Tình hình đang dần ổn định trở lại tại Ấn Độ sau khi quốc gia này trải qua “vụ thu hoạch trong hoảng loạn” do chính phủ thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 22/3.
Ông Manoj Sharma, giám đốc công ty nuôi trồng tôm Mayank Aquaculture tại bang Gujarat phát biểu tại hội thảo trực tuyến về tôm của trang Infofish: “Trách nhiệm xã hội đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của ngành nuôi trồng.
Mùa vụ chính là vào tháng 3, khi tất cả các trại giống (ở Andhra Pradesh) đều sẵn sàng phối giống cho khoảng 68.000 cá bố mẹ. Sau đó, lệnh phong tỏa đến đột ngột khiến khoảng 4 đến 5 tỉ con giống không thể bán được vì không có khách mua hàng.
Sản lượng sẽ giảm khoảng 50% vào quí II năm 2020. Nhưng khi lên phong tỏa kết thúc vào tháng 5, tôi nghĩ việc nuôi trồng sẽ diễn ra thuận lợi”.
Nhà phân tích của Aquaconnect, ông Sudhakar Velayutham, trả lời trang tin Undercurrent News vào đầu tháng 6 rằng ông kì vọng khoảng 50% đến 60% nông dân tại Andhra Pradesh sẽ phối giống cho tôm vào tháng 5 và tháng 6.
Ông nói thêm: “Ngay lúc này, nông dân tại Andhra đã bắt đầu nuôi trồng. Tại đó, có 400 trại cấy giống nên việc vận chuyển là hết sức thuận lợi. Các hệ thống sân bay và luân chuyển hàng hóa đã hoạt động trở lại và có bang khác tại Tây Bengal và Gujarat cũng sẽ sớm được mở cửa.”.
“Tôi nghĩ rằng, trong tháng 6 này, khoảng 70-80% nông dân sẽ nuôi con giống và chúng ta sẽ đạt được sản lượng bằng khoảng 60-70% năm 2019, tương đương với khoảng 500.000 tấn.”.
Tuy nhiên, ông Gulkin cũng bộc lộ mối quan ngại với lượng cầu của 500.000 tấn tôm Ấn Độ đó, trong bối cảnh Indonesia, Việt Nam và Thái Lan cũng đang sản xuất một khối lượng tôm lớn. Do đó, giá tôm được dự báo là sẽ ở mức thấp từ nay đến cuối năm 2020.
Ông Gulkin bổ sung: “Việc Ấn Độ sản xuất 500.000 tấn tôm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro do thừa nguồn cung trên thị trường.
Tôi không thấy sản lượng của Indonesia giảm. Người nông dân đang thu hoạch nhanh trước lễ Ramadan (tháng nhịn ăn của người theo đạo Hồi), đặc biệt là tại Indonesia. Họ cũng dọn dẹp ao nuôi tôm trước ngày Eid al-Fitr (ngày kết thúc lễ Ramadan), vậy nên, việc nông dân Indonesia tái sản xuất hiện nay là khá dễ hiểu.”
Nông dân tại Thái Lan đã không hài lòng với giá tôm trong một thời gian dài, nên sản lượng của họ có thế giảm từ 300.000 tấn xuống còn 250.000 tấn hoặc thậm chí 200.000 tấn.
Trong khi đó, giá nguyên liệu tươi Việt Nam đã tăng trong vài tuần qua nhờ sự đi lên của thị trường bán lẻ. Tương tự, thị trường bán lẻ sẽ là lĩnh vực được tái mở cửa sớm tại Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy ngành nuôi tôm.
H.Mĩ Kinh tế & Tiêu dùng