họ rất lo sợ về sự lây lan của bệnh Div1. Ảnh: Xinhua

Các nhà khoa học thừa nhận họ có hiểu biết rất hạn chế về loại virus gây bệnh cho các hồ nuôi tôm ở Trung Quốc.

Các hộ nuôi tôm tại Trung Quốc đang hết sức lo lắng do loại virus lạ đang xâm nhập các hồ nuôi tại tỉnh Quảng Đông, khiến sản lượng tôm sụt giảm mạnh và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình, theo SCMP (Hồng Kông).

Theo người nuôi tôm, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014, loại virus có tên là Decapod iridescent 1 (Div1) đã lây nhiễm khoảng 1/4 trang trại nuôi tôm.

Div1 không gây hại cho người nhưng khiến ngành nuôi tôm tại Trung Quốc lo lắng về một hệ quả có thể phải đối mặt tình trạng tôm chết hàng loạt ở quy mô tương tự như khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi, xóa sổ tới 60% đàn lợn tại nước này.

Tốc độ lây lan và số lượng tôm chết này thật đáng sợ. Chỉ cần 2-3 ngày sau khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên là cả hồ tôm sẽ chết”, ông Wu Jinhong, nông dân nuôi tôm tại thị trấn Da’ao, Jiangmen chia sẻ với SCMP.

Virus bí ẩn tàn phá các hồ nuôi tôm TQ: Nhiều người chăn nuôi mất trắng, nhà khoa học bó tay - Ảnh 1.

1/4 các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm một căn bệnh mới do virus Div1, gây thiệt hại không nhỏ tới thu nhập của người dân. Ảnh: Xinhua

Theo các chủ hồ nuôi, các dấu hiệu bị nhiễm bệnh được ghi nhận là tôm đỏ thân, mềm vỏ và chìm xuống đáy ao. “Div1 ảnh hưởng đến hầu hết các loại tôm nuôi phổ biến và ở tất cả cỡ tôm dù lớn hay nhỏ. Một khi nhiễm bệnh, chúng ta chẳng thể làm gì để ngăn chặn sự lây nhiễm. Chỉ vài ngày sau là các hồ nuôi bên cạnh cũng sẽ nhiễm bệnh”, ông Zhong Qiang, một hộ nuôi tôm tại thành phố Chu Hải nói.

Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên xác định một loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014. Mặc dù gây hại nghiêm trọng và lây lan nhanh nhưng Div1 không được chú ý ở thời điểm này vì được kiểm soát tương đối tốt. Đến năm 2018, virus Div1 đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh khác ngoài Chiết Giang. Dịch Div1 nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 2019, khi toàn bộ lưu vực đồng bằng Châu Giang đồng loạt nhiễm bệnh. Tại thị trấn Da’ao, 65% ao nuôi bị nhiễm virus dẫn đến thua lỗ nặng, ảnh hưởng sinh kế của 20.000 người nuôi tôm trong khu vực này.

Dịch Div1 gây thiệt hại cho người nuôi tôm không khác gì dịch cúm gia cầm và dịch tả lợn Châu Phi”, ông Dai Jinzhi, chủ hộ nuôi vừa phát hiện 6 ha mặt nước nhiễm bệnh cho biết, chi phí tát cạn nước ở các hồ nuôi đang chứa 3,7 tấn tôm lên tới 100 nghìn NDT (14 nghìn USD)

Chúng tôi không còn cách nào khác là rút hết nước và bán tôm với giá rẻ mạt. Sau đó để hồ khô cạn trong ít nhất 2 tháng. Một số hồ đã tiếp tục bị nhiễm bệnh lần 2 do thả tôm giống vào hồ quá sớm. Do vậy, tôi chẳng dám nuôi tôm lại ngay, đợi thời tiết ấm lên đã”, ông Dai nói thêm.

Dịch Div1 sẽ giảm bớt vào mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao, thường sẽ tái phát vào tháng 2 hàng năm. Những người nuôi tôm cho biết nhiệt độ nước trên 30 độ C sẽ giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm.

