Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Nghiên cứu men vi sinh mới phù hợp cho nuôi thủy sản mặn lợ

Nghiên cứu men vi sinh mới phù hợp cho nuôi thủy sản mặn lợ

Phân lập vi khuẩn
Phân lập bọt biển.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập bọt biển để tìm ra chủng vi sinh phù hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhằm khắc phục hạn chế của men vi sinh có nguồn gốc trên cạn khi dùng ở độ mặn và nhiệt độ cao.

Một số loài vi khuẩn làm tăng tỷ lệ tử vong ở tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn. Nghiêm trọng nhất là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio (V. parahaemolyticus) gây ra tỷ lệ chết đáng kể, có thể lên đến 100% trên tôm nuôi bị nhiễm bệnh tại nhiều quốc gia. Trong đó hiệu quả kiểm soát các dòng Vibrio spp. của kháng sinh và chất khử trùng khá hạn chế. Dẫn đến việc sử dụng men vi sinh làm công cụ kiểm soát dịch bệnh ngày càng được quan tâm và phổ biến.

Hiện tại, có rất nhiều men vi sinh thương mại, chủ yếu dựa trên các chủng vi khuẩn Lactobacillus và Bacillus. Thông qua việc thay đổi hệ vi sinh đường ruột trong tôm bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn, nhằm cạnh tranh chống lại mầm bệnh, ngăn chặn sự bám dính của chúng vào biểu mô ruột, cạnh tranh các chất dinh dưỡng cần thiết và chống độc.

Ở môi trường biển, dòng Vibrio spp. thuận lợi phát triển trong độ mặn và nhiệt độ cao, trong khi hầu hết các chủng men vi sinh thương mại hiện nay lại có nguồn gốc trên cạn, vì thế hiệu quả của chúng bị hạn chế. Theo Zhang et al. (2016), độ mặn làm thay đổi hệ vi sinh vật trong tôm, độ mặn càng cao thì Vibrio càng chiếm ưu thế, trong khi theo Vezzulli et al. (2013), nhiệt độ dưới 370C ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Lactobacillus.

Cho nên, khám phá sinh học biển để phân lập vi khuẩn dùng làm chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nước mặn – lợ là một giải pháp đầy hứa hẹn.


Men  vi sinh phân lập từ bọt biển là một giải pháp đầy hứa hẹn cho nuôi trồng thủy sản.

Pseudovibrio chiết xuất từ bọt biển

Động vật không xương sống dưới biển, đặc biệt là bọt biển, chứa các cộng đồng vi sinh vật rất đa dạng. Trong số các vi khuẩn biển có thể nuôi cấy thì nổi bật là chi Pseudovibrio nhờ tính linh hoạt có thể tạo ra hoạt tính sinh học chống lại đa dạng các vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: E. coli, Bacillus subtilis, Kluyveromyces marxianus, Salmonella enterica, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) và Clostridium difficile.

Thiết lập nghiên cứu

Tổng cộng có chín mẫu bọt biển A. geradogreeni đã thu thập trong bốn môi trường sống ở độ sâu khác nhau từ 10-30 m ở vùng nước ven biển của tỉnh Santa Elena (Ecuador). Phân loại của các phân lập biểu hiện hoạt tính sinh học xác định dựa trên trình tự nucleotide của gen 16 rRNA. Với việc nuôi cấy Pseudovibrio thuần túy, các dịch độc dược được thực hiện trong môi trường Luria-Bertani với NSW và 20% glycerol, được lưu trữ ở -800C cho các thử nghiệm tiếp theo.

Kết quả và thảo luận

Các nhà nghiên cứu đã phân tách một số chủng P.denitrificans, thử nghiệm thử thách trong phòng thí nghiệm và trong ao nuôi.


Hiệu quả có lợi của chủng Pseudovibrio đối với tôm thẻ chân trắng (thời gian theo dõi: 108 ngày).

Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng Pseudovibrio liên quan với quá trình chuyển hóa acid sulfuric và acid tropodithietic có thể tiêu diệt hoặc ức chế mầm bệnh Vibrio spp. ở ấu trùng cá biển. Ngoài ra, nhiệt độ và độ mặn là ưu thế để Pseudovibrio cạnh tranh với Vibrio spp. Vì Pseudovibrio là một loại vi khuẩn điển hình trong môi trường biển, có mức tăng trưởng tối ưu khoảng từ 25-310C.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt tính sinh học chống lại V. parahaemolyticus, V. campbellii, V. Vulnificus và V. harveyi và chống lại chủng gây bệnh có độc tính cao của V. parahaemolyticus BA94C2 dương tính với PirA/PirB, độc tố liên quan đến bệnh lý AHPND trong nuôi tôm. Ngoài ra, các xét nghiệm được tiến hành ở giai đoạn ấu trùng tôm Postlarvae 3 ngày đã bị nhiễm V. harveyi cho thấy khả năng cạnh tranh của của P. denitrificans với mầm bệnh, giúp cải thiện tỷ lệ sống của PL.


A) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. campbellii sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.
B) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. parahaemolyticus sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.

Tác dụng của P. denitrificans đối với bệnh phát sáng ở tôm giống do các chủng Vibrio gây ra đã được chứng minh thông qua thí nghiệm thực tế trong sản xuất giống. Ngoài ra, P. denitrificans còn giúp tăng sản lượng, tỷ lệ sống, trọng lượng và năng suất thu hoạch tôm bình quân ở nuôi tôm thương phẩm.


