Nuôi tôm không dễ, nhưng nếu hiểu và nắm bắt chắc được những điều cơ bản có thể giữ cho ao nuôi sạch bệnh và đạt năng suất cao. An toàn sinh học là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh tật trong trang trại và những đợt bùng phát kế tiếp trong khu vực; nó không chỉ mang lại lợi ích cho một người nuôi, mà còn mang lại lợi ích cho cả cộng đồng nuôi tôm
1. Khử trùng
Khử trùng là một bước quan trọng để cung cấp một môi trường sạch bệnh cho tôm. Trước khi bắt đầu thả giống, điều quan trọng cần làm là khử trùng toàn bộ cho trang trại nuôi, tất cả các thiết bị nuôi, nước nuôi… đảm bảo rằng mầm bệnh được tiêu diệt, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
+) Khử trùng ao nuôi và thiết bị
Đấu tiên, vệ sinh ao và thiết bị bằng vòi xịt cao áp có chứa chất khử trùng. Khuyến nghị sử dụng 10ppm axit trichloroisocyanuric (TCCA) và 30 ppm natri hypoclorit.
Nồng độ và thời gian tiếp xúc được khuyến nghị để khử trùng bằng clo
Sau khi khử trùng, cọ rửa lớp lót ao để đảm bảo rằng lớp màng sinh học được nâng cao. Sau đó, loại bỏ tất cả bùn rác còn sót lại của chu kỳ trước vì đây là nơi mầm bệnh lưu cữu. Nếu trước đó trại đã mắc dịch bệnh, sử dụng vôi có pH 11 để diệt trừ bào tử, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở chu kỳ tiếp theo.
+) Khử trùng nước
Việc khử trùng nước cần thực hiện theo 2 bước: lọc sơ bộ và khử trùng. Đối với quá trình lọc sơ bộ, sử dụng các bộ lọc có mắt lưới nhỏ hơn 200-300 ở đầu vào để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, động vật ngoại lai, chất thải rắn. Các bộ lọc nên được bảo dưỡng thường xuyên bằng cách rửa qua nước sạch và loại bỏ cặn bẩn.
Đối với khử trùng nước, sử dụng hóa chất khử trùng để diệt trừ triệt để các loại mầm bệnh. Bổ sung 20-30 ppm natri hypoclorit 60%, 0,5-2,5ppm KMnO4 và 10ppm TCCA vào nước lọc trong 24 giờ. Duy trì sục khí đầy đủ trong quá trình khử trùng bằng hóa chất. Để loại bỏ lượng clo còn sót lại, sử dụng đúng lượng natri thiosulphat bằng cách nhân nồng độ clo còn lại với 3. Cuối cùng, áp dụng từ 2 đến 7 lần trong 24 giờ liên tục.
2. Cải thiện an ninh sinh học tại trang trại
Cơ chế hoạt động của an toàn sinh học là ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh và loại trừ chúng trong trang trại. Dưới đây là một số biện pháp an toàn sinh học đơn giản nhất mà người nuôi tôm có thể bắt đầu thực hiện tại chính trang trại của mình:
+) Sử dụng lớp lót ao: Polyethylene mật độ cao (HDPE) là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. Việc sử dụng lớp lót ao cho phép kiểm soát nước dễ dàng hơn bởi giúp ngăn nước không tiếp xúc trực tiếp với đất, sự tiếp xúc đó có thể gây ra phản ứng thiếu oxy phức tạp, rất độc cho tôm.
+) Làm hàng rào bảo vệ xung quanh trang trại: Việc làm này giúp ngăn động vật hoang dã chẳng hạn như cua, ốc… những động vật này có thể mang mầm bệnh không mong muốn xâm nhập vào trang trại.
+) Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của người và phương tiện: Đảm bảo tất cả công nhân và khách đến trang trại phải thực hiện đúng quy trình khử trùng làm sạch trước và sau khi làm việc. Tất cả các phương tiện cũng thực hiện đúng các quy trình trước và sau khi xuất nhập trại.
+) Lưu trữ thức ăn trong một khu vực riêng: Giúp duy trì sự sạch sẽ, ngăn tiếp xúc với các vật trung gian bên ngoài có thể mang bệnh và giữ thức ăn ở một nhiệt độ ổn định hơn để duy trì chất lượng thức ăn tốt hơn.
