Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tôm Thẻ

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tôm thẻ chân trắng nuôi biofloc

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến kích cỡ và tốc độ sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc

Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến trên thế giới, sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm biển với mức độ ngày càng thâm canh hóa làm môi trường nước ô nhiễm và việc ứng dụng công nghệ biofloc có thể được xem là một giải pháp thay thế tích cực và có thể áp dụng rộng rãi, thay cho công nghệ nuôi tôm truyền thống để giải quyết lượng nitơ thải ra từ thức ăn gây nên sự biến đổi bất lợi cho môi trường ao.

Khi ương giống tôm thẻ ở cường độ ánh sáng khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc và sự phát triển của tôm. Bên cạnh đó, ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật và đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm (Vũ Trung Tạng, 2011) cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sự lột xác và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Chính vì thế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khác nhau lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc” được thực hiện nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc.

Bố trí thí nghiệm

Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 90 ngày.

Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức: (i) Ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) sử dụng 1 bóng đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w.

Ở nghiệm thức ánh sáng tự nhiên được bố trí ngoài trời, các nghiệm thức còn lại được bố trí trong nhà và nghiệm thức (ii) được che tối bằng bạt đen trong suốt quá trình nuôi.

Thời gian chiếu sáng ở các nghiệm thức sử dụng đèn là 12 giờ/ngày (6 đến 18 giờ hàng ngày), các bóng đèn được đặt ở giữa bể và nằm trọn trong bể để không ảnh hưởng đến cường ánh sáng của các bể khác.

Bột gạo được sử dụng làm nguồn carbohydrate bổ sung vào bể nuôi để tạo biofloc. Lượng bột gạo cần bón ở từng bể được xác định dựa trên tổng lượng thức ăn cho cá ăn trong 4 ngày và được bón 4 ngày/lần (Avnimelech, 1999). Trước khi bón, bột gạo khuấy đều với nước 40oC theo tỷ lệ 1 bột gạo: 3 nước và được ủ kín trong 48 giờ.

Kết quả

Khi che tối hoàn toàn thì hạt biofloc có kích cỡ nhỏ, hàm lượng chlorophyll-a và mật độ vi khuẩn tổng thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức có ánh sáng.

– Khi sử dụng đèn 55w với cường độ ánh sáng 6.266 – 6.312 lux để nuôi tôm thẻ chân trắng thì tốc độ tăng trưởng (4,03 %/ngày), tỉ lệ sống (58,9%), sinh khối của tôm nuôi đạt kết quả cao nhất (1,8 kg/m3 ) và ngược lại ở nghiệm thức che tối hoàn toàn thì tôm có tỉ lệ sống, tăng trưởng thấp nhất.

– Thành phần sinh hóa của tôm nuôi sử dụng ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức che tối hoàn toàn có điểm số thấp nhất về chỉ tiêu màu sắc, mùi vị của tôm nuôi.

Kết quả nghiên cứu này thể hiện, ánh sáng đã ảnh hưởng đến sự hình thành hạt biofloc, chiều dài và chiều rộng hạt biofloc tăng dần về cuối thời gian nuôi, sau thời gian mật độ vi khuẩn, nguyên sinh động thực vật phát triển tốt thì các hạt biofloc kết thành những hạt lớn hơn.

Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà.

Theo Lê Quốc Việt và cộng sự. 

NH Tổng Hợp
Nguồn : tepbac.com

6 quốc gia dẫn đầu nuôi tôm thẻ chân trắng

(Thủy sản Việt Nam) – Theo báo cáo Công ty đầu tư công nghệ nuôi trồng thủy sản Hatch, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc là 6 quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng xét về sản lượng.

