Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Sử dụng hỗn hợn probiotic sẽ hiệu quả hơn đơn lẻ

Tôm thẻ chân trắng
Probiotic có tác dụng tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Bài viết giới thiệu tác dụng đồng hiệp lực khi bổ sung hỗn hợp chế phẩm sinh học có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng so với chế phẩm sinh học đơn lẻ.

Sử dụng probiotic để tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2019 là năm đầy thách thức với nghề nuôi tôm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, con tôm phải đối mặt với tình hình dịch bệnh kéo dài, diễn biến ngày càng phức tạp. Điển hình là WSSV (virus hội chứng đốm trắng), AHPND (bệnh hoại tử gan cấp tính) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm, chính vì vậy, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản đang là vấn đề cấp thiết được các cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng quan tâm. Bởi, không chỉ gây hại đến môi trường nuôi, chất lượng các con nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó các chiến lược mới thay thế là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của động vật thủy sản và kiểm soát mầm bệnh.

Probiotic là sự thay thế đầy hứa hẹn để cải thiện sức đề kháng với bệnh và kích thích sự tăng trưởng của tôm nuôi

Nghiên cứu ứng dụng hỗn hợp probiotic lên tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu bổ sung hỗn hợp men vi Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và bổ sung đơn lẻ từng loại vi sinh trong vòng 56 ngày và theo dõi tốc độ tăng trưởng. Sau đó tất cả các nghiệm thức được cảm nhiễm với vi khuẩn V. alginolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 14 ngày.

– Nghiệm thức 1: đối chứng không bổ sung chế phẩm vi sinh

– Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 107  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 3: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 4: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 5: Lactobacillus pentosus BD6 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 6: Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 7: Lac. fermentum LW2 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 8: Saccharomyces cerevisiae P13  với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

Kết quả

Sau 56 ngày, tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức 2 bổ sung hỗn hợp vi sinh ở mức 108  cfu/ kg thức ăn  và nghiệm thức 5 (BD6) và 6 (E20) ở 109 cfu/ kg thức ăn cải thiện đáng kể sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của tôm, trong khi các nghiệm thức còn lại không ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của tôm.

Không có sự khác biệt đáng kể trong thành phần thân thịt trong nhóm đối chứng và phương pháp điều trị khác. Sau 56 ngày kể từ khi cho ăn, tôm ăn thức ăn có chứa các hỗn hợp probiotic với nồng độ 107 ~109  cfu/ kg thức ăn  và 109  cfu/ kg thức ăn của men vi sinh đơn (trừ S. cerevisiae P13)  đã sống sót cao hơn sau khi tiêm vi khuẩn V. alginolyticus so với nhóm đối chứng.

Khả năng kháng bệnh tốt hơn của tôm trong các nhóm được cho ăn hỗn hợp men vi sinh có thể là do tăng hoạt động phenoloxidase, hoạt động  hô hấp và hoạt động lysozyme và gia tăng khả năng đại thực bào khi tiếp xúc với vi khuẩn V. alginolyticus.

Kết quả từ nghiên cứu thấy được bổ sung hỗn hợp vi sinh có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm so với chế phẩm sinh học đơn lẻ. Do đó, cần nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chứa vi sinh Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và khuyến cáo sử dụng với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn  để kích thích tăng trưởng, tăng cường sức đề kháng chống chọi lại mầm bệnh.

Theo Yu-Chu Wang, Shao-Yang Hu, Chiu-Shia Chiu, Chun-Hung Liu.

NHƯ HUỲNH Lược dịch
Nguồn : https://tepbac.com/

Artemia là gì? Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm

Artemia có giá trịnh dinh dưỡng cao, là thức ăn giàu đạm tốt cho giai đoạn sinh sản và tạo sắc tố trên tôm cá. Chính vì thế mà chúng được ưa chuộng trong các trại sản xuất tôm. Bài viết này Dr.Tom sẽ giúp bà con tìm hiểu chi tiết xem Artemia là gì và hưỡng dấn cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm đúng cách.

Artemia là gì?