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguồn gốc và phương thức lây lan bệnh Div1. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình, đến gần ao nuôi.

Trong khi, sự lây nhiễm bệnh được cho “chủ yếu từ nước và môi trường hồ nuôi” nhưng ông Qiu cũng không loại trừ nguồn lây từ con người. Tuy vậy, các nhà khoa học thừa nhận họ hiểu biết rất ít về Div1.

Theo chúng tôi được biết, loại virus này đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á”, ông Huang Jie, Tổng giám đốc Mạng lưới trung tâm thủy sản tại Châu Á- Thái Bình Dương.

Rất khó để thống kê thiệt hại từ dịch bệnh gây ra bởi virus Div1. Thông thường, một hộ nuôi tôm mỗi năm thu hoạch tôm 4 lần, cứ bị nhiễm dịch thì sản lượng thu hoạch tôm hàng năm sẽ giảm ít nhất là ¼. Do dịch Dvi1 nên sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm tại Trung Quốc đã giảm từ mức 1,5 triệu tấn vào năm 2013 chỉ còn 1.2 triệu tấn vào năm 2018 (trích số liệu Báo cáo thống kê thủy sản Trung Quốc năm 2019)

Nguồn : http://baodansinh.vn

Virus lạ nỗi kinh hoàng người dân nuôi tôm Quảng Đông-Trung Quốc

Nông dân nuôi tôm ở Trung Quốc đang chứng kiến ​​nỗi kinh hoàng ngày càng tăng. Khi một loại virus bí ẩn tàn phá các trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh miền nam Quảng Đông. Làm giảm sản lượng hải sản phổ biến và đe dọa đến kế sinh nhai của hàng chục nghìn hộ gia đình.

Virus này, được biết đến với cái tên Decapod óng ánh 1, hay Div1, được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2014. Nhưng đã quay trở lại với sự báo thù vào mùa xuân năm ngoái và một lần nữa vào tháng 2 năm nay. Ảnh hưởng đến khoảng một phần tư diện tích sản xuất tôm, nông dân địa phương cho biết.

Ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Div1.

Được biết loài virus này không có tác dụng lên người nhưng có thể giết chết đàn tôm trong vài ngày. Trung Quốc lần đầu tiên xác định một loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng (đã được đặt tên là Div1) tại tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014. Mặc dù gây hại nghiêm trọng và lây lan nhanh nhưng Div1 không được chú ý ở thời điểm này vì được kiểm soát tương đối tốt. Đến năm 2018, virus Div1 đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh khác ngoài Chiết Giang.

Vụ dịch Div1 nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019, khi toàn bộ lưu vực Đồng bằng Châu Giang đồng loạt nhiễm dịch. Tại thị trấn Da’ao, 65% ao nuôi bị nhiễm virus dẫn đến thua lỗ nặng, ảnh hưởng kế sinh nhai của 20.000 người nuôi tôm trong khu vực này.

Lần dịch này bắt đầu từ tháng 2/2020, đến này đã ảnh hưởng đến 25% diện tích tôm nuôi ở vùng nuôi tôm tập trung thuộc tỉnh Quảng Đông. Trận dịch đợt này đã khiến ngành tôm ở Quảng Đông băn khoăn. Liệu nó có phải đối mặt với cái chết hàng loạt ở quy mô tương tự như khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi đã xóa sổ tới 60% đàn lợn của Trung Quốc.

Dấu hiệu trên tôm khi nhiễm virus Div1.

Div1 gây ảnh hưởng đến hầu hết các loài tôm nuôi phổ biến như tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh, tác động tất cả size tôm dù nhỏ hay lớn. Dịch bệnh lây lan nhanh, hiện nay vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, tôm thường chết sạch sao 2 -3 ngày phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên. Dịch bệnh giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn. Theo kinh nghiệm của nông dân thì nhiệt độ trên 30oC có thể sẽ giảm lây lan virus. Các dấu hiệu bị nhiễm bệnh được ghi nhận là: tôm đỏ thân, mềm vỏ, chìm xuống đáy ao.

virus nguy hiểm làm tôm chết hàng loạt

Nguồn gốc, phương thức lây lan bệnh Div1 vẫn chưa được xác định rõ ràng và vẫn chưa tìm được cách trị bệnh. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao nuôi. Hiện nay những người nuôi tôm ở vùng dịch được khuyên thu hoạch ngay tôm khi có dấu hiệu bệnh, cải tạo ao chờ đến thời tiết phù hợp mới thả nuôi vụ mới.

