Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm triệt để từ chuyên gia

Trứng nước (sứa nước) xuất hiện nhiều trong ao tôm gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Hãy cùng Dr.Tom đi tìm hiểu chi tiết về trứng nước là gì? Và cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm một cách triệt để. Bài viết đúc kết được qua những kinh nghiệm thực tế tại farm tôm tại Bạc Liêu.

Tìm hiểu trứng nước là gì?

Trứng nước, sứa nước trong ao nuôi tôm là tên gọi của một loài động vật nổi, thuộc ngành ruột hoang sống trôi nổi ở dạng ấu trùng. Đây là một loại động vật ăn thịt thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể, chúng ăn các loài giáp xác nhỏ, sinh vật phù du, trứng cá, các con tép nhỏ và thậm chí là ăn những con trứng nước khác.

Thông thường, trứng nước trong ao nuôi tôm xuất hiện ở những ao nuôi thủy sản, vũng nước, đầm lầy và nhiều nhất ở những nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng có thể sống ở môi trường nghèo oxy và có khả năng chịu được sự biến đổi của nhiệt độ. Trong ao nuôi tôm, trứng nước xâm nhập thông qua quá trình cấp nước.

Hình ảnh phóng to trứng nước trong ao tôm

Hình ảnh phóng to trứng nước trong ao tôm

Những tác hại của trứng nước trong ao nuôi tôm

Vòng đời của trứng nước chỉ sống đến vài ngày, nhưng nếu chúng xuất hiện với mật độ dày có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tôm. Trứng nước xuất hiện nhiều sẽ tiết ra một lượng chất nhầy lớn làm giảm sự khuếch tán oxy trong nước. Không những vậy, chất nhầy có thể bám vào thức ăn tôm làm giảm đi khả năng bắt mồi cho tôm, dẫn đến tình trạng tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Trứng nước có khả năng tiết ra một loại chất độc làm tôm suy yếu, thậm chí gây chết hàng loạt.

Sứa nước, trứng nước trong ao nuôi tôm

Sứa nước, trứng nước xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm

Cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm

1. Trước khi thả tôm

Cải tạo ao là bước quan trọng để loại bỏ các vật chủ trung gian trong ao tôm. Đối với ao đất cần sên vét kỹ lưỡng, bón vôi và phơi đáy ao đúng theo quy trình.

Chạy quạt nước liên tục để kích thích các loại ấu trùng, sứa nước hay ốc phát triển rồi sử dụng Cholorine để diệt khuẩn, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian có trong nước.

Cấp nước vào ao thông qua vải lọc thật dày được may thành hai lớp và để được ổn định trong vài ngày.

cách diệt trứng nước trong ao tôm

Cải tạo ao kỹ lưỡng trước khi thả nuôi

2. Sau khi thả tôm

Trong quá trình nuôi tôm, nếu thấy xuất hiện trứng nước trong ao nuôi tôm cần thực hiện ngay các cách cách diệt sứa trong ao nuôi tôm như sau:

Sử dụng lưới chỉ, sợi lớn, ít thấm nước, đảm bảo được chất lượng bền bỉ, ít oxy hóa để diệt trứng nước. Lưới yêu cầu là loại 3,6 ly, kích thước lỗ là 2,5 cm, chiều dài lưới bằng với chiều dài dàn quạt nước, chiều cao lớn hơn độ sâu của nước khoảng 15 cm. Người nuôi chỉ cần sử dụng tầm tre hoặc tầm vong để nẹp hai đầu lưới lại với nhau rồi căng thẳng trước mỗi dàn quát nước trong ao nuôi tôm. Lúc này, khi quạt nước hoạt động trứng nước sẽ được cuốn hết vào lưới và sẽ bị vỡ, một số con sẽ dính vào lưới. Cách này vừa đảm bảo an toàn cho tôm vừa có thể diệt trứng nước triệt để trong ao nuôi.

Hạn chế trứng nước trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, để hạn chế trứng nước xuất hiện trong ao nuôi tôm bà con cần phải cải tạo, sên vét đáy ao kỹ lưỡng. Bà con cần tiến hành thay nước, lọc sạch, cấp nước qua lưới lọc dày vào ao. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao tôm.

Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học nhằm tạo môi trường tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển:

— Bottom – Pro với khả năng phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải hữu cơ, xác trứng nước đồng thời cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong nền đáy ao giúp giảm sự phát triển của các vi sinh vật và ký sinh trùng gây hại.

