Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Phát triển công nghệ chẩn đoán bệnh đốm trắng và IHHNV trên tôm

Công ty CSIRO, tại Australia vừa phát triển công nghệ mới chẩn đoán bệnh chính xác, giúp người nuôi tôm có thể tăng doanh thu tới 67.000 USD/ha.

Công nghệ Shrimp MultiPath được phát triển để phục vụ cho  ngành tôm nuôi tại Australia khi liên tục phải đối mặt với tổn thất từ dịch bệnh hơn suốt 3 năm qua. Shrimp MultiPath có thể phát hiện chính xác 13 loại bệnh trên tôm, trong đó có cả dịch đốm trắng từng khiến ngành tôm Australia bị thiệt hại nặng nề vào năm 2016 và bệnh hoại tử gan tụy (IHHNV).

Theo CSIRO, Shrimp MultiPath đã được sử dụng thí điểm tại một số trại nuôi tôm như một công cụ quản lý dịch bệnh IHHNV. Kết quả cho thấy, Shrimp MultiPath giúp trại nuôi tăng sản lượng 3.7 tấn/ha, năng suất nuôi tôm toàn vùn tăng thêm 50%. TS Larry Marshall, Giám đốc Công ty CSIRO chia sẻ, Genics – đơn vị chịu trách nhiệm kinh doanh cho CSIRO đã đưa ra kết quả mang tính đột phá của Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia vào ứng dụng thực tiễn trên thị trường.

Các xét nghiệm nhanh của Genics giúp người nuôi tôm đưa ra quyết định quản lý trang trại nuôi tốt hơn, giảm thiểu tổn thất do tôm chết, bệnh; tăng sản lượng và giảm phụ thuộc vào nguồn tôm nhập khẩu. Từ đó mang lại các sản phẩm tôm nuôi chất lượng cao tại nội địa tới người tiêu dùng.

Shrimp MultiPhath phát hiện được bệnh đốm trăng và nhiều mầm bệnh nước ngoài chưa từng xuất hiện tại Australia. Công nghệ này cũng được các cơ quan an toàn sinh học sử dụng như một hệ thống phát hiện sớm nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh có thể gây tổn hại cho ngành tôm trong tương lai.

V.N

Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/

C.P. Việt Nam: Đột phá thành công cùng mô hình CPF-Combine

(Thủy sản Việt Nam) – Năm qua, C.P. Việt Nam đã ghi nhận tốc độ bứt phát mạnh mẽ về sự phát triển của mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine; điều này thể hiện ở việc có thêm 4.000 mô hình được xây mới và đi vào vận hành. Ngoài ra, C.P. Việt Nam cũng đã đưa ra rất nhiều cải tiến mới trong mô hình để mang lại thành công bền vững hơn cho người nuôi và khách hàng.

Hiệu quả tối ưu cho người đầu tư

Được phát triển từ sự kết hợp các mô hình CPF-Green House, CPF-Turbo Program, C.P-Probiotic Farm, 3C, mô hình CPF-Combine bắt đầu được chuyển giao cho người nuôi tôm cả nước từ năm 2015. Trải qua chặng đường 5 năm, hiện tại mô hình CPF-Combine đã được các chuyên gia của C.P Việt Nam nâng cấp lên phiên bản thứ 2. Ở mô hình CPF-Combine phiên bản 2 được thiết kế để ứng dụng các ao nổi cùng hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh sẽ giúp cho người đầu tư xây dựng nhanh chóng và quản lý dễ dàng hơn.

Mô hình CPF-Combine phiên bản 2 – Ảnh: C.P

Mô hình CPF-Combine, từ khâu xử lý nước đầu vào cho đến suốt quá trình vận hành đều được thiết kế đồng bộ và khoa học. Trong mô hình CPF-Combine, với việc sử dụng các sản phẩm tôm giống CPF-Turbo thế hệ mới G19, thức ăn tôm C.P công nghệ mới và các chế phẩm sinh học chất lượng cao của C.P, đã giúp khách hàng nuôi được tôm với kích cỡ lớn, năng suất cao và hệ số chuyển đổi FCR thấp, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho người đầu tư.