Artemia là tên khoa học của một loại giáp xác, chúng thuộc ngành Arthropoda, lớp Crustacea, lớp phụ Branchiopoda, bộ Anostraca, họ Artemiidea, giống Artemia. Đây là một loại ấu trùng có chứa nhiều axitamnin, axit béo, chất khoáng, giàu đạm, cần thiết cho sự sinh sản cũng như tạo màu sắc cho tôm cá. Bởi vậy mà Artemia được sử dụng làm thức ăn tươi sống trong các trại sản xuất tôm giống.

Artemia trong tự nhiên

Định nghĩa Artemia là gì?

Artemia đã được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, chúng có khả năng sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến ôn đới. Ở điều kiện tự nhiên, Artemia sống ở độ mặn > 70‰ nhưng vẫn có thể chết ở độ mặn bão hòa của muối là 250‰. Thức ăn nuôi Artemia là các hạt lơ lửng trong nước và các loại sinh vật cỡ nhỏ như tảo và vi khuẩn. Trong điều kiện nuôi ở ruộng muối, Artemia có thể ăn phân hoặc ăn trực tiếp đậu nành hay cám gạo.

Vòng đời của Artemia được diễn ra như sau:

  • Trứng Artemia nở ấu trùng mới có màu vàng cam, một mắt màu đỏ ở phần đầu, ba đôi phụ bộ, chiều dài 400 – 500 µm. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của chúng chưa hoàn chỉnh nên chỉ sống dựa vào nguồn noãn hoàng.
  • Sau khi nở 8 giờ, ấu trùng lột xác và có thể tiêu hóa các loại thức ăn kích thước nhỏ từ 1 – 50 µm. Sau 10 – 15 ngày, ấu trùng sẽ trải qua 15 lần lột xác trước khi đến giai đoạn trưởng thành. Lúc này, các đôi phụ bộ lần lượt sẽ xuất hiện ở vùng ngực và dần dần hình thành chân ngực, mắt kép ở hai bên mắt, ống tiêu hóa thẳng, có râu cảm giác.
  • Sau khi trưởng thành, Artemia có sự thay đổi về hình thái và bắt đầu có sự phân biệt giới tính. Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận: Chân chính, nhánh chân trong và nhánh chân ngoài dạng màng.
Mô tả vòng đời của Artemia

Mô tả vòng đời của Artemia

Giá trị của Artemia

Artemia cung cấp lượng dinh dưỡng lớn chó tôm cá, chúng có hàm lượng Protein cao đạt khoảng 60 – 70%, hàm lượng đạm đạt khoảng 50%, hàm lượng axit béo không no > 17% mg/g.

Bổ sung Artemia sẽ giúp tôm tiêu hóa dễ dàng hơn, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp quá trình hấp thụ các chất đạm vào cơ thể tôm được nhanh chóng hơn.

Artemia làm thức ăn cho tôm cá

Artemia làm thức ăn cho tôm cá

Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm

Sau khi hiểu được rõ Artemia là gì chắc hẳn bà con đang tò mò không biết cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm như thế nào? Thông thường, ấu trùng Artemia được sử dụng làm thức ăn cho tôm giống.

Để tạo ra ấu trùng, bà con cần phải trứng Artemia (trứng bào xác). Theo thống kê, hàng năm trên thị trường có khoảng 2.000 tấn trứng bào xác khô được bán ra quanh năm đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… Tùy theo từng nguồn mà chất lượng với mức giá cả khác nhau.

Các tiêu chuẩn lựa chọn trứng Artemia :

Artemia là gì

Khi ấp trứng trong nước sau 1 – 2 tiếng, trứng sẽ hút nước và trương thành hình cầu. Sau khoảng 12 – 15 giờ sau, vỏ trứng sẽ bị vỡ ra, phôi sẽ tách rời khỏi vỏ treo lơ lửng ở phía dưới vỏ rỗng, đồng thời xuất hiện tiền ấu trùng nằm trong màng nở. Sau khi màng nở bị vỡ, các ấu trùng sẽ được phóng tích và bơi lội tự do.

Hướng dẫn nuôi Artemia:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

— Trứng Artemia đã được khử trùng

— Bể ấp đáy hình chóp trong suốt

— Máy thổi khí

— Đèn neon chiếu sáng

— Lưới lọc nước

— Xô chậu

— Vợt lưới

  • Bước 2: Điều kiện ấp

— Nhiệt độ 28 – 30 oC

— Độ pH từ 8 – 8.5

— Độ mặn 3 – 35‰

  • Bước 3: Nuôi Artemia nước mặn

— Cho lượng trứng đã khử trùng vào bể ấp sau đó cấp nước qua lưới lọc (1 lít nước cho 1 gram trứng) với độ mặn từ 35‰, sau đó sục mạnh để cung cấp hàm lượng oxy nhằm thúc đẩy quá trình hút nước của trứng và kích thích sự phát triển của phôi.

— Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon và giữa cho nhiệt độ giao động trong khoảng 28 – 30 oC.

— Sau 24 giờ, 90% lượng trứng sẽ nở, lúc này ấu trùng sẽ được tách ra khỏi vỏ của bào xác.

— 1 giờ trước khi thu hoạch, tiến hành cho vào bể một lượng Formol

— Khi ấu trùng Artemia nở hết, tiến hành tắt sục khí rồi vớt các vỏ bào xác trên mặt nước. Lúc này chỉ cần mở nhỏ van ở đáy bể cho nước và ấu trùng chảy từ từ vào vợt rồi đóng ban trước khi cạn nước.

— Rửa sạch ấu trùng Artemia là chúng ta đã thu được thức ăn dinh dưỡng cho tôm.

  • Bước 4: Nuôi Artemia nước ngọt

Hiện nay, có một số nơi họ nuôi Artemia nước ngọt sinh khối, không cần sục khí oxy và muối hột, trứng được nở sau khoảng 24 – 36 tiếng. Cách ấp cũng khá đơn giản:

— Bỏ trứng Artemia vào bể rồi cấp nước đã được xử lý qua lưới lọc

— Sau 24 giờ trứng sẽ nở và thu được ấu trùng như bước 3.

Kỹ thuật nuôi Artemia

Kỹ thuật nuôi Artemia

Thông thường, ấu trùng Artemia có thể được dùng ngay hoặc dùng dần trong khoảng 24 giờ sau khi trứng nở. Nếu để quá lâu sau 24 giờ, ấu trùng sẽ tiêu thụ hết khoảng 25 – 30% năng lượng dự trữ, khiến giảm chất lượng dinh dưỡng. Artemia có thể trữ lạnh để dùng dần.

Nguồn : https://drtom.vn/

Dịch bệnh trên tôm

(Thủy sản Việt Nam) – Nuôi tôm đã và đang phát triển nhanh trong nhiều năm qua, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chính vào sự tăng trưởng chung của ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường, gây tổn thất kinh tế cho người dân.

Tác động của ô nhiễm môi trường và bệnh

Việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng mức độ thâm canh đã dẫn đến sự xuất hiện và bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành tôm, trực tiếp gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ cộng đồng nuôi tôm mà còn của toàn xã hội theo cả hai chiều. Hoạt động nuôi chịu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm và nuôi tôm cũng là nguồn tự gây ô nhiễm cho ao nuôi và cho môi trường xung quanh. Do biến đối khí hậu, nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao hay giảm đột ngột cũng làm dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi.

Số lượng và chất lượng tôm giống không nhiễm bệnh, được kiểm soát bệnh từ bố mẹ, sinh sản; quá trình kiểm soát bệnh trong nuôi thương phẩm đều chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất. Những tồn tại này dẫn đến việc một số người sản xuất vẫn lạm dụng hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi để xử lý môi trường và phòng trị bệnh; từ đó, sản phẩm nuôi trồng từ các hộ nuôi này cung cấp cho nhà máy chế biến chưa đảm bảo ATTP và theo đó uy tín ngành tôm Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Tiếp cận ATTP thủy sản theo chuỗi từ nuôi trồng đến chế biến (Nguồn: Brett Koonse & Mai Văn Tài, 2017)

 

Một số bệnh gây thiệt hại lớn

Đốm trắng

Virus WSSV (White spot syndrome virus) gây bệnh đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ được ghi nhận vào những năm 1990s tại Đài Loan và sau đó bùng phát ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam. WSSV được xem là một loài virus đặc biệt vì nó có khả năng sống tiềm ẩn trong hầu hết các loài giáp xác nhưng chỉ gây thành dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ (Đặng Thị Lụa, 2018).