Indonesia

Theo Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (MMAF), sản lượng tôm nước này  năm 2015 đạt 535.000 tấn. Còn theo FAO (2018), sản lượng tôm của Indonesia đã đạt 637.555 tấn trong năm 2016, đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Indonesia đang đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 600.000 tấn vào năm 2020. Ngành công nghiệp tôm của Indonesia bắt đầu vào cuối những năm 1980, khởi đầu ở Đông Java. Tôm thẻ chân trắng đã được giới thiệu ở Indonesia vào năm 2002. Hiện, tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 75% tổng sản lượng tôm của nước này và việc nuôi tôm trải dài khắp đất nước, từ Sumbawa đến phía Đông và Nam Sumatra, đến phía Tây Kalimanta, Sulawesi và Maluka đến phía Bắc.

 

Ấn Độ

Số liệu của World’s Top Exports hồi tháng 5/2019 cho biết, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ hai (Ecuador 2,9 tỷ USD). Sự tăng trưởng thần kỳ này bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, loài có khả năng nuôi ở mật độ cao, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả. Từ những năm 2000, sau khi tôm sú bị dịch bệnh hoành hành, tôm thẻ chân trắng và phần nào đó là tôm càng xanh trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ. Dù vậy, việc tăng trưởng quá nóng dẫn đến nhiều mặt trái. Ấn Độ đang đặt mục tiêu đạt 1 triệu tấn tôm vào năm 2020. Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất tại GOAL 2019, sản lượng tôm của nước này dự kiến vẫn ổn định ở dưới mức 600.000 tấn.

Tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi chính tại nhiều quốc gia – Ảnh: Net Zero Enterprises

Ecuador

Nuôi tôm bắt đầu ở Ecuador gần 50 năm trước. Các trang trại nuôi tôm đầu tiên được thành lập ở phía Nam và kể từ đó đến nay, diện tích nuôi tôm của nước này đã đạt gần 220.000 ha. Ecuador hiện là nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất ở Nam Mỹ. Sản lượng tôm của Ecuador cũng tăng trưởng liên tục, từ 115.000 tấn năm 1998 lên 246.000 tấn năm 2017 và 500.000 tấn năm 2018. Sandro Coglitore, Giám đốc điều hành Omarsa – một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn của Ecuador cho biết, sản lượng tôm Ecuador dự kiến đạt ít nhất 640.000 tấn trong năm 2019, cao hơn Ấn Độ.

 

Trung Quốc

Trung Quốc là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 về khối lượng, sau Thái Lan và lớn thứ 3 về giá trị trên toàn cầu. Trung Quốc quyết tâm đáp ứng nhu cầu và chất lượng của cả thị trường quốc tế và trong nước. Sản xuất tôm thẻ chân trắng đã đóng góp vào lượng protein động vật, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Nhiều nhà đầu tư và người nuôi trồng thủy sản đang hy vọng về tiềm năng của lĩnh vực tôm nuôi ở Trung Quốc vì thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Sản lượng tôm của Trung Quốc ngày càng tăng; đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của nước này đã tăng từ 605.259 tấn năm 2002 lên 1.672.246 tấn năm 2016.

 

Thái Lan

Nuôi tôm bán thâm canh ở Thái Lan bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước và đã được thay thế bởi nuôi tôm thâm canh vào năm 1987. Tôm sú là loài ưa chuộng vì sự sẵn có các trại sản xuất giống và khả năng tăng trưởng nhanh của tôm sú trong điều kiện nuôi bán thâm canh. Tuy nhiên, năm 2002, Hội chứng tôm sú tăng trưởng chậm (MSGS) đã tấn công ngành nuôi tôm công nghiệp, khiến sản lượng hàng năm giảm khoảng 36%. Đây là dịch bệnh tôm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nuôi tôm Thái Lan, kết thúc việc mở rộng nuôi tôm sú thâm canh và đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong những năm 2003 – 2004. Tôm thẻ chân trắng hợp với khí hậu nhiệt đới của Thái Lan và nhanh chóng thích nghi hệ thống nuôi thâm canh khép kín. Vậy nhưng, sự bùng phát của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cuối tháng 8/2011 đã khiến sản lượng tôm Thái Lan sụt giảm mạnh; đến nay gần như chưa thể hồi phục lại sản xuất như trước đây.