 

Lan tỏa những giá trị

Để tạo điều kiện cho bà con nông dân dễ dàng tiếp cận với mô hình CPF-Combine, trong năm 2019 C.P. Việt Nam đã tổ chức hàng trăm chuyến tham quan tìm hiểu thực tế tại các mô hình thành công cùng với đó là các buổi hội thảo đầu bờ. Đặc biệt vào cuối tháng 10 và cuối tháng 11, C.P. Việt Nam đã tổ chức 7 hội thảo có quy mô lớn dành cho các khách hàng đang thực hiện mô hình CPF-Combine lần lượt tại các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh.

Một chương trình hội nghị khách hàng của C.P. Việt Nam được tổ chức tại Bạc Liêu

 

Hướng đi bền vững cho ngành tôm

Mô hình CPF-Combine được thiết kế theo hướng khép kín, tất cả các khâu trong mô hình như khu xử lý nước, khu ương nuôi đều được tính toán theo một tỷ lệ hợp lý giúp cho việc quản lý được hiệu quả, điểm cốt lõi trong mô hình đó là luôn luôn duy trì được môi trường nuôi sạch cho tôm. Ngoài ra, nét khác biệt của mô hình CPF-Combine chính là hệ thống xử lý chất thải Biogas, giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải từ ao tôm, đồng thời khí gas được sử dụng để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống xử lý chất thải Biogas trong mô hình CPF-Combine 

Đội ngũ nhân viên C.P đồng hành cùng khách hàng

Thành công của mô hình CPF-Combine cũng đến từ việc người nuôi sử dụng các sản phẩm chất lượng cao của C.P như tôm giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, sản xuất ra nguồn tôm nguyên liệu sạch, an toàn, truy xuất nguồn gốc, tạo hướng đi bền vững cho ngành tôm Việt Nam.

Khách hàng từ mọi miền đất nước thành công với mô hình CPF-Combine  

>> Ông Boonlap Watcharawanitchakul, Phó Tổng Giám đốc cấp cao C.P. Việt Nam cho biết: “Năm 2020, trong chiến lược của C.P. Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào việc chuyển giao và nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine, đặc biệt là mô hình CPF-Combine phiên bản 2. Để hỗ trợ cho các khách hàng vận hành thành công mô hình, C.P. Việt Nam sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường thêm các cán  bộ kỹ thuật có chuyên môn giỏi tại mỗi vùng nuôi tôm, đội ngũ nhân viên này sẽ luôn kề vai sát cánh cùng với khách hàng”. 

Nguyễn Long An

Nguồn : http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Một số kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. DO đó, cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh các thiệt hại xảy ra.

Hình thức nuôi tôm thâm canh

Thả đúng mật độ từng loại nuôi theo đúng khuyến cáo của nhà chuyên môn. Tuân thủ theo đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo, hạn chế thả, nuôi vào thời điểm thời tiết lạnh.

Giảm hoặc không tăng lượng thức ăn, mặc dù kiểm tra thức ăn trong nhá, sàng đã hết.

Nâng mức nước trong ao lên trên 1.4m nhằm giữ nhiệt độ ít dao động giữa ngày và đêm.

Tăng cường thời gian vận hành quạt, nhất là thời điểm trời ít nắng, ban đêm nhiệt độ xuống thấp.

Tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa…

Sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước, hạn chế khí độc,…

Khi phát hiện tôm bị bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn (lodine, BKC, …) để điều trị, tôm nuôi bị nhiễm bệnh do virus thì cần xem xét tình hình toàn bộ, trường hợp nặng thì cần phải thi hoạch sớm.

Nuôi quảng canh cải tiến

Cần nâng mực nước trong vuông (mương bao trên 1.2m, trên mặt ruộng >0.5m).

Tuyệt đồi không cấp nước trực tiếp từ sông rạch chưa qua lắng lọc. Cần chủ động nguồn nước đã qua lắng lọc, xử lý kỹ trước khi cấp vào vuông nuôi.

Sử dụng men vi sinh định kỳ để ổn định môi trường, hạn chế khí độc làm sạch môi trường vuông nuôi.

Trường hợp đang cho tôm ăn dặm thì ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, … nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

Hình thức nuôi quảng canh và nuôi tôm rừng

Thả cắt vụ để có thời gian cải tạo đất. Nên cắt vụ tại thời điểm sên vét ao đầm, phải đảm bảo có thời gian phơi ao, đầm ít nhất khoảng 15 – 30 ngày.