Hoại tử gan tụy cấp tính

Hội chứng chết sớm (EMS, Early mortality syndrome) còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND, Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) đã gây thành dịch bệnh gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm ở khu vực châu Á và Mỹ Latinh, được ghi nhận ở Việt Nam vào tháng 4/2011. Dịch bệnh gây chết nhanh tôm sú và TTCT ở giai đoạn 15 – 45 ngày tuổi sau khi thả nuôi với tỷ lệ chết lên tới 100%. Tác nhân gây bệnh AHPND được cho là do vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra, như  Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi và V. campbellii. Trong số các loại kháng sinh được phép hoặc khuyến cáo hạn chế sử dụng thì Vibrio parahaemolyticus nhạy với các loại kháng sinh gentamicin, florfenicol, oxytetracycline, doxycycline và tetracycline. Thức ăn, tảo độc, thuốc bảo vệ thực vật trong ao nuôi tôm không liên quan đến AHPND nhưng ao nuôi tôm bị bệnh AHPND thường có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.

Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô – IHHNV

Bệnh do virus Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis virus (IHHNV) gây ra. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh.

Đầu vàng – YHV

Bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-Associated Virus – GAV). Phòng bệnh hiệu quả bằng cách kiểm tra con giống sạch bệnh và xử lý nước trước khi thả nuôi.

Vi bào tử trùng – EHP

Bệnh EHP trên tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. Ký sinh trùng này ký sinh trong ống gan tụy của tôm và làm tôm không hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến tôm chậm lớn. Cách tốt nhất là hạn chế sự xâm nhập của EHP vào ao nuôi và kiểm soát sự lây nhiễm của nó trong ao ở mức thấp nhất.

 

Giải pháp

Cần có cách nhìn mới tổng thể hơn trong việc lựa chọn cách thức tiếp cận để xây dựng các giải pháp phát triển ngành tôm đảm bảo ATTP, thân thiện môi trường và hạn chế dịch bệnh. Cách thức tiếp cận đó phải dựa trên nền tảng thực tế sản xuất đặc thù của ngành; hệ thống nghiên cứu, đào tạo; hệ thống cung ứng các dịch vụ đầu vào và hệ thống chế biến, thương mại hóa sản phẩm. Nói cách khác, đó là cách thức tiếp cận chuỗi ngành, mỗi khâu cần nhận thức và thực hiện được các nhiệm vụ của mình hướng tới sự phát triển bền vững chung của ngành tôm từ khâu sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và cung ứng sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu.

Mối quan hệ giữa đảm bảo ATTP trong sản xuất thủy sản nói chung, sản xuất tôm nói riêng từ nuôi đến chế biến. Đối với NTTS, đảm bảo an toàn sinh học (ATSH) trong đó việc phòng bệnh là một nền tảng của hoạt động sản xuất tốt (GAP) và đó cũng là điều kiện cần để đảm bảo ATTP trong NTTS. Điều đó cũng tương ứng với việc đảm bảo sản xuất tốt (GMP), kiểm soát vệ sinh (SCP) là nền tảng của việc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) trong chế biến thủy sản.

Những thách thức trên đòi hỏi cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN), đào tạo nguồn nhân lực KHCN có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của ngành. Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh: Áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ truyền thống như mô học đến các phương pháp hiện đại (như sử dụng kính hiển vi điện tử, PCR…) để xác định nhanh chóng và chính xác tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu phát triển biện pháp phòng trị bệnh đảm bảo ATTP và thân thiện với môi trường như sản xuất vaccine, probiotic, sản phẩm nano, sản phẩm thảo dược, hạn chế sử dụng kháng sinh. Phát triển, ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến như Bio-floc, Cope-floc, nuôi trong nhà; công nghệ sử dụng vi sinh ít thay nước; ứng dụng những thành tựu mới trong các lĩnh vực tin học, vật liệu mới và công nghệ sinh học, tự động hóa trong các khâu chăm sóc, cho ăn, giám sát môi trường và bệnh, truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu sản xuất giống, chọn giống sạch bệnh để tăng cường tỷ trọng tôm giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Thắt chặt việc quản lý khâu nhập tôm bố mẹ và vận chuyển giống nhằm hạn chế lây lan bệnh. Tăng cường giám sát vùng nuôi, sớm phát hiện các vùng dịch để hạn chế lây lan. Phát triển các hệ thống sản xuất quy mô lớn để thuận lợi cho việc áp dụng quản lý ATSH, ATTP, quản lý môi trường và giảm giá thành sản phẩm. Tăng cường liên kết giữa các khâu trong chuỗi liên kết giữa các hộ sản xuất trong vùng nuôi để phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Áp dụng nguyên tắc ATSH trong quản lý hoạt động nuôi từ khâu nuôi vỗ tôm bố mẹ cho đến nuôi thương phẩm ở trong các trại nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học dạng vi sinh định kỳ để cải thiện chất lượng nước và quản lý chất thải trong quá trình nuôi. Hạn chế sử dụng kháng sinh, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh tôm. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động sản xuất.