 

Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam từ năm 2001, nuôi ở mức độ thử nghiệm. Đến năm 2006, Bộ NN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng từ Quảng Bình đến Bình Thuận; năm 2008, được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Cả diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam tăng đều qua các năm. Theo Tổng cục Thủy sản, 10 tháng đầu năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam đạt 713.402 ha, tăng 0,1% so cùng kỳ 2018; trong đó diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 99.740 ha. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt 600.874 tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ 2018, sản lượng là 386.701 tấn, vượt mạnh so với con tôm sú.

>> Báo cáo của Hatch cũng cho biết, tôm thẻ chân trắng đang được nuôi ở 36 quốc gia, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản với trị giá 26,7 tỷ USD.

Phương Ngọc

Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/

Virus gây bệnh Hemocyte tôm (SHIV)

Virus gây tử vong nghiêm trọng ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ở Trung Quốc

Các triệu chứng lâm sàng của L. vannamei đã thử thách với virut ánh kim tiềm năng so với các nhóm đối chứng. (a) Hình dạng bên ngoài của tôm. (b) Phần của gan tụy.

Một loại virut óng ánh mới được phát hiện gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei ) ở Chiết Giang, Trung Quốc, đã được xác minh và đặt tên tạm thời là virut óng ánh tôm (SHIV).

Các động vật bị ảnh hưởng trải qua các đợt chết hàng loạt và biểu hiện teo gan với màu nhạt dần, dạ dày trống rỗng và ruột và vỏ mềm. Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (PCR) cho thấy các mẫu âm tính với các loại virus tôm đã biết khác nhau, bao gồm WSSV, IHHNV, VPAHPND, YHV và TSV11.

Các triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng SHIV bao gồm mất màu nhẹ trên bề mặt và cắt gan tụy, dạ dày và ruột rỗng, vỏ mềm ở tôm bị nhiễm bệnh một phần và cơ thể hơi đỏ ở một phần ba cá nhân. Những triệu chứng này không giống với các triệu chứng do nhiễm iridovirus được cho là khác ở các loài tôm penaeid khác, tôm serestid hoặc tôm hùm nước ngọt.

Các phần mô học tiết lộ rằng căn bệnh này có thể là do nhiễm virus nghi ngờ với các triệu chứng gây bệnh rõ ràng, không phù hợp với đặc điểm mô bệnh học của nhiễm trùng với bất kỳ loại virus đã biết hoặc bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND). Sử dụng các công nghệ giải trình tự DNA thông lượng cao, chúng tôi đã xác định rằng một loại virut ánh kim tiềm năng có trong một mẫu và phân tích phát sinh gen của hai protein không hỗ trợ loại virut óng ánh này – được đặt tên tạm thời là virut óng ánh tôm (SHIV) đến bất kỳ chi được biết đến của họ Iridoviridae.

Thử thách và kiểm tra mô bệnh học

Chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm thử thách thông qua tiêm bắp xâm lấn hoặc chế độ không xâm lấn bao gồm nhiễm trùng ngược hoặc nhiễm trùng os  có thể truyền thành công một tác nhân truyền nhiễm có thể lọc từ L. vannamei sang động vật khỏe mạnh và gây ra các triệu chứng lâm sàng và thay đổi bệnh lý tương tự, chứng minh rằng virus này là tác nhân gây bệnh.

Hình 1: Tỷ lệ tử vong tích lũy của L. vannamei trong nhiễm trùng thực nghiệm. Hai nhóm tôm đã được thử thách với dịch lọc chiết xuất mô bằng cách tiêm xen kẽ (im) hoặc rửa ngược hậu môn (rg). Một nhóm tôm khác đã được thử thách thông qua mỗi lần khử trùng (mỗi os). Các nhóm đối chứng được xử lý theo cách tương tự với PPB-Bộ đệm của anh ta trong nhóm im (c) và nhóm rg (c), hoặc được nuôi bằng thức ăn tôm trong nhóm trên mỗi os (c). Tỷ lệ tử vong tích lũy được hiển thị dưới dạng phương tiện dữ liệu từ ba lần lặp lại cho mỗi nhóm thử nghiệm (mỗi lần lặp lại bao gồm 30 cá nhân).