+) Đảm bảo có các phòng thí nghiệm trong khu vực: Sự có mặt của các phòng thí nghiệm xung quanh khu vực nuôi cũng rất quan trọng cho việc đánh giá chất lượng nước và kiểm tra bệnh tật. Điều này cũng giúp việc kiểm tra tại địa phương nhanh hơn so với gửi mẫu nước, mẫu bệnh phẩm của tôm đến các thành phố khác.
Sử dụng lưới và lót bạt đáy ao cũng là một biện pháp an toàn sinh học đơn giản giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. (Ảnh minh họa)
3. Duy trì mức độ kiềm tối ưu
Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng nước quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động pH và thành phần vi khuẩn. Nên duy trì độ kiềm ở 120-150 ppm. Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng các hợp chất bicabonat như CaCO3, CaMg(CO3)2, CaO và Ca(OH)2. Tốt nhất là áp dụng định kỳ đều đặn. Để tăng tối đa độ kiềm, lượng áp dụng cho mỗi lần xử lý không được quá 20 ppm.
Xử lý kiềm được khuyến khích thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các hợp chất bicabonat sẽ phản ứng với carbon dioxide (CO2) nhiều hơn vào đêm bởi quá trình hô hấp của tất cả các sinh vật.
4. Hiệu chỉnh tất cả các công cụ đo lường
Điều này có vẻ đơn giản nhưng trước mỗi chu kỳ, hãy đảm bảo tất cả các công cụ đo lường của trại đã được hiệu chuẩn. Bao gồm máy đo oxy hòa tan (DO), máy đo pH, khúc xạ kế và bộ kiểm tra hóa học. Các công cụ nếu chưa được hiệu chỉnh có thể gây những lỗi nghiêm trọng dẫn đến việc quản lý sai do dữ liệu không chính xác. Công cụ được hiệu chỉnh có thể cho những kết quả chính xác, giúp việc đưa ra những quyết định có cơ sở hơn.
5. Đánh giá hậu ấu trùng (PL) và sức khỏe tôm
Trước khi thả giống, tôm giống từ các trang trại giống nên được kiểm soát chặt chẽ thường xuyên bằng mắt thường hoặc tốt hơn là bằng kính hiển vi. Kiểm tra hàng tuần sức khỏe tôm nuôi sau khi thả, điều này có lợi cho việc duy trì tăng trưởng tối ưu của tôm và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh tật có thể xảy ra.
Những chỉ tiêu nên kiểm tra bao gồm: Tôm tích cực bơi, hình thái bình thường, ruột đầy, không có sinh vật bám dính, không có vẩn đục cơ, tỷ lệ chiều rộng cơ trên ruột là 3:1, gan tụy to và sẫm màu, mang có màu trắng hoặc hơi xám, không có melanisation (biểu hiện bằng các đốm đen đến nâu), không có cặn bẩn trên tôm và không có vết cắt hoặc xoắn trên cơ thể tôm.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sức khỏe và các chỉ tiêu của tôm (Ảnh minh họa)
6. Lấy mẫu tôm thường xuyên
Việc lấy mẫu cho phép người nuôi hiểu được sự tăng trưởng của tôm và điều chỉnh chế độ thức ăn cho phù hợp, tránh cho ăn quá nhiều hoặc cho ăn quá ít. Nên lấy mẫu tôm từ 5-7 ngày một lần bằng cách sử dụng lưới phù hợp cới kích cỡ tôm hiện tại. Việc lấy mẫu được thực hiện để ước tính trọng lượng cơ thể trung bình (MBW), tính bằng cách chia tổng trọng lượng cho số lượng tôm. Lấy mẫu cần thực hiện một cách đồng đều, tránh lấy mẫu gần khay thức ăn vì tôm ở đó có xu hướng to hơn những con còn lại. Lấy mẫu ngẫu nhiên theo chiều dọc bao gồm đỉnh, giữa và đáy của cột nước cũng như theo chiều ngang bao phủ đều các mặt khác nhau của ao. Tránh lấy mẫu khi tôm đang lột xác.
