Thời gian qua, các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGap, quản lý chặt chẽ về con giống, tình hình dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình nuôi tôm theo hướng VietGap, các hộ nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap ở xã Nga Tân ghi sổ nhật ký, ghi chép rõ ràng lượng thức ăn hàng ngày, chỉ số môi trường nước phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Với sự giám sát chặt chẽ ngay tại vùng nuôi, nên tỷ lệ tôm sống đạt từ 75 – 80%, cao gấp 1,5 lần so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng không theo quy trình VietGap.
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap giảm dịch bệnh, sản phẩm nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn; Môi trường ao nuôi được duy trì tốt trong quá trình nuôi, lượng hóa chất sử dụng ít và bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua nhật ký ghi chép; Hạn chế được việc tác động ảnh hưởng đến môi trường ngoài ao nuôi. Mô hình đã từng bước giúp các hộ nuôi tôm thay đổi cách làm, chuyển hướng sang nuôi thâm canh, tăng thu nhập.
Theo chuyên mục Vàng trong đất ngày 27.12/TTV