Hiệu quả của các chủng P. denitrificans xâm chiếm và thay thế các chủng Vibrio trong tôm 48 giờ sau khi sử dụng P. denitrificans 

Hoạt tính sinh học của Pseudovibrio denitrificans qua các thí nghiệm invitro đã được khẳng định khả năng kháng khuẩn, ức chế mầm bệnh, nâng cao tỷ lệ sống của tôm cá nhiễm bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn còn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá nồng độ thực tế để áp dụng ở quy mô thương mại.

Theo CRISTÓBAL DOMÍNGUEZ-BORBOR và cộng sự.

Thanh An

Tăng tỷ lệ sống tôm hùm giống

Việc khai thác, vận chuyển đúng kỹ thuật sẽ nâng cao được tỷ lệ sống tôm giống, tôm nuôi sẽ khỏe mạnh, nhanh lớn và mang lại hiệu quả cao.

Hình thức khai thác

Khai thác bằng lưới: Kích thước lưới phụ thuộc vào quy mô khai thác: Ðộ dài lưới dao động khoảng 100 – 150 m, độ cao 4 – 6 m. Mắt lưới có kích cỡ 5 mm (2a =5 mm). Các hoạt động khai thác được tiến hành vào ban đêm. Sử dụng ánh sáng đèn neon có cường độ khoảng 1.000 – 2.000W. Lưới được giăng xuống biển bằng thuyền vào khoảng 8 giờ tối, sau 4 – 5 tiếng, lưới được kéo lên thuyền lần thứ nhất để thu gom những con tôm hùm giống dính lưới. Kết thúc 1 đợt lại tiếp tục thả đợt khác, thực hiện liên tiếp cho đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau thì dừng.

Khai thác bằng bẫy: Loại bẫy được làm bằng lưới thường có chiều dài 60 cm và đường kính khoảng 40 cm. Bẫy được thả xuống nước ở độ sâu khoảng 4 – 5 m vào tháng 11 hàng năm, nghĩa là vào thời gian xuất hiện tôm hùm giống. Sau khoảng 3 – 5 ngày, khi bẫy đã ổn định ngư dân sẽ thu bắt tôm hùm hàng ngày vào các buổi sáng bằng cách giũ bẫy vào trong vợt lưới hoặc bắt chúng ra bằng tay từ các lỗ đã khoan.

Khai thác bằng lặn bắt: Ðây là loại hình khai thác truyền thống của ngư dân miền Trung. Năm 1998 trở về trước, tôm hùm giống được khai thác chỉ bằng lặn bắt. Hình thức này đảm bảo con giống khỏe, với kích cỡ lớn khoảng 12 – 15 mm CL/con và trọng lượng 7 – 9 g/con. Song số lượng con giống được khai thác mỗi ngày tối đa chỉ được 100 – 150 con/thuyền/10 ngày/5 người vào mùa khai thác chính trong năm. Vào các tháng sau số lượng khai thác chỉ đạt 3 – 10% so với vụ chính.

Tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên

 

Vận chuyển

Vận chuyển khô: Thường được sử dụng để vận chuyển con giống lớn khoảng 30 – 100 g/con. Dụng cụ vận chuyển là các thùng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm tùy thuộc vào số lượng giống cần vận chuyển. Mật độ tôm vận chuyển khoảng 150 – 300 con/thùng xốp. Thời gian vận chuyển khoảng 3 – 7 giờ với nhiệt độ được duy trì 21 – 220C bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi nilon kín. Tôm được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày và chuyên chở bằng xe máy hoặc xe ôtô. Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95%.

Vận chuyển nước: Ðược sử dụng để vận chuyển con giống nhỏ, từ post-puerulus (tôm trắng) đến juveniles (tôm bò cạp). Trọng lượng của cỡ giống này chỉ xấp xỉ 0,25 – 1 g/con, và rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. Dụng cụ vận chuyển cũng là các thùng xốp có kích cỡ 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm. Dưới đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 – 1 cm. Ðổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 – 7 cm và sục khí trong suốt thời gian vận chuyển. Nhiệt độ nước được duy trì 21 – 220C với thời gian vận chuyển từ 5 – 15 giờ; và khoảng 23 – 250C với thời gian vận chuyển 3 – 5 giờ bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi nilon kín. Tôm giống được đưa vào thùng xốp với mật độ 300 – 400 con/thùng nhỏ hoặc 700 – 1.000 con/thùng lớn.

Thanh Hiếu (Tổng hợp)       nguồn :http://contom.vn/

Ngoại ký sinh và bệnh trên tôm

Trong môi trường đặc trưng, các ngoại sinh vật này bám trên vỏ tôm với lượng lớn gây ra các bệnh đặc trung trên tôm nuôi như: tôm đóng rong nhớt, tôm đen mang. So với lớp chất nhày của các loài khác thì lớp chitin trên vỏ giáp xác rất thích hợp cho việc bám và phát triển của ngoại sinh vật.

Trong môi trường đặc trưng, các ngoại sinh vật này bám trên vỏ tôm với lượng lớn gây ra các bệnh đặc trung trên tôm nuôi như: tôm đóng rong nhớt, tôm đen mang. So với lớp chất nhày của các loài khác thì lớp chitin trên vỏ giáp xác rất thích hợp cho việc bám và phát triển của ngoại sinh vật.

1. Ảnh hưởng của ngoại sinh vật bám trên tôm

Các ngoại sinh vật kí sinh trên tôm thường xuất hiện nhiều trong ao nuôi mật độ cao hoặc nước dơ, nhiều chất hữu cơ lơ lững. Chúng ăn vi khuẩn, tảo đơn bào và protozoa nhỏ hơn.

