Hiện nay, nông dân nuôi tôm bằng nhiều hình thức như: quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh… Mỗi hình thức nuôi đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy, để tìm ra một hình thức nuôi với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao là vô cùng cần thiết.Hình thức nuôi tôm QCCTNSC chi phí vừa phải, gần gũi với người dân, kỹ thuật không đòi hỏi cao như nuôi tôm công nghiệp mà hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hộ gia đình.
Mô hình tôm – lúa Sóc Trăng từ các số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho thấy, trong mô hình tôm – lúa, nếu nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến, năng suất đạt 0,5 tấn/ha, nuôi bán thâm canh là 1,8 tấn/ha; còn nếu nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh năng suất bình quân 2,8 tấn/ha và một vụ lúa năng suất đạt từ 6 – 7 tấn/ha. Cũng với mô hình này, thông qua sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp, đã có những hợp tác xã thực hiện và đạt chứng nhận các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho con tôm và cây lúa, như: ASC, Organic, VietGAP…
xã Nam Yên (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), nơi có phong trào nuôi tôm phát triển rất mạnh. Theo thống kê, toàn xã có đến 90% hộ dân nuôi tôm quảng canh. Và chính mô hình này đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân địa phương.
Nam Yên là một trong 4 xã bãi ngang ven biển, thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn của huyện An Biên. Trước đây, người dân Nam Yên chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa, nhưng năng suất rất thấp. Năm 2006, từ mô hình lúa – tôm của một vài hộ dân có hiệu quả, lãnh đạo địa phương đã phát động, khuyến khích người dân chuyển sang nuôi tôm quảng canh.
Anh Lưu Hoàng Giang, một nông dân ở xã Nam Yên cho biết: Nếu cùng làm trên cùng diện tích ví như trên 1 ha, thì làm lúa thu được 2 đến 3 triệu đồng/vụ, coi như trúng mùa, trúng giá. Còn đối với nuôi tôm quảng canh, có thể thu được từ 15 đến 20 triệu đồng/vụ rất bình thường. Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Ưu điểm của phương thức nuôi này là: mật độ thả nuôi tôm thấp, nuôi không tốn kém chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi không dài.
Cũng như nhiều hộ dân ở đây, hơn 10 năm trước, anh Lưu Minh Trí, ở xã Nam Yên, huyện An.Mới khởi nghiệp, anh Trí nuôi tôm với diện tích 4 ha, cùng với tiếp sức của ngân hàng Agribank về nguồn vốn, làm ăn hiệu quả nên đến nay anh đã có trên 8 ha đất để nuôi tôm quảng canh. Anh tâm sự: “Không có vốn vay từ Agribank thì gia đình chúng tôi không có được như ngày hôm nay. Con cái trong nhà được đến trường ăn học, đặc biệt hơn, vợ chồng tôi mới xây được căn nhà tường kiên cố trên 500 triệu đồng cũng nhờ vào mô hình nuôi tôm quảng canh”.
Mô hình nuôi tôm quảng canh thành công, không chỉ giúp nhiều nông hộ có điều kiện vươn lên khá giả, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân thông qua các dịch vụ ngành tôm.
Ông Lưu Văn Việt, phó chủ tịch thường trực UBND xã Nam Yên cho biết: Nhiều năm qua, với sự đồng hành, tiếp sức về vốn của Agribank nên tỷ lệ hộ nghèo của Nam Yên từ 25,56% chỉ còn 3,83%. Thời gian qua, nhiều nông dân áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới nên tôm cho năng suất khá cao vì vậy giúp nhiều người dân xây dựng nhà cửa khang trang, thậm chí cả xóm cất nhà tường nhờ con tôm quảng canh. Từ những động lực đó góp phần rất lớn trong việc xây dựng xã nông thôn mới ở địa phương sớm hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Trên đà thắng lợi này, xã sẽ tiếp tục vận động bà con nông dân chuyển hết số diện tích còn lại thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh, nhằm góp phần khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương. Đây cũng là định hướng dài hơi của tỉnh, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu tôm Kiên Giang trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Theo : GIA PHÚ -Vietlinh
Nguồn tin: Khoa học Phổ thông,