“Theo các chuyên gia, nuôi tôm vụ đông có những lợi thế như sản phẩm dễ bán hơn, giá bán cao hơn chính vụ, nhu cầu cho tiêu thụ tôm vào các dịp lễ tết cuối năm tăng lên … Tuy nhiên, nuôi tôm vụ đông cũng có nhiều khó khăn như nhiệt độ thấp nên người nuôi phải đầu tư cao hơn (làm nhà bạt) để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài hơn, quản lý môi trường khó khăn hơn…”
Vốn đầu tư lớn
Nuôi tôm vụ đông tuy mang lại hiệu quả cao nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, thời gian nuôi dài ngày và việc quản lý môi trường gặp nhiều trở ngại hơn. Hiện nay, ước tính chi phí đầu tư cho vụ đông khoảng 500 triệu đồng/ha. Đồng thời, người nuôi cũng cần tính toán để kịp thời gối vụ giữa vụ đông và vụ chính. Thêm nữa, giá cả vật tư đầu tư vào như giống, thuốc, thức ăn… hiện vẫn đang ở mức cao, đây là trở ngại đối với bà con nuôi tôm.
Để chuẩn bị cho thả tôm vụ đông, các hộ nuôi cần chuẩn bị: Ao nuôi hình chữ nhật, đấy đổ bê tông hình lòng chảo, tâm đáy có hố ga để xả cặn hàng ngày. Mái ao lợp kín bằng lớp plastic đảm bảo che mưa và giữ nhiệt, phía trên có lớp màn che nắng cơ động để điều chỉnh ánh sáng; xung quanh là cửa sổ thông gió và hệ thống điều chỉnh nhiệt độ. Mái trong nhà có hệ thống đèn chiếu sáng vào những ngày tối trời để tảo trong nhà nuôi phát triển. Đặc biệt là phải có hệ thống máy cho tôm ăn hoạt động tự động, chế độ được lập trình theo từng giai đoạn phát triển của tôm.
Thách thức về dịch bệnh
Ngày 3/9 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020. Đại diện Cục Thú y cho biết trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã bị thiệt hại lên tới hơn 38.736ha, gấp 2,06 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể tổng diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại là 36.605 ha, trong đó thiệt hại trong nuôi thâm canh, bán thâm canh là 6.037 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến là 30.040 ha; tôm lúa và các hình thức nuôi khác là 528 ha. Tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 94,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chiếm gần 6% tổng diện tích tôm nuôi trên cả nước.
Bộ NN&PTNT cũng đã xác định và thống kê được nguyên nhân thiệt hại. Trong đó thiệt hại do dịch bệnh là 4.490 ha, chiếm gần 12,27% tổng diện tích tôm bị thiệt hại, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Thiệt hại do biến đổi môi trường, thời tiết là 2.258 ha, chiếm 6,17% tổng diện tích tôm bị thiệt hại. Thiệt hại do không xác định được nguyên nhân là gần 29.857 ha chiếm đến 81,56% trong diện tích tôm bị thiệt hại.
Hiện nay, các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh,.. có thể làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; đồng thời điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, nên nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.
Nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhu cầu tôm nguyên liệu phục vụ cho các đợt lễ tết cuối năm là rất cao, nhờ đó tôm cũng được giá, người nuôi cũng tích cực thả nuôi vụ đông nhiều hơn. Hiệu quả mang lại được đánh giá qua khảo sát thực tế tại 2 hộ nuôi là ông Nguyễn Văn Dũng tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh và hộ ông Đỗ Quang Bốn, Thái Thụy, Thái Bình như sau: (Theo nguồn tin của Trung tâm khuyến nông Quốc gia)
Theo bảng trên, tôm vụ đông của hộ ông Nguyễn Văn Dũng ở TP Móng Cái, Quảng Ninh lợi nhuận đạt 1.486,0 triệu đồng/ha, gấp 1,6 lần so với nuôi chính vụ (901,5 triệu đồng/ha). Hộ ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình lợi nhuận đạt 1.582,0 triệu/ha đồng gấp gần 2 lần nuôi chính vụ 808,5 triệu đồng/ha.