Hầu hết sinh vật kí sinh trên mang hoặc bề mặt là những sinh vật sống tự do, không thực kí sinh, chúng xem tôm như giá thể.

Ngoại sinh vật bám không gây hại trực tiếp cho tôm. Chúng gây ra các tác hại gián tiếp do:

  • Bám vào mang, ngăn dòng nước chảy qua mang, làm cản trao đổi khí của tôm.
  • Bám vào vỏ gây khó lột xác, di chuyển.
  • Tôm bị ngoại sinh vật bám bắt mồi không hiệu quả.

Tuy nhiên, vài loài ngoại sinh vật bám có khả năng tạo ra ngoại độc tố gây tổn thương tế bào vật chủ.

2. Tác nhân

Vi khuẩn: các vi khuẩn dạng sợi, gram âm như Leucothrix mucor, Leucothrix spp. Vi khuẩn dạng sợi nhỏ và chuỗi như Flavobacterium sp., Cytophaga sp., Flexibacter sp., Vibrio sp., Spirochetets,…

Protozoa: các protozoa có vành lông rung như Zoothanium sp., Epistilis sp., Vorticella sp. Apostome như Ascophrys spp. Loricate ciliates: Lagenophrys spp. Suctorians: Acineta spp., Ephelota sp., Flagellates: Bodo-like flagellates và Chrysidella sp.

Các loài protozoa khi gặp điều kiện sống không thuận lợi có thể đứt cuống, tìm nơi kí sinh mới.

Tảo: tảo silic lông chim như Nitzchia spp, Amphiprora spp và Navicula spp; tảo lục; tảo mắt; tảo lam như Spirulina subsala, Lyngbya, Schizothrix spp.

Ngoài các yếu tố sinh vật còn các yếu tố vô sinh như muối kim loại trong nước kết tủa lên vỏ tôm nuôi.

3. Chuẩn đoán

Dấu hiệu bệnh:

Màu sắc cơ thể bất thường: mang và phụ bộ chuyển sang màu nâu hoặc đen do cặn đáy, đất, các chất ngoại lai “bị bắt” bởi các ngoại sinh vật sống bám hoặc chuyển sang xanh hay xanh nâu do tảo.

Thường xuất hiện kèm các dấu hiệu bệnh gây ra do nhiễm khuẩn.

Mang chuyển màu do sợi khuẩn bám

Mang chuyển màu do tảo bám

Zoothamnium bám dày đặc trên vỏ tôm sú làm tôm chuyển màu đen và nhớt

Tôm lột xác và chết với vỏ sạch và mềm: tôm ăn và sống bình thường tới khi lột xác, vào thời điểm lột xác – thường vào giữa khuya tới sáng, tôm lột xác khó khăn trở nên rất yếu và dễ chết trong điều kiện oxy hòa tan thấp (dưới 3ppm).

Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi

Chuẩn bị mẫu: cắt lấy mang, phụ bộ và chóp đuôi tôm soi dưới kính hiển vi để kiểm tra sự hiện diện của ngoại sinh vật bám.

Chuẩn bị mẫu và soi dưới kính hiển vi

Nhận dạng một số loài ngoại sinh vật bám thường gặp trong ao tôm dưới kính hiển vi:

  • Protozoa Zoothamnium và Carchesium: 2 loài này tương tự nhau, cơ thể có hình nón tới gần tròn nhưng có sự khác nhau ở cơ co rút (myoneme) bên trong cuống. Cơ co rút của các Zoothamnium dính nhau, tạo thành hình như nhánh cây trong khi cơ co rút của các Carchesium không dính nhau.

Zoothamnium và Carchesium

Do cơ co rút của Zoothamnium dính nhau nên các tế bào sẽ co rút cùng một lượt. Tế bào Carchesium co rút đơn lẽ.

Kiểu co rút cơ ở Zoothamnium

  • Protozoa Epistylis: tế bào có hình chuông, thông thường có 2 tế bào nằm chung một nhánh. Epistylis không có cơ co rút nên chỉ co rút tế bào.

Epistylis

Epistylis bám trên copepoda

Epistylis và Zoothamnium trên mang tôm thẻ chân trắng

  • Protozoa Acineta: cơ thể có hình chữ Y, có từ 8 – 12 ống hút xếp dạng phóng xạ, không có cơ quan bám rõ ràng.

Acineta bám trên mang tôm

  • Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix: phân bố rộng, có khoảng 30 chủng nhưng rất khó phân biệt chúng với nhau. Sợi khuẩn sống phụ sinh phổ biến trên tảo lớn biển, các sinh vật đáy, trứng đang phát triển, ấu trùng và cặn đáy và gây cản trở cho các sinh vật bị phụ sinh.

Thông thường sự bám này không làm tổn hại các tế bào biểu mô chổ bám nhưng cho phép các chất cặn và tảo bám vào mang nên gây ngạt thở cho tôm.

Dưới kính hiển vi 10 – 40X, sợi khuẩn có dạng sợi dài ngắn nhiều kích thước, trong suốt, một đầu bám vào vỏ tôm, một đầu di động uốn lượn trong nước.

Sợi khuẩn bám trên chân bò và vỏ của tôm thẻ giống

  • Tảo bám: thường gặp là các loài tảo lục, silic, tảo lam.

Tảo bám trên copepoda

Tảo lam bám trên mang tôm sú

Kiểm tra ngoại sinh vật bám:

Lấy mẫu tôm bệnh: chọn từ 3 – 10 cá thể bệnh vì giúp biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó xác định loại thuốc hợp lý để cứu những con còn lại.

