Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Các Loại Tôm Khác

Ngành tôm hùm Canada tập trung lấy lại thị trường châu Âu

(vasep.com.vn) Mặc dù doanh số XK tôm hùm sống Canada sang Trung Quốc tăng trưởng theo cấp số nhân trong bối cảnh Trung Quốc áp thuế 25% đối với tôm hùm Mỹ, nhưng doanh số XK sản phẩm này sang thị trường châu Âu (EU) giảm.

Canada và EU đã ký Thỏa thuận kinh tế và thương mại toàn diện (CETA) – Thỏa thuận có hiệu lực vào cuối năm 2017. Dù đã được xóa bỏ mức thuế 8%, doanh số XK tôm hùm Canada sang EU chỉ đạt 172,9 triệu CAD, giảm 3,4 % so với 178 triệu CAD thu được năm 2017.

Tính từ đầu năm đến nay, XK tôm hùm sang thị trường EU tăng nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, giá trị XK tôm hùm Canada sang EU đạt 131,7 triệu CAD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2018 với 117,4 triệu CAD.

Geoff Irvine, Giám đốc điều hành của Hội đồng Tôm hùm Canada – Cơ quan tiếp thị ngành tôm hùm Canada cho biết, Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường NK tôm hùm. Nhu cầu tôm hùm sống và chế biến của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường nói chung, giúp các kênh phân phối sản phẩm tôm hùm sống phát triển. Tuy nhiên, ngành tôm hùm Canada hy vọng sẽ sớm lấy lại thị trường EU.

Dự báo: Mỹ sẽ lấy lại 50% doanh số đã mất ở Trung Quốc

Giống như một số loài cá và thủy sản có vỏ khác, tôm hùm không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu thụ không cao trong thời gian gần đây. Sản lượng thu hoạch đã giảm từ 20-40% tại Manine trong năm nay. Trong khi đó, vẫn còn những lo ngại sản lượng khai thác có thể giảm trong hai vụ đánh bắt tôm hùm thứ 33 và 34 ở hai khu vực đánh bắt lớn nhất.

Kết quả: Các nhà chế biến đang phải trả thêm 1-1,5 CAD/ pound tại các cảng cá so với năm 2018, mức giá đang thúc đẩy giá bán buôn.

Với nhu tiêu thụ cao và giá cả tốt, ngành tôm hùm cần làm gì trong việc cải thiện các nỗ lực tiếp thị?

Theo Irvine, ngành tôm hùm cần đa dạng hóa thị trường, đặc biệt khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Canada cũng sẽ đi đến hồi kết.

Những số liệu đã nói lên tất cả. Canada đã cập cảng 97.849 tấn tôm hùm trong vụ 2017-2018 (1/10/2017-30/9/2018). Irive cho rằng, 90% sản lượng khai thác này cùng với tôm hùm NK từ Mỹ để chế biến, tái xuất.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Canada đã XK 1,9 tỷ CAD tôm hùm, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018 với 1,7 tỷ CAD. Xu hướng này là sự tiếp nối của những năm trước, cho thấy XK tôm hùm Canada vẫn tiếp tục đạt được các mức tăng trưởng ổn định kể từ năm 2016.

Thị trường XK lớn nhất của tôm hùm Canada là Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, nước này đã NK tôm hùm trị giá 1,2 tỷ CAD, giảm khoảng 18 triệu CAD (1,5%) so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường XK lớn thứ hai và là thị trường mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngành tôm hùm Canada là Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2019, XK tôm hùm Canada sang Trung Quốc tăng lên 381,9 triệu CAD. So với giá trị XK trong 9 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 210,6 triệu CAD, doanh số XK đã tăng mạnh 81,4%.

Trong năm 2018, Canada đã XK tôm hùm Bắc Mỹ sang Trung Quốc với giá trị 299 triệu CAD, tăng 44,7% so với 206,5 triệu CAD đạt được trong năm 2017.

Để có cái nhìn tương quan sự thay đổi giữa XK tôm hùm của Canada và XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc, ta thấy trong 9 tháng đầu năm 2019, XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc với giá trị 27,9 triệu USD, trong khi giá trị XK tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc trong cùng kỳ năm 2018 đạt 109,7 triệu USD.