Đánh giá về tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/tổng chi), tỷ suất lợi nhuận của ông Dũng, Quảng Ninh: nuôi chính vụ 1,3 và nuôi vụ đông 1,4. Tỷ xuất lợi nhuận của ông Bốn – Thái Bình: nuôi chính vụ 1,1 và nuôi vụ đông 1,4.
Công ty CP Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình vài năm trở lại đây cũng bắt đầu áp dụng mô hình nuôi tôm vụ đông, giúp tăng số vụ nuôi và mang lại lợi nhuận lớn. Ông Vũ Hải Đường, Giám đốc công ty chia sẻ, ngoài sản xuất 2 vụ chính như các hộ nuôi quảng canh khác, Công ty còn sản xuất thêm 1 vụ tôm thẻ trong vụ đông. Thực tế cho thấy ở miền Bắc, nếu không làm ao có mái che sẽ không nuôi được tôm vụ đông. Mái che có tác dụng giữ được nhiệt bên trong ao, vào mùa đông nhiệt độ bên ngoài trời và bên trong ao sẽ chênh lệch từ 10-12oC, đảm bảo tôm thích nghi. Qua hơn 3 năm sản xuất cho thấy đây là mô hình phù hợp và cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Tôm thành phẩm đảm bảo chất lượng và có năng suất tương đương 2 vụ chính, ước tính mỗi ha đạt từ 22 -24 tấn/vụ. Trong khi giá bán ra cao hơn từ 1,5 -2 lần so với tôm chính vụ. Sau khi trừ chi phí, nuôi tôm vụ đông cho thu nhập đạt trên 1,5 tỷ đồng/ha/vụ. Toàn bộ diện tích tôm vụ đông năm nay của Công ty đang phát triển tốt và dự kiến sẽ xuất bán đúng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Đẩy mạnh khai thác tiềm năng, chủ động ứng phó với những bất lợi
Để nuôi tôm vụ đông đạt hiệu quả, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nuôi cho phù hợp; chỉ nên áp dụng với những cơ sở nuôi có đủ điều kiện.
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất: “ Diện tích nuôi tôm vụ đông từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế tiềm năng còn rất lớn. Để khai thác hiệu quả cần khuyến khích địa phương tăng sử dụng diện tích, tăng vụ, tăng thu nhập cho bà con”.
Hiện nay, quy trình kỹ thuật nuôi tôm vụ đông chưa có, các tỉnh đang tự học hỏi kinh nghiệm nuôi thực tiễn từ các mô hình là chính, vì vậy Bộ NN&PTNT cần xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm vụ đông, nhân rộng, tuyên truyền mô hình này.
Nhằm chuẩn bị và khắc phục tình trạng dịch bệnh, Cục Thú y đã phối hợp với Bộ NN và PTNT tổ chức các biện pháp phòng và chống dịch, đưa ra các văn bản chỉ đạo kịp thời đến các địa phương cũng như hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, triển khai tại các cơ sở. Giám sát chủ động cảnh báo dịch bệnh kịp thời để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra khâu lưu thông tôm giống qua địa bàn, đảm bảo không để lọt các lô tôm không đạt yêu cầu qua các tỉnh. Các địa phương có chợ tôm giống cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm dịch tại chỗ nhằm đảm bảo tôm về chợ phải đảm bảo yêu cầu.
Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/
js安全 hello my website is js安全
nnnxn hello my website is nnnxn
dika dj hello my website is dika dj
ino 4d hello my website is ino 4d
qamar hello my website is qamar
helene hello my website is helene
p200mc hello my website is p200mc
oy88 hello my website is oy88
nelcin hello my website is nelcin