Kiểm tra mang và phụ bộ: soi tươi ở độ phóng đại 10 – 40X, so sánh mức độ cảm nhiễm theo bảng:

6. Xử lý

Khi mật độ ngoại sinh vật bám quá nhiều hoặc sự bám gây ra các tổn thương trên mô làm tôm có xu hướng tăng lột xác tự làm sạch. Khi tôm lột xác, ngoại sinh vật bám có thể trở lại dạng sống tự do trong nước và tiếp tục tái bám vào tôm vừa lột xong.

Thông thường, khi tôm bị các sinh vật bám chứng tỏ tình trạng ao nuôi xấu, nước dơ, nhiều khí độc và chất hữu cơ vậy nên trong xử lý cần coi trọng cải tạo chất lượng nước thay vì kích lột cho tôm.

Lưu ý rằng lột xác là quá trình tốn hao năng lượng, suy giảm nguồn sống và dễ bị tấn công bởi kẻ thù. Tôm đen mang thường kiệt sức rất nhanh và không có sức chống chịu áp lực môi trường như tôm khỏe sau khi lột xác. Nếu tôm bị kích thích lột xác trong điều kiện nước xấu sẽ rất yếu và dễ nhiễm các bệnh khác.

Có thể xử lý tình trạng tôm nhiễm ngoại ký sinh như sau:

  • Tiến hành cắt giảm lượng ăn, thay bớt nước (nếu có thể).
  • Diệt khuẩn trong nước và diệt ngoại kí sinh (dùng Formalin (25 lít/1000 m3) hoặc BKC (1 – 2 lít/1000 m3). Có thể lập lại sau vài ngày nếu mật độ ngoại sinh vật bám trên tôm chưa giảm.
  • Nếu đáy dơ, đen, nhiều bùn nhão thì xử lý thêm oxy viên 1 – 2 kg/1000 m2 vào ban ngày, trong vài ngày liên tục để oxy hóa nền đáy.
  • Sau cùng xử lý men – vi sinh liều cao và thường xuyên nhằm cải thiện tình trạng ao nuôi.

Tốt nhất là nên kiểm tra tôm thường xuyên và điều trị ngay từ giai đoạn 1 (vài con ngoại kí sinh/tôm).

Nguồn: Theo Tổng hợp – nghetomtep.com

Ưu việt nuôi tôm trong ao tròn nổi

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm trong ao nổi tròn được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm vượt trội so với các mô hình nuôi siêu thâm canh như ao đất, ao đất trải bạt.

Ưu điểm

Giảm chi phí xử lý môi trường và dễ dàng quản lý trong quá trình nuôi.

Đối với những ao bạt truyền thống sẽ không khó để bắt gặp những trường hợp như rút đáy bạt. Có góc khuất tại ao sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình tạo dòng cho ao nuôi. Tuy nhiên, ao tròn nổi sẽ không gặp phải những trường hợp như rút đáy bạt, hay không có góc khuất nên việc tạo dòng đạt được hiệu quả cao hơn.

Từ những ưu điểm trên có thể thấy việc nhân rộng mô hình ao tròn nổi ngày càng nhiều trong nông nghiệp, không chỉ riêng nuôi tôm mà mô hình này còn được áp dụng cho các loài thủy sản nuôi khác.

 

Lưu ý lắp đặt

Hệ thống được dựng bằng khung thép. Khung lưới sắt được bao ở mặt trong. Mặt trong cùng của được lót bằng bạt HDPE dày 0, 5 – 1 mm.

Khi lắp đặt khung ao người nuôi nên hạn chế mối hàn vì mối hàn có thể làm giảm đi độ bền khung ao. Để tăng độ bền cho khung ao, người nuôi không cần sử dụng mối hàn mà thay vào đó sẽ dùng bắt nối chữ U và bu lông.

 

Hệ thống ôxy đáy ao tròn nổi

Ôxy đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trình sự sống của tôm, thiếu ôxy ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi và tăng trưởng. Vì vậy, người nuôi cần phải chú ý về mật độ nuôi thích hợp và hoặc tăng cường các thiết bị tạo ôxy phù hợp cho ao.

Thiết bị tạo ôxy

 

Superland ứng dụng trên nền F2S Superland 65&80

Máy thổi khí: Máy thổi khí ôxy có chức năng thổi, sục, phân phối khí ôxy trong ao, hồ… Ngoài ra, máy thổi khí còn có chức năng cải thiện hàm lượng ôxy trong ao nuôi, việc cung cấp đủ ôxy sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi giúp ích cho vật nuôi trong ao cùng phát triển.

Sục lũi chân vịt-Tua bin: Sục máy sục khí chìm, sục lũi, sục đáy, sục chân vịt hoạt động hiệu quả ở độ sâu 1 – 3 m nên có thể cung cấp ôxy ở tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Tránh hiện tượng phân tầng nước về nhiệt độ và ôxy hòa tan giúp cá tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

 Ứng dụng nền F2S:

Sử dụng cùng lúc 2 máy thổi khí trên cùng một motor, giúp giảm chi phí 1 motor và lượng điện năng tiêu thụ.

 

Sản phẩm tạo dòng ao tròn nổi

Để đảm bảo được lượng ôxy cung cấp cho ao nuôi, bộ quạt là sản phẩm không thể thiếu cho tạo dòng ôxy. Hiện, các dàn quạt có đầy đủ từ 4,6…18 cánh. Tạo dòng chảy lưu lượng lớn, sản sinh và khuếch tán ôxy.