Hoài An

Nguồn: tepbac.com

Xuất hiện virus bí ẩn ở TQ, một con tôm nhiễm bệnh hủy diệt cả đàn

Loại virus có tên Div-1 đã ảnh hưởng tới hơn 1/4 lượng tôm tại Quảng Đông, trung tâm nuôi tôm của Trung Quốc và có nguy cơ lây nhiễm rộng gây chết tôm hàng loạt.

Ngư dân nuôi tôm Trung Quốc đang chứng kiến ngày qua ngày cảnh tượng một loại virus bí ẩn tàn phá các trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Đông, khiến sản lượng các loại hải sản phổ biến sụt giảm thê thảm và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.

Virus này, được biết đến với cái tên Decapod iridescent 1 (Div1), được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2014 nhưng đã xuất hiện trở lại vào mùa xuân năm ngoái và một lần nữa vào tháng 2 năm nay, ảnh hưởng đến khoảng một phần tư diện tích sản xuất tôm, ngư dân địa phương cho biết.

Sự lây lan của dịch bệnh, dù được xác định vô hại cho con người, đã khiến ngành tôm ở Quảng Đông đứng trước nỗi lo về một tương lai có thể đối mặt với tôm chết hàng loạt ở quy mô tương tự như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã xóa sổ một lượng tương đương 60% số lợn tại Trung Quốc.

Virus gây kinh hoàng cho ngành tôm

“Mức độ lây nhiễm và gây chết tôm của virus là rất khủng khiếp”, Wu Jinhong, một người nuôi tôm ở thị trấn Da’ao, thành phố Giang Môn, Trung Quốc cho biết.

“Chỉ mất hai hoặc ba ngày kể từ khi phát hiện vụ nhiễm bệnh đầu tiên tới khi tất cả tôm trong ao chết trắng”.

Các dấu hiệu nhiễm bệnh đầu tiên thường là khi tôm bắt đầu chuyển sang màu đỏ, trước khi vỏ của chúng mềm ra và tôm chìm xuống đáy ao, tờ South China Morning Post dẫn lời nông dân địa phương cho biết.

Xuat hien virus bi an o TQ, mot con tom nhiem benh huy diet ca dan hinh anh 1 TAWpic1_960x562.jpg
Một cơ sở nuôi tôm lớn tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: Aqua Culture Alliance.

Theo ông Zhong Qiang, một người nuôi tôm khác ở thành phố Chu Hải cho biết rằng “virus không phân biệt giữa các loài và lây nhiễm cả tôm lớn và nhỏ, tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương lẫn tôm nước ngọt khổng lồ”.

“Một khi một ao bị nhiễm virus, nông dân chúng tôi hầu như không thể làm gì khi nguy cơ các ao gần đó bị nhiễm bệnh chỉ vài ngày sau đó là rất cao”, ông nói.

Các nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên xác định loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, loài tôm được nuôi chính ở Trung Quốc, tại tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014.

Div1 chỉ nhận rất ít sự chú ý từ công chúng, bất chấp nhiều lo ngại trong ngành nuôi tôm rằng nó có thể lan rộng khắp các trang trại tôm tại đại lục.

Vào năm 2018, virus đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm và cơ sở chăn nuôi ở 11 tỉnh, Qiu Liang, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thủy sản biển Hoàng Hải, cho biết. Trong đó, vụ dịch nghiêm trọng nhất tấn công các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên khắp đồng bằng Châu Giang năm ngoái.

Tại thị trấn Da’ao, nơi có gần 20.000 người – tức gần một nửa cư dân địa phương – làm việc trong các trang trại nuôi tôm, hai phần ba ao bị nhiễm virus vào mùa xuân năm 2019 và phải cho thoát nước ngay lập tức, Qiu cho biết.