Phép lai tại chỗ (ISH) là một kỹ thuật phân tử cho thấy vị trí của các chuỗi axit nucleic cụ thể trong các mô hoặc trên nhiễm sắc thể – đây là giai đoạn quan trọng để hiểu quy định, tổ chức và chức năng của gen.

Hình 2: ISH sử dụng đầu dò digoxigenin có nhãn 279 bp đối với virut óng ánh tế bào máu tôm trên các phần mô học của L. vannamei. (a) – (d) mô tạo máu, mang, gan tụy và periopod trong mẫu dương tính SHIV, tương ứng; (e) – (h) mô tạo máu, mang, gan tụy và periopod trong mẫu âm tính SHIV, tương ứng. Trong (a) – (d), các tín hiệu màu xanh đã được quan sát thấy trong tế bào chất của các tế bào máu của mô tạo máu, mang, xoang của gan tụy và periopod. Trong (e) – (h), không thấy tín hiệu lai nào trên cùng các mô của L. vannamei âm tính SHIV ngoại trừ một số tín hiệu không đặc hiệu trên lớp biểu bì. Bar, lần lượt là 10 am (a và b), 20 m (c và d) và 50 m (eTHER h).

Kiểm tra mô bệnh học của các mô mẫu cho thấy các thể vùi basophilic và pyknosis trong mô tạo máu và tế bào máu trong mang, gan tụy, periopod và cơ. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự metagenomics của virus (từ vật liệu di truyền được phục hồi trực tiếp từ các mẫu môi trường), chúng tôi đã thu được một phần trình tự mà chúng tôi hiểu là iridoviridae tiềm năng. Và các phân tích phát sinh học bằng cách sử dụng chuỗi axit amin của các protein chính đã tiết lộ rằng đây là một loại virut ánh kim mới nhưng không thuộc về năm chi được biết đến của Iridoviridae.

Hình 3: Đặc điểm mô bệnh học của Davidson’s acid-formalin-acetic acid (AFA) đã cố định mẫu L. vannameiin 20141215 (a, c, e và d). Mũi tên đen cho thấy các vùi basophilic trong khi mũi tên trắng cho thấy các hạt nhân karyopyride. (a) nhuộm Haematoxylin và eosin (H & E) của mô tạo máu; (b) nhuộm H & E của mang; (c) nhuộm H & E của xoang ở gan tụy và (d) nhuộm H & E của periopod. Thanh, 10 m.

Sau khi so sánh các đặc điểm hình thái, sinh lý và phát sinh của các mẫu của chúng tôi với các loại virut óng ánh khác, chúng tôi tạm thời gán tác nhân căn nguyên là virut ánh kim hemocyte tôm (SHIV), có thể gây ra bệnh virut hemocyte tôm (SHIVD). Chúng tôi đề xuất một chi mới của Iridoviridae, Xiairidovirus , có nghĩa là virut ánh kim tôm.

Quan điểm

Thông qua phân lập, tái nhiễm và đặc tính mô bệnh học, chúng tôi đã tiết lộ rằng SHIV là một loại vi-rút mới trong họ Iridoviridae và là mầm bệnh của L. vannamei . Chúng tôi đã phát triển thêm một xét nghiệm ISH và phương pháp PCR lồng nhau để phát hiện cụ thể SHIV.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của các chuyên gia về sức khỏe động vật thủy sản và nông dân có kinh nghiệm trong ngành nuôi tôm để chú ý hơn đến SHIV và thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để ngăn chặn dịch bệnh và thiệt hại kinh tế do SHIV gây ra.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn

Ba công nghệ nuôi tôm nổi bật năm 2019: Chất lượng tốt, hiệu quả cao

Mạnh dạn thay đổi cách làm mới, đầu tư vào công nghệ mới đang mang đến những thay đổi tích cực đối với hoạt động nuôi tôm của bà con nông dân Việt.