Mai Văn Tài – Viện Nghiên cứu NTTS I

Ước tính khả năng kháng WSSV ở tôm thẻ chân trắng

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về khả năng kháng virut Hội chứng đốm trắng (WSSV – quan sát các điểm điển hình trong vỏ tôm) giữa các gia đình được đánh giá, và sự cải thiện khả năng kháng WSSV là Nó có thể đạt được bằng cách chọn lọc trong quần thể tôm này. Ảnh của Richard Martínez.

Một số bệnh lớn đã ảnh hưởng đến ngành tôm trên toàn thế giới trong nhiều năm và gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể. Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là mầm bệnh quan trọng của tôm và nhiễm trùng ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei ) được đặc trưng bởi tỷ lệ tử vong nhanh chóng lên tới 100% trong 7 đến 10 ngày. Khi tăng mỡ, tôm ở mọi lứa tuổi và kích cỡ đều nhạy cảm với WSSV, nhưng tỷ lệ tử vong cao nhất thường xảy ra từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng.

Cho đến nay, các biện pháp kiểm soát WSSV bao gồm cải thiện các điều kiện nhân giống và thực hành quản lý môi trường, sử dụng chế độ ăn uống theo công thức chuyên biệt để kích thích hệ thống miễn dịch của tôm và các thực hành khác.

Cho đến nay, không có thông tin được công bố về các ước tính của các thông số di truyền về khả năng kháng WSSV tại các thời điểm nhiễm bệnh khác nhau ở cá con của L. vannamei. Kiến thức về sự biến đổi gen trong tính kháng WSSV và mối quan hệ của nó với trọng lượng cơ thể ở các giai đoạn phát triển tăng trưởng khác nhau có thể cung cấp thông tin cơ bản để phát triển các biện pháp di truyền nhằm cải thiện các đặc điểm thương mại trong các chương trình chọn giống trong tương lai cho loài này.

Con tôm được sử dụng trong nghiên cứu này là từ thế hệ thứ ba của quần thể L. vannamei được chọn để tăng trưởng cao tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản số 3 (RIA3), tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. Khi tôm đạt kích thước trung bình 2 gram, chúng được phân tích bằng PCR để phát hiện bốn mầm bệnh (IHHNV, YHV, TSV và AHPNV) để đảm bảo rằng cá con không bị bệnh. Tổng cộng có 30.000 con tôm từ 150 gia đình (200 con / gia đình) được đánh dấu và đo bằng trọng lượng và chiều dài cơ thể. Trong số này, 15.000 con tôm đã được sử dụng cho thử thách thách thức và nửa còn lại, 15.000 cá thể được giữ trong các hệ thống nuôi an toàn sinh học như một quần thể dự phòng.

Mặc dù tôm chết / chết được thu thập thường xuyên, việc ăn thịt đồng loại có thể xảy ra do sự thay đổi kích thước quần thể. Tôm lớn hơn có thể đã tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh trong quá trình thử thách. Nhìn chung, đề xuất rằng lựa chọn cho tăng trưởng cao có thể không có tác động bất lợi đến nguy cơ mắc bệnh của dân số.

Xét về ý nghĩa thực tiễn và quan trọng đối với các chương trình nhân giống, với sự liên quan ngày càng tăng của bệnh với sản xuất thương mại của L. vannamei , việc phát triển các giống kháng bệnh được coi là một giải pháp hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh.