Sự bùng phát có giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn, nhưng trở lại một lần nữa vào tháng 2. Các ngư dân nói rằng nhiệt độ trên 30 độ có thể ngăn chặn virus.

Xuat hien virus bi an o TQ, mot con tom nhiem benh huy diet ca dan hinh anh 2 GettyImages_75564617_700x420.jpg
Một quầy bán tôm trong chợ địa phương tại Bắc Kinh. Ảnh minh họa: Getty Images.

“Virus này gây kinh hoàng cho những người nuôi tôm, giống như cúm gia cầm đối với người chăn nuôi gia cầm và sốt lợn ở châu Phi đối với những người nuôi lợn”, Dai Jinzhi, một ngư dân vừa phát hiện 6 hecta hồ nuôi tôm của mình nhiễm bệnh, chia sẻ.

Sau khi buộc phải tháo nước tại các hồ tôm, nơi đang nuôi hơn 3,7 tấn tôm, Jinzhi chỉ còn lại 200 kg tôm còn sống – khiến anh thiệt hại hơn 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD).

“Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì ngoài việc loại bỏ tôm và bán chúng với giá rẻ mạt, sau đó rút sạch nước tại các ao và để không chúng trong ít nhất hai tháng”.

“Một số ngư dân khác bị virus tấn công sau khi bắt đầu canh tác trở lại trong ao nhiễm bệnh (quá sớm). Vì vậy, tôi không dám nuôi tôm trở lại cho tới cuối tháng sau, khi thời tiết ấm dần lên”.

Nguy cơ bệnh lan rộng khi thiếu sự quan tâm cần thiết

Nguồn gốc của Div1 và cách truyền bệnh của nó hiện vẫn chưa được làm rõ, theo các chuyên gia trong ngành. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, ngày càng nhiều hộ nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao của họ – tương tự như cách những người chăn nuôi lợn ngăn người ngoài đến gần trang trại của họ do dịch sốt lợn.

Trong khi các bệnh nhiễm trùng mới “được cho là chủ yếu đến từ nguồn nước và môi trường địa phương”, thì ông Qiu cho biết có virus lây lan vào các trang trại thông qua con người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học và tập đoàn công nghiệp cũng thừa nhận họ còn biết rất ít về virus.

“Theo những gì chúng ta biết, ngoài Trung Quốc, virus cũng đã xuất hiện ở Đông Nam Á”, ông Huang Jie, tổng giám đốc Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở Châu Á-Thái Bình Dương cho biết. Ông nói thêm cần phải chú ý nhiều hơn đến Div1 vì những mối đe dọa mà virus này gây ra cho sản xuất tôm ở Trung Quốc.“Bùng phát lan rộng có thể xảy ra nếu thiếu sự quan tâm từ ngành nuôi tôm và trong các cơ quan chính phủ có liên quan”.

Rất khó để tính toán chính xác những tổn thất do virus gây ra vì không có dữ liệu chính thức hoặc dữ liệu từ bên thứ ba. Thông thường, một ao nuôi tôm có thể nuôi 4 đợt tôm mỗi năm, vì vậy chỉ cần một con tôm bị nhiễm virus, sản lượng hàng năm của ao sẽ giảm ít nhất là một phần tư.

Khi mức sống ngày một được cải thiện tại Trung Quốc, nhu cầu về tôm, tôm hùm và tôm càng tăng trong những năm gần đây. Nhưng sản lượng nội địa của một số loài giáp xác nuôi đã bị ảnh hưởng bởi virus Div1.

Cụ thể, căn bệnh này đã làm giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương xuống còn 1,2 triệu tấn vào năm 2018 so với 1,5 triệu tấn trong năm 2013, Niên giám thống kê thủy sản Trung Quốc năm 2019 cho biết.

