Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Probiotics mới giúp kiểm soát hiệu quả NH3 và NO2 trong ao tôm

Bài báo sau đây của Junqian Gao và cộng sự 2018 đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn và đưa ra một giải pháp tiềm năng giúp xử lý hiệu quả NH3 và NO2 trong ao tôm.

Tích lũy nitrit quá mức là một vấn đề phổ biến và gây khó khăn đối với nuôi trồng thủy sản thâm canh. Hiện nay tại rất nhiều vùng nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiệu quả khống chế khí độc trong ao tôm như NH3, NO2 vẫn còn nan giải. Nhiều sản phẩm trên thị trường vẫn chưa thật sự hiệu quả và công nghệ sản xuất các chủng vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen như Nitrosomoas sp, Nitrobacter sp, Nitrococcus sp, Nitrosococcus sp chưa vẫn chưa tạo được dạng bào tử hoàn chỉnh. Vì vậy khi bảo quản dạng bột rất dễ suy giảm chất lượng. Mặt khác, bản chất của những chủng vi khuẩn này cần phải có giá thể để chúng tồn tại và phát triển.

Trong khi môi trường nước lại có số lượng giá thể rất hạn chế. Vì thế công việc của các nhà khoa học trong và ngoài nước hiện nay là:

1. Nâng cao công nghệ sản xuất để tạo ra bào tử ngủ cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen.

2. Tạo ra điều kiện tối ưu để cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen tồn tại và phát triển (như việc bổ sung giá thể).

Ảnh: Một số loại giá thể vi sinh Nguồn ảnh: chemxing.en

3. Tìm ra các nhóm vi khuẩn khác có khả năng chuyển hóa nhóm hợp chất Nitrogen đồng thời có khả năng tạo bào từ.

Để giải quyết vấn đề thứ ba, các nhà khoa học Châu Á đã tìm ra một chủng vi sinh đơn thuộc nhóm Bacillus có khả năng xử lý NH3, NO2 trong ao tôm hiệu quả.  Một thử nghiệm về sự khử nitơ hiếu khí bởi vi khuẩn Bacillus megaterium S379 đã được đánh giá.

Kết quả: Hoạt tính khử Nitric của Bacillus megaterium S379 có tỷ lệ loại bỏ nitrit rất cao (hơn 85%) sau 24h khi nhiệt độ dao động từ 25°C đến 40°C và pH khác nhau trong khoảng 7,0 và 9,0 cho thấy chúng có khả năng thích ứng với môi trường tuyệt vời.

Khả năng của chủng của S379 có thể tăng cường việc chuyển hóa NO2 ngay cả khi NO2  tăng lên đến 340 mg/L.

Loài vi khuẩn này cũng cho thấy hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong vấn đề xử lý nước trong ao nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Bacillus megaterium S379 sở hữu các hoạt động hydrolase dương tính đối với tinh bột, casein, cellulose và chất béo và hoạt đông tốt ở độ mặn hơn 60 ppt.

Kết luận

Các thông tin trong nghiên cứu trên tất cả đều cho thấy tiềm năng của dòng vi khuẩn Bacillus megaterium S379 để áp dụng trong quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Nếu mô hình nghiên cứu trên được nhân rộng tại Việt Nam thì vấn đề NO2 không còn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam như hiện nay. Do đó cần có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên nhiều vùng nuôi tôm ở Việt Nam để xác định tiềm năng ứng dụng của chủng vi khuẩn này một các hiệu quả.


Polysaccharides trong quản lý bệnh thủy sản

Tôm đốm trắng
Polysaccarides có thể sử dụng để kiểm soát dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Bài viết giới thiệu tác dụng của một số polysaccarides có thể sử dụng để kiểm soát dịch bệnh trên động vật thủy sản, bao gồm: Carrageenan, Sodium alginate, Ergosan, Laminaran, β-glucan, Chitosan, Fucoidan, Alginic acid.