Thời gian thả giống khoảng từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.

Đối với bất kỳ hình thức nào thì người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường (ngày 2 lần), kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, kiểm tra bờ ao, cống bọng… để phát hiện sớm nhất các yếu tố bất lợi cho tôm nhằm đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả và nhanh nhất.

Khi phát hiện tôm nuôi có biểu hiện ngoài tầm kiểm soát thì người nuôi cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật chuyên môn gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm để trị các bệnh do virus gây ra, không tự ý xả thải nước chưa qua xử lý ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Nguồn:Khoa Thủy sản

Học viện Nông  nghiệp Việt Nam

Indonesia dự kiến dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

Tân Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia vừa đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm con ở nước này. Xoay quanh đề xuất này vẫn còn nhiều bàn cãi.
Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Edhy Prabowo – người vừa được Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm tháng 10/2019 nói rằng, việc cho phép xuất khẩu tôm hùm giống sẽ hỗ trợ nhiều cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, các nhà phê bình lại cho rằng, nếu cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm con sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này và góp phần “làm giàu” thêm cho những quốc gia đang cạnh tranh.

Ông Prabowo phản đối lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống và cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn buôn lậu tôm. Đồng thời, truyền thông nước này cho hay, nếu được xuất khẩu, Indonesia có thể bán tôm giống cho Việt Nam – quốc gia vốn có nghề nuôi tôm hùm phát triển hơn.

1

Indonesia có một “thị trường đen” lớn mạnh cho tôm hùm giống – Ảnh: NMFS

Trước đó, cựu Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti – người nổi tiếng vì vụ bắt giữ 556 tàu đánh cá nước ngoài trái phép tại Indonesia đã ban hành lệnh cấm đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm giống vào năm 2016 nếu chúng có kích thước nhỏ hơn 8 cm và nặng ít hơn 200 g nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Trước đề xuất mới của tân Bộ trưởng, bà Susi đã bảo vệ chính sách hiện tại của mình trong các tin nhắn trên Twitter, bao gồm một đoạn video của bà trên bãi biển của thị trấn sản xuất tôm hùm Trenggalek, ở Đông Java và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc không khai thác quá mức loài giáp xác này.

“Nếu chúng ta không quan tâm và không dừng việc đánh bắt tôm hùm giống, chúng ta sẽ chỉ làm giàu thêm cho Việt Nam và Indonesia có thể sẽ không bao giờ thấy được con tôm hùm nào nữa trên biển”, bà Susi nhấn mạnh.

Vấn đề đã khiến Tổng thống Joko Widodo phải can thiệp sau khi lan truyền trên mạng xã hội với các hashtag trên Twitter như lindungilobsterkita (tạm dịch bảo vệ tôm hùm của chúng ta). Ông Widodo cho biết, việc xem xét lại lệnh cấm không nên chỉ ở các khía cạnh môi trường, mà nên chú trọng cả khía cạnh kinh tế. Đừng nói không với xuất khẩu. Sự cân bằng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải cái gì đánh bắt được cũng đem đi xuất khẩu. Điều này cũng sai.

Theo dữ liệu do Công ty Nghiên cứu Statista (Đức) cung cấp, Indonesia là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, nhưng xuất khẩu tôm hùm của nước này đã giảm trong những năm gần đây, từ 3.330 tấn trong năm 2016 xuống chỉ còn khoảng 1.960 tấn.

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á phát hiện ra rằng, tôm hùm dưới cỡ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục được bán ở Indonesia bất chấp lệnh cấm năm 2016, do thực thi pháp luật kém và đề xuất trong một báo cáo vào tháng 8/2019 cần thêm nghiên cứu để giúp tăng trưởng ngành công nghiệp và kiềm chế dân số.

Tác giả bài viết: Phương Ngọc
Nguồn tin: Nytimes

Phương pháp PCR đặc trưng cho các chủng AHPND Vp


Phương pháp PCR đặc trưng cho các chủng AHPND Vp

Tiến bộ trong việc phát triển các chiến lược theo dõi quản lý đối với bệnh tôm lớn

Bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND), còn được gọi là hội chứng tử vong sớm (EMS), đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi ở một số quốc gia. Kết quả của nghiên cứu này sẽ hỗ trợ trong việc phát triển các chiến lược giám sát quản lý để hạn chế sự lây lan của bệnh và giảm tác động của nó đối với các trang trại nuôi tôm thương mại.