Loại bỏ bệnh hoại tử gan tụy cấp bằng hệ sợi nấm

hoại tử gan tụy
Bệnh hoại tử gan tụy gây nhiều thiệt hại trên tôm nuôi. Ảnh: NACA

Tính hiệu quả và khả thi của việc áp dụng hệ sợi nấm của 3 loài nấm phân hủy gỗ để ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND) được gây ra do các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có chứa các gen quy định độc tố PirA và PirB tương tự như độc tố của Photorhabdus spp (Han et al., 2015). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hệ sợi nấm có khả năng loại bỏ một số loài vi khuẩn và kim loại nặng khỏi nước (Stamets, 2005; Stamets et al., 2013). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng hệ sợi nấm trong kiểm soát mầm bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm.

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng hệ sợi nấm của 3 loài nấm phân hủy gỗ: Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus và Pycnoporus sanguineus nhằm kiểm soát mầm bệnh trên tôm gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Các loài nấm phân hủy gỗ được chọn sử dụng trong nghiên cứu này đều là những loài có thể dễ dàng được tìm thấy trong các gốc cây trong khu vực miền Nam Việt Nam. Các công dụng dịch khuẩn, ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn của các loài nấm này cũng đã được nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Pham et al. (2017), Pycnoporus sanguineus có khả năng ức chế sự phát triển của 7 chủng vi khuẩn bao gồm Bacillus subtilis, Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio cholerae, và Salmonella typhi. Loài Schizophyllum commune; có thể kiểm soát và ức chế 82% và 97.8% lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong môi trường nuôi cấy lỏng sau lần lượt 6 và 8 giờ theo kết quả nghiên cứu của Ngo et al., 2016. Ngoài ra, với khả năng ức chế và kiểm soát được sự sinh trưởng của một số loài vi khuẩn khác nhau như Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Candida parapsilosis (Mustafa et al., 2015) thì Pleurotus ostreatus cũng là một loài nấm có tiềm năng ứng dụng trong việc kiểm soát; V. parahaemolyticus trong nghiên cứu này.

Tiến hành đánh giá hiệu quả của hệ sợi nấm

Trong nghiên cứu này, hệ sợi nấm gồm có Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus và Pycnoporus sanguineus được sử dụng để kiểm tra khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tôm được gây cảm nhiễm bằng cách thêm dịch huyền phù Vibrio parahaemolyticus ở nồng độ 105 CFU/mL. Khoảng 5 gam cơ chất bao phủ bởi các sợi tơ nấm được áp dụng trên từng bể nuôi tôm Penaeus vannamei PL30-35 riêng lẻ, mẫu tôm được thu để đánh giá khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của từng loại nấm.

Năm nghiệm thức đã được chuẩn bị: cơ chất chứa tơ nấm từ ba loại nấm (Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatusvà Pycnoporus sanguineus); đối chứng dương và đối chứng âm. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần. Các túi chứa sợi nấm được đưa vào các bình chứa một giờ trước khi thử nghiệm. 5 mL huyền phù vi khuẩn với nồng độ tương đương 105 CFU/mL được cảm nhiễm vào bình đối chứng dương và các bình nghiệm thức chứa hệ sợi nấm.

Tác động của hệ sợi nấm với tôm nhiễm Vibrio parahaemolyticus

Trong thí nghiệm ngâm trực tiếp sợi nấm, tỉ lệ sống của tôm trong các nghiệm thức cao đáng kể. Trong khi tất cả tôm trong nghiệm thức đối chứng dương đã chết sau 4 ngày thí nghiệm, tôm trong ba nghiệm thức xử lí với nấm thì tôm có tỉ lệ sống lên đến 75%. Theo kết quả đó, các chất sinh ra bởi sợi tơ nấm của hai loài nấm P.ostreatusvà P.sanguineus có thể kiểm soát sự phát triển của mầm bệnh bằng phương pháp ngâm và giữ tôm khỏe mạnh.


Nấm Pycnoporus sanguineus có khả năng loại bỏ 99% vi khuẩn V.parahaemolyticus.