Theo xu thế phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung, mô hình nuôi ao đất truyền thống tại Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu kém và không còn phù hợp. Theo đánh giá chung của người nuôi tôm, nuôi tôm ao đất không được thuận lợi như trước, rất khó thành công.

Nguyên nhân lý giải đó là qua các vụ nuôi, trầm tích tích tụ trong ao nhiều, thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với việc xử lý môi trường nước nuôi chưa triệt tạo ra cơ hội thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi tôm. Đặc biệt, hai dịch bệnh nghiêm trọng và phổ biến nhất trên tôm nuôi là hoại tử gan cấp tính và bệnh đốm trắng thường gây ra những thiệt hại lớn cho ao tôm.

Nhận thấy những bất cập còn tồn tại, những năm gần đây, theo chủ chương đổi mới phương pháp nuôi trồng, áp dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi tôm, nhiều hộ nuôi trên cả nước tiếp thu và mạnh dạn ứng dụng, đầu tư. Nổi bật nhất là ba công nghệ: Micro-nano Oxygen, Semi Biofloc và công nghệ CPF Combine mang đến kết quả ấn tượng.

CÔNG NGHỆ SEMI BIOFLOC – TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Nuôi tôm theo công nghệ sinh học Semi Biofloc là sử dụng các hạt biofloc phức hợp, có giá trị dinh dưỡng cao để làm thức ăn cho cả tôm con và tôm trưởng thành. Từ đó lượng thức ăn sử dụng cho tôm nuôi công nghệ này có thể giảm tới 30% và đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí khác (như điện, nước, thời gian, thuốc thú y,..).

Nuôi tôm sạch, an toàn theo công nghệ Semi Biofloc

Công nghệ Semi Biofloc đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm trước, nhờ vào tính khả thi và hiệu quả được kiểm chứng tại các ao nuôi thực tế mà trong năm 2019, phạm vi và diện tích ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên rộng rãi, phổ biến.

Tại tỉnh Khánh Hòa, theo Chi cục Thủy sản, hiện trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đã đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng nuôi theo công nghệ Semi Biofloc. Người nuôi tôm tại đây cho hay, để ứng dụng công nghệ này, các ao đều phải lót bạt nền đáy và bờ ao; có hố thu chất thải, kết hợp với hệ thống xi phông tự động. Mô hình có thể nuôi được 3 – 4 vụ/ năm theo hình thức nuôi 3 pha.

Ở pha 1, ương nuôi tôm giống trên bể nổi có lưới lan áp dụng theo công nghệ Biofloc. Tiếp đến pha 2 (sau 20 ngày nuôi), toàn bộ tôm ương được chuyển xuống ao nuôi ngoài trời, áp dụng công nghệ Semi Biofloc. Tại pha 2, tôm sẽ được nuôi 30  ngày đến khi đạt kích cỡ 200 con/ kg, mật độ 500 con/ m2 trước khi chuyển sang pha 3. Cuối cùng là pha 3, mật độ nuôi sẽ được giảm xuống một nửa, mỗi ao sẽ chỉ thả từ 200 – 250 con/ m2 để nuôi tôm đến khi đạt kích cỡ thu hoạch.

Với công nghệ Biofloc, người nuôi tôm giảm được nỗi lo tôm mắc bệnh do khả năng duy trì chất lượng môi trường nước tốt, hạn chế hạn chế mầm bệnh, từ đó giúp không chỉ nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.

Trên thị trường, đầu ra của con tôm nuôi Semi Biofloc cũng rất tiềm năng và giá cả cũng luôn được duy trì ở mức ổn định hơn. Các cơ quan chức năng nhận định công nghệ Semi Biofloc sẽ tiếp tục được nhân rộng trong năm 2020.

CÔNG NGHỆ MỚI MICRO – NANO OXYGEN – KẾT QUẢ KHẢ QUAN

Trước thực trạng nghề nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, người dân chưa nắm rõ được kỹ thuật,.. dẫn đến tình trạng tôm nuôi thường hay bị nhiễm bệnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro, công ty QNTEK đã tạo ra một chương trình nghiên cứu riêng và phát triển công nghệ Mico – Nano Oxygen mới, lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam.