Stewart Lamont, Giám đốc điều hành của doanh nghiệp Tangier Lobster, tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng doanh số đáng kể cho DN của ông. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc tăng doanh thu ở thị trường Trung Quốc không tuyệt vời như mọi người nghĩ vì các DN đã phải trả thêm cho ngư dân 2-3 CAD cho sản phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng cũng là thị trường có giá thấp.

Lamont cũng đồng ý với Irive về sự cần thiết phải đa dạng hóa thị trường vì khi chiến tranh thương mại chấm dứt, Mỹ sẽ lấy lại vị trí trước đây trên thị trường tôm hùm. Khi đó, Lamont tin rằng, 50% lợi nhuận trên thị trường đang thu được bởi các nhà XK tôm hùm Canada sẽ quay trở lại Mỹ.

Do đó, LCC – Tổ chức bao gồm các nhà chế biến, đại lý, vận tải, Hiệp hội và các Liên đoàn khai thác tôm hùm chính… bên cạnh việc tập trung phần lớn ngân sách tiếp thị của mình vào thị trường châu Âu, cũng sẽ hướng tới thị trường châu Á.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kết thúc, ngành tôm hùm Canada muốn đảm bảo ngành hàng này đã được đa dạng hóa ở các thị trường trọng điểm trên thế giới. Ngoài ra, các nhiệm vụ thương mại tập trung đa loài đang được lên kế hoạch như Chiến lược tăng trưởng đầu tư thương mại Đại Tây Dương nhằm thúc đẩy thương mại ở Việt Nam, Indonesia và Đài Loan. Các hoạt động khác, như một phần của chiến lược dành riêng cho tôm hùm, bao gồm tiếp thị kỹ thuật số và quảng bá thương hiệu tôm hùm Canada…

(Theo undercurrentnews)

Tin đáng lo, biển Việt Nam vắng bóng hải sâm, bào ngư, tôm hùm

Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, song nguồn lợi các loài giá trị cao như hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai sọ dừa đang ngày càng ít dần.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng hơn 11.000 loài sinh vật. Trong đó có khoảng 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 225 loài tôm biển, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 653 loài rong biển, 14 loài cỏ biển, hơn 400 loài san hô, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn và 43 loài chim nước.

Giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú về thành phần loài sinh vật, gen và các kiểu hệ sinh thái.

Đáng chú ý, nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh ven bờ, trong đó vùng nội thủy, lãnh hải chiếm 37% diện tích, có nhiều đảo, cụm đảo xen kẽ tự nhiên tạo nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi hải sản, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động khai thác hải sản, phát triển ngành kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng.

Tin đáng lo, biển Việt Nam vắng bóng hải sâm, bào ngư, tôm hùm
Mỗi năm nước ta khai thác khoảng 3.707 nghìn tấn thủy hải sản từ biển

Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8.162 nghìn tấn, trong đó khai thác 3.707 nghìn tấn, nuôi trồng 4.391 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dự kiến đạt 8.800 triệu USD, bằng 83,8% kế hoạch và 100% so với năm 2018.

Song, báo cáo của Tổng cục Thủy sản cũng nêu rõ, thủy sản Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ở cả vùng biển và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, môi trường nước, môi trường sống của các loài thuỷ sản do sự phát triển của một số ngành kinh tế (công nghiệp, du lịch,… ); suy thoái hệ sinh thái thuỷ sinh như san hô, cỏ biển,… ; hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp: tàu cá hoạt động sai vùng, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thuỷ sản, khai thác, tiêu thụ loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm,…

Tình hình tàu cá sử dụng các nghề lưới kéo, mành, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm, sử dụng chất nổ để khai thác trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, đặc biệt là trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt vẫn diễn ra; dẫn đến nguồn lợi các loài giá trị cao như hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai sọ dừa suy giảm.