Sau 4 ngày thí nghiệm, không chỉ tỉ lệ sống của tôm là tương đối cao (65-75%), mà tỉ lệ loại bỏ mầm bệnh cũng tương đối cao (từ 70-93%). Trong khi tỉ lệ loại bỏ mầm bệnh của P. sanguineus và S. commune lớn hơn 90%, thì tỉ lệ loại bỏ mầm bệnh của P. ostreatus chỉ là 75%. Đáng chú ý là tuy tỉ lệ loại bỏ vi khuẩn của P. ostreatus không tốt hơn so với hai loài nấm còn lại, nhưng tỉ lệ sống của tôm là cao nhất và ổn định nhất trong số ba loài nấm. Điều này có thể do tác động của các hợp chất sinh học được bài tiết bởi loài nấm này, có khả năng ức chế vi khuẩn ở mức độ thấp hơn hai loài kia, nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của tôm.;

Trong thí nghiệm này, các mẫu nước được lấy tại hai thời điểm khác nhau và được trải đĩa tương tự như các thí nghiệm trước đó. Cụ thể, số lượng vi khuẩn V. parahaemolyticus đã giảm tới 93,5% với sự hiện diện của P. sanguineus, cũng là tỉ lệ loại bỏ cao nhất. Trong khi nghiệm thức sử dụng cơ chất có tơ nấm S. commune cho thấy có tỉ lệ loại bỏ vi khuẩn lên đến 91,8%, thì tỉ lệ loại bỏ vi khuẩn của P. ostreatus chỉ là 70,75%, thấp nhất trong số ba loài nấm.

Kết quả cho thấy, hệ sợi nấm Pycnoporus sanguineus có khả năng loại bỏ 99% vi khuẩn V.parahaemolyticus, mặc dù tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng còn thấp, vào khoảng 65% sau thí nghiệm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nhằm tối đa hóa khả năng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm của hệ sợi nấm để có thể ứng dụng thực tế trong nuôi tôm. Việc sử dụng hệ sợi nấm kiểm soát dịch bệnh AHPND trên tôm với lợi thế chi phí thấp và thân thiện với môi trường là một phương pháp đầy tiềm năng.

Theo Trần Minh Long và Phạm Thị Hoa

NH Tổng Hợp- https://tepbac.com/

Bệnh đốm trắng “nuốt chửng” hơn 130 vạn tôm giống ở Hà Tĩnh

xử lý nước
Nông dân đang xử lý ao nuôi của gia đình.

Những ngày gần đây, nông dân các vùng nuôi tôm TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên khi có hơn 130 vạn con tôm giống vừa thả mắc bệnh đốm trắng, hàng chục triệu đồng đầu tư vào vụ nuôi cũng vì thế mà tiêu tan.

Được xem là vùng nuôi tôm lớn nhất TX Kỳ Anh, phường Kỳ Trinh hiện có 240ha nuôi tôm thẻ và tôm sú. Đến thời điểm này, có gần 144ha đã xuống giống tôm, tuy nhiên, từ ngày 2/4 lại nay, có 8 hộ với hơn 5,4 ha diện tích nuôi tôm thẻ bị mất trắng vì dịch bệnh đốm trắng.

Anh Trần Văn Tiến (tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh) chia sẻ: “Ngày 2/4 – tròn một tháng từ thời điểm thả tôm giống thì tôi phát hiện tôm có biểu hiện lờ đờ, dạt sát bờ, sau đó ít ngày thì hơn 10 vạn tôm giống chết sạch. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi trồng, tôi nhận định tôm chết do bệnh đốm trắng. Tôm thả được ít tháng tuổi nên sức đề kháng còn yếu kết hợp thời tiết bất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến tôm chết nhanh…”

Cũng theo anh Tiến, dấu hiệu bất thường xuất hiện trên tôm nuôi trước khi chết là toàn thân có màu đỏ, bơi nổi và tấp vào bờ rồi chết. Sau khi bệnh xuất hiện, anh Tiến đã thông báo với chính quyền địa phương để có giải pháp đối phó với bệnh đốm trắng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra.

13 vạn tôm giống của gia đình anh Nguyễn Quang Sâm (thôn Tây Hà, xã Kỳ Hà) cũng chịu cảnh mất trắng do bệnh đốm trắng.