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng kháng WSSV là di truyền trong quần thể L. vannamei này, điều này cho thấy sự cải thiện di truyền trong kháng WSSV có thể đạt được bằng cách nhân giống chọn lọc. Mối tương quan di truyền của kháng WSSV giữa các lần nhiễm khác nhau là cao; do đó, việc lựa chọn có thể được tiến hành sớm, ví dụ, từ ba đến năm ngày sau thử thách để tiết kiệm chi phí liên quan đến việc nuôi và nuôi động vật, làm tăng hiệu quả của các chương trình nhân giống chọn lọc.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Cần Đước (Long An): 50% diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh

Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nông dân trên địa bàn huyện xuống giống được khoảng 169ha tôm, tập trung tại các xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây và Tân Chánh,… Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có khoảng 50% diện tích tôm thả nuôi bị nhiễm bệnh.

Nông dân cần thực hiện đúng quy trình chuẩn bị ao đầm, chọn giống đã qua kiểm tra để bảo đảm chất lượng và thả nuôi với mật độ phù hợp

Năm nay, do ảnh hưởng thời tiết, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch cao, độ mặn quá cao dẫn đến tình trạng tôm kéo đàn, tôm bị bệnh phân trắng, đặc biệt là bệnh đốm trắng phát triển sớm hơn so cùng kỳ nhiều năm.

Để hạn chế dịch bệnh, nông dân cần thực hiện đúng quy trình chuẩn bị ao đầm, chọn giống đã qua kiểm tra để bảo đảm chất lượng và thả nuôi với mật độ phù hợp theo mô hình nuôi, không nên thả quá dày. Đối vối diện tích tôm đã thả nuôi, cần hạn chế việc lấy nước trực tiếp mà phải qua xử lý; cần tăng sức đề kháng cho tôm bằng việc bổ sung vitamin C, thuốc bổ,…

Đặc biệt, khi tôm bị nhiễm bệnh cần thông báo cho cơ quan chức năng hỗ trợ, xử lý, không tự động tháo ra bên ngoài làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng./.

Kim Khánh

Nguôn tin: Báo Long An

Các tiêu chí kiểm tra tôm giống đạt chuẩn

Trong trại sản xuất tôm giống, để đưa ra các quyết định về phương pháp cho ăn, sử dụng chế phẩm vi sinh, thay nước, kháng sinh, chuyển bể hay xả bỏ hằng ngày thì việc đầu tiên là quan sát hoạt động ấu trùng tôm (khám lâm sàng).

Hoạt động khám lâm sàng gồm: hoạt động bơi, tính hướng quang; đường phân; ruột; đục cơ và tính đồng nhất về kích cỡ.

HOẠT ĐỘNG BƠI LỘI

Hoạt động bơi lội của ấu trùng thay đổi đặc trưng theo chu kỳ sống và là một trong những chỉ tiêu khám dễ thực hiện nhất. Zoea bơi nhanh, liên tục về phía trước và thường bơi theo vòng tròn để lọc ăn tảo,. Mysis bơi ngược với những cái búng đuôi không liên tục, để giữ cơ thể trong cột nước và ăn thực vật phù du, động vật phù du. Postlarvae bắt đầu bơi nhanh và liên tục về phía trước, tìm kiếm thức ăn trong cột nước.

Trong các chế độ bơi riêng biệt này, nếu quan sát ấu trùng đang bơi tích cực thì ấu trùng tôm khỏe mạnh.

TÍNH HƯỚNG QUANG

Ấu trùng giai đoạn Nauplius và Zoea được đánh giá qua tính hướng quang. Để kiểm tra điều này, chúng ta lấy một ấu trùng cho vào cốc thủy tinh bên cạnh nguồn sáng và quan sát. Nauplius và Zoea chất lượng tốt sẽ di chuyển mạnh về hướng ánh sáng thì ấu trùng khỏe, hoạt động tốt và ngược lại.

Trong giai đoạn Zoea I, khi Zoea đang ăn thức ăn chủ yếu là tảo, các đường phân dài có thể được nhìn thấy nối từ hậu môn và dưới dạng lỏng trong cột nước. Khi 90 – 100% ấu trùng có những đường phân dài, liên tục dọc theo ống tiêu hóa, qua cơ thể của chúng và tiếp tục ở bên ngoài, chúng được coi là cho ăn tốt và khỏe mạnh.