Tin đáng lo, biển Việt Nam vắng bóng hải sâm, bào ngư, tôm hùm
Nhiều loại hải quý như bào ngư, tôm hùm, hải sâm ngày càng vắng bóng ở biển Việt Nam

Tại Hội nghị Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, do Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) tổ chức sáng 19/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nếu không có tư duy đúng về bảo tồn biển sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn.

Theo Thứ trưởng Tiến, việc Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội thông qua được đánh giá là bước ngoặt lớn trong việc định hướng, các giải pháp cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn biển, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; trong đó tập trung vào các đối tượng được giao quản lý nguồn lợi thuỷ sản, những người khai thác thủy sản tự nhiên, đặc biệt là đánh bắt trái phép như xung điện, chất nổ, chất độc, giã cào;

Tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chủ cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không buôn bán, nuôi nhốt các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng,…

Các địa phương cũng cần tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ người dân, cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời, điều tra nghề cá thương phẩm; đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của chúng để phục vụ hoạt động quản lý. Ưu tiên công tác thành lập, quản lý khu bảo tồn biển”, ông Tiến nhấn mạnh.

Châu Giang   

Nguồn :https://vietnamnet.vn/

Indonesia tranh cãi vì lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

(VOH) – Tân Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia vừa có đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm con ở nước này và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

 

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm con sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này và góp phần “làm giàu” thêm cho những quốc gia đang cạnh tranh.

Tân Bộ trưởng Ngư nghiệp Edhy Prabowo – người vừa được Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm vào tháng 10 năm nay, nói rằng việc cho phép xuất khẩu tôm hùm con (hoặc tôm hùm giống) sẽ giúp hỗ trợ nhiều cho bà con ngư dân.

Ông Prabowo phản đối lệnh cấm xuất khẩu tôm giống và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn buôn lậu tôm. Đồng thời, truyền thông nước này cho hay, nếu được xuất khẩu, Indonesia có thể bán tôm giống cho Việt Nam – quốc gia vốn có nghề nuôi tôm hùm phát triển hơn.

Trước đó, cựu Bộ trưởng Ngư nghiệp là bà Susi Pudjiastuti vào năm 2016 đã ban hành lệnh cấm đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm con nếu chúng có kích thước nhỏ hơn 8cm và nặng ít hơn 200gr, nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản này. Bà Susi cũng là người nổi tiếng vì vụ bắt giữ 556 tàu đánh cá nước ngoài trái phép tại Indonesia.

Trước đề xuất mới của Tân Bộ trưởng, bà Susi đã bảo vệ chính sách hiện tại của mình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ nguồn tài nguyên cho Indonesia.

“Nếu chúng ta không quan tâm và không dừng việc đánh bắt tôm hùm giống, chúng ta sẽ chỉ làm giàu thêm cho Việt Nam và Indonesia có thể sẽ không bao giờ thấy được con tôm hùm nào nữa trên biển.”

Indonesia tranh cãi vì lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

Một lọ đựng tôm hùm giống được mang ra trưng bày tại hội nghị chống kinh doanh trái phép tôm hùm giống tổ chức tại trụ sở cảnh sát Surabaya vào ngày 2/12 vừa qua. Ảnh: Reuters

Với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ông cho biết lệnh cấm xuất khẩu tôm giống có thể không giúp bảo vệ môi trường nhiều mà bù lại, kinh tế đất nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ông nói: “Đừng nói không với xuất khẩu. Sự cân bằng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải cái gì đánh bắt được cũng đem đi xuất khẩu. Điều này cũng sai.”

Việc có xuất khẩu tôm hùm giống hay không hiện đang là vấn đề gây tranh cãi nhiều tại Indonesia – đất nước có địa hình tự nhiên với hầu hết diện tích đều giáp biển với hàng chục ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Đây cũng là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới. Tuy vậy, sản lượng xuất khẩu tôm hùm của nước này đã sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, từ 3.330 tấn xuống còn khoảng 1.960 tấn, theo dữ liệu do công ty nghiên cứu Statista (Đức) cung cấp.

Thư Vân (Theo BBC)
Nguồn :https://voh.com.vn/

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Tôm hùm alaska
Tôm hùm là một trong những sản phẩm hải sản Mỹ được xuất khẩu chính sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Thông tin từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam cho biết xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm nay do thuế quan mới áp đặt, khiến hoạt động kinh doanh loài này chuyển hướng sang các thị trường khác.

