Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

CÔNG NGHỆ NANO TRONG NUÔI TÔM

Công nghệ Nano là hướng đi mới hiện nay kỳ vọng giải quyết được một số khó khăn cho ngành thủy sản. Nano là công nghệ tiên tiến hàng đầu mang nguyên lý kháng khuẩn, tiệt trùng siêu mạnh, là những hạt siêu nhỏ, kích thước được đo bằng Nano mét (1nm bằng phần triệu mm). Các hạt nano khi gặp các vi khuẩn, virus thì tương tác với lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus rồi từ đó phá hủy màng tế bào, làm ức chế sự phát triển và tiêu diệt.

 

 

 

Nguồn: http://vemedim.com.vn/

Thông số oxy hòa tan trong ao tôm

Oxy hòa tan trong ao nuôi trồng thủy sản đều rất quan trọng, đặc biệt khi nuôi tôm; bà con cần phải nắm rõ được thông số oxy hòa tan trong ao tôm, để tránh tình trạng thiếu oxy gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Trong nuôi tôm ai cũng cần phải biết được Thông số oxy hòa tan trong ao tôm; để biết điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Tạo ra một môi trường thuận lợi để tôm phát triển, tăng trưởng nhanh nhất

Thông số kỹ thuật về oxy hòa tan

  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 0,3 mg/L : Tôm chết hàng loạt ngay tức thì.
  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 1 mg/L: Nếu tình trạng này kéo dài tôm sẽ chết
  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/L: Đây vẫn là mức thấp tôm tăng trưởng rất kém hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng không có
  • Oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/L: Đây được coi là mức tối thiểu để tôm tăng trưởng bình thường
  • Oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/L: Tôm sẽ có sự tăng trưởng phát triển tốt hơn

Ao tròn lót bạt có mái che mưa nắng, độ ly tâm cao, tạo dòng chảy hiệu quả

Nguyên nhân gây cạn kiệt oxy trong ao tôm

  • Ao thiết kế hệ thống siphon chưa tốt, chất thải tồn đọng trong ao nhiều
  • Tảo chết gây ra quá trình phân hủy xác tảo cần một lượng oxy nhất định
  • Thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm cho oxy hòa tan vào nước kém hiệu quả hơn
  • Có sự phân tầng nước do mưa nặng hạt kéo dài, gió to
  • Do thả tôm mật độ quá cao, cho ăn và thức ăn dư thừa nhiều

Cách cải thiện cho lượng oxy tốt nhất cho ao tôm

  • Thả tôm mật độ dạng vừa
  • Nếu để mực nước sâu trên 1,3m phải có hệ thống oxy đáy đảm bảo
  • Kiểm soát tảo trong ao tốt
  • Dùng quạt tạo oxy, tao dòng chảy trong ao
  • Tăng cường chạy quạt vào ban đêm
  • Cần chạy quạt từ 1-1,5 tiếng trước khi cho tôm ăn
  • Quản lý thức ăn, không cho ăn dư thừa nhiều
  • Cần thiết kế ao tròn có độ ly tâm tốt; tạo dong chảy, gom thải và có mái che

Nguồn : https://aouongdidong.com/

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú về nhiều phương diện khác nhau; bà con nắm bắt được ưu nhược điểm của tôm thẻ chân trắng với tôm sú. Để bà con đưa ra quyết định lựa chọn nuôi loại tôm nào phù hợp nhất

Đặc điểm

Ưu thế

Bất lợi

1. Mức tăng trưởng
  • Ở kích cỡ dưới 20g, TCT tăng trưởng nhanh hơn (1 – 1,5g/tuần) so với tôm sú (1g/tuần).
  • TCT khi thu hoạch đồng đều về kích cỡ hơn tôm sú
Mức tăng trưởng của TCT chậm lại khi tôm đạt cỡ 20g, vì thế sản lượng thu hoạch cỡ tôm lớn thấp
2. Mật độ nuôi TCT dể dàng nuôi ở mật độ rất cao: 60 – 150

con/m2, tối đa là 400 con/m2. Trong khi, tôm sú không bao giờ nuôi được mật độ này.

Mật độ nuôi cao đòi hỏi trình độ cao

về kỹ thuật quản lý và phải có chiến lược ngăn ngừa rủi ro.