7. Lấy mẫu theo dõi tôm vừa thả trong 24 giờ đầu
Tổng số tôm thu được ở trang trại giống thường được xác định bằng cách đếm một mẫu túi PL. Sau khi thả giống, người nuôi thường không lấy mẫu theo dõi, điều quan trọng nhất là nắm được tỷ lệ sống 24 giờ sau khi thả. Điều này có thể cung cấp cho người nuôi cái nhìn toàn diện về quần thể tôm sau khi chúng trải qua quá trình thích nghi căng thẳng
8. Lưu ý việc lột xác
Việc lột xác giúp cho tôm phát triển lớn hơn, đây cũng là thời điểm quan trọng cần được chú ý trong nuôi tôm. Người nuôi cần biết chính xác giai đoạn lột xác của tôm bằng cách lấy mẫu thường xuyên, điều này giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn khi quá trình lột xác của tôm diễn ra. Cách tốt nhất là chuẩn bị một môi trường thích hợp bằng cách cung cấp đủ các chất dinh dưỡng vi mô và vĩ mô giúp tôm nhanh chóng hình thành lớp vỏ mới. Việc này giúp giải quyết các vấn đề thề lột xác và tử vong do lột xác không thành công. Một số khoáng chất giúp tôm trong quá trình lột xác là: Ca, Cu, Mg, Na, P, K, Se, Zn.
9. Bổ sung men vi sinh đúng lúc
Probiotic là những vi khuẩn có lợi giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm, ngăn ngừa căng thẳng và bệnh tật cũng như duy trì chất lượng nước. Chế phẩm sinh học nên áp dụng từ đầu chu kỳ, giúp tôm giống thích nghi với môi trường mới và tăng cường chất lượng nước nuôi. Đồng thời, khuyến cáo nên sử dụng probiotic trong các trường hợp tác động căng thẳng trên tôm như thay nước hay thu hoạch tỉa. Các vi khuẩn có lợi này hoạt động theo cách tăng cường sức khỏe đường ruột cho tôm, duy trì môi trường nuôi tốt, cả hai yếu tố này đều góp phần giảm căng thẳng trên tôm nuôi.
10. Thực hiện giai đoạn ương
Người nuôi thường thả giống trực tiếp từ trại giống sang ao nuôi thương phẩm. Điều này gây ra những rủi ro cho tôm bởi chúng có hệ miễn dịch tương đối kém. Mặc dù việc thực hiện giai đoạn ương này đòi hòi đầu tư chi phí cơ sở hạ tầng, song lại giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách đảm bảo hệ thống miễn dịch cho tôm giống trước khi thả nuôi sang giai đoạn tôm thương phẩm.
Để đạt được điều này, PL từ trại giống nên được thả trong các ao hoặc bể tương đối nhỏ, với mật độ hơn 2000 PL/m2, trong 30 ngày. Kích thước ao/ bể nhỏ sẽ giúp tiêu tốn ít chế phẩm sinh học hơn và đạt hiệu quả hơn so với các ao nuôi thương phẩm có diện tích lớn. Do đó, nâng cao tỷ lệ sống và tối ưu hóa chi phí nuôi.
Giai đoạn ương PL giúp tôm nâng cao hệ thống miễn dịch của tôm (Ảnh minh họa)
Nhiên (Theo Thefishsite)
generic cialis online europe keppra himcolin gel usage TOKYO, Oct 9 Reuters Panasonic Corp s move toclose its last plasma television factory completes a painfulreckoning that has all but killed off Japan s TV industry, oncethe pride of the country s post war rise to technological andeconomic power
Prochlorperazine Compazine was found to be superior to promethazine Phenergan for uncomplicated nausea vomiting Table 2 buy priligy dapoxetine online In addition to the valve problem, most people 90 with Ebstein s anomaly also have a hole between the heart s upper two chambers, the atria
js混淆 hello my website is js混淆
soho4d hello my website is soho4d
perfect hello my website is perfect
togel 1 hello my website is togel 1
ak77 gun hello my website is ak77 gun
steeze hello my website is steeze
yebet hello my website is yebet
yuk168 hello my website is yuk168
judi77 hello my website is judi77