Nghiên cứu này đã phân tích trình tự plasmid từ toàn bộ trình tự bộ gen của AHPND V. parahaemolyticus ( Vp ) – một bệnh tôm nghiêm trọng – phân tách và xác định một biến thể địa lý rõ ràng trong phân tử plasmid và phát triển các phương pháp PCR để mô tả AHPND V.p phân tách được như là dạng Mexico hoặc Đông Nam Á. Việc tìm kiếm một biến thể trình tự địa lý trong plasmid độc lực AHPND có thể được sử dụng như một dấu hiệu để theo dõi sự lây lan của bệnh này.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích các biến chuỗi trong độc lực lớn plasmid mang pirA- và pirB- như gen độc tố, trong số Vibrio parahaemolyticus chủng gây bệnh cấp tính hoại tử hepatopancreatic (AHPND). Chúng tôi đã tìm thấy một vùng biến (4.243-bp) tương ứng với các vị trí địa lý thu thập của các phân lập AHPND. Sau đó, chúng tôi đã phát triển và áp dụng một xét nghiệm PCR song công có thể phục vụ chẩn đoán AHPND và hơn nữa, để phân biệt giữa các chủng AHPND gây bệnh được thu thập từ các khu vực địa lý khác nhau.

Sự biến đổi trình tự của plasmid độc lực AHPND

Chúng tôi đã so sánh sự thay đổi trình tự trong plasmid độc lực (pVPA3-1) trong số chín chủng địa lý (toàn bộ trình tự bộ gen GenBank số được liệt kê trong Bảng 1). Các trình tự plasmid độc lực này đã được xác định và tập hợp từ toàn bộ trình tự bộ gen (WGS) của AHPND- V. parahaemolyticus bằng các phân tích vụ nổ. Ở Mexico, các chủng AHPND- V. parahaemolyticus (M0605 và FIM-S1708 +), transposeon giống Tn3 là một mảnh 4243 bp được chèn vào ORF4 của pVPA3-1. Tuy nhiên, đoạn này không được tìm thấy trong 7 chủng AHPND được thu thập từ Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.

Gen transposon -Tn3 ở AHPND phân lập Mexico 

Để xác định xem transposon -Tn3 chỉ được tìm thấy trong các chủng AHPND- V. parahaemolyticus được thu thập ở Mexico, chúng tôi đã chọn một cặp mồi PCR MX-345F (5′-TACCAGCTCTAACAAGGCCA) và MX-345R (5′-AACRAG khuếch đại DNA từ các phân lập AHPND trong các bộ sưu tập của chúng tôi (Bảng 1). Đoạn mồi phía trước nằm ở thượng nguồn của transposon – Tn3 và đoạn mồi ngược nằm trong transposon – Tn3 (Hình 1). Sự khuếch đại được thực hiện với các tham số sau: biến tính khởi đầu ở 94 o C trong 3 phút, sau đó là 35 chu kỳ 94 o C trong 30 giây, 60 o C trong 30 giây và 72 o C trong 30 giây và mở rộng cuối cùng ở 72 oC trong 7 phút. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp PCR này ở 29 mẫu nuôi cấy AHPND- V. parahaemolyticus thuần chủng và kết quả cho thấy tất cả 12 chủng phân lập ở Mexico đều dương tính với sự hiện diện của transposon – Tn3 và không cái nào trong số 13 chủng AHPND Việt Nam dương tính với Tn3-transposon

 

Hình 1. Biểu đồ của một transposon -Tn3 trong bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) plasmid độc lực. Các con số ở hai đầu chỉ ra vị trí nucleotide trong contig044 của chủng M0605 ở Mexico và plasmid pVPA3-1 chứa trong chủng Việt Nam 13-028 / A3.

