ỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được ứng dụng góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.
Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm
Ngày 17/4, tại ĐH Trà Vinh đã diễn ra buổi đánh giá giai đoạn II và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sach bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư và hỗ trợ kinh phí.
Từ những kết quả nghiên cứu giai đoạn I, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm của trường đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sản xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con.
Khối lượng tôm cái trung bình là 145,72 g/con, vượt 25g/con. Khối lượng tôm đực trung bình là 96,90 g/con, vượt chỉ tiêu gần 17 g/con. Tỷ lệ sống từ giai đoạn tôm post (0,02g) đến giai đoạn tôm bố mẹ thành thục là 61,95% (tính trên tôm đã chọn lọc), đạt yêu cầu nghiên cứu. Tỉ lệ thành thục: 60% (tỉ lệ tôm chín mùi sinh dục), vượt yêu cầu nghiên cứu. Sức sinh sản trung bình đạt 443.530 Nauplius/tôm cái/lần đẻ, vượt yêu cầu 43.000 nauplius. Kết quả kiểm tôm các giai đoạn nuôi sạch các bệnh rút (WSSV, TSV, YHV, IHHNV và MBV, HPV) đạt yêu cầu.
Tôm bố mẹ sạch bệnh được xác nhận bởi Chi cục Thú y vùng VI. Ảnh: Minh Đảm
TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp- Thủy sản, ĐH Trà Vinh cho biết: “Tôm có nguồn gốc từ tôm post Mỹ, được chứng nhận sạch bệnh trước khi thả nuôi. Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứu đều có kiểm tra các loại bệnh thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục Thú y vùng VI kiểm tra và xác nhận. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.
Trong quá trình nghiên cứu cũng như sau khi đã nghiên cứu thành công giai đoạn I, đến nay, trại giống thực nghiệm của ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoảng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sinh trưởng rất đạt. Anh Đỗ Văn Trường, kỹ thuật viên trại tôm giống của ĐH Trà Vinh cho biết, trong quá trình nghiên cứu giai đoạn I, trại đã cung cấp cho 3 hộ dân tại xã Trường Long Hoà (TX Duyên Hải) tổng cộng 150.000 post để làm mô hình đối chứng. Khi đó, do giá cả thị trường có biến động. Thời gian thả nuôi có người từ 3-3,5 tháng tháng. Tuy nhiên, tất cả người nuôi đều có lãi. Người nhiều nhất đạt là 112 triệu, thấp nhất 80 triệu.
Sau đó, có nhiều hộ đã đến trại để xin con giống về nuôi. Hộ nuôi đạt nhất khoảng 12,5 con/kg. Như hộ của chú Hai Lành (Trường Long Hoà) thả nuôi 80.000 con, thu hoạch được trên 6 tấn. Tỷ lệ thu được tính đầu con trên 90%. Ngoài 7 loại bệnh được chứng nhận thì tôm đưa ra có sức đề kháng cao. Những bệnh thông thường đường ruột, đóng rong mang không có bị.
Đợt mới này, trại cũng cung cấp cho người dân nuôi và nông hộ tham gia mô hình nghiên cứu. Bước đầu thấy tôm lớn nhanh. Đến nay, sau 1 tháng 12 ngày tôm đã to bằng ống hút, 300-350 con/kg”.
Đề tài nghiên cứu thành công giúp giảm giá thành tôm sú bố mẹ, tôm giống tại Trà Vinh cũng như ĐBSCL. Ảnh: Minh Đảm
TS Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc Gia TP HCM đánh giá, xác nhận sản phẩm, phản biện đề tài của Bộ NN-PTNT, nhận xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi. Kết quả nghiên cứu đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.
Tôm bố mẹ mà nuôi trong môi trường trang trại là rất khó. Vấn đề này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu của ĐH Trà Vinh thực hiện”.
Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt thì sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bệnh cho vùng nuôi tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. “Hiện nay, phần lớn tôm bố mẹ của đều bắt từ tự nhiên sẽ không đảm bảo tôm sạch bệnh. Thứ hai, gia hoá từ các công ty thì sẽ có giá thành cao. Do đó, đề tài thành công sẽ cung cấp được nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh cũng như giá cả phải chăng cho nông dân”, TS Nguyễn Minh Thành chia sẻ.
nguồn: nongnghiep.vn