Còn nếu ấu trùng không có những đường phân dài này có nghĩa là ấu trùng không ăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn Zoea này, nếu hội chứng Zoea II xảy ra thì tỷ lệ chết cao. Hội chứng Zoea II xảy ra khi Zoea I biến thái không thành công sang Zoea II hoặc Zoea II bị nhiễm khuẩn. Để phát hiện sớm hội chứng này, ấu trùng Zoea cần được soi dưới kính hiển vi với các dấu hiệu quan sát thấy như trống ruột và hạt trắng ruột.

ĐƯỜNG RUỘT

Có thể quan sát đường ruột trên ấu trùng lớn như một đường đậm kéo dài từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng về phía sau hậu môn. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh và quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất hữu ích để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định được thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng tốt xuất hiện với ruột đầy và tối màu, nếu không thì chúng đang bị cho ăn thiếu hoặc bị bệnh.

Khoảng 20 – 50% số ấu trùng có thức ăn trong ruột thì cần phải kiểm tra các yếu tố khác nhau như môi trường nước, bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vào giai đoạn Mysis, ruột tôm trống không rõ nguyên nhân, vì vậy cần phải kiểm soát chặt tất cả các yếu tố để phòng là tốt nhất.

DỊCH BỆNH

Khi quan sát ấu trùng tôm, hai dạng bệnh đục cơ thường được thấy xuất hiện trong các trại giống. Bệnh thứ nhất có biểu hiện hoại tử và trắng gan tụy và ruột giữa. Bệnh thứ hai biểu hiện đuôi trắng nơi nó uốn cong ở đốt bụng thứ ba, dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cho đến khi gây chết. Sợi phân trắng được quan sát thấy nổi trong bể, bệnh này gây  tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nếu không quan sát thấy bệnh đục cơ thì ấu trùng tôm khỏe mạnh; nếu bệnh quan sát xuất hiện từ 10% trở lên, quần thể xuất hiện đục cơ, nguy cơ bệnh rất cao.

Nguyên nhân chính xác của các bệnh này vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến sự hiển diện của ký sinh trùng microsporidian và các dịch bệnh do virus như virus hoại tử tuyến ruột giữa (BMNV). Hầu như các biện pháp xử lý bao gồm kháng sinh đều vô tác dụng, bể cần được xả nhanh nhất có thể trước khi bệnh lây lan sang các bể khác. Phòng ngừa bệnh thông qua lựa chọn tôm bố mẹ sạch bệnh, khử trùng và xử lý nước thích hợp, làm sạch bể và sử dụng men vi sinh thay vì kháng sinh được khuyến nghị áp dụng.

Các chất trong đường ruột có thể được quan sát trong các giai đoạn ấu trùng lớn. Ruột có thể nhìn thấy như một đường tối kéo dài về phía sau từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh để quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất quan trọng để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng khỏe mạnh có ruột đầy và tối màu.

KÍCH CỠ

Hầu hết, các ấu trùng lột xác tốt nhất ở trong một giai đoạn. Khi có nhiều giai đoạn lột xác trong một bể duy nhất nghĩa là có vấn đề (như bệnh hoặc chất lượng nguồn nước kém) cần được lưu ý. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thêm khi ấu trùng tôm lột xác, tính đồng nhất về kích cỡ sẽ giảm đi, do đó thời gian lấy mẫu xác định tính đồng nhất của giai đoạn này phải được xem xét hợp lý.

Ngoài ra, hiện tượng phát quang được quan sát trực tiếp của bể nuôi ấu trùng trong bóng tối hoàn toàn. Sự phát quang của ấu trùng nói chung là do sự hiển diện của vi khuẩn như Vibro harveyi. Nếu có các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phải được xử lý ngay bằng chế phẩm vi sinh hoặc thay nước cho đến khi hết phát quang. Trường hợp nghiêm trọng và điều trị không hiệu quả, bể nên được xả nhanh chóng để tránh truyền nhiễm sang các bể khác, vì vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm dẫn đến tử vong hàng loạt.

Hà Nguyễn

Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Trong ngành nuôi tôm tại Việt Nam, màu sắc tôm quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Tôm có màu sắc đẹp sẽ bán được với giá cao và đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi. Carotenoid được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn cho tôm khi chế biến. Trong đó,  Astaxanthin trong nuôi tôm là chất màu chính cho vỏ, cơ thịt và các cơ quan bên trong, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid.

Astaxanthi là gì?

Astaxanthin có công thức hóa học là C40H52O4 – Đây là một loại Carotenoid màu đỏ thẫm, có khả năng tan trong chất béo, được tìm thấy ở một số loài tảo, nấm men và có nhiều trong các loài sinh vật biển như cá hồi, tôm,… Astaxanthin tạo màu đỏ hoặc vàng cam cho cơ, da và trứng.

Astaxanthi trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin là chất kháng oxy hóa mạnh hơn cả các Carotenoid và các loại Vitamin E khác. Chúng có cấu trúc phân tử độc đáo, giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa đến tối đa, đồng thời giúp lọc sạch gốc tự do ra bên ngoài cơ thể. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, Astaxanthin có khả năng chống lão hóa mạnh hơn Vitamin E gấp 500 lần.

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Đối với các loài giáp xác, Astaxanthin được coi là chất màu chính trong vỏ và thịt, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn của tôm khi chế biến. Đối với các loài tôm thẻ chân trắng, tôm sú màu sắc cơ thể quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình nuôi bà con nên bổ sung một lượng nhỏ Astaxanthin vào khẩu phần ăn cho tôm.

Bởi lẽ, sự thiếu hụt Astaxanthin trong khẩu phần ăn của tôm nuôi là nguyên nhân dẫn đến “Hội chứng màu xanh trên tôm sú”, khi nấu chín sẽ đem đến màu vàng nhạt chứ không được màu sắc sáng đỏ tự nhiên. Cách đây không lâu, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bổ sung Astaxanthin cho tôm khi bị Hội chứng màu xanh với liều lượng 50 ppm sau 4 tuần tôm sẽ trở lại màu sắc bình thường.

Ngoài ra, Astaxanthin trong nuôi tôm còn làm gia tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tôm. Với việc bổ sung Astaxanthin liều lượng 100 ppm sẽ làm gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng lên đên 91% chỉ sau 4 – 8 tuần. Bổ sung với 150 ppm Astaxanthin cho tôm bố mẹ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng Nauplii và tỷ lệ sống của Zoea.

Astaxanthin còn là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ nguồn dự trữ dinh dưỡng của tôm bố mẹ, đồng thời phôi khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắc tố trong phôi và ấu trùng cho sự phát triển của tế bào sắc tố. Bổ sung Astaxanthin sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh của tôm, tăng tính chống chịu Stress và tăng khả năng miễn dịch.

Một số hình ảnh tôm nuôi được bổ sung Astaxanthin:

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Bổ sung Astaxanthi trong nuôi tôm

Trong môi trường tự nhiên, tôm không có khả năng tự tổng hợp Astaxanthin và hấp thụ khi ăn tảo biển, động vật phù du, giáp xác (tôm, cua, ghẹ…). Trong nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh, tôm có thể hấp thụ Astaxanthin từ tảo biển có trong môi trường. Tuy nhiên, đối với môi trường thâm canh, siêu thâm canh thì để tôm có màu đẹp cần phải giữ lượng lớn tảo biển trong ao, việc này đòi hỏi người nuôi quản lý tốt môi trường nuôi, nếu không rất dễ dẫn đến sụp tảo, biến động các yếu tố môi trường như pH, kiềm, khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Hình ảnh tôm thẻ bên trái bổ sung ít Astaxanthin , bên phải bổ sung thường xuyên Astaxanthi

Hình ảnh tôm bổ sung ít Astaxanthin và tôm bổ sung thường xuyên Astaxanthin

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin và không được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Hiện nay, để cho tôm có màu tôm đẹp mà an toàn cho môi trường nuôi, bà con có thể bổ sung Astaxanthin thành phẩm vào thức ăn tôm. Các nhà khoa học thuộc Đại học James Cook và MBD Industries tại Trung tâm macroalgal đã từng tiến hành một nghiên cứu bằng việc bổ sung Astaxanthin tự nhiên và tổng hợp vào thức ăn của tôm sú Penaeus monodon. Kết quả chỉ ra rằng, để tôm sú có màu sắc đạt chuẩn thương mại cần bổ sung Astaxanthin ở mức 98 ppm trong 66 ngày khi dùng Astaxanthin tự nhiên và 90 ppm trong 63 ngày khi dùng Astaxanthin tổng hợp.

Nguồn : https://drtom.vn