PCR loại AHPND châu Á

Một cặp mồi PCR khác Asia-482F (5′-TGAACCGTTCCTCATGCTCT) và Asia-482R (5′-TCAAAGCAGCCCAGACAAAC) được chọn bên ngoài transposon -Tn3, trong ORF4 của pVPA3 kích thước khuếch đại dự kiến là 482-bp đối với các chủng phân lập từ Đông Nam Á (Hình 1). Kết quả cho thấy tất cả 13 mẫu nuôi cấy AHPND thuần chủng từ Việt Nam đều dương tính và không có 13 mẫu phân lập Mexico nào dương tính. Những mồi này cũng có thể ủ cho các phân lập Mexico, nhưng kích thước của các bộ khuếch đại sẽ là 4732-bp, các sản phẩm PCR không được phát hiện với hồ sơ chu kỳ PCR được sử dụng.

PCR kép để chẩn đoán và loại AHPND

Để phát hiện đồng thời AHPND và loại plasmid, 2 cặp mồi – MX-345F / R (hoặc Châu Á-382F / R) và VpPirA-284F (5′-TGACTATTCTCACGATTGGACTG) / VpPirA-284R (5’C) một ống đơn trong quá trình PCR. Sự khuếch đại đã được thực hiện với hồ sơ xoay vòng được mô tả ở trên. Tất cả các thử nghiệm nuôi cấy vi khuẩn cho thấy các dải ở 284-bp cho thấy sự hiện diện của gen độc tố, như mong đợi. Nuôi cấy vi khuẩn phân lập từ Mexico cũng cho thấy một dải ở 345-bp, cho thấy sự hiện diện của transposon -Tn3. Ngược lại, các phân lập AHPND của Việt Nam cho thấy một dải ở 482-bp, cho thấy sự vắng mặt của transposon -Tn3 (Hình 2).

 

Hình 2. Phát hiện PCR kép và các chủng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) của các chủng V. parahaemolyticus trong các mẫu được thu thập ở Mexico và Việt Nam trong giai đoạn 2012 đến 2015. Nuôi cấy vi khuẩn thuần chủng được phân lập từ tôm bị nhiễm bệnh ở Mexico (A) và Việt Nam (B) ); DNA chiết xuất từ mô gan tụy của tôm bị nhiễm bệnh được thu thập ở Mỹ Latinh (C) và Việt Nam (D).

Để kiểm tra điều này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp song công cho 15 mẫu DNA được chiết xuất từ các mô gan tụy của tôm bị ảnh hưởng AHPND. Mười một con tôm được thu thập từ các trang trại ở các nước Mỹ Latinh và bốn con được thu thập từ các trang trại ở Việt Nam. Đối với các mẫu của Mỹ Latinh, PCR hai mặt cho thấy các dải ở 345-bp và 284-bp (Hình 2), cho thấy những con tôm này đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh AHPND, như được hiển thị bởi dải 284 bp, và những vi khuẩn này có chứa Tn3 – transposeon. Đối với 4 mẫu được thu thập từ Việt Nam, PCR song công cho kết quả là các dải 482-bp và 284-bp (Hình 2), cho thấy nhiễm vi khuẩn AHPND không có transposon -Tn3. Do đó, phương pháp song công được mô tả ở đây rất hữu ích trong chẩn đoán và đánh máy vi khuẩn AHPND của tôm bị nhiễm bệnh thu thập từ ao.

So sánh độc lực giữa phân lập Mexico và Việt Nam 

Mặc dù nó được tìm thấy trên plasmid độc lực của V . parahaemolyticus, transposon -T3 dường như không liên quan đến mức độ độc lực. Chúng tôi đã làm nhiễm khuẩn tôm thẻ chân trắng với cả các chủng phân lập ở Mexico (13-511 / A1) và Việt Nam (13-028 / A3) trong các xét nghiệm sinh học. Bể cá (3-L) chứa đầy nước biển nhân tạo ở độ mặn 25 ppt và nhiệt độ nước được duy trì ở 28 ° C. Sau đó, tôm thẻ chân trắng không chứa mầm bệnh (SPF) (trọng lượng trung bình: 1g) được thả trong bể và được cho ăn bằng V. parahaemolyticus 13-028 / A3 và 13-511 / A1, trộn với thức ăn của tôm. Vi khuẩn được tăng lên 1 × 10 9CFU / mL và trộn với thức ăn cho tôm theo tỷ lệ 1: 1. Tỷ lệ tử vong tích lũy 100 phần trăm đã được nhìn thấy ở cả hai chủng phân lập vào ngày thứ 3 (Hình 3).