Sử dụng chất đáp ứng miễn dịch để kiểm soát bệnh trên động vật thủy sản

Dịch bệnh là một trong những tác nhân chính đe dọa đến ngành nuôi trồng thủy sản. Theo truyền thống, cách để kiểm soát dịch bệnh thường là sử dụng kháng sinh hay các chất hóa học khử trùng, nhưng chúng không được khuyến khích dùng vì có sự xuất hiện của các chủng kháng bệnh cũng như việc tích lũy dư lượng thuốc trong môi trường và sinh vật khác. Mặc dù vaccine rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh ở cá nhưng chúng khá đắt, tốn thời gian và gây stress cho cá. Trong bối cảnh này, chất đáp ứng miễn dịch có thành phần tự nhiên giúp cá tôm tăng sức đề kháng với các mầm bệnh bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng chất đáp ứng miễn dịch ngày càng được chú ý vì chúng ít độc hơn, thân thiện môi trường thiên nhiên, hoạt tính sinh học cao. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với cá có vảy và các loài thủy sinh vật có vỏ.


Công thức cấu tạo chung của Polysaccharide.

Marine polysaccharide, một chất đáp ứng miễn dịch giúp kiểm soát mầm bệnh

Những năm gần đây, các nhà khoa học đã chú ý đến các tác dụng của polysaccharide (là phân tử carbohydrate cao phân tử gồm chuỗi dài của đơn vị monosaccharide liên kết với nhau bằng mối liên kết glycosidic) có nguồn gốc từ đại dương được gọi là Marine polysaccharide, như là một tác nhân điều trị hay sản xuất kháng sinh, chúng ít độc tố và có hoạt lực sinh học cao. Polysaccharide nói chung sẽ được phân tách dựa trên nguồn gốc riêng biệt của chúng (từ thực vật, động vật và vi khuẩn).

Ở cá, người ta đã chứng minh rằng một số chất được hấp thụ từ rong biển, chủ yếu là polysaccharide có thể tác động đến hoạt động của một số thành phần trong hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể với bất cứ mầm bệnh nào. Ở cá chép, nếu tiêm vào xoang bụng chất Carrageenan – một polysaccharide dồi dào có ở rong biển đỏ, sẽ làm tăng hoạt động thực bào và sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn. Ngoài ra, Sodium alginate cũng được biết đến là muối polysaccharide giúp đẩy nhanh sự di chuyển thể thực bào ở thượng thận cá chép đến khoang bụng và làm tăng khả năng thực bào khi nhiễm khuẩn V. anguillarum. Thêm vào đó, Ergosan – một polysaccharide chiết xuất từ tảo biển, chứa nhiều acid alginic sẽ làm tăng tỉ lệ bạch cầu hạt trung tính, mức độ thực bào, chất oxy hóa và sự biểu hiện của interleukins (thuộc nhóm cytokine, là chất trung gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể) ở cá hồi cầu vồng. Những polysachharides khác như laminaran và β-glucan được hấp thu từ tảo nâu Laminaria hyperborea, tăng hoạt động của đại thực bào trên cá hồi.

Tương tự, Chitosan (β-(1, 4)-2-amino-2-deoxy-D-glucose) là một cation polyme thu được từ quá trình deacetyl hóa (quá trình đẩy nhóm acetyl ra khỏi hợp chất) của chitin. Chitosan polysaccharide có tác dụng thúc đẩy hoạt động miễn dịch ở cá và các loài động vật thủy sản có vỏ. Ví dụ ở tôm thẻ chân trắng, việc tiêm chitin hay chitosan có thể  giúp tăngkhả năng sống sót khi nhiễm khuẩn V. alginolyticus nhờ thúc đẩytăng tế bào máu, chất oxy hóa và hoạt động thực bào. Một số báo cáo cho thấy, sự kích thích hoạt động miễn dịch của chitin hoặc chitosan thường có ở cá hồi cầu vòng, cá hôi vân, cá tráp đầu vàng. Một nghiên cứu khác của Gopalakannan và Arul so sánh giữa các chất chitin, chitosan and levamisole ở cá chép nhằm chống lại sự nhiễm khuẩn Aeromonas hydrophila trong ao, cho thấy rằng nhóm được cho ăn chitosan sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh và tỉ lệ sống sót ở cá chép. Ngoài ra, Niu cũng cho hay chitin and và dẫn xuất của mình (chitosan, chitosan oligosaccharides và N-acetyl-D-glucosamine) kích thích tăng trưởng, là chất chống oxi hóa và tình trạng chất oxy hóa trên tôm sú.