— Bac – Pro bao gồm những vi khuẩn Lactobacillus giúp ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc trong nước ao nuôi tôm.

— Sober – Pro là loại chế phẩm hấp thu độc tố từ nấm, các loại tảo lam, ổn định được chất lượng nước. Sử dụng định kỳ giúp tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.

Cách diệt sứa  nước trong ao tôm trên đây đã được Dr.Tom áp dụng tại farm Bạc Liêu và cho thấy kết quả tốt. Kỹ sư Dr.Tom cho rằng “để hạn chế được tình trạng trứng nước trong ao tôm, người nuôi cần phải cải tạo ao kỹ lượng, quá trình xử lý nước được diễn ra theo quy trình, sản phẩm xử lý nước phải đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học có lợi cho môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi”.

Hy vọng rằng, với cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp bà con  ứng dụng vào vuông nuôi một cách hiệu quả. Nếu quý vị đang quan tâm đến các loại hóa chất xử lý nước, chế phẩm sinh học hãy liên hệ ngay cho Dr.Tom theo đường dây nóng hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia. Tham khảo thêm các bài viết về nuôi tôm tại website nuoitomantoan.vn.

Tham quan farm Dr.Tom

Nguồn : https://nuoitomantoan.vn/

Hướng dẫn cách đo độ kiềm ao tôm chính xác nhất

Độ kiềm trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều ố tố khác như độ pH, mật độ tảo,… quyết định đến sự thành bại của ao nuôi. Chính vì thế mà việc kiểm tra độ kiềm hàng tuần là cần thiết trong quản lý ao tôm.

Tại sao phải đo độ kiềm trong ao nuôi tôm?

Trong nuôi tôm thẻ, độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ nằm trong khoảng 120 – 180mg CaCO3/l; tôm sú là 80 – 120mg CaCO3/. Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến tôm nuôi nhưng nó lại tác động đến các yếu tố môi trường khác nhau pH, mật độ tảo, mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước, đặc biệt là quá trình lột xác của tôm nuôi.

— Khi độ kiềm ở mức cao thì pH ít dao động nhưng khiến tôm chậm lớn, khó lột xác, vỏ cứng.

— Khi độ kiềm ở mức thấp khiến độ pH biến động, dễ khiến tôm bị stress, giảm tăng trưởng và thậm chí có thể gây chết.

— Độ kiềm thấp cũng khiến tôm bị mềm vỏ sau lột xác, yếu ớt và dễ bị sốc môi trường.

cách đo độ kiềm ao tôm chính xác

Độ kiềm ảnh hưởng nhiều đến nước ao nuôi

Độ kiềm thấp do ảnh hưởng bởi các yếu tố như: độ mặn thấp, ao bị phèn, nhiều thực vật phù du, tảo phát triển mạnh, nhuyễn thể hai mảnh,  vỏ ốc quá nhiều,…

Chính vì thế, nắm được cách đo độ kiềm ao nuôi tôm sẽ giúp người nuôi chủ động phát hiện sớm và kịp thời điều chỉnh độ kiềm về mức ổn định. Các chuyên gia thủy sản cũng khuyến khích bà con nên có một thiết bị hoặc một công cụ đo các yếu tố môi trường nước thường xuyên để có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Hướng dẫn cách đo độ kiềm ao tôm

Độ kiềm cần được đo ít nhất một ngày một lần trong ao nuôi tôm. Thông thường, có 3 cách đo độ kiềm ao tôm được áp dụng:

1. Sử dụng máy đo độ kiềm

Máy đo độ kiềm cầm tay là một trong những phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Cách này rất dễ dàng sử dụng và cho độ chính xác cao. Máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm mang đi ao nuôi để đo.

Bà con có thể tham khảo sử dụng máy đo độ kiềm HI755 – Hana. Đây là thiết bị có sự kết hợp giữa các bộ dụng cụ kiểm tra hóa học đơn giản và dụng cụ chuyên dụng. Máy được sử dụng một đèn LED có bước sóng cố định và tế bào quang điện silicon có thể cung cấp độ chính xác cao hơn so với các phương pháp hóa học trong phòng thí nghiệm.