Nguồn http://contom.vn/

Israel: Nuôi tôm công nghiệp RAS trên cạn

Sau 3 năm nghiên cứu tại các trung tâm R&D ở Israel, Công ty Công nghệ NTTS AquaMaof đã ứng dụng thành công công nghệ RAS nuôi tôm công nghiệp trên cạn với tỷ lệ sống cao và sạch bệnh. Công nghệ này sẽ có mặt trên thị trường toàn cầu vào năm sau.

AquaMaof, công ty công nghệ nuôi thủy sản RAS trong nhà hàng đầu thế giới đang thực hiện dự án phát triển hệ thống nuôi tôm trên cạn tại miền nam Israel. Là một doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghệ NTTS, AquaMaof đã ứng dụng thành công công nghệ RAS độc quyền của hãng để nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp với kết quả tỷ lệ sống cao và sạch bệnh.

Đến nay, AquaMaof đã đạt hơn 300 triệu USD từ giao dịch mua bán trên toàn cầu, đi đầu ngành công nghiệp nuôi thủy sản trên cạn với hàng chục cơ sở sản xuất trên khắp thế giới. Công nghệ RAS của AquaMaof cung cấp một giải pháp nuôi và thu hoạch có trách nhiệm với cá và các loại hải sản.

Protein trong tôm, cá luôn tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt khác. Do đó, nhu cầu tiêu thụ tôm và thủy sản ngày một tăng cao trên toàn cầu. Tính riêng khối lượng, thị trường tôm tiêu thụ khoảng 4,66 triệu tấn tôm vào cuối năm 2018 và dự kiến tăng lên 5,83 triệu tấn vào năm 2024. Tuy nhiên, các ao nuôi tôm truyền thống không đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nói trên do dịch bệnh bùng phát liên tục và tỷ lệ tôm chết cao. Từ đó, nhu cầu phát triển công nghệ nuôi tôm trên cạn bắt đầu tăng.

AquaMaof đã phát triển giải pháp khắc phục thành công các thách thức nói trên. Sau 3 năm nghiên cứu, Công ty tuyên bố đã sẵn sàng ra mắt công nghệ nuôi tôm trên cạn RAS vào đầu năm sau. Trong hệ thống này, AquaMaof nuôi tôm mật độ cao thành công, đạt tỷ lệ sống cao, FCR thấp và trong một môi trường hoàn toàn sạch bệnh với số lượng vi khuẩn được tìm thấy trong nước bể nuôi cực kỳ thấp. Ngoài ra, công nghệ mới của AquaMaof giúp kiểm soát màu sắc của tôm và di truyền của chúng thuận lợi, thúc đẩy sản xuất tôm chất lượng cao. Công nghệ mới của hãng cũng tạo điều kiện thu hoạch tỉa theo kích cỡ khác nhau, trong khi vẫn duy trì chi phí vận hành trang trại ở mức thấp.

“Cách đây 3 năm, chúng tôi đã bắt đầu nhận ra nhu cầu tiêu thụ tôm trên toàn cầu ngày càng gia tăng, cũng như nhiều thách thức mà ngành nuôi tôm truyền thống đang phải đối mặt. Chúng tôi quyết định ứng dụng công nghệ tích hợp RAS trong môi trường khép kín, giúp giải quyết các thách thức của ngành nuôi tôm truyền thống hiện nay, và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới vượt qua được các nhược điểm của hệ thống nuôi tôm truyền thống như nuôi tôm mật độ cao nhưng không tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng; đồng thời vẫn duy trì môi trường sạch bệnh” theo David Hazut, Tổng Giám đốc AquaMaof.

AquaMaof cũng tuyên bố công nghệ RAS cung cấp giải pháp nuôi và thu hoạch có trách nhiệm với nhiều đối tượng nuôi, ngoài con tôm. AquaMaof cũng xúc tiến nuôi thủy sản bền vững từ công nghệ tái sử dụng nước đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và tiêu thụ ít năng lượng. Toàn bộ hệ thống nuôi của hãng đều nói không với kháng sinh, hóa chất hoặc hormone. Với công nghệ RAS tích hợp của AquaMaof, nông dân có thể nuôi tôm quanh năm. Các công nghệ của hãng đã có mặt tại Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Đức, Slovakia, Na Uy và Đông Nam Á.

Dũng Nguyên (Theo Intrafish)

Kinh nghiệm chài tôm kiểm tra định kỳ

Chài lấy mẫu kiểm tra tôm định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.

Chài lấy mẫu kiểm tra tôm định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.

thuysan247.com

Ước tính số lượng và tỉ lệ sống có thể khá chính xác nếu thực hiện đúng hoặc có thể không chính xác do nhiều lí do.

1. Tại sao cần lấy mẫu tôm kiểm tra định kỳ

Kiểm tra mẫu tôm định kỳ nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về đàn tôm thông qua việc quan sát số nhỏ cá thể lấy mẫu, từ đó giúp giám sát đàn tôm như xác định trọng lượng trung bình của từng cá thể, ước tính số lượng và trọng lượng đàn tôm, đánh giá tình trạng sức khỏe chung và kiểm tra kí sinh trùng hoặc các mầm bệnh tiềm ẩn

Lấy mẫu tôm thường thực hiện bằng cách dùng chày. Quản lý sàng ăn đúng cách cũng có thể ước lượng khá chính xác lượng tôm có trong ao dựa vào lượng thức ăn hằng ngày so với phần trăm trọng lượng thân.

Lấy mẫu thường thực hiện 1 – 2 tuần/lần.