“Sau khi phát hiện tôm chết tôi đã báo ngay cho chính quyền địa phương và Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã để có hướng xử lý kịp thời. Vụ nuôi này tính cả chi phí cải tạo với tôm giống gia đình, tôi cũng bỏ ra vài chục triệu đồng nhưng nay lại mất trắng. Hiện gia đình đã nhận 180kg hóa chất Chlorine tiến hành xử lý ao nuôi, mong tầm hơn tháng nữa sẽ cho xuống giống lại…”, anh Sâm cho hay.

Không riêng diện tích nuôi tôm ở Kỳ Trinh, Kỳ Hà có bệnh đốm trắng mà các xã như: Kỳ Nam, Kỳ Ninh cũng bị thiệt hại khi tôm bị bệnh đốm trắng xuất hiện.

Thông tin từ Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh, địa phương đã có 70% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú hoàn thành xuống giống. Tuy nhiên, tính từ thời điểm ngày 26/3 đến nay, có hơn 8ha tôm thẻ chân trắng với 133 vạn tôm giống xuất hiện bệnh đốm trắng và chết hàng loạt.

Để hạn chế mầm bệnh lây lan, thị xã đã có văn bản hướng dẫn các HTX và hộ nuôi sớm triển khai các biện pháp tiêu độc, khử trùng ao nuôi. Cùng đó là tuyên truyền các hộ nuôi tôm cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Kiểm tra các yếu tố môi trường để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, ổn định pH, độ kiềm.

Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh cũng đã tổ chức cấp phát 2.340 kg hóa chất Chlorine cho các hộ nuôi thủy sản xử lý toàn bộ ao nuôi.

“Đối với các địa phương khác có vùng nuôi trồng thủy sản chưa xuất hiện bệnh tôm bị bệnh đốm trắng cần tập trung hướng dẫn nông dân giám sát chặt chẽ diện tích ao nuôi tôm, có các biện pháp bảo vệ như thường xuyên đo độ pH bảo đảm yếu tố môi trường nước tốt, chọn các loại giống đúng tiêu chuẩn…

Hạn chế thay nước ao, tăng cường quạt khí nhằm ổn định lượng ôxy, độ pH, độ kiềm trong ao. Thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm phù hợp…”, ông Phạm Văn Hòa – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh khuyến cáo.

Thu Trang – Báo Hà Tĩnh

Xuất hiện virus siêu nguy hiểm trên tôm nuôi ở Trung Quốc

Hàng chục nghìn hộ nuôi tôm ở Trung Quốc đang suy sụp vì thiệt hại nặng nề khi một loại virus bí ẩn tàn phá các trang trại nuôi trồng thủy sản ở Quảng Đông.

Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm  DIV1 và sau đó hủy hoại toàn thân. Ảnh: aquaculturealliance

Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm  DIV1 và sau đó hủy hoại toàn thân. Ảnh: aquaculturealliance

Theo các chuyên gia, loại virus này được gọi là Decapod hay Div1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014 và nay đã bất ngờ tái xuất. Ước tính khoảng 25% diện tích các ao nuôi tại địa phương này bị ảnh hưởng bởi virus này.

Hiện người nuôi trồng thủy sản đang lo ngại sự lây lan của loại virus nguy hiểm này giống như đại dịch tả lợn châu Phi khi đã xóa sổ tới 60% đàn lợn của Trung Quốc.

Một phần tư các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm virus Div1. Ảnh: Tân Hoa Xã

Một phần tư các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm virus Div1. Ảnh: Tân Hoa Xã

Wu Jinhong, một người nuôi tôm ở thị trấn Da’ao, ngoại ô thành phố Giang Môn cho biết, chỉ trong vòng hai đến ba ngày kể từ khi phát hiện ao nuôi bị nhiễm virus, toàn bộ ao tôm đã chết sạch. Các dấu hiệu nhiễm bệnh đầu tiên là tôm chuyển sang màu đỏ, vỏ mềm dẫn rồi chìm xuống đáy ao.