Bộ thiết bị đo độ kiềm ao nuôi tôm - HI755 Hana

Bộ thiết bị đo độ kiềm ao nuôi tôm – HI755 Hana

Bộ sản phẩm cung cấp bao gồm:

— Máy đo độ kiềm HI755 – Hana

— Thuốc thử

— 02 ống nghiệm có nắp

— Hướng dẫn sử dụng

— Pin

Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thêm các dòng máy đo độ kiềm khác trên thị trường. Mức giá của chiếc máy này cũng khá hợp lý chỉ từ vài trăm đến vài triệu tùy vào thương hiệu, sử dụng được trong nhiều năm.

2. Sử dụng Kit đo độ kiềm

Một trong những cách đo độ kiềm ao tôm là sử dụng bộ test kit. Phương pháp này cũng được khá nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm dễ thực hiện, giá rẻ và có thể áp dụng nhanh tại trang trại nuôi. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này sẽ không chính xác bằng việc sử dụng máy đo điện tử như cách trên.

Bà con có thể sử dụng bộ Kit kH Sera Đức với ưu điểm kiểm tra nhanh, thao tác sử dụng dễ dàng và độ tin cậy cao.

Bộ test kit Sera đo độ kiềm trong ao tôm

Bộ test kit Sera đo độ kiềm trong ao tôm

Bộ sản phẩm cung cấp bao gồm:

— 01 lọ Sera kH test 15 ml

— 01 ống nghiệm chia vạch

— Hướng dẫn sử dụng

— Hộp đựng

3. Phương pháp chuẩn độ

Đây là cách đo độ kiềm được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Phương pháp này thì được ít sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong các phòng thí nghiệm thì có thể áp dụng cách này để đo độ kiềm trong nước một cách chính xác nhất.

Lưu ý trong cách đo độ kiềm ao tôm

— Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy đo độ kiềm hoặc test kit kH

— Thuốc thử cần được bảo quan ở nơi khô ráo theo yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo cho kết quả chính xác

— Ống nghiệm đựng mẫu cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng

— Lấy mẫu nước cần tuân thủ theo đúng quy định: Mẫu nước phải lấy ở tầng giữa cách mặt nước 50 cm. Dụng cụ thu mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu phải đảm bảo được vệ sinh trước và sau khi sử dụng.

— Tuyệt đối không được lấy mẫu nước sau khi xử lý hóa chất xuống ao.

— Mẫu nước cần phải được do ngay sau khi lấy mẫu (trong khoảng 30 phút kể từ khi lấy mẫu).

cách đo độ kiềm trong ao nuôi tôm

Lấy mẫu nước cách mặt nước 50 cm

Hiện tại, các loại máy đo độ kiềm, test kit sera đang được Dr.Tom cung cấp cho bà con với mức giá tốt nhất trên thị trường. Các dòng sản phẩm đã được thử nghiệm tại farm tại Bạc Liêu cho kết quả chính xác nhất. Nếu quý bà con có nhu cầu sử dụng sản phẩm hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được báo giá và hướng dẫn sử dụng chi tiết từ chuyên gia.

Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm

Sau khi áp dụng cách đo độ kiềm ao tôm, nếu kết quả đo cho thấy độ kiềm trong ao thấp thì cần tiến hành thay nước từ 5 – 10%/ ngày, sử dụng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc có thể bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm về mức ổn định. Kiểm tra và loại bỏ các loại nhuyễn thể hai manh có trong ao nuôi tôm.

Nếu độ kiềm cao (pH > 8.5) tiến hanh thay nước 20 – 30% 3 lần/ tuần. Sử dụng chế phẩm sinh học để cắt tảo phân hủy mùn bã hữu cơ.

XEM THÊM => Video hướng dẫn cách đo pH trong ao tôm

Nguồn : https://nuoitomantoan.vn/

3 tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm bạn nên biết

Trong quá trình nuôi tôm, mật rỉ đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước ao nuôi. Ở bài viết này, nuôi tôm an toàn sẽ chia sẻ 3 tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm bà con cần phải biết để sử dụng vào thực tế một hiệu quả nhất.

Mật rỉ đường là gì?