 

Hình 3. So sánh độc lực. Tôm ( P. vannamei ) bị nhiễm phân lập AHPND Mexico (13-511 / A1) và phân lập AHPND Việt Nam (13-028 / A3) trong các xét nghiệm sinh học. Tất cả tôm đã trở nên hấp hối hoặc chết trong vòng 3 ngày và không có sự khác biệt đáng kể về độc lực AHPND giữa các chủng phân lập ở Mexico và châu Á.

Mặc dù chức năng của biến thể di truyền giữa các chủng địa lý của V . parahaemolyticus vẫn chưa được biết, sự biến đổi trình tự như sự hiện diện hay vắng mặt của một transposon có thể đóng vai trò là các dấu hiệu hữu ích để phát hiện nguồn gốc của các vụ dịch mới. Có sự khác biệt lớn là sự hiện diện của một transposon -Tn3 ở Mexico và các khu vực châu Mỹ Latinh không có ở các phân lập châu Á. Nó cho thấy rằng các phân lập Mexico và Mỹ Latinh có chung nguồn gốc. Ngoài ra, điều này sẽ hỗ trợ trong việc phát triển các chiến lược giám sát quản lý để hạn chế sự lây lan của bệnh và giảm tác động của nó đối với các trang trại nuôi tôm thương mại.


Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi.

Nguyên nhân

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi. Có thể do việc quản lý thức ăn chưa tốt, làm cho lượng thức ăn thừa và cả phân tôm làm cho tảo có nhiều dinh dưỡng để phát triển. Hoặc do thời tiết thay đổi thất thường và biên độ dao động nhiệt lớn. Mưa liên tục sẽ làm giảm độ mặn trông ao nuôi, cộng thêm hiện thượng phân tầng nhiệt trong cột nước, tạo điều kiện tốt nhất cho tảo gây hại phát triển. Từ đó, xuất hiện những váng tảo xanh nổi trên mặt ao nuôi từ tác động mạnh của ánh nắng mặt trời. Thời tiết thay đổi nhiều cũng có khả năng làm cho các yếu tố môi trường trong ao biến động mạnh; hợp chất hữu cơ trong ao cũng phân hủy mạnh, tảo cũng nhờ đó phát triển.

Giải pháp

Điều kiện tiên quyết cần thiết để tảo phát triển là chất dinh dưỡng trong nước và ánh sáng mặt trời để quang hợp; tuy nhiên, vấn đề thời tiết rất khó để khắc phục triệt để nên hạ thấp mức dinh dưỡng trong ao nuôi là giải pháp được ưu tiên.

– Thay nước là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi chi phí thấp cũng như dễ dàng thực hiện. Lưu ý, nguồn nước cấp ao chứa hay ao lắng cũng cần phải được xử lý kỹ.

– Đồng thời, cần kiểm soát thức ăn, không cho ăn quá mức và xử lý tảo bằng cách lên men men vi sinh bằng mật mía sau khi ủ từ 3 đến 6 giờ qua đêm. Kết hợp với xử lý tảo bằng vôi vào ban đêm với liều lượng cho phép dưới 20 kg cho mỗi 1.000 m3 nước. Sau khi bón vôi, nên bổ sung zeolite với lượng 20 kg/1.000 m3, thường xuyên hút bùn, hút đáy ao nuôi và sử dụng chất diệt tảo được phép. Riêng đối với tảo lam, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là tăng độ mặn cho ao nuôi bằng cách cung cấp nước biển cho ao nuôi hoặc thêm muối vào nước với lượng 10 kg/1.000 m3 treo ở quạt nước.

– Một kỹ thuật khác để xử lý tảo là thả cá rô phi cùng với tôm trong cùng một ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao nuôi. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục.

– Algaecides không được khuyến khích vì hầu hết các hóa chất làm cho các tế bào của tảo bị phá vỡ và có thể giải phóng độc tố vào môi trường, có thể dẫn đến tôm chết.

