Mô hình nuôi tôm trong nhà kính. Ảnh: Việt Úc
Nuôi trong nhà kính không đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ an toàn với dịch bệnh.
Nuôi trong nhà kính không đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ không bị nhiễm bệnh
Những năm gần đây, ngành công nghiệp tôm đã trải qua sự ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng từ sự bùng phát ngày càng nguy hiểm của các loại dịch bệnh. Một số loại phổ biến như: hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus nằm ở bao tử tôm và tiết ra các độc tốt làm bong tróc mảng lớn tế bào; bệnh vi bào tử trùng EHP do vi bào tử trùng microsporidia thuộc chi Enterocytozoon, tỉ lệ chết thấp nhưng làm tôm chậm phát triển; ngoài ra còn có một số dịch bệnh đã quen thuộc như bệnh đốm trắng (WSSV); hội chứng Taura (TSV); bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHVN) và bệnh đầu vàng (YHV).
Vì sự bùng phát dịch ngày càng nghiêm trọng và có sức ảnh hưởng rộng rãi từ các ao đơn lẻ đến cà vùng nuôi nên các biện pháp an toàn sinh học ngày càng được chú trọng hơn: như trữ và xử lí tốt nguồn nước cấp, nước cũng được xử lí trước khi xả ra môi trường, hạn chế sự ra vào và dùng riêng các dụng cụ ở từng ao để hạn chế sự lây lan hay mang mầm bệnh vào ao nuôi, ngoài ra còn nuôi tôm có nguồn gốc được kiểm dịch trước khi thả nuôi, tôm SPF (tôm sạch bệnh),… nhưng mầm bệnh vẫn có thể lây lan qua đường trên không như hạt nước, chim, côn trùng,… Vì thế hình thức nuôi trong nhà kính ra đời, ao tôm tách biệt với môi trường ngoài, môi trường nuôi được kiểm soát chặt chẽ, các giai đoạn nuôi cũng được chia nhỏ để quản lí và đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, liệu mô hình nuôi trong nhà kính có đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ không bị nhiễm bệnh?
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra về các dịch bệnh phổ biến hiện nay có thể gây cảm nhiễm ở tôm nuôi trong nhà kính. Các ao nuôi tôm có diện tích 600m2, độ sâu là 1m được kiểm soát nghiêm ngặt ở từng khâu, đảm bảo chất lượng quản lí trong quá trình nuôi và đã chứng minh là hiệu quả cao.
Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
Mẫu vật tôm
Tổng cộng có 360 mẫu tôm được thu thập từ 20 ao trong nhà kính từ ngày 7 – 14 tháng 9 năm 2016. Mỗi ao sẽ lấy ngẫu nhiên 20 cá thể tôm, tôm sẽ được đo kích thước và đông lạnh. Có 3 cá thể tôm trên một ao sẽ được mang đi kiểm tra siêu cấu trúc. Mẫu tôm còn lại sẽ được chia thành nhóm tôm khỏe và tôm chậm lớn (dựa theo bảng theo dõi và đánh giá của người nuôi).
Các phương pháp dùng để phân tích gồm: sử dụng kính hiển vi, phân tích axit nucletic, PCR, RT-PCR và kiểm tra thống kê.
Kết quả
Kiểm tra siêu cấu trúc
Dùng kiểm tra TEM (kính hiển vi điện tử truyền qua) để phân tích vi cấu trúc của tôm chậm lớn không thấy rõ sự thay đổi của tế bào trong các tế bào biểu mô hình ống của gan tụy, ngoại trừ sự hiện diện của EHP xung quanh tế bào chất. Số lượng lớn EHP được tìm thấy trong tế bào biểu mô hình ống của gan tụy.
Phân tích PCR
Trong 6 bệnh phổ biến thì kiểm tra cho thấy EHP có xuất hiện ở tôm chậm lớn trong nghiên cứu này.
Tỷ lệ tôm chậm lớn dương tính với EHP trong bước đầu là 12%, đối với tôm khỏe tỷ lệ này là 0%. Ngoài ra, tôm cũng cảm nhiễm với các dịch bệnh như IHHNV, AHPND.
Mối quan hệ giữa mầm bệnh với chiều dài cơ thể, trọng lượng thân và tỉ lệ trọng lượng thân trên chiều dài cơ thể
Chiều dài thân và trọng lượng của nhóm không nhiễm bệnh cao hơn hẵn nhóm bị nhiễm.
Thảo luận
Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy, trong 6 loại dịch bệnh phổ biến thì tôm nuôi trong nhà kính có thể cảm nhiễm với 3 loại là EHP, IHHNV và AHPND. Trong đó, cảm nhiễm cao nhất là EHP, sự lây lan nhanh cả theo chiều ngang và chiều dọc khiến cho sự kiểm soát trở nên khó khăn hơn (tỷ lệ nhiễm lên đến 54,4% trong thí nghiệm này). EHP làm tôm chậm lớn nên ảnh hưởng lớn đến kinh tế người nuôi. Tuy vậy, EHP vẫn được đánh giá là không quá nghiêm trọng bởi vì tỉ lệ chết gây ra không cao bằng AHPND.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng dù nuôi trong nhà kính với các khâu riêng biệt và sử dụng các biện pháp an toàn sinh học thì các ao tôm vẫn có nguy cơ nhiễm các dịch bệnh phổ biến, đặc biệt là ba bệnh EHP, IHHNV và AHPND. Dù vậy vì được nuôi trong nhà kính nên khả năng phản ứng kịp thời cùng các biện pháp an toàn sẽ được thực hiện ngay, các ao sẽ được nuôi tách biệt và sẽ không gây lây nhiễm giữa các ao với nhau như nuôi trong ao đất. Điều này càng chứng minh sự hiệu quả của nuôi ao trong nhà kính mang lại.
Triệu – https://tepbac.com/