Trước khi tìm hiểu những tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm, chúng ta cần phải hiểu được mật rỉ đường là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Mật rỉ đường được lấy từ mía bằng phương pháp cô và kết tinh. Mía sau khi thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, thân được nghiền nhỏ rồi ép lấy nước. Lúc này, nước sẽ được đun sôi và để cô đặc đến khi tạo ra các tinh thể đường. Các tinh thể đường sẽ được tách ra và phần mía sẽ tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần tiến hành cô đặc, chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường hay còn được gọi là rỉ đường, mật rỉ.

tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường được sản xuất từ mía

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trong mật rỉ đường có chứa một lượng Vitamin và lượng đáng kể các chất khác như Ca, Mg, Al, P, K, 20% nước, 35% saccaro, 20% đường khử, 15% tro 5% protein, 1% sáp, 4% bột. Chính vì thế mà mật rỉ đường được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp xử lý nước thải, thức ăn chăn nuôi và không thể phủ nhận về công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm.

Với năng suất hơn 15 triệu tấn mía mỗi năm, ngành mía đường Việt nam đã tạo ra hơn 600.000 lít mật rỉ phụ phẩm, ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp.

3 tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm

Sử dụng mật đường trong nuôi tôm với nhiều tác dụng khác nhau

Sử dụng mật đường trong nuôi tôm với nhiều tác dụng khác nhau

1. Kiểm soát khí độc NH3 và NO2

Sử dụng mật đường trong nuôi tôm có khả năng kiểm soát NH3 và NO2 một cách hiệu quả. Có thể nhiều người nuôi chưa biết, tôm chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn được đưa vào cơ thể, phần còn lại sẽ bị thả ra ngoài ao nuôi. Lúc này, nước ao nuôi sẽ tiếp nhận khoảng 50% tổng lượng thức ăn dư thừa và sẽ được chuyển hóa thành khí độc ao tôm NH3 và NO2. 

Sự xuất hiện khí độc trong ao tôm sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình phát triển của tôm nuôi, thậm chí tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập dẫn đến các bệnh cong thân, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân và hoại tử cơ,…

Trong trường hợp này, công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm được phát huy mạnh mẽ khi tạo ra lượng carbon và nitơ để tổng hợp các Protein với mục đích loại bỏ khí độc trong môi trường ao nuôi. Các kết quả thử nghiệm cũng cho thấy rằng, mật rỉ đường rất an toàn, hữu ích, giúp giảm chi phí với liều lượng 30 lít/ ha là thích hợp.

2. Kiểm soát độ pH

Trong nuôi tôm, độ pH đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp để sự sinh trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi. Độ pH thích hợp dao động trong khoảng 7.8 – 8.5. Nếu độ pH biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết cho tôm.

Kiểm soát độ pH chính là một trong 3 tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm. pH cao thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ một lượng Carbon nên giảm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao. Việc sử dụng mật đường trong nuôi tôm sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo. Chính vì thế, mật rỉ đường được sử dụng để ổn định độ pH trong ao tôm, vừa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi.

3. Nuôi vi sinh trong xử lý nước

Nuôi vi sinh cũng là một tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm được người nuôi chú trọng. Mật rỉ đường được ủ với men vi sinh trong khâu xử lý nước sử dụng. Tùy vào từng loại men vi sinh mà liều lượng ủ mật rỉ đường khác nhau. Việc sử dụng rỉ đường sẽ giúp ổn định chất lượng nước, hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả.

=> Lưu ý: Khi bón mật rỉ đường trong ao nuôi tôm cần phải đáp ứng đủ lượng oxy.

Hướng dẫn ủ men vi sinh 

Nguồn : https://nuoitomantoan.vn/

Bóng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn hay còn gọi là đèn UV để xử lý nước trước khi nuôi tôm. Phương pháp này có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có trong nước, ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy, bệnh teo ruột, hội chứng gây chết sớm,…

Nước đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Thông thường, nước được đưa vào ao chứa để lắng lọc và dùng hóa chất xử lý nước để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng và các vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,… Nhưng trong những năm gần đây, một số địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng bóng đèn cực tím (UV) diệt khuẩn nước nuôi tôm đem lại thành công ngoài sự mong đợi.

Đèn cực tím diệt khuẩn là gì?

Đèn cực tím khử khuẩn có cấu tạo giống với đèn huỳnh quang thông dụng, nhưng ánh sáng đi qua đèn là tia cực tím (tia tử ngoại, tia UV) đèn có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, có năng lượng từ 3 eV – 124 eV. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần và tự ngoại xa hay tử ngoại chân không.

