Bài báo sau đây của Junqian Gao và cộng sự 2018 đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn và đưa ra một giải pháp tiềm năng giúp xử lý hiệu quả NH3 và NO2 trong ao tôm.
Tích lũy nitrit quá mức là một vấn đề phổ biến và gây khó khăn đối với nuôi trồng thủy sản thâm canh. Hiện nay tại rất nhiều vùng nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiệu quả khống chế khí độc trong ao tôm như NH3, NO2 vẫn còn nan giải. Nhiều sản phẩm trên thị trường vẫn chưa thật sự hiệu quả và công nghệ sản xuất các chủng vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen như Nitrosomoas sp, Nitrobacter sp, Nitrococcus sp, Nitrosococcus sp chưa vẫn chưa tạo được dạng bào tử hoàn chỉnh. Vì vậy khi bảo quản dạng bột rất dễ suy giảm chất lượng. Mặt khác, bản chất của những chủng vi khuẩn này cần phải có giá thể để chúng tồn tại và phát triển.
Trong khi môi trường nước lại có số lượng giá thể rất hạn chế. Vì thế công việc của các nhà khoa học trong và ngoài nước hiện nay là:
1. Nâng cao công nghệ sản xuất để tạo ra bào tử ngủ cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen.
2. Tạo ra điều kiện tối ưu để cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen tồn tại và phát triển (như việc bổ sung giá thể).
3. Tìm ra các nhóm vi khuẩn khác có khả năng chuyển hóa nhóm hợp chất Nitrogen đồng thời có khả năng tạo bào từ.
Để giải quyết vấn đề thứ ba, các nhà khoa học Châu Á đã tìm ra một chủng vi sinh đơn thuộc nhóm Bacillus có khả năng xử lý NH3, NO2 trong ao tôm hiệu quả. Một thử nghiệm về sự khử nitơ hiếu khí bởi vi khuẩn Bacillus megaterium S379 đã được đánh giá.
Kết quả: Hoạt tính khử Nitric của Bacillus megaterium S379 có tỷ lệ loại bỏ nitrit rất cao (hơn 85%) sau 24h khi nhiệt độ dao động từ 25°C đến 40°C và pH khác nhau trong khoảng 7,0 và 9,0 cho thấy chúng có khả năng thích ứng với môi trường tuyệt vời.
Khả năng của chủng của S379 có thể tăng cường việc chuyển hóa NO2 ngay cả khi NO2 tăng lên đến 340 mg/L.
Loài vi khuẩn này cũng cho thấy hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong vấn đề xử lý nước trong ao nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Bacillus megaterium S379 sở hữu các hoạt động hydrolase dương tính đối với tinh bột, casein, cellulose và chất béo và hoạt đông tốt ở độ mặn hơn 60 ppt.
Kết luận
Các thông tin trong nghiên cứu trên tất cả đều cho thấy tiềm năng của dòng vi khuẩn Bacillus megaterium S379 để áp dụng trong quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Nếu mô hình nghiên cứu trên được nhân rộng tại Việt Nam thì vấn đề NO2 không còn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam như hiện nay. Do đó cần có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên nhiều vùng nuôi tôm ở Việt Nam để xác định tiềm năng ứng dụng của chủng vi khuẩn này một các hiệu quả.