3. Sức chịu đựng độ

mặn

Giới hạn về sức chịu đựng độ mặn của TCT lớn hơn tôm sú (0,5 – 45 %o), nhờ đó, TCT có khả

năng phát triển sâu vào vùng nội địa (xa biển), nơi có độ mặn thấp

 

 

Không

4.Sức chịu đựng

nhiệt độ

TCT có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp (15

oC), vì thế chúng có thể nuôi vào mùa lạnh.

Không
5. Nhu cầu Protein trong thức ăn – Nhu cầu Protein trong thức ăn của TCT ( 25 – 35 %) thấp hơn so với tôm sú (36 – 42 %)

Hiệu quả sử dụng thức ăn của TCT cũng cao

hơn tôm sú, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của TCT (1,2) thấp hơn tôm sú (1,6)

6. Khả năng kháng bệnh Mức      độ     nhạy     cảm     đối     với              bệnh              đốm     trắng (WSSV) của TCT thấp hơn tôm sú. TCT rất nhạy cảm với nhiều bệnh do virut khác như Hội chứng Taura (TSV), Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), Hoại tử tế bào máu (IHHNV), ..

Tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV tốt hơn.

7. Sản xuầt giống và thuần hóa TCT thành thục tốt trong ao nuôi và dể thuần hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc chọn, lai tạo, sản xuất giống kháng bệnh (SPR), giống sạch bệnh (SPF), tỉ lệ thành công cao hơn và thời gian chọn lọc, lai tạo cũng ngắn hơn. Việc sử dụng nguồn tôm bố mẹ nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhất là trong sản xuất giống SPF. Giống sạch bệnh SPF có nguy cơ tử vong

cao hơn trong môi trường có mầm bệnh.

8. Tỉ lệ sống của ấu trùng Trong sản xuất giống, tỉ lệ sống của ấu trùng TCT

(50 – 60 %) cao hơn tôm sú ( 20 – 30 %)

Sau thu hoạch TCT ướp đá dể bị biến màu (bị đen).

Việc      thu     hoạch,      bảo              quản, vận chuyển, ….tôm sú dể dàng hơn

Thị trường TCT được ưa thích hơn các loài tôm khác ở thị trường Mỹ do khẩu vị. Nhu cầu tại chỗ ở Châu Á đối với TCT cũng rất cao. Tôm sú có thể phát triển với kích cỡ lớn hơn và có giá bán cao hơn. Trên

thị trường toàn cầu, TCT cũng đang bị cạnh tranh gay gắt.

(Nguồn khuyennongtphcm)

10 bước nuôi tôm trong hệ thống biofloc

Những năm gần đây, công nghệ biofloc đã được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, để đạt được thành công, người nuôi cần thực hiện đúng các nguyên tắc của hệ thống biofloc trong hoạt động nuôi tôm của mình.

Xây dựng bể hoặc ao

Theo Khoo Eng Wah, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Sepang Today (STAC) ở Malaysia giải thích: Đối với những người mới ứng dụng biofloc, tốt nhất là bắt đầu với ao lót bạt, ao bê tông hoặc bể trong nhà để đất không ảnh hưởng đến các thông số nước hoặc quá trình biofloc. Ở hầu hết các nước nhiệt đới, hệ thống trong nhà có lợi thế hơn ngoài trời, nhất là khi trải qua một cơn mưa lớn làm độ kiềm và pH thay đổi đột ngột. Ao có mái che là lựa chọn tốt.

 

Sục khí

Biofloc yêu cầu chuyển động liên tục để duy trì mức ôxy cao và để giữ cho chất rắn không lắng xuống. Các khu vực không có chuyển động sẽ nhanh chóng mất ôxy và biến thành các khu vực kỵ khí giải phóng một lượng lớn amoniac (NH3) và metan (CH4). Để ngăn chặn điều này, ở mỗi ao, bể thì các thiết bị sục khí phải được bố trí hợp lý. Ao thường sử dụng thiết bị sục khí kiểu bánh xe quạt nước (paddlewheel aerators). Các hệ thống biofloc cần tới 6 mg ôxy/lít mỗi giờ và nên bắt đầu với máy sục khí có công suất ít nhất 30 hp/ha. Nhưng, tùy thuộc vào cường độ và năng suất của hệ thống, con số này có thể đạt tới 200 hp/ha. Máy sục khí nên được lắp đặt một cách hợp lý để tạo ra dòng chảy trong ao. Cần thường xuyên di chuyển một số thiết bị sục khí để đảm bảo các hạt rắn sẽ không lắng xuống ở những khu vực có ít hoặc không có dòng chảy.

 

Nuôi cấy vi khuẩn có lợi

Để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống biofloc và ổn định ao nhanh hơn, nên nuôi cấy vi khuẩn có lợi trước khi thả tôm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm một số chủng vi sinh thương mại hoặc công thức tự làm vào nước nuôi. Một công thức tự chế đơn giản để nhanh chóng sản xuất các vi khuẩn sinh học và prebiotic là sử dụng cám gạo và Red Cap 48 (một sản phẩm địa phương từ Đông Nam Á) trộn trong một cái thùng kín và để lên men trong 48 giờ, sau đó hỗn hợp có thể được thêm vào ao.

 

Mật độ thả

Nhờ có sục khí mạnh và khả năng tự lọc của nước nuôi, mật độ thả cao có thể được xem xét và thông thường là thả tôm ở mật độ 150 đến 250 PL/m2.

 

Cân bằng nguồn carbon đầu vào

Chỉ nên chọn các nguồn carbon và hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ carbon-nitơ (C/N) > 10. Hiện hầu hết thức ăn cho cá và tôm có tỷ lệ C/N là 9:1 hoặc 10:1, nên cần có thêm đầu vào để nâng tỷ lệ này lên trong khoảng từ 12:1 đến 15:1. Có thể sử dụng: mật rỉ đường, tinh bột sắn, mía hoặc tinh bột.

 

Tăng trưởng biofloc

Với sự sục khí đầy đủ, ánh sáng tự nhiên (trong hầu hết các hệ thống) và nguồn carbon có sẵn, số lượng biofloc sẽ bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhiệt độ nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời, cộng với số lượng bioflocs được gieo hạt khi bắt đầu, số lượng flocs sẽ tăng từ gần 0 lên khoảng 4 – 5 đơn vị/mm trong một vài tuần. Cuối cùng, mật độ đáng kinh ngạc lên tới 10 tỷ vi khuẩn trên mỗi cm3.

Theo dõi sự tăng trưởng của các flocs này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cốc có hình nón để thu thập một số mẫu nước ở độ sâu từ 15 đến 25 cm, tốt nhất là vào buổi sáng. Các hạt rắn nên được để lại trong 20 phút.

 

Theo dõi và kiểm soát sự phát triển của biofloc

Từ thời điểm này, các mẫu nước phải được lấy thường xuyên để theo dõi và xác định hoạt động của hai loại biofloc cộng với mật độ tương ứng của chúng. Nói một cách đơn giản, bioflocs ngoài trời bao gồm tảo xanh và vi khuẩn: tảo chủ yếu sử dụng ánh sáng mặt trời để phát triển, trong khi vi khuẩn chủ yếu ăn thức ăn thừa, sản phẩm phụ và chất thải liên quan.

 

Theo dõi và kiểm soát môi trường

Khi hệ thống biofloc chuyển sang màu nâu, sục khí phải được tăng lên đáng kể để duy trì tốc độ hô hấp cao. Tốc độ hô hấp ở giai đoạn này có thể đạt tới 6 mg/lít mỗi giờ, đòi hỏi năng lượng gấp sáu lần mỗi ha so với khi bắt đầu hoạt động. Điều quan trọng đối với hệ thống sục khí là phải luôn luôn hoạt động. Một máy phát điện diesel lớn, bao gồm một bộ máy phát điện dự phòng thứ hai, có thể là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các hoạt động của trang trại lớn.

 

Theo dõi các thông số

Bên cạnh việc duy trì chất lượng nước với chi phí thấp hơn và không cần trao đổi nước, mục tiêu thứ hai của hệ thống biofloc là cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả nuôi, từ đó cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của hoạt động canh tác.

Để kiểm tra trang trại đang hoạt động như thế nào, cần theo dõi thường xuyên các yếu tố hiệu suất của trang trại, tính toán và ghi lại tốc độ tăng trưởng, ngoại hình tổng thể, FCR và tỷ lệ sống là bắt buộc.

 

Vệ sinh

Việc làm sạch ao nuôi sau thời gian thu hoạch thường bị lãng quên và bị đánh giá thấp tuy nhiên đây là khâu rất quan trọng. Mặc dù việc tái sử dụng nước nuôi có vẻ hấp dẫn vì phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng quần thể vi sinh vật, nhưng điều này không được khuyến khích. Các mầm bệnh có thể đã phát triển và có thể gây ra rủi ro an toàn sinh học nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng theo thời gian, kim loại nặng có thể tích tụ trong nước nuôi cấy, có thể tích tụ trong ao của khiến nó không phù hợp với tiêu dùng của con người. Vì vậy, nên dọn dẹp vệ sinh hệ thống thật tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi tiếp theo.

Lê Loan (Tổng hợp)

Nguồn : http://contom.vn/

Kinh nghiệm nuôi tôm tiết kiệm điện của nông dân Nguyễn Văn Thù

Nhằm giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm, tăng lợi nhuận, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã quan tâm đến việc tiết kiệm điện. Dưới đây là kinh nghiệm lắp đặt quạt nước và bố trí thời gian chạy quạt tạo ôxy trong nuôi tôm đảm bảo tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất của nông dân Nguyễn Văn Thù, ngụ ấp Bờ Kinh 1, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang.

Ông Nguyễn Văn Thù (phải) tại ao nuôi tôm của gia đình.

Ông Nguyễn Văn Thù cho biết, tổng diện tích nuôi tôm của gia đình là 1,2ha, thiết kế 4 ao nuôi và 2 ao lắng. Trong ao nuôi, hàm lượng ôxy là yếu tố quyết định sự tồn tại và quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Trong quy trình nuôi tôm, muốn năng suất cao, chất lượng tốt, việc sử dụng quạt nước với các cánh quạt tạo ôxy là điều quan trọng và bắt buộc. Làm sao để sử dụng quạt nước có hiệu quả nhất, người nuôi cần căn cứ điều kiện cụ thể, có biện pháp tạo ôxy phù hợp cho ao. Việc thiết kế, lắp đặt quạt để tạo ôxy có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng điện năng tiêu thụ.

Rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Thù đã đúc kết được 02 vấn đề cơ bản giúp tiết kiệm điện hiệu quả: Đối với quạt, khâu lắp đặt cũng ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ. Trục quay của quạt phải thẳng, thì quá trình vận hành sẽ nhẹ hơn nếu trục quạt bị cong, giúp giảm điện năng tiêu thụ. Vị trí lắp đặt quạt tốt nhất nên cách bờ từ 3-5m (hay cách chân bờ 1,5m), sao cho tạo được dòng chảy có tác dụng gom các chất thải, cặn bã vào giữa ao để dễ dàng bơm ra ngoài. Nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng. Khoảng cách giữa 02 cánh quạt từ 60-80cm, so le nhau. Tùy theo diện tích ao, bố trí hệ thống quạt nước cần đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm nuôi và gom chất thải vào giữa ao.

Số lượng máy quạt nước sử dụng trong ao tùy thuộc vào mật độ, diện tích ao và khả năng đầu tư. Tùy vào điều kiện cụ thể về kinh tế và diện tích ao nuôi, cần lựa chọn số lượng quạt lắp đặt cho phù hợp. Khi tôm nuôi còn nhỏ, cần lượng ôxy ít, thì lắp ít cánh quạt; số cánh quạt lắp nhiều dần tương ứng với tuổi của tôm.

Về thời gian chạy quạt, vào thời điểm ban ngày, nếu trời có nắng, ao nuôi sẽ tự tạo ôxy nhiều hơn thời điểm trời mát hoặc mưa. Do vậy, nếu trời nắng, có thể giảm thời gian chạy quạt tạo ôxy từ 10-20% thời gian so với những ngày trời mưa hoặc trời mát. Hệ thống gồm có một trục thẳng nối với trục motor điện, trên trục có lắp 10-20 cánh quạt, nên đặt motor ở giữa, 02 bên là những cánh quạt, giúp tiêu thụ điện năng ít hơn, do không phải “gánh” thêm phần trục.

Nhờ áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện đồng bộ, trong 03 vụ nuôi vừa qua, với diện tích và con giống nuôi như nhau, ông Nguyễn Văn Thù đã giảm chi phí tiền điện từ 600.000-700.000 đồng/tháng so với trước đây.