Công nghệ Micro – Nano Oxygen đảm bảo nuôi tôm sạch

Công nghệ Mico – Nano Oxygen được triển khai cuối năm 2018 tại các vùng nuôi tôm tỉnh Quảng Nam và bước đầu thu hoạch được kết quả khả quan. Công nghệ được đánh giá tích cực trong vấn đề xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý qua Micro – Nano Oxygen đảm bảo sạch, giàu oxy và có khả năng ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Trần Bá Cương, giám đốc kỹ thuật của QNTEK, trực tiếp triển khai chương trình nghiên cứu cho biết, máy Micro – Nano Oxygen tạo ra rất nhiều oxy,  tôm được nuôi trong nguồn nước giàu oxy sẽ làm cho các vi khuẩn gây bệnh đường ruột chết đi đồng thời làm cho men tiêu hóa trong ruột chúng hoạt động mạnh hơn, chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu nhanh hơn, tốt hơn nên mau lớn và có sức đề kháng tốt.

Đồng thời, khi nước trong ao nuôi được xử lý hiệu quả, có nhiều oxy thì các vi khuẩn có hại trong nước sẽ giảm đáng kể. Do đó, người nuôi có thể hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, giúp giảm chi phí đảm yếu tố an toàn sinh học cho con tôm. Bên cạnh đó, trong mô hình này còn sử dụng thêm các loại khoáng vi sinh dược liệu như đinh lăng, tỏi, ổi để tăng cường khả năng kháng thể tự nhiên, giúp tôm hấp thụ và tiêu hóa tốt thức ăn.

Được biết, với công nghệ này, chi phí đầu tư cho mỗi hạ tầng nuôi tôm hết khoảng 6 tỷ đồng. So với cách nuôi truyền thống thì tương đối cao nhưng bù lại chi phí nuôi ít hơn. Nếu như bình thường, người nuôi sẽ mất từ 70.000 – 75.000 đồng chi phí cho 1kg tôm thương phẩm thì công nghệ này chỉ mất khoảng 60.000 đồng/ kg. Bên cạnh đó, nuôi tôm sạch không sử dụng kháng sinh nên giá bán cũng cao hơn từ 20.000 – 30.000 đồng/ kg.

Mô hình thực hiện tương đối hiệu quả vì mới trong thời gian bắt đầu. Để nâng cao hiệu quả thì ngoài công nghệ cần phải trang bị kỹ thuật nuôi tôm. Trong thời gian tới, phía QNTEK sẽ tiếp tục mở rộng, triển khai mô hình tới bà con nông dân.

CÔNG NGHỆ CPF – COMBINE – NĂNG SUẤT CAO, ĐẢM BẢO AN TOÀN.

Đây là mô hình nuôi tôm công nghệ cao được chuyển gia từ Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Nhờ hiệu quả tốt, trong năm 2019 mô hình được phát triển rộng khắp các vùng nuôi tôm trên cả nước như Quảng Ninh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,…

Mô hình ao ương CPF – Green house

CPF – Combine là sự kết hợp giữa mô hình nhà ương CPF – Green House và mô hình ao nuôi CPF – Turbo Program. Giai đoạn đầu, tôm giống sẽ được nuôi trong nhà ương khoảng 25 – 30 ngày đến khi có sức khỏe tốt, tỷ lệ sống cao mới được chuyển qua ao nuôi. Tôm được tiếp tục nuôi trong ao nuôi với khoảng thời gian 2 tháng để sẽ đạt kích cỡ từ 25 – 40 con/ kg.

Áp dụng thành công mô hình nuôi công nghệ cao CPF – Combine, các hộ nuôi tôm sẽ giảm bớt được sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, giảm được các bệnh cho tôm trong quá trình nuôi, chủ động được thời gian thả nuôi. Nhiệt độ với môi trường không quá chênh lệch, giúp người nuôi ít lệ thuộc vào thời tiết mùa vụ như phương pháp nuôi trồng truyền thống. Tỷ lệ sống và năng suất tôm cao hơn hẳn.