Quá trình deacetyl hóa Chitin để tạo ra Chitosan.

Fucoidan (sulfated polysaccharides) thường được tìm thấy trong tảo nâu và một số động vật không xương sống như hải sâm và nhím biển. Chúng chủ yếu gồm fucose và sulfate với lượng nhỏ galactose, xylose, mannose, và uronic acids.

Fucoidan có các tác dụng sinh học đa dạng như là thuôc chống đông máu, chống ung thư, điều hòa miễn dịch và chống viêm. Từ các hoạt động sinh học tiềm năng khác của fucoidan, Chotigeat đã tiến hành thí nghiệm về khả năng kháng virus đốm trắng của fucoidan thô chiết xuất từ Sargassum polycystum (rong mơ). Ngoài ra, khi cho tôm sú ăn fucoidan 200mg/kg trọng lượng thân trên một ngày thì tỉ lệ sống đạt 93%. Thêm vào đó, chúng còn ngăn ngừa sự tăng trưởng của các loài vi khuẩn gây hại như Vibrio harveyi, Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Tương tự, Immaunel cho biết fucoidan từ rong mơ Sargassum wightii làm giảm tỉ lệ chết lên đến 68.06% và tăng cường các thông số miễn dịch như: THC (số lượng tế bào máu), hoạt động của enzyme prophenoloxidase, chất oxy hóa, enzyme superoxide dismutase (là một enzyme làm trung hòa gốc tự do) và hoạt động thực bào. Sivagnanavelmurugan cũng dùng fucoidan từ rong mơ Sargassum Wightii cho ấu trùng Artemia ăn (400mg/L) và dùng Artemia cho tôm sú ăn sẽ giảm tỉ lệ chết còn 61.6% và chống lại sự nhiễm bệnh đốm trắng. Ở thí nghiệm của Marudhupandi and Ajith Kumar, fucoidan chiết xuất từ Turbinaria cho thấy tiềm năng kháng khuẩn trên bệnh cá cảnh biển như Aeromonas hydrophila, Enterobacter sp., Pseudomonas aeruginosa, treptococcus sp., Escherichia coli, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolitica and Proteus sp. Marlowe cũng tiến hành điều tra khả năng điều hòa miễn dịch của alginic và fucoidan, cả hai chất trên đều có nguồn gốc từ rong nâu. Gần đây Kitikiew cho hay fucoidan có khả năng kích thích miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ chân trắng và khả năng chống lại khuẩn V. alginolyticus.


Cấu tạo của Fucoidan.

Alginic acid là một polysaccharide anion nổi tiếng và phân bố chủ yếu ở thành tế bào của tảo nâu. Axit alginic là một chất đồng trùng hợp tuyến tính với các khối homopolymeric của (1-4) liên kết-D-mannuronate (M) và epime C-5 của nó dư lượng α-L-guluronate (G), tương ứng, liên kết cộng hóa trị với nhau trong các chuỗi hoặc khối khác nhau. Các đơn phân có thể xuất hiện trong các khối đồng nhất của dư lượng G liên tiếp (khối G), dư lượng M liên tiếp (khối M) hoặc dư lượng M và G xen kẽ (khối MG).

Chỉ một số hoạt động miễn dịch alginic acid được công bố. Ở cá, alginic acid làm tăng hoạt động của tế bào thực bào thượng thận và sự di chuyển của chúng từ vị trí tiêm bởi sự tăng sản xuất các yếu tố hóa học và độ nhạy cảm của chúng. Tiêm xoang bụng Ergosan (chứa 1% alginic acid) sẽ làm tăng tế bào bạch cầu trung tính, mức độ thực bào và hoạt động kích ứng oxy ở cá Hồi Vân cũng như sự biểu hiện của interleukins (IL-1b) và chemokines. Tuy nhiên, nó không có tác dụng đối với lysozyme và hoạt động chống lại protease khi quá khoảng thời gian 7 ngày. Alginic acid và Fucoidan có thể điều chỉnh phản ứng của tế bào đặc biệt là chất oxy hóa và leukocytes thượng thận ở cá Tuyết Đại Tây Dương. Như vậy, từ những cơ sở trên cho thấy polysaccharide có thể được sử dụng để phát triển thành những liệu pháp như đáp ứng miễn dịch hoặc thuốc kiểm soát bệnh thủy sản.

Theo Thangapandi Marudhupandi và Dhinakarasamy Inbakandan.

Triệu Hải

Trung Quốc quảng bá thu hoạch tôm mùa đông từ trang trại trong nhà

Trung Quốc quảng bá thu hoạch tôm mùa đông từ trang trại trong nhà

Công ty tôm lớn nhất của Trung Quốc, Zhanjiang Guilian Aqu Products, đang quảng bá thu hoạch tôm mùa đông đầu tiên từ trang trại nuôi tôm công nghiệp trong nhà của họ ở quận Giang Nam, tỉnh Quảng Đông.

Hôm thứ Tư, công ty đã đăng một số hình ảnh của những giỏ đựng đầy tôm vannamei sống cỡ lớn, nói rằng tôm đã được thu hoạch tại trang trại trong nhà  ở Nanshan.

Tôm được thu hoạch bởi Guilian. Tín dụng: Guilian

Đây là tôm thẻ chân trắng có kích cỡ lớn. Tôm có màu xanh đen phổ biến nhất trên thị trường; chắc thịt và tươi sống. Mô hình nuôi tôm công nghiệp đầu tiên của Vik Guilian đã phá vỡ những hạn chế theo mùa và chứng minh tôm có thể được nuôi quanh năm.

Guilian cho biết ao được thả với post dài 2-3 mm và được nuôi trong 40 ngày. Sau 40 ngày nuôi trong ao trong nhà, tôm thu hoạch nặng 60 con một kg. Tôm còn lại để phát triển thêm 20 ngày đạt 31 con mỗi kg.

Công ty đã cho biết các hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn như vậy có thể được xây dựng gần các khu vực đô thị trên khắp Trung Quốc để cung cấp nguồn cung tôm sống quanh năm, tạo ra phí bảo hiểm. Vào tháng 9 năm 2017, Underc hiện News đã đến thăm trang trại Nanshan của Guilian, khi một số phần của trang trại đang được xây dựng.

Ao nuôi tôm trong nhà của Guilian ở quận Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, 2017. Tín dụng: Louis Harkell / Tin tức bất tận

Trong bản cập nhật mới nhất, hãng cho biết mục tiêu ở giai đoạn đầu là năng suất 5.000 kg mỗi mu – một đơn vị đo lường của Trung Quốc tương đương với 666,7 mét vuông – đã đạt được tại trang trại Nanshan.

 

Tất cả 28 ao sản xuất lô này đều đạt sản lượng khoảng 5.000 kg mỗi mu, về cơ bản là hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong mục tiêu của mô hình nuôi mật độ cao tại nhà máy.

Tôm thu hoạch bây giờ sẽ được bán trực tiếp và, do nguồn cung thiếu theo mùa, với giá đặc biệt cao, Guilian nói.

Đối với tôm đếm 60, giá tôm sống dao động trong khoảng 40-50 CNY / kg (5,71- 7,14 USD / kg) trong tháng 7-10, nhưng giá tôm sống dao động trong khoảng 56-80 CNY trong tháng 11 đến tháng 5

Theo undercurrentnews

Giảm giá thành nuôi (phần 3)

Đến thời điểm hiện tại, giá tôm đang có nhiều chuyển biến thì chúng ta lại gặp phải bệnh chậm lớn (EHP) , làm sao quản lý chi phí tốt nhất khi biết ao tôm của bạn đã dính chậm lớn (EHP) có phải chúng ta đang chết tắc ở 3 mốc tôm
size 200 – 250 con
size 115 – 130 con
Size 75 – 80 con

Không như những năm trước đây, nhờ giá cao và sự biến động trong nguồn cung của thế giới mà người nuôi tôm chẳng lo về giá hay tối ưu chi phí nuôi của mình.

Với sự bất ổn về nguồn cung toàn cầu thì trong thời gian sắp tới giá tôm sẽ không thể nào có cơ hội quay trở lại thời hoàng kim như trước, vậy việc của chúng ta là nên tập trung vào cái gì để cân đối phần lợi nhuận bị mất đi do thị trường – chính là Chi phí nuôi

Bài này chúng tôi muốn tóm tắt một vài cách để người nuôi có thể nhìn thấy được trong việc cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

#1 Giám sát ao:

Ai mà không giám sát ao khi chúng ta đang đổ cả tỉ đồng xuống đó. Nhưng chúng ta giám sát đã đúng chưa và chặt chẽ đến đâu. Chúng ta đã hiểu hết các chỉ số nuôi đến đâu

  1. Chất lượng nước
  2. Tăng trưởng của tôm
  3. Thức ăn : tỷ lệ và mức tiêu thụ
  4. Sức khoẻ của tôm

Những chỉ số này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn của kỹ thuật nên chúng ta thấy một số nơi chỉ theo dõi sơ sơ để phòng những bất ngờ xảy ra chứ không phải dùng chỉ số để cải thiển ao. Khi không có các con số đó chúng ta khó mà đánh giá đúng được các vấn đề quan trọng trong “qui trình nuôi” đó là:  FCR, Tỷ lệ sống và Tỷ lệ tăng trưởng ở mức chi tiết.

#Theo dõi nhật ký nuôi và thay đổi qui trình

Với những con số chuyên sâu mà chúng ta đã có , điều quan trọng là bạn phải đưa nó vào một hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật có tổ chức. Đây có thể là nhật ký nuôi tôm hoặc phần mềm quản lý nuôi trồng thủy sản.

Với các dữ liệu được thống kê chúng ta sẽ điều chỉnh được qui trình nuôi và theo dõi sự thay đổi của nó. Điều gì xảy ra, nếu ao này được thả mật độ thả thấp hơn một chút? Dung dịch xử lý nước này có diệu kỳ như bên sản xuất khoe với ta.

Như chúng ta thấy các bên cung cấp thuôc và thức ăn thường sẽ đưa ra tỷ lệ mẫu rất tốt để thử sản phẩm của họ trong ao của bạn. Nếu không có một hệ thống theo dõi và thu thập dữ liệu nghiêm ngặt, thật khó có thể thấy tác động của việc thay đổi một biến này là trong ao của bạn.

Theo dõi chặt chẽ cho phép bạn thấy những thay đổi nhỏ đó và bắt đầu đo lường tác động của chúng đối với các thông số chính của bạn.

# Lập nhóm nuôi và trao đổi kinh nghiệm

Tại sao chúng ta không cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Mọi người đều được trả giá như nhau cho tôm, vì vậy không có lý do gì để nông dân không hợp tác nhiều nhất có thể trong cách nuôi tôm tốt nhất.

Tất cả nông dân có một nhóm bạn mà họ có thể nói chuyện kinh doanh. Bắt đầu gặp nhau thường xuyên và tại mỗi sự kiện, và mạnh dạn đưa ra vấn đề mình đang phải đau đầu. Ví dụ, tôi đang có rất nhiều vụ trộm ở trang trại. Sau đó, nhóm có thể trả lời tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề này, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và hy vọng có thể đưa ra một loạt những điều cần thử.

Đi một bước xa hơn là chính thức hóa một nhóm như vậy thành một tập thể. Mặc dù cần nhiều thời gian hơn để quản lý, các tập thể có thể làm việc cùng nhau để đàm phán giá tốt hơn về thức ăn, PL và các đầu vào khác đi vào trang trại và cũng có thể thương lượng chung với người mua. Chúng là những cách hiệu quả để các nhà sản xuất nhỏ hơn liên kết với nhau để từ đó có sức mạnh của một tập thể lớn.

# 4: Hỏi những người đang làm công cho chúng ta

Những người đang làm công cho chúng ta, anh kỹ thuật hay anh công nhân, những người đang đi chung một thuyền với chúng ta hàng ngày, đều có cách nhìn riêng trong việc cải thiện khu nuôi. Chúng ta không nên ngại trong việc hỏi nhân viên vì mỗi người trong số họ đều là chuyên gia trong công việc của mình. Khi chúng ta coi họ là đối tác chứ không phải là người làm công, họ sẽ cảm thấy bản thân là một phần gắn bó với công việc và phát huy hết sức khả năng của mình.

# 5: Theo dõi giá thức ăn và trả bằng tiền mặt

Nếu bạn có đủ khả năng và bạn đủ tự tin vào sự ổn định của khu nuôi của riêng mình, sẵn sàng trả tiền mặt cho thức ăn, con giống, v.v., thay vì trả sau thì bạn đã có lợi thế trong việc đàm phán giá.

Kết luận:
Có nhiều cách trong việc cắt giảm chi phí, từ mô hình nuôi cho đến việc quản lý, nhưng tất cả đều bắt đầu bằng việc bạn dành thời gian để thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong khu nuôi của bạn. Điều này sẽ tốn tiền và sẽ không cảm thấy được lợi ích của nó ngay lập tức. Để thực sự cắt giảm những chi phí đó một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu phần nào mang lại lợi ích và phần nào không. Từ đó, bạn có thể bắt đầu khai thác tài nguyên ngay xung quanh mình – bạn bè và những đối tác.

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Ngày 18/12, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Sau khi khảo sát thực tế, tháng 6 năm 2019, Chi cục Thủy sản đã chọn doanh nghiệp tư nhân Thảo Linh ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 70% giống và thức ăn, hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính. Doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí thiết kế bể, nhà kính, tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn trên diện tích 6.000 m2.Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, sản lượng đạt 35 tấn, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 1,7 tỷ đồng.Tại hội nghị, các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Thái đều khẳng định,  mặc dù đây là lần đầu tiên triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính và năm nay thời tiết khắc nghiệt nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với nuôi truyền thống. Mặt khác, nuôi theo hình thức này nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi nên môi trường đảm bảo, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, mức đầu tư thực hiện mô hình này lớn, do đó người dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn. Chi cục Thủy sản nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ và mở các lớp tập huấn về quy trình nuôi, chăm sóc để nhân rộng mô hình này.

Bá Thuần – Biên Cương.

Nguồn : http://quangtritv.vn/

Tuy Phong (Bình Thuận): Sản xuất tôm giống đạt 23,7 tỷ post

Tuy Phong (Bình Thuận): Sản xuất tôm giống đạt 23,7 tỷ post

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 17/12/2019

Tuy Phong là huyện đứng đầu sản xuất tôm giống của tỉnh Bình Thuận, với lợi thế và tiềm năng sẵn có về biển, đến nay Tuy Phong đã hình thành khu sản xuất tôm giống tập trung nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực sản xuất lớn hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất giống thủy sản.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 141 cơ sở/783 trại sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, riêng huyện Tuy phong có 118 cơ sở/737 trại sản xuất, chiếm 83,7% tổng số cơ sở sản xuất giống toàn tỉnh. Các cơ sở chủ yếu sản xuất và ương giống tôm thẻ chân trắng, một số ít sản xuất giống tôm sú. Hầu hết các cơ sở sản xuất giống tập trung chủ yếu tại xã Vĩnh Tân và một số ít tại xã Chí Công.

Hiện nay, tôm giống Tuy Phong được cung cấp đi tất cả các tỉnh, thành có nuôi tôm trong cả nước, nhất là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, được các tỉnh đánh giá có chất lượng tốt. Để giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện đã đầu tư sửa chữa, xây dựng khang trang về cơ sở vật chất, mở rộng qui mô sản xuất, chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật lành nghề, sản xuất tôm giống theo hướng có chất lượng cao, kháng bệnh, không sử dụng kháng sinh, có uy tín, thương hiệu trên thị trường cả nước. Hàng năm, sản lượng tôm giống sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn huyện Tuy Phong bình quân đạt trên 20 tỷ con/năm, chiếm tỷ lệ từ 95 – 98% sản lượng tôm giống toàn tỉnh.

Năm 2019, toàn huyện đã sản xuất được 23,7 tỷ post, đạt 100% kế hoạch năm và bằng 102,86% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020 Tuy Phong sẽ tiếp tục thực hiện chỉ tiêu sản xuất tôm giống đạt 24 tỷ post .

Kim Anh

Gia tăng các gen kháng kháng sinh trong nuôi thủy sản tuần hoàn

Gia tăng các gen kháng kháng sinh trong nuôi thủy sản tuần hoàn

kháng kháng sinh
Vi khuẩn kháng thuốc gia tăng trong hệ thống nuôi tuần hoàn

Vi khuẩn kháng kháng sinh bắt đầu gia tăng trong hệ thống nuôi tuần hoàn, vốn đang là kỹ thuật điển hình để giảm sự ảnh hưởng của kháng sinh và các gen kháng thuốc.

Kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản vì chúng có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và ức chế các bệnh do vi khuẩn gây ra. Khi diện tích nuôi trồng lớn, đi kèm với đó là việc lạm dụng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.

Sử dụng kháng sinh là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, xuất hiện các gen kháng kháng sinh (gen kháng thuốc) làm cho việc kiểm soát mầm bệnh càng khó khăn hơn. Hơn nửa vi khuẩn kháng đa kháng sinh cũng xuất hiện. Do đó, các gen kháng thuốc được các nhà nghiên cứu rất chú ý.

Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã mở rộng quy mô và diện tích cũng như ngày càng tiến bộ trong các nghiên cứu chuyên sâu. Hai hệ thống nuôi điển hình là nuôi thâm canh tuần hoàn nước và nuôi tự nhiên theo hình thức quảng canh. Nước thải với hệ thống tuần hoàn sẽ được tái sử dụng thông qua hệ thống xử lý. Còn trong hệ thống nuôi quảng canh, nước xử lý đơn giản hơn và thải trực tiếp ra môi trường.

Hệ thống nuôi tuần hoàn đã trở thành một mô hình nuôi điển hình phổ biến hiện nay. Với lợi thế sử dụng ít nước, kiểm soát các điều kiện nuôi chặt chẽ, hệ thống nuôi tuần hoàn ven biển đã được đánh giá rất cao. Nhờ lợi thế nước chỉ tuần hoàn trong hệ thống mà không xả ra bên ngoài hoặc xả ra rất ít nên các hệ thống nuôi tuần hoàn được coi là phương pháp quan trọng để ngăn chặn sự ảnh hưởng của kháng sinh và các gen kháng thuốc. Vì kháng sinh được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa dịch bệnh và sử dụng như chất phụ gia thức ăn để thúc đẩy tăng trưởng cho vật nuôi.

Một loạt gen kháng thuốc đã được phát hiện trong nhiều hệ thống nuôi khác nhau và cũng không ngoại trừ hệ thống tuần hoàn nước. Liệu rằng công nghệ xử lý nước trong hệ thống này có làm giảm sự xuất hiện của gen kháng thuốc hay không và các gen này có gây mối đe dọa lớn cho môi trường không?

Để giúp bù đắp một số kiến thức về gen kháng thuốc, nghiên cứu này được thực hiện để điều tra sự phân bố của gen kháng thuốc trong một hệ thống nuôi thủy sản ven biển. Phương pháp PCR được sử dụng để định lượng, phân tích mức độ lan truyền cũng như cung cấp một số lý thuyết hỗ trợ đánh giá việc ảnh hưởng của môi trường đến hệ thống nuôi và phát triển được công nghệ điều trị gen kháng thuốc.

Phương pháp và vật liệu

Các mẫu được thu thập từ một hệ thống nuôi trồng thủy sản tại thành phố Yên Đài, nơi chiếm 1/6 sản lượng hệ thống nuôi thủy sản ven biển ở Trung Quốc. Đây là các mẫu nước nuôi cá hồi Đại Tây Dương, nuôi tuần hoàn 90%, khử trùng bằng tia UV để loại bỏ một phần vi khuẩn trước khi cho vào ao. Các mẫu sau đó thu thập từ hệ thống tuần hoàn được đánh dấu từ R1 đến R7, R1 đến R6 là những mẫu nước nuôi, mẫu chiết tách protein và mẫu nước trong bộ lọc sinh học được chọn lọc, R7 là mẫu phân và thức ăn thừa được tách chiết protein.

Nghiên cứu được thực hiện theo các bước: Ly trích DNA với nồng độ tinh khiết cao, sau đó xét nghiệm PCR để phát hiện gen kháng thuốc. Tiếp theo chuẩn bị thêm 30 gen kháng thuốc bao gồm 3 gen kháng sulfonamid, 18 tetracycline, 4 quinolone và 5 gen kháng macrolide. Sử dụng phương pháp PCR và real time PCR để định lượng gen kháng thuốc. Sau đó giải trình tự gen 16S rRNA của vi khuẩn từ các mẫu DNA chiết xuất và khuếch đại chúng lên nhiều lần. Các mẫu kháng sinh được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng sau đó tách chiết, phân tích và định lượng. Cuối cùng là phân tích thống kê để xác định mối quan hệ giữa vi khuẩn, kháng sinh và các gen kháng thuốc.

Kết quả và thảo luận

Trong số 30 gen kháng thuốc thử nghiệm thì có 10 gen được phát hiện có hàm lượng cao trong tất cả các mẫu thủy sản. Ở các khu vực nuôi có nhiệt độ khác nhau thì các gen kháng thuốc xuất hiện với tần xuất khác nhau. Các gen kháng sulfonamid là phong phú nhất, có trong tất cả các mẫu, đồng thời phát hiện trong các mẫu trầm tích đáy sông. Kế tiếp là quinolone cũng phát hiện với lượng lớn trong tất cả các mẫu.

Gen Int1 đóng vai trò quan trọng trong sự lan truyền gen kháng thuốc theo chiều ngang giữa các vi khuẩn, nó như các vector truyền. Int1 được tìm thấy rất nhiều trong các trại nuôi. Điều đó cho thấy rằng khả năng lan truyền của các gen kháng thuốc trong trại nuôi là rất lớn.

Nồng độ kháng sinh quinolone, tetracycline và marcrolide trong nước thử nghiệm tương đối cao, chứng tỏ là chúng đã bị kháng lại trong quá trình xử lý nước. Các kháng sinh có mối tương quan với nhau, tuy nhiên không tìm thấy sự tương quan rõ ràng giữa kháng sinh và các gen kháng kháng sinh tương ứng. Nên sự xuất hiện của chúng được suy ra bởi nhiều yếu tố, không chỉ do việc lạm dụng kháng sinh. Sự xuất hiện này cũng được chứng minh là do biến động của một vài yếu tố trong môi trường như P, NH3, NO2, tổng carbon. Theo phân tích cho thấy sự tăng cường tích lũy gen kháng thuốc có thể do sự gia tăng các yếu tố trên trong nước.

Mẫu R7 và nước trong bộ lọc sinh học là các mẫu có hàm lượng gen kháng thuốc nhiều nhất. Do đó, mùn bã hữu cơ đáy ao là nơi dự trữ lớn của nguồn gen này. Và nước trong bộ lọc sinh học là nơi sản sinh quan trọng nhất của chúng. Kiểm tra các mẫu còn lại cho thấy nước nuôi và mẫu tách chiết protein không phải là nơi tăng hàm lượng chính của các gen kháng thuốc. Một số báo cáo trước đây cho thấy rằng việc khử trùng nước bằng Clo và UV sẽ loại bỏ được gen kháng thuốc và các vi khuẩn.

Gen Int1 trong mẫu phân và thức ăn thừa là phong phú nhất. Do đó, sự lan truyền là rất dễ dàng. Các gen này ở nước tầng đáy sẽ cao hơn nước tầng giữa và tầng mặt. Các hệ thống nuôi thương phẩm là nơi dễ sinh ra các gen này. Ngoài ra cũng phát hiện các gen Int1 không sinh ra được trong quá trình ương giống của cá hồi.

Quan điểm

Sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh là nguyên nhân làm xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc, tuy nhiên cần hiểu đúng là kháng sinh và gen kháng thuốc không có nhiều mối tương quan, mà vi khuẩn mới chính là nguyên nhân sinh ra gen kháng thuốc. Vì vậy, dù không sử dụng kháng sinh, nhưng trong hệ thống nuôi tuần hoàn vẫn xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Nghiên cứu cho thấy, khi nuôi tuần hoàn vi khuẩn kháng thuốc sẽ tích lũy một cách đáng kể trong phân và thức ăn ở lớp mùn bã hữu cơ đáy ao. Bên cạnh đó, việc giảm khử trùng bằng tia UV khiến các bộ lọc nước sinh học trở thành nơi sinh ra nhiều gen kháng thuốc nhất.

Nghiên cứu mang lại cái nhìn sâu hơn về vấn đề kháng thuốc trong nuôi thủy sản, từ đó giúp cải thiện các phương thức canh tác hiện tại cũng như phát triển mô hình nuôi mới trong tương lai.

Theo Jian-Hua Wang và cộng sự.

Hà Tử
Đăng ngày: 18/12/2019