Tính đến hết tháng 6/2019, Mỹ xuất khẩu chưa đến 2,2 triệu pound, tương đương 1 triệu kg tôm hùm sang Trung Quốc.

Trong khi đó, quốc gia này đã xuất khẩu gần 12 triệu pound trong cùng kì năm 2018. Như vậy, xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 đã giảm hơn 80% so cùng kì.

Ngược lại, tại Canada, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tính đến hết tháng 6/2019 đạt gần 33 triệu pound, gần bằng khối lượng xuất khẩu trong năm 2018. Giá trị xuất khẩu tôm hùm của Canada đạt gần 200 triệu USD tính đến hết tháng 6/2019 và gần như sẽ vượt xa tổng giá trị xuất khẩu 223 triệu USD trong năm 2018.

Tính đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu của Mỹ ước tính dưới 19 triệu USD, giảm hơn 70 triệu USD so với cùng kì năm 2018.

Thực tế ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường nội địa và thị trường quốc tế để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc.

Do đó, không chỉ tăng trưởng tại Canada, ngành tôm hùm Mỹ còn nhắm tới thị trường Việt Nam khi cho rằng nhu cầu của người Việt về hải sản cũng như tiềm năng ở thị trường Việt Nam đối với mặt hàng tôm hùm là rất lớn.

Theo số liệu của Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM, tôm hùm là một trong những sản phẩm hải sản Mỹ được xuất khẩu chính sang Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu là 25 triệu USD trong năm 2018.

Để hải sản Mỹ và đặc biệt là tôm hùm Mỹ có thể tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp Hội Seafood Export USA – Northeast đã triển khai chiến lược “Thưởng thức tôm hùm Mỹ” và một trong những chuỗi nhà hàng lớn nhất tại Việt Nam là Redsun đã được lựa chọn trở thành đối tác độc quyền để giới thiệu sản phẩm này.

Theo đó, ngày 29/11, tại TP HCM, Tập đoàn ẩm thực Redsun ITI cùng Hiệp hội Xuất khẩu Hải sản Vùng Đông Bắc nước Mỹ, chính thức đưa tôm hùm Mỹ đến với người tiêu dùng Việt thông qua các hệ thống nhà hàng KING BBQ, TASAKI BBQ, MEIWEI.

Tôm hùm được giới thiệu tại các nhà hàng Việt Nam. Ảnh: Như Huỳnh.

Bà Marie Damour, Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM cho biết Tập đoàn Redsun tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn thực phẩm và nông sản Mỹ. Chỉ tính riêng năm nay, Redsun đã nhập khẩu thịt bò và thịt gia cầm từ Mỹ với trị giá gần 6,5 triệu USD.

Việc thu mua các sản phẩm của Mỹ của Redsun không chỉ mang đến các loại thức phẩm chất lượng cho khách hàng mà còn giúp nông dân và chủ trang trại Mỹ và cụ thể với mặt hàng tôm hùm là giúp cho ngành đánh bắt và nuôi tôm hùm của Mỹ.

“Chúng tôi có thể chia sẻ loại hải sản tươi ngon này với người tiêu dùng trên khắp thế giới  bởi nguồn cung dồi dào và bền vững. Trên thực tế, luật pháp bảo vệ các nguồn tôm hùm như yêu cầu tôm hùm phải đạt đến một kích thước tối thiểu mới được khai thác và nghiêm  cấm bắt tôm hùm cái đang mang trứng.

Đây là một số trong những điều luật đầu tiên được thực thi ở bất kì đâu trên thế giới nhằm bảo vệ các nguồn thuỷ sản”, Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM cho hay.

Hiện lượng tôm hùm Mỹ xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, còn Việt Nam chỉ nhập một lượng khá nhỏ trong các thị trường nói trên.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ có xung đột thương mại với Trung Quốc, cùng với việc các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, lượng tôm hùm, hải sản của Mỹ về Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng nhanh chóng.

Như Huỳnh Kinh tế tiêu dùng