Tăng tỷ lệ kháng bệnh tôm post và juveniles nhiễm bệnh VpAHPND và WSSV từ tôm bố mẹ không bị cắt bỏ cuống mắt.
Sinh sản nhân tạo của tôm thẻ ở hầu hết các trại giống trên toàn thế giới đều thông qua việc cắt bỏ cuống mắt một bên. Mặc dù này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng sản lượng trứng trong các trại sản xuất tôm giống công nghiệp, nhưng đây không phải là một việc mang phúc lợi tốt. Hơn nữa, từ lâu người ta đã công nhận rằng việc cắt bỏ cuống mắt cũng có thể gây mất cân bằng sinh lý và ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch của tôm bố mẹ. Cắt bỏ cuống mắt cũng có thể làm giảm cơ hội sống sót của tôm con trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
Nghiên cứu này và nghiên cứu trước đó (Zacarias et al. 2019), xác nhận rằng việc cắt bỏ cuống mắt không chỉ có tác động đến tôm bố mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tôm con. Trước những lo ngại này, người ta thấy rằng năng suất sinh sản ở tôm bố mẹ không bị ảnh hưởng khi không cắt bỏ cuống mắt, thông qua các biện pháp can thiệp bao gồm điều hòa trước khi thành thục, tăng mật độ nuôi và thay đổi tỷ lệ giới tính (Zacarias et al., 2019). Các thử nghiệm từ các phương pháp này đã chứng minh rằng có thể thu được sự thành thục và tái thành thục nhanh chóng của những con tôm thẻ cái không bị cắt bỏ cuống mắt trong khi vẫn duy trì sản lượng trứng tương tự như những con cái đã cắt bỏ cuống mắt.
Sau một tuần thích nghi, việc cắt bỏ một trong những mắt của tôm được thực hiện trên những con cái trong một bể (AF), trong khi ở bể thứ hai những con cái vẫn còn nguyên vẹn không cắt cuống mắt (NAF).
Một tuần sau khi cắt bỏ, những con cái đã thành thục từ mỗi nghiệm thức được thu và đưa vào bể chứa cá thể đực để giao phối. Tỷ lệ nở thành công của trứng ở hai nhóm tương ứng là 73% đối với AF và 65% đối với NAF. Vào cuối giai đoạn ấu trùng, tỷ lệ sống sót cuối cùng của tôm giống là 58,8 ± 5,0% đối với nhóm AF và 58,8 ± 5,6% đối với NAF.
Kiểm tra căng thẳng độ mặn được thực hiện để đánh giá mức độ mạnh mẽ của mỗi lô tôm giống. Trong nghiên cứu này, các PL từ các nghiệm thức NAF và AF cho thấy tỷ lệ sống tương tự sau khi thử nghiệm căng thẳng với độ mặn. PL ở nhóm NAF và AF có tỷ lệ sống sót lần lượt là 96,5 ± 1,84 và 99,75 ± 0,25%.
Khả năng sống sót của hậu ấu trùng tôm bị nhiễm mầm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính VpAHPND
Thử nghiêm được tiến hành với 4 nghiệm thức: AF + VpAHPND (2*108 CFU/ml); NAF + VpAHPND; AF – ĐC không bổ sung VpAHPND; NAF – ĐC không bổ sung VpAHPND.
Tỷ lệ sống của tôm đối chứng (tức là không bị nhiễm bệnh) từ NAF và AF 96 giờ sau thí nghiệm không có sự khác biệt đáng kể, tỷ lệ sống 100%. Tuy nhiên, trong thử nghiệm với VpAHPND, khả năng sống sót của PL từ tôm bố mẹ NAF (70,4%) cao hơn đáng kể so với PL (38,8%) từ bố mẹ AF ở 96 giờ. Điều này ủng hộ giả thuyết do Zacarias et al. (2019), việc cắt bỏ cuống mắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tôm PL cụ thể là tình trạng sinh lý của chúng.
Thử nghiệm với virus gây bệnh đốm trắng
Thử thách được thực hiện 4 nghiệm thức: AF + WSSV; NAF + WSSV; AF – ĐC không tiếp xúc với WSSV; NAF – ĐC không tiếp xúc với WSSV.
Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy trong sự sống sót của tôm không nhiễm bệnh từ cả hai nhóm ở 168 giờ (98% đối với NAF và AF). Tuy nhiên, các nhóm bị nhiễm WSSV có tỷ lệ sống sót thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm được nhiễm bệnh khi kết thúc thử nghiệm ở 168 giờ. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa hai nghiệm thức được quan sát thấy ở thời điểm 65 đến 75 giờ sau khi nhiễm bệnh, tỷ lệ sống sót của quần thể NAF cao hơn đáng kể so với AF. Tỷ lệ sống sót cao hơn của những PL từ NAF, mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng cho thấy có thể có một số bất lợi nhỏ của việc cắt bỏ cuống đối với khả năng của tôm con để chống lại virus gây bệnh đốm trắng WSSV nhưng thử nghiệm hiện tại không đủ để chứng minh điều này.
Cắt bỏ cuống mắt đã được báo cáo làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của tôm bố mẹ. Do đó có thể đưa ra giả thuyết, sự cải thiện về tỷ lệ sống ở PL và juveniles từ tôm bố mẹ không bị cắt bỏ cuống mắt đối với AHPND và WSSV được quan sát trong nghiên cứu này là bằng chứng về sự “mạnh mẽ” được nâng cao trong đàn. Các cơ chế dẫn đến sự cải thiện này có thể rất đa dạng và rất có thể liên quan đến việc tăng cường tình trạng miễn dịch của PL và juveniles từ tôm bố mẹ không cắt bỏ cuống mắt.
Các kết quả được trình bày ở đây là trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu tiềm năng của tôm con từ bố mẹ NAF tỷ lệ sống sót tốt hơn khi bùng phát VpAHPND và WSSV được xác nhận trong quy mô thương mại, thì tác động kinh tế đối với nông dân chắc chắn sẽ rất đáng kể. Thật vậy, nếu người nuôi thả trong bể hay ao ương của họ tôm PL từ NAF, thì khả năng sống sót của đàn giống sẽ được cải thiện đáng kể so với tôm PL từ AF khi tiếp xúc với VpAHPND trong những ngày đầu thả giống. Tương tự, tỷ lệ sống sót cao hơn của tôm con từ bố mẹ NAF thả trong ao nuôi thương phẩm có thể được quan sát thấy trong những ngày đầu tiên tiếp xúc với WSSV. Do đó, tỷ lệ sống cao hơn được quan sát ở tôm giống và juveniles từ NAF có thể làm giảm mức độ hao hụt và mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi.
Sương Phạm – https://tepbac.com/
js加密 hello my website is js加密
solikin hello my website is solikin
tahta4d hello my website is tahta4d
ovvo188 hello my website is ovvo188
GU jp hello my website is GU jp
poin365 hello my website is poin365
bahasa hello my website is bahasa
livedr hello my website is livedr
chợ tốt hello my website is chợ tốt