– Kiểm soát phosphorous cũng là một biện pháp giảm dinh dưỡng của tảo. Phosphorous có thể bị bất hoạt hoặc loại bỏ độc tính bằng cách sử dụng các chất phụ gia hóa học, chẳng hạn như phèn (nhôm sunfat kết hợp với natri aluminate theo tỷ lệ 2:1). Phèn chua có thể được áp dụng cho nước tạo thành một dạng kết tủa loại bỏ phốt pho khỏi nước khi lắng xuống. Ngoài ra, vì phèn bao phủ các trầm tích đáy, nó liên kết và làm giảm hoặc ngăn chặn sự giải phóng phosphorous từ trầm tích nên chất dinh dưỡng này không có sẵn cho tảo.

– Trước khi thả giống, nên xử lý ao cẩn thận, tiêu diệt tảo ở lớp đất dưới đáy và xung quanh bờ ao nuôi, tránh lấy nước từ các nguồn nơi tảo nở hoa. Đồng thời, người nuôi nên thường xuyên sử dụng các biện pháp để giải phóng khí nitơ tích tụ ở đáy ao nuôi. Điều này giúp loại bỏ các điều kiện cho phép tảo phát triển mạnh mẽ.

Nguồn :https://sinhhoctomvang.vn/

Streptomyces parvulus và Bacillus subtilis: Nguồn vi khuẩn trong ương tôm

Tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng.

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus là 2 loài vi khuẩn tiềm năng nên được đưa vào ương nuôi tôm để kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và nâng cao tỉ lệ sống của tôm.

Thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với các đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có tôm thẻ chân trắng. Tốc độ phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề này, các chất hóa học và kháng sinh đã được thường xuyên sử dụng trong hoạt động nuôi tôm dẫn đến kháng thuốc và tồn dư kháng sinh tôm thu hoạch ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xuất khẩu.

Hiện nay, vi sinh vật hữu ích được sử dụng phổ biến là một giải pháp tích cực, có nhiều triển vọng để quản lý vi sinh vật trong ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và giảm lượng chất thải hữu cơ thải ra môi trường góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại cũng như hiệu quả của dòng Streptomyces và Bacillus đến sự kháng Vibrio gây bênh cho tôm nuôi. Vì vậy, đề tài: “So sánh khả ̣ năng cải thiện chất lượng nước và ức chế Vibrio của xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Bacillus chon lọc trong hê ̣thống nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)” được thực hiện với mục đích cải thiện chất lượng nước, tăng cường năng suất và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

– Nghiệm thức 1 (Đối chứng: ĐC): Không bổ sung vi khuẩn

– Nghiệm thức 2 (NT2): Bổ sung vi khuẩn B. subtilis

– Nghiệm thức 3 (NT3): Bổ sung xạ khuẩn S. parvulus

– Nghiệm thức 4 (NT4): Hỗn hợp B. subtilis và S. parvulus (HH) ( tỷ lệ 1:1).

Mật độ sau khi bổ sung vào môi trường nước nuôi đạt 105  CFU/mL và chu kỳ bổ sung vi khuẩn vào bể là 5 ngày/lần. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể composite 120 lít đã được sát trùng bằng clorine trước khi bố trí thí nghiệm. Mật độ thả tôm 0,5 con/lít. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp cho tôm giai đoạn Postlarvae vào lúc 06, 11, 16 và 21 giờ, liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

Kết quả

Sau 60 ngày nuôi, các thông số chất lượng nước (COD, TAN, NH3 và NO2) cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung probiotic trong môi trường nuôi đã thúc đẩy phân hủy vật chất hữu cơ tốt hơn và mật độ Vibrio thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Bổ sung probiotic giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt của tôm hơn so với đối chứng, trong đó bổ sung xạ khuẩn S. parvulus kích thích tốc độ tăng trưởng của tôm tốt nhất gồm tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối giữa các nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức 3 (0,118±0,011 g/ngày) và 0,152±0,011 cm/ngày, và thấp nhất ở đối chứng (0,076±0,008g/ngày) và 0,127±0,012 cm/ngày.

Tỷ lệ sống của tôm dao động trong khoảng 44.7- 64.7%, so với nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. subtilis, nghiệm thức bổ sung S. parvulus và nghiệm thức bổ sung hỗn hợp cho kết quả tốt hơn trong việc ức chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi đồng thời làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở vào sản xuất probiotic dùng trong thủy sản.

Theo Phạm Thị Tuyết Ngân, Hồ Diễm Thơ và Trần Sương Ngọc.

NH Tổng Hợp
Nguồn : tepbac