2. Chài lấy mẫu đánh giá sức khỏe

Tôm nuôi cần được lấy mẫu hàng tuần, thậm chí hàng ngày nếu cần thiết, và thường xuyên kiểm tra các tổn thương như các đốm, dị dạng, hoại tử do vi khuẩn, đỏ đuôi, phụ bộ, tình trạng ăn và hoạt động.

Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra ngay, bao gồm kiểm tra lâm sàng, làm mô bệnh học và nếu cần thiết có thể chạy PCR. Mục tiêu việc này là để xác định bất kỳ vấn đề hoặc các bệnh ngay lúc bắt đầu, thời gian và nguồn nhiểm, và ngay lập tức giải quyết vấn đề

Kiểm tra trực quan mẫu tôm thường có thể phát hiện triệu chứng tổng quát của bệnh. Trong ảnh là tôm thẻ 30 ngày bị đốm trắng, nhìn thấy rõ trên giáp đầu ngực. Hình bên trái là đốm trắng dưới kính hiển vi.

Có 2 phương pháp lấy mẫu: ngẫu nhiên và chọn lọc.

Trong phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, tôm được lấy mà không có chọn lựa, trong chài hoặc sàng ăn. Phương pháp này thường áp dụng nhằm đánh giá tỷ lệ tôm bệnh trong đàn.

Trong phương pháp lấy mẫu chọn lọc tôm được lấy dựa trên các dấu hiệu hoặc hoạt động bất thường như không có thức ăn trong dạ dày – ruột, bơi lội bất thường, tăng thời gian tập trung gần mặt nước quanh bờ, tôm có màu khác thường, xuất hiện các đốm,…Phương pháp chọn lọc dùng khi chuẩn đoán bệnh. Không lấy tôm chết, lấy những con bệnh hoặc sắp chết.

Tôm bệnh thường biểu hiện như sau:

  • Mềm vỏ, trống ruột, ruột đứt đoạn
  • Ngã nghiêng (nằm nghiêng) nhanh chóng sau khi chài lên
  • Đục cơ trước 10 phút (khi chài lên) và thường xuyên xuất hiện đục cơ tại ao.

Bảng 1: Lượng tôm lấy mẫu ngẫu nhiên để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn (Theo Brock và Main 1994).

Tỷ lệ mầm bệnh/ bệnh trong đàn Lượng tôm kiểm tra
1% hoặc nhiều hơn 300
2% hoặc nhiều hơn 160
5% hoặc nhiều hơn 60
10% hoặc nhiều hơn 30

Theo Brock và Main (1994), 5 – 10 tôm có triệu chứng là đủ để chuẩn đoán bệnh, nhưng nếu lấy mẫu để đánh giá sự hiện diện của mầm bệnh hay tình trạng nhiễm bệnh tiềm ẩn (như IHHNV, TSV, WSSV) thì nên áp dụng bảng 1.

 

3. Chài kiểm tra lượng tôm trong ao

  • Ước tính tổng số lượng tôm trong ao theo công thức:

  • Hoặc dựa vào lượng thức ăn theo trọng lượng thân để tính khối lượng tôm trong ao:

4. Sai số trong lấy mẫu

Kết quả ước tính lượng tôm và tỉ lệ sống có thể chính xác nếu thực hiện đúng hoặc rất không chính xác do nhiều nguyên nhân.

  • Chù kỳ trăng:

Tại khu vực có sự khác nhau lớn về cường độ triều do chu kì mặt trăng, hoạt động của tôm rất khác nhau suốt kỳ nước cường (lúc rằm và đầu tháng) và nước kém (lúc trăng non và trăng già). Tôm thường năng động hơn trong kỳ trăng.

Nói chung, để nâng cao độ chính xác, lấy mẫu nên được thực hiện sau khi hạ thấp mực nước ao, thực hiện bởi người có kinh nghiệm, sử dụng chài lớn và lấy tại nhiều vị trí trong ao.

  • Loài tôm nuôi:

Phân bố và tập tính của mỗi loài nuôi rất khác nhau. Clifford (1998) mô tả rằng tôm xanh (L. stylirostris) có xu hướng phân bố không đồng nhất trong các ao, thường xuyên tụ tập thành các cụm, đặc biệt là trong các ao nông. Ông nói, “Sự phân bố không đồng đều của tôm tạo ra sự khác biệt lớn trong lượng tôm lấy mẫu và khó ước lượng chính xác tỉ lệ sống.”

  • Mật độ và kích cỡ tôm:

Tôm nhỏ hơn thường tập trung tại vùng cạn của ao nên phải lấy mẫu đều khắp các khu vực ao. Ngoài ra, tôm lớn nhanh hơn, dễ dàng thoát khỏi lưới nên tôm chài lên thường có kích thước nhỏ hơn thực tế. Ví dụ, có ao khi chài lấy mẫu 1 ngày trước thu hoạch, trọng lượng trung bình của tôm là 18g. Vào ngày tháo nước thu hoạch, trọng lượng tôm trung bình đạt 20 – 21g.

Độ chính xác của việc lấy mẫu sẽ tăng theo mật độ tôm nuôi.

  • Đáy ao:

Đáy không bằng phẳng sẽ gây sai số khi lấy mẫu. Chài không phủ kín vùng đáy gồ ghề có thể làm tôm thoát ra, hoặc đáy có nhiều rễ cây có thể gây vướng chài, hay tôm đào hang trên đáy mềm và trốn thoát. Khi này, đòi hỏi phải hiệu chỉnh cao sau khi thu mẫu.