Còn theo ông Zhong Qiang, một người nuôi tôm ở thành phố Chu Hải, loại virus này gây hại tất cả các loại và size tôm, bất kể là tôm thẻ chân trắng hay tôm nước ngọt cớ lớn. “Một khi một ao nuôi bị nhiễm virus thì nông dân chỉ còn nước bó tay và nhanh chóng lan sang các đìa bên cạnh chỉ vài ngày sau đó”, ông này nói.

Theo các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc, virus Div1 lần đầu tiên xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, loài chính được nuôi tại Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014.

Mặc dù đến năm 2018, virus này cũng đã được phát hiện trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh thành nhưng mức độ chết chóc không kinh khủng như hiện nay.

Qiu Liang, một nhà nghiên cứu thủy sản cho biết, dịch bệnh virus này chỉ có thể giảm bớt khi nhiệt độ cao hơn.

Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh bị chết rất cao ở tất cả các loại tôm. Ảnh: aquaculturealliance

Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh bị chết rất cao ở tất cả các loại tôm. Ảnh: aquaculturealliance

Dai Jinzhi, một người nuôi tôm ở Da’ao khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh đã lập tức rút hết nước nhằm thu hoạch vớt khoảng 3,7 tấn tôm nhưng cuối cùng chỉ gom được có 200kg tôm còn tươi, ước thiệt hại hơn 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD).

“Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc vớt vát được chút nào hay chút đó rồi lại phơi ao trong vòng ít nhất hai tháng mới dám nuôi lại”, Dai cho biết.

Hiện nguồn gốc của loại virus này cũng như phương thức lây lan vẫn chưa rõ ràng và đang được các nhà khoa học tìm hiểu.

Nguồn: (SCMP, THX)

Nuôi tôm thẻ chân trắng “công nghiệp” theo tiêu chuẩn VietGAP năng suất cao

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và chủ hộ, mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP” có ưu điểm là nuôi mật độ cao, quản lý tốt mầm bệnh, thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường do tái sử dụng nước, tôm lớn nhanh, lợi nhuận cao. Đồng thời trong quá trình nuôi chỉ sử dụng vi sinh để phân hủy chất hữu cơ, ổn định môi trường ao nuôi, không sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu xây dựng chuỗi liên kết nuôi tôm sú, thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Mục tiêu của chương trình là xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Nuôi tôm thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông HảI, xã Long Điền Đông với quy mô 2.000m2 mặt nước/2 hộ, mật độ thả 250 con/m2. Hai hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ 100% chi phí mua tôm giống, 30% chi phí mua các loại vật tư, bao gồm: thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học; các chủ hộ tham gia mô hình đối ứng phần còn lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật.Kết quả sau 4 – 4,5 tháng nuôi sản lượng đạt 11,9 tấn, kích cỡ 25 – 44 con, tỷ lệ sống trung bình 75%.

Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch tôm bị ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 nên thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam những tháng đầu năm giảm mạnh gần 20% so với cùng kỳ dẫn đến giá tôm thương phẩm trong nước xuống thấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của 2 hộ tham gia mô hình.

Tại hộ thứ nhất, khi tôm được 40 ngày tuổi có dấu hiệu bị bệnh, đã dùng các biện pháp xử lý nên tôm chậm lớn. Sau 4 tháng nuôi đạt 4,1 tấn/1.000m2, tỷ lệ sống 72% (size 44 con/kg), giá bán 132.000 đồng/kg, lợi nhuận 131 triệu đồng.

Hộ thứ hai, sau 4,5 tháng nuôi đạt 7,8 tấn/1.000m2, tỷ lệ sống 78% (size 25 con/kg), giá bán 186.000 đồng/kg, lợi nhuận 624 triệu đồng.

Qua đó cho thấy việc nuôi  thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ sống cao, lợi nhuận cao và giảm bớt rủi ro do thời tiếc tác động đến. Cần khuyến cáo nhân rộng trong vùng để nhiều người áp dụng làm theo, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi tôm theo hướng có trách nhiệm, ổn định và bền vững.

Kim Yến – Bích Liên – Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu