Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp là bước quan trọng, quyết định đến 99% sự thành bài của vụ nuôi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách thiết kế ao nuôi tôm mới nhất năm 2020, đang được nhiều hộ nuôi áp dụng cho năng suất cao.
Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp
1. Khảo sát mặt bằng ao nuôi tôm
Khảo sát mặt bằng là bước đóng vai trò quan trọng, giúp người nuôi dễ nhận định được những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp.
- Chọn vị trí ao nuôi đảm bảo an toàn, tiện lợi dễ dàng tháo cấp nước.
- Mặt bằng phải phẳng, tạo điều kiện thuận lợi khi cải tạo ao.
- Vị trí thuận tiện cho việc chăm sóc, vận chuyển giai đoạn nuôi sang ao tôm thương phẩm.
Mặt bằng ao nuôi đảm bảo bằng phẳng, vị trị địa lý thuận lợi
2. Chọn quy trình nuôi
Ở bài viết này, Dr.Tom sẽ hướng dẫn bà con thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp vào quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn công nghệ SERMI-BIOFLOC.
Loại 1:
- 01 ao lắng thô, 01 ao sẵn sàng, 02 ao xử lý.
- 02 ao ương: 100m2, 04 ao nuôi: 900m2.
+> Tỉ lệ sống: 85%
+> Mật độ nuôi: 300 con/m2.
+> Địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt, đường rộng và có điện.
Loại 2:
- 1 ao lắng thô, 1 hệ thống xử lý, 2 ao sẵn sàng.
- 1 ao ương: 300m2, 2 ao nuôi: 1200m2.
+> Tỉ lệ sống: 85%
+> Mật độ nuôi: 300 con/m2.
3. Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp
— Một hệ thống ao nuôi cần được thiết kế đầy đủ ao lắng thô, ao sẵn sàng, ao xử lý, ao ương và ao nuôi tôm. Thiếu một trong những ao này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ao tôm.
— Ao ương thiết kế có mái che nhà kính đầy đủ là tốt nhất.
— Hệ thống ao nuôi phải đảm bảo có hệ thống xi phong tự động, hệ thống quạt nước và oxy dưới ao. Hầu hết các ao được thiết kế dạng tròn để dễ dàng gom chất thải. Lưu ý đặt quạt nước không quá mạnh để cho chất hữu cơ có thời gian lắng tụ và đặc biệt là oxy trong ao phải đầy đủ.
Xem chi tiết => Xi phong đáy ao là gì? Các loại hình xi phông phổ biến năm 2020
— Trong trường hợp ao nuôi bị nhiễm EHP thì bước khử trùng cần được thực hiện cẩn thận. Lựa chọn phương pháp khử trùng thích hợp cho lần nuôi tiếp theo. Dr.Tom khuyến cao, nên sử dụng NaOH nồng độ > 0.5N để khử trùng bể bê tổng hoặc bể lót bạt HDPE. Sử dụng CaO để khử trùng ao đất với tỉ lệ 0.5 – 1kg cho 1m2. Bên cạnh đó, cần tiến hành xét nghiệm PCR Pockit để xem tôm giống có bị nhiễm EHP không trước khi nuôi.
* Sơ đồ ao nuôi loại 1:
Mô hình ao nuôi tôm công nghiệp 02 ao ương: 100m2, 04 ao nuôi: 900m2
4. Quy trình xử lý nước
- Đầu tiên nước được lấy từ sông lúc triều cường cao nhất đưa vào ao lắng thô qua lưới lọc để cho phù sa lắng tự nhiên.
- Tại ao lắng thô ta sẽ bơm nước qua hệ thống xử lý nước nhanh và châm thuốc tím từ 5-10ppm theo máy định lượng châm trực tiếp vào đường ống.
- Sau đó nước sẽ được chảy tràng qua ao xử lý qua túi lọc mịn và bơm clorine trực tiếp vào đường ống đ nồng độ 30ppm để diệt khuẩn (chú ý pH phải thấp)..
- Kiểm tra nồng độ clorine nếu còn clorine ta có thể trung hòa bằng Natrithiosunfat đảm sau khi ổn sẽ cấp vào ao sẳn sàng qua lưới lọc sau đó xử lý EDTA nồng độ 5-10ppm để lắng tụ các kim loại nặng, tiếp tục xử lý các yếu tố môi trường như bằng Dolomit, soda lạnh (kiềm 180mg/l) khoáng chất cho phù đạt hàm lượng thích hợp cho tôm nếu nước để lâu mới cấp vào ao nên diệt khuẩn lại bằng clorine nồng độ 2ppm sau đó mới sử dụng.
- Sau khi đã xử lý nước phù hợp các chỉ tiêu môi trường nuôi tôm thẻ, tiến hành cấp vào ao ương qua hệ thống lọc than hoạt tính vì tôm giai đoạn nhỏ nên phải đảm bảo nước được sạch và khi khử clorine có thể sinh ra các phức hợp gây độc cũng như kim loại nặng nên lọc qua than hoạt tính một lần nữa. Sau đó cấy vi sinh và gây màu nước và tiến hành ương giống.
Hệ thống xử lý nước ao nuôi tôm công nghiệp
- Các yếu tố môi trường
Yếu tố | Khoảng thích hợp |
Độ trong (cm) | 30 – 45 |
Màu nước | Vàng nâu,xanh nhạt |
Độ mặn (‰) | 10 – 25 |
Độ kiềm (mgCaCO3/L) | 120-180 |
Ca | Tùy theo độ mặn |
Mg | Tùy theo độ mặn |
Kali | Tùy theo độ mặn |
Nhiệt độ oC | 25-30 |
pH | 7,5 – 8,5 |
CO2 (mg/L) | 1 – 10 |
O2 (mg/L) | 5 – 10 |
Độ cứng (mgCaCO3/L) | 80 – 120 |
NH3/NH4 (mg/L) | <0,1 |
NO2 | Tùy theo độ mặn |
H2S (mg/L) | <0,03 |
Fe (mg/L) | 0 |
Chlorophyll-a (ug/L) | 50 – 200 |
Dự tính chi phí ao nuôi tôm công nghiệp
Dr.Tom sẽ hướng dẫn người nuôi hạch toán chi phí 01 ao nuôi cho mô hình nuôi loại 2:
+ 1 ao lắng thô, 1 hệ thống xử lý, 2 ao sẵn sàng.
+ 1 ao ương: 300m2, 2 ao nuôi: 1200m2.
Mật độ | 300 con/m2 |
Diện tích | 1.200 m2 |
Độ sâu | 1.5 m |
Thể tích | 1.200 m3 |
Tổng Thả | 360.000 pl |
Tỉ lệ sống | 85% |
FCR | 1.3 |
Tổng lượng thức ăn | 13.260 kg |
Thay nước | 30%/ngày |
Tổng lượng nước xử lý | 32.400 khối |
Số lượng thu | 10.200 kg |
Size Thu | 30 con/kg |
Gía | 150.000 kg (size 30con/kg) |
Doanh Thu | 1.530.000.000 |
Chi Phí | 530.060.000 |
Lợi Nhuận | 999.940.000 |
Đây là cách tính chi phí cho một ao nuôi tôm công nghiệp. Tùy vào mô hình ao nuôi, diện tích các ao nuôi thương phẩm, mật độ thả mà chi phí và lợi nhuận sẽ khác nhau. Dr.Tom khuyến khích bà con áp dụng chuỗi sản phẩm Scienchain vào quá trình nuôi.
Nguồn : https://drtom.vn/