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn UV có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có khả năng biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng diệt khuẩn của tia cực tím không những tùy thuộc vào mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà nó còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn không khí, diệt khuẩn nước, đèn cực tím trong phòng mổ,…

Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Sử dụng đèn UV  trong diệt khuẩn nước sẽ giúp làm tổn thương cấu trúc DNA tế bào, dẫn đến việc diệt vi khuẩn, virus, và cơ thể gây bệnh khác mà không sử dụng bất kỳ các loại hóa chất, an toàn cho tôm nuôi. Vùng tia cực tím có bước sóng từ 280 – 200 nm sẽ có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất. Thời gian chiếu đèn cực tím từ 10s – 30s với lớp nước chảy qua có dày khoảng 10 – 15cm.

Đèn cực tím sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Đèn uv (cực tím) sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Một số hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước và đưa ra một số đánh giá như sau:

  • Đèn cực tím UV có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng mà không cần đến hóa chất, không tạo ra sản phẩm phụ.
  • Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn trong nước lên đến 99,99%.
  • Không làm thay đổi các thành phần lý hóa của nước, giữ nguyên được mùi vị của nước.
  • Việc lắp đặt và sử dụng dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện được.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp xử lý nước thông thường.

Tuy nhiên, sử dụng đèn cực tím UV còn đem lại một số nhược điểm như khả năng diệt khuẩn không bền, sau này nước có khả năng nhiễm khuẩn lại. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm từ 15 – 20%.

Cách sử dụng đèn cực tím trong nuôi tôm

Tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn để xử lý nguồn nước cho ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Hệ thống được cấu tạo đơn giản, sử dụng ống nhựa với đường kính 90 mm, bên trong sẽ lắp đặt hệ thống bòng đèn cực tím. Khi nguồn nước đi qua, tia cực tím sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại trong nước, hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong suốt quá trình nuôi.

Tại Phú Yên, hệ thống khử trùng nước bằng tia cực tím được thiết kế bao gồm một bể tràn là bồn nhựa chứa khoảng 350 lít nước, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng tôn hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới mịn và điện năng có công suất là 1.000 W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Lúc này, khi nước được hút vào bể tràn nó sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng. Tại đây, nước sẽ tiếp xúc trực tiếp với đèn cực tím sẽ giúp tiêu diệt số lượng vi khuẩn, mầm bệnh trước khi chảy vào đìa tôm. Kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Phú Yên, mẫu nước ban đầu sẽ có 3.800 cá thể vi khuẩn khi đi qua hệ thống này chỉ còn chưa tới 500, khả năng tiệt trùng đạt đến 85%.

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều hệ thống đèn UV xử lý nước, bà con chỉ cần mua về và lắp đặt là có thể sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn

  • Đèn UV có thời gian sử dụng trung bình là 9.000 giờ, khi đến tuổi thọ trung bình bóng đèn thường sẽ bị cháy.
  • Trong quá trình sử dụng cần đảm bảo điện áp luôn ổn định, thường xuyên sử dụng cồn 365 để vệ sinh bóng điều này sẽ giúp tăng cường tuổi thọ và sử dụng đèn cực tím được lâu dài hơn.
  • Trên mỗi đèn UV sẽ hiển thị thông báo về tình trạng hoạt động thông qua sự thay đổi về màu sắc.
  • Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo đèn UV diệt khuẩn làm tốt nhiệm vụ của mình.
  • Nguồn : https://drtom.vn/

Vi khuẩn Streptomyces parvulus và vi khuẩn Bacillus subtilis_ Nguồn vi khuẩn tiềm năng trong nuôi tôm

Nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus là 2 loài vi khuẩn tiềm năng nên được đưa vào ương nuôi tôm để kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và nâng cao  tỉ lệ sống của tôm.

Thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với các đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có tôm thẻ chân trắng. Tốc độ phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề này, các chất hóa học và kháng sinh đã được thường xuyên sử dụng trong hoạt động nuôi tôm dẫn đến kháng thuốc và tồn dư kháng sinh tôm thu hoạch ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xuất khẩu.

Hiện nay, vi sinh vật hữu ích được sử dụng phổ biến là một giải pháp tích cực, có nhiều triển vọng để quản lý vi sinh vật trong ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và giảm lượng chất thải hữu cơ thải ra môi trường góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại cũng như hiệu quả của dòng Streptomyces và Bacillus đến sự kháng Vibrio gây bênh cho tôm nuôi. Vì vậy, đề tài: “So sánh khả ̣ năng cải thiện chất lượng nước và ức chế Vibrio của xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Bacillus chon lo ̣ c trong hê ̣ thô ̣ ́ng nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)” được thực hiện với mục đích cải thiện chất lượng nước, tăng cường năng suất và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

– Nghiệm thức 1 (Đối chứng: ĐC): Không bổ sung vi khuẩn

– Nghiệm thức 2 (NT2): Bổ sung vi khuẩn B. subtilis

– Nghiệm thức 3 (NT3): Bổ sung xạ khuẩn S. parvulus

– Nghiệm thức 4 (NT4): Hỗn hợp B. subtilis và S. parvulus (HH) ( tỷ lệ 1:1).

Mật độ sau khi bổ sung vào môi trường nước nuôi đạt 105  CFU/mL và chu kỳ bổ sung vi khuẩn vào bể là 5 ngày/lần. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể composite 120 lít đã được sát trùng bằng clorine trước khi bố trí thí nghiệm. Mật độ thả tôm 0,5 con/lít. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp GrowFeed cho tôm giai đoạn Postlarvae vào lúc 06, 11, 16 và 21 giờ, liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

Kết quả

– Sau 60 ngày nuôi, các thông số chất lượng nước (COD, TAN, NH3 và NO2) cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung probiotic trong môi trường nuôi đã thúc đẩy phân hủy vật chất hữu cơ tốt hơn và mật độ Vibrio thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.

– Bổ sung probiotic giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt của tôm hơn so với đối chứng, trong đó bổ sung xạ khuẩn S. parvulus kích thích tốc độ tăng trưởng của tôm tốt nhất gồm tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối giữa các nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức 3 (0,118±0,011 g/ngày) và 0,152±0,011 cm/ngày, và thấp nhất ở đối chứng (0,076±0,008g/ngày) và 0,127±0,012 cm/ngày.

– Tỷ lệ sống của tôm dao động trong khoảng 44.7-64.7%, so với nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. subtilis, nghiệm thức bổ sung S. parvulus và nghiệm thức bổ sung hỗn hợp cho kết quả tốt hơn trong việc ức chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi đồng thời làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở vào sản xuất probiotic dùng trong thủy sản.

Như Huỳnh tổng hợp

Tạp chí khoa học đại học cần thơ

Sử dụng dịch nano bạc khử khuẩn, người nuôi tôm thu lợi nhuận gấp ba

Sau khi thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng dùng dịch nano bạc khử khuẩn do Viện Công nghệ Nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện, vụ tôm của Công ty TNHH Hoàng Vũ đã thu về lợi nhuận gấp 3 lần so với cách nuôi trước đây.

Dịch bệnh đe dọa ngành tôm
Tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chủ yếu được nuôi thâm canh bởi có ưu điểm là thời gian nuôi ngắn (2,5 – 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao, thu hoạch sản lượng lớn. Tuy nhiên, nuôi thâm canh đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn và nguy cơ dịch bệnh bùng phát luôn thường trực: 15 – 20% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại bởi dịch bệnh hàng năm.
Trong số các vi sinh vật gây bệnh trên tôm, vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân phổ biến nhất. Đặc biệt, Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, một trong những dịch bệnh đáng lo ngại nhất trên tôm nuôi hiện nay với hậu quả là tôm chết sớm. Để phòng ngừa bệnh này, hầu hết các trại sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm đã dùng nhiều kháng sinh và hóa chất trong xử lí môi trường nước nuôi để kiểm soát sự tồn tại và hoạt động của Vibrio spp. trong môi trường nước. Tuy nhiên hiệu quả không được như mong đợi khi ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh bị đề kháng. Ngoài ra, kháng sinh và hóa chất còn gây tồn dư trong tôm, dẫn tới việc giảm năng suất và chất lượng của tôm.

Dung dịch nano bạc do INT nghiên cứu

Dung dịch nano bạc do INT nghiên cứu, sản xuất Ảnh: INT
Trước thực tế đó, Viện Công nghệ nano đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên kiểm soát và xử lý nước ao tôm bằng vật liệu và công nghệ nano”. Đây cũng đề tài trong Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019 “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” do TS Đoàn Đức Chánh Tín, Viện Công nghệ Nano, làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai từ năm 2017 – 2019.
Lợi nhuận gấp ba nhờ naono bạc
TS Đoàn Đức Chánh Tín cho biết, sau khi nghiên cứu và chế tạo thành công các hạt nano bạc cho mục đích diệt vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm, nhóm thử nghiệm tại Trại thực nghiệm nuôi tôm của Viện Công nghệ Nano và xác định được nồng độ an toàn của dung dịch nano bạc (AgNPs) đối với tôm thẻ chân trắng. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn tại ao tôm của Công ty TNHH Hoàng Vũ, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Trong mô hình này, tôm được ương trong ao ương có diện tích 1.000 m2. Từ lúc mới thả đến 50 ngày nuôi, tôm được chuyển một nửa từ ao ương sang ao mới có diện tích bằng diện tích ao ương và nuôi ở 2 ao này trong 40 ngày tiếp theo. Sau 90 ngày nuôi, tôm được chuyển hoàn toàn sang nuôi trong ao đất với diện tích ao khoảng 4.000 m2 cho đến lúc thu hoạch.

Rải

RảiAgNPs xuống ao nuôi tôm Ảnh: INT
Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống cảm biến nano (cũng do Viện Công nghệ Nano nghiên cứu, chế tạo) để đo đạc các thông số môi trường nước hàng ngày trong suốt quá trình nuôi. AgNPs được sử dụng để diệt khuẩn trong nước nuôi tôm tại thời điểm trước khi thả tôm giống 24 giờ và trong giai đoạn ao ương.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, các thông số môi trường nước nhờ được đo đạc hàng ngày bằng hệ thống cảm biến, nên luôn được kiểm soát ở ngưỡng cho phép, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi, nhờ đó tiết kiệm được chi phí sử dụng hóa chất để xử lý và duy trì chất lượng nước ổn định.
AgNPs bổ sung vào ao nuôi tôm trước khi thả tôm giống giúp hạn chế sự phát triển Vibrio.spp trong nước, đảm bảo an toàn cho tôm ở giai đoạn mới thả nuôi. So với mô hình nuôi đối chứng mà Công ty Hoàng Vũ đang triển khai, mật độ Vibrio spp. trong nước ở ao nuôi thử nghiệm trong 45 ngày đầu tiên và tỉ lệ khuẩn lạc xanh thấp hơn, tôm không bị hoại tử gan tụy và không chết sớm.
Ngoài ra, sử dụng AgNPs không làm ảnh hưởng đến thành phần và mật độ vi tảo trong ao, không làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có lợi khác. Tôm nuôi theo mô hình thử nghiệm tăng trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống và cho kích cỡ thu hoạch cao hơn so với mô hình nuôi tôm thâm canh đối chứng.

Dùng cảm biến

Dùng cảm biến nano trên ao nuôi và đo, xử lý số liệu tại Phòng thí nghiệm
của Công ty Hoàng Vũ Ảnh: INT
Theo Công ty TNHH Hoàng Vũ, chi phí đầu tư cho mỗi hệ thống ao nuôi vào khoảng 900 triệu đồng, bao gồm đầu tư ban đầu, tôm giống, thức ăn, nhân công, hóa chất,… Lợi nhuận thu được ở hệ thống ao nuôi áp dụng xử lý diệt khuẩn bằng nano bạc vào khoảng 2,1 tỉ đồng/vụ. Trong khi đó, lợi nhuận ở hệ thống ao nuôi đối chứng chỉ vào khoảng 700 triệu đồng cho một vụ nuôi trong 4 tháng.
Ngoài ra, khi so sánh với kết quả nuôi tôm thâm canh thông thường trong ao đất (không dùng ao ương mà thả trực tiếp nuôi trong ao lớn) được tiến hành ở trại nuôi tôm Hoàng Vũ trong cùng thời gian, diện tích, cũng cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội của hệ thống ao thử nghiệm. Cụ thể, lợi nhuận ở tôm nuôi thâm canh trong ao đất chỉ khoảng 550 triệu đồng/vụ, trong khi số tôm giống thả ban đầu cao hơn.
TS Đoàn Đức Chánh Tín cho biết, qua kết quả thử nghiệm thực tế tại trại tôm Công ty TNHH Hoàng Vũ, mô hình nói trên được lãnh đạo xã Bình Thới, huyện Bình Đại ủng hộ và đồng ý hỗ trợ để nhân rộng mô hình.
Kiều Anh
Nguồn :http://khoahocphattrien.vn/

Tôm nuôi chậm lớn: Nguyên nhân, cách phòng trị

Tôm chậm lớn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vụ nuôi, kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi, giảm giá trị của tôm, tốn kém thức ăn, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cho người nuôi.

Tôm chậm lớn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vụ nuôi, kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi, giảm giá trị của tôm, tốn kém thức ăn, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cho người nuôi. Nguyên nhân nào khiến tôm chậm lớn, cách phòng trị ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân nào khiến tôm chậm lớn

+ Trong quá tình chăm sóc để tôm phát triển khỏe mạnh yếu tố thức ăn đóng góp vô cùng quan trọng. Thức ăn tốt, đầy đủ dinh dưỡng mới giúp tôm trăng trưởng tốt, lớn nhanh, có sức đề kháng với các mầm bệnh trong môi trường ao nuôi. Nhưng một số người vì lợi nhuận sẵn sàng làm giả, cung cấp thức ăn kém chất lượng cho người nuôi khiến tôm không đủ dinh dưỡng nên tôm chậm lớn.

+ Thả tôm trong mùa nghịch khi nhiệt độ thấp sẽ làm tôm chậm tăng trưởng.

+ Mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Nuôi mật độ dày lượng thức ăn, khoáng chất không cung cấp đủ khiến tôm phát triển chậm.

+Biến động của thông số môi trường ao nuôi như chất lượng nước, độ pH trong ao nuôi, độ mặn,… khiến tôm chậm phát triển.

+ Tôm giống chất lượng kém do tôm bố mẹ để nhiều lần, quá trình vận chuyển, chăm sóc chưa đúng cách khiến tôm dễ nhiễm các mầm bệnh nên tôm chậm lớn.

+ Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn như: hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), bệnh còi (Monodon Baculovirus – MBV), bệnh vi bào tử trùng,…

+ Tôm mắc bệnh phân trắng mãn tính, nếu tôm không được điều trị kịp thời khiến tôm hấp thụ chất dinh dưỡng kém nên tôm bị chậm lớn.

+ Người nuôi lạm dụng kháng dinh để phòng bệnh cho tôm cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Việc sử dụng kháng dinh để phòng bệnh cho tôm là điều tốt nhưng nếu dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Hướng dẫn giải pháp phòng và điều trị tôm chậm lớn

+ Lựa chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tham rẻ mà mua về cho tôm ăn. Bên cạnh đó, bảo quản thức ăn cho tôm đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà, nơi ẩm ướt, tránh ánh năng trực tiếp,…Thường xuyê kiểm tra nhá cho tôm ăn để canh lượng thức ăn cho phù hợp.

+ Người nuôi nên lựa chọn con giống tại cơ sở sản xuất giống uy tín.

+ Bổ sung khoáng (1kg/1000m3)vào thức ăn nuôi tôm, khoáng tạt vào ao nuôi (1kg/1000m3).

Lưu ý: Nếu đánh khoáng người nuôi nên đáng vào buổi tối

+ Nuôi tôm với mật độ phù hợp với điều kiện ao nuôi để đảm tôm tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Trước khi thả tôm xuống ao nuôi người nuôi nên kiểm tra bệnh trên tôm hoặc đưa mẫu tôm tới các trung tâm kiểm dịch tôm giống.

+ Người nuôi tuyệt đối không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh EHP, BMV, HPV…. Trước khi thả giống cần đưa tôm đến các cơ sở kiểm dịch tôm giống.

+ Khi phát hiện tôm mắc bệnh phân trắng người nuôi cần bổ sung men đường ruột Lactozyme ( liều lượng 5g/kg thức ăn) + acid hữu cơ Organic (liều lượng 10g/kg thức ăn)vào thức ăn cho tôm.

+ Thường xuyên diệt khuẩn môi trường ao nuôi, có thể sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 – 12 để làm chết mầm bệnh EHP.

+ Nuôi tôm đúng mùa vụ không thả tôm mùa nghịch

+ Khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm dùng đúng liều, đúng quy trình và bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh hoặc thay thế bằng Kat- taurine( liều dùng 1-2ml/kg thức ăn). Tiếp đó sau 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm.

+ Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.

+ Sau khi thu hoạch tôm vụ trước tiến hành tẩy dọn, bể nuôi tôm.

+ Những ngày nhiệt độ giảm cần nâng mực nước trong ao nhằm giảm chênh lệch nhiệt độ, tăng cường quạt nước, cho tôm ăn vào lúc trời ấm, có nắng.

+ Thường xuyên kiểm tra độ kiềm, độ pH, khí độc, tảo trong ao nuôi tôm.

Suckhoecuocsong.vn/TH