Theo thống kê, nuôi trong mô hình ao đất truyền thống với diện tích mặt nước nuôi từ 3000 – 4000 m2, năng suất bình quân đạt từ 5 – 6 tấn tôm/ vụ. Trong khi đó, với mô hình CPF – Combine, ao nuôi nhỏ từ 1000 – 1200m2 mặt nước nuôi đã cho năng suất bình quân từ 6 – 10 tấn tôm/vụ.

Ứng dụng theo công nghệ nuôi CPF – Combine, chủ yếu ứng dụng các thiết bị máy móc trong quá trình kiểm tra, chăm sóc nên mật độ nuôi cao hơn. So với mật độ nuôi thông thường từ 70 – 100 con/ m2 thì nuôi 2 giai đoạn bằng công nghệ CPF – Combine cho phép tăng mật độ từ 200 – 400 con/ m2. Tôm được cho ăn bằng máy, các tiêu chuẩn ao nuôi được kiểm tra mỗi ngày: độ pH, độ cứng, calci,…Bên cạnh việc tuân thủ kỹ thuật nuôi, ngay từ khâu đầu vào như con giống, thức ăn phải đảm bảo có nguồn gốc an toàn.

Đặc biệt, trong suốt quá trình nuôi, người nuôi hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh. Đến giai đoạn thu hoạch, trước khi xuất bán, con tôm sẽ được kiểm tra tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng.

Hiện nay, CPF – Combine được nhân rộng tại nhiều địa phương: tại Bến Tre, toàn tỉnh hiện có hơn 150ha nuôi tôm công nghệ này, tại Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã chuyển từ nuôi tôm ao đất sang nuôi tôm lót bạt CPF – Combine nhờ tính hiệu quả, bền vững.

Thảo Thảo

Semi Biofloc, Mico – Nano Oxygen, CPF – Combine – ba công nghệ nổi bật được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động nuôi tôm năm 2019 cùng với nhiều mô hình – công nghệ hiện đại tiên tiến khác vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và đưa vào hoạt động nuôi trồng sẽ là nền tảng vững chãi đưa ngành tôm Việt phát triển bền vững nhất.

Nguồn :Tạp chí Người Nuôi Tôm

Bảng giá tôm Thẻ chân trắng ngày 30/12/2019

 

STT Tôm đạt size(con/kg) Giá thị trường(vnd)
01 25 195.000
02 30 175.000
03 40 144.000
04 50 130.000
05 60 120.000
06 70 115.000
07 80 110,000
08 90 106.000
09 100 103.000
10 110 87,000
11 120 86,000
12 130 82,000
13 140 77,000
14 150 74,000
15 160 70,000
16 170 69,000
17 180 68,000
18 190 67,000
19 200 66,000
20 210 64,000
21 220 62,000
22 230 60,000
23 240 58,000
24 250 56,000
25 251/300 38,000 (dạt nhỏ 26,000đ)

Tình hình thị trường giá tôm có hướng giảm 2000-3000/kg so với tuần trước.

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Ngày 18/12, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Sau khi khảo sát thực tế, tháng 6 năm 2019, Chi cục Thủy sản đã chọn doanh nghiệp tư nhân Thảo Linh ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 70% giống và thức ăn, hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính. Doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí thiết kế bể, nhà kính, tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn trên diện tích 6.000 m2.Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, sản lượng đạt 35 tấn, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 1,7 tỷ đồng.Tại hội nghị, các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Thái đều khẳng định,  mặc dù đây là lần đầu tiên triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính và năm nay thời tiết khắc nghiệt nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với nuôi truyền thống. Mặt khác, nuôi theo hình thức này nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi nên môi trường đảm bảo, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, mức đầu tư thực hiện mô hình này lớn, do đó người dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn. Chi cục Thủy sản nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ và mở các lớp tập huấn về quy trình nuôi, chăm sóc để nhân rộng mô hình này.

Bá Thuần – Biên Cương.

Nguồn : http://quangtritv.vn/