  • Nước ao:

Dòng chảy: nước chảy (như trong quá trình trao đổi nước) làm tôm phân bố không đồng đều, thường tụ tập gần dòng chảy.

DO: trong những ao hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp, tôm có thường phân bố không đều, thường ở gần mặt nước hoặc khu vực cạn giàu oxy

Nhiệt độ: nước lạnh làm tôm chậm hơn nên, có thể làm cho lượng tôm chài được nhiều hơn so với lúc nhiệt độ nước tối ưu

Độ sâu: nước càng sâu, chài xuống đáy càng chậm, khả năng tôm thoát ra càng nhiều

  • Chài dùng lấy mẫu

Nếu số liệu chài mẫu dùng để so sánh thì mỗi ao, mỗi vụ nên chỉ sử dụng một chài duy nhất. Có 2 loại chài là chài rút và chài bung, nên dùng chài rút vì nó đóng hoàn toàn – ngăn tôm thoát ra.

Nên dùng chài lớn nhất và nặng nhất có thể. Mắt lưới đề nghị 0,3 – 0,6cm (1/4- to 1/8-inch) cho tôm ấu niên và 0,9 cm (3/8-inch) cho tôm lớn. Giữa các ao trong 1 vụ nên dùng chài có kích thước giống nhau để tiện so sánh kết quả.

Thêm nữa, độ mở đường kính của chài khi xuống nước rất khác nhau và ảnh hưởng lớn đến kết quả. Cần xác định diện tích phủ chài bằng cách thực hiện vài lần trong ao nước trong có độ sâu từ 50 – 100cm, sau đó đo và tính diện tích phủ trung bình. Điều này còn giúp tính ra hệ số điều chỉnh cho những cỡ chài khác nhau dựa trên lượng tôm ước tính khi thu mẫu và lượng tôm thu hoạch thực tế. Theo thực nghiệm sau thu hoạch, diện tích bao phủ của chài tới đáy ao chỉ bằng 30% diện tích ước lượng. Thêm nữa, ao sâu khác nhau thì diện tích bao phủ khác nhau.

  • Khu vực lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu nên được đánh dấu bằng phao hoặc cột gỗ và nằm ngoài các kênh trong ao. Bình quân 5 vị trí/ha. Vị trí lấy mẫu càng nhiều, độ chính xác của kết quả càng cao.

  • Con người

Những người chài mẫu khác nhau có thể cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau trong cùng 1 ao. Ngoài ra, cần xác định số lượng ao cần chài mẫu/người/ngày vì kết quả cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người lấy mẫu mệt mỏi.

 

Lấy mẫu đúng sẽ đưa đến kết quả có tính đại diện cao

 

Để giảm sai số khi lấy mẫu, cần thực hiện các bước sau:

  • Tất cả các ao > 30 ngày tuổi cần được lấy mẫu hàng tuần tại 5 – 10 vị trí cố định cho mỗi hécta (ha).
  • Sử dụng chài có trọng lượng chì tối thiểu 3 kg. Nếu lấy mẫu trong ao cạn hay ao nươc trong, trọng lượng chì phải đạt 4 – 6 kg.
  • Nên chài vào sáng sớm hoặc ban đêm, khi tôm phân bố đều: tôm thẻ chân trắng rất năng động vào ban đêm và phân bố đều trong khi ban ngày chúng có xu hướng tìm góc ao sâu hơn nên cần chài quanh ao để có số liệu chính xác. Lượng tôm chài được nhiều nhất vào ban đêm từ 22h – 02h sáng, khi tôm rất năng động và thường nhìn thấy ở gần bờ ao. Lượng chài được ít nhất vào lúc 14h, lúc này khó nhìn thấy tôm nhất và ít hoạt động.
  • Nên chọn cùng một thời điểm giống nhau để chài tôm giữa các lần.
  • Không gây tiếng ồn gần điểm lấy mẫu hoặc tại nơi điểm lấy mẫu.
  • Không cho ăn hoặc thay nước ngay trước hoặc trong khi lấy mẫu.
  • Tránh thay người thiết bị và chu kỳ lấy mẫu.
  • Tính lượng tôm dựa trên số trung bình của 3 – 4 tuần lấy mẫu nhằm giảm các sai số.
Nguồn: Theo nghetomtep.com

Bệnh hoại tử cơ trên tôm

Bài viết phân tích về các trường hợp xãy ra bệnh hoại tử cơ trên tôm nuôi.

Bài viết phân tích về các trường hợp xãy ra bệnh hoại tử cơ trên tôm nuôi.

thuysan247.com

1. Nguyên nhân:

Do Virus:

Gồm 2 chủng virus là IMNV thuộc họ Totiviridae (Infectious myonecrosis virus) gây đục cơ trên tôm thẻ gặp ở Brazil và chủng PvNV thuộc họ nodavirus (Penaeus vannamei nodavirus) gặp ở Belize.

Bệnh do virus gây ra sẽ lây truyền theo chiều ngang (tôm khỏe sang tôm bệnh thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống).

Khi môi trường biến động, IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ nhiễm bệnh trong khi PvNV không gây chết cho tôm. Bệnh do IMNV thành dịch chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei (trong tất cả độ mặn). Có gây nhiễm thí nghiệm trên tôm xanh P. stylirostris và tôm sú P. monodon nhưng bệnh không gây chết.

Các dấu hiệu bệnh bao gồm:

  • Tôm thường chết nhiều sau khi bị sốc (do thay đổi nhiệt độ, độ mặn, khi chày tôm, cho ăn…) nên thậm chí tôm chết còn đầy thức ăn trong ruột khi chết.
  • Xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng ở các đốt bụng của tôm. Tôm bệnh nặng hoặc khi thiêu oxy, toàn bộ cơ bụng chuyển sang trắng đục hoặc cam (do hoại tử). Tôm nhiễm bệnh cũng xuất hiện hiện tượng lột xác đồng loạt.
  • Sung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất và có những thay đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.

Bệnh hoại tử cơ do virus (IMNV). (a) Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử, IMNV nhiễm tự nhiên trên tôm thẻ chân trắng ở Brazil; (b) (c) dấu hiệu bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do virus; (d) kích thước của cơ quan bạch huyết của tôm nhiễm IMNV tăng gấp 2-4 lần so với kích thước thông thường (đánh dấu trong vòng tròn). Nguồn: Lightner, 2011

Tôm thẻ nuôi có các dấu hiệu hoại tử cơ vận động như xuất hiện các vùng cơ bị đục, biến màu (mũi tên. A – Mô bệnh học tôm bệnh cho thấy các vùng cơ hoại tử (mũi tên rộng) và nhiễm trùng máu (mũi tên hẹp). B – mô cơ tôm khỏe

Tôm thẻ có thể có các vùng hoại tử cơ (mũi tên) nhưng không gây chết nếu môi trường nuôi ổn định

Do các nhân tố không lan truyền

Bao gồm căng thẳng do thay đổi các yếu tố môi trường (như sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan). Khi tôm bệnh được đặt nơi sục khí tốt phần cơ trắng sẽ tan đi trong vòng 24 giờ và tôm hoạt động trở lại.

Triệu chứng hoại tử cơ do các nhân tố không lan truyền sẽ không gây viêm mô cơ.

 

Do vi khuẩn

Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn Vibiro harveyi, vibrio parahaemolyticus.

Hình bên trái là tôm thẻ tự nhiên có biểu hiện bệnh đục cơ, cơ đuôi tôm có các điểm hoặc vùng rộng màu trắng đục (mũi tên đen), thân và phụ bộ xuất hiện màu đỏ. Hình bên phải, tôm bên trên là gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn V. harveyi cũng xuất hiện các điểm hoặc vùng rộng màu trắng đục (mũi tên đen), tôm bên dưới khỏe, cơ trong suốt (mũi tên màu trắng).

Tôm nhiễm Vibrio thường có biểu hiện ban đầu rất bình thường nhưng sau khi sốc (có thể do chuyển tôm từ nơi này đến nơi khác hoặc do sốc nước) sẽ xuất hiện các vùng cơ trắng đục ở phần bụng, có thể kèm theo đỏ thân và phụ bộ. Vùng cơ trắng có thể chuyển thành đỏ sau đó do hoại tử. Nếu tỉ lệ nhiễm bệnh trong đàn tôm cao, tôm sẽ chết rất nhiều vài ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.

Giống như các trường hợp gây nên hoại tử cơ khác, hoại tử cơ do vi khuẩn cũng có liên hệ mật thiết với biến động môi trường và mật độ nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật độ tế bào V. harveyi có thể tăng nhanh do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thả. Khi mật số V. harveyi tăng lên, tôm dễ bệnh và chết.

Một ao tôm ấu niên xuất hiện tình trạng đục cơ, gan nhạt màu, teo nhỏ khi mới 15 ngày tuổi với các dấu hiệu đi kèm như: hạt sắc tố nở to, tôm bơi tắp mé, đục cơ 3 đốt giữa lưng, bong tróc ống gan tụy và hoại tử mang

2. Tác hại của bệnh hoại tử cơ:

Có thể gây chết 40 – 70% tôm trong suốt thời gian nuôi, nhất là vể cuối vụ (nếu tôm nhiễm IMNV). Các nguyên nhân gây bệnh còn lại cũng có thể gây chết rải rác.

Tôm không chết thì khả năng chống chịu thay đổi môi trường kém, miễn dịch yếu dễ chết khi điều kiện môi trường thay đổi hoặc nhiễm bệnh thứ cấp.

Tôm thu hoạch yếu, không thể vận chuyển xa.

 

3. Chuẩn đoán bệnh

Dựa trên các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng. Do có nhiều nguyên gây ra hiện tượng hoại tử cơ nên để nhận biết tác nhân gây bệnh thì các phần mô từ cơ hoại tử phải được kiểm tra bằng kính hiển vi, làm mô bệnh học, cấy khuẩn và chạy PCR.

 

4. Phòng trị bệnh

Nhìn chung tình trạng đục cơ rất thường hay xuất hiện trong ao nuôi và khó xác định được nguyên nhân cụ thể.

Trừ khi đục cơ xuất hiện ở tôm giống và tôm ấu niên (chiều dài 2 – 3 cm) thì không thể điều trị, phải hủy bỏ, còn ở các giai đoạn tôm lớn hơn có thể cải thiện bằng cách giảm mật độ nuôi, tăng cường sực khí đảm bảo oxy hòa tan trong nước cao, hạn chế khí độc và bùng phát tảo trong ao. Điều chỉnh lượng thức ăn cũng rất quan trong trong phòng trị bệnh hoại tử cơ và lượng chất hữu cơ trong nước liên quan mật thiết với hàm lượng các khí độc cũng như mật độ vi khuẩn.

Nên sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho tôm trong suốt quá trình nuôi và các chế phẩm sinh học xử lý nước, giảm căng thẳng, cạnh tranh hại khuẩn.

nguồn thuysan247.com