Bạn tìm thông tin gì?

Sự thay đổi của ngành tôm

COVID-19 đang làm nguồn cung tôm năm 2020 sụt giảm và gây ra những thay đổi cơ bản và dài hạn hơn tới thị trường tôm.

Sản lượng tôm Ấn Độ giảm ít nhất 20% trong năm nay xuống mức 450.000 – 525.000 tấn. Tại Việt Nam, sản lượng TTCT và tôm sú giảm nhẹ hơn Ấn Độ, khoảng 5 – 10% xuống 600.000 – 650.000 tấn. Tại Thái Lan, sản lượng tôm chỉ dao động 220.000 – 250.000 tấn. Giá tôm Thái Lan vẫn giữ ở mức cao vì thiếu nguồn cung. Giá tôm tại Việt Nam cũng đang biến động, nhưng nhìn chung thấp hơn so năm ngoái.

Tại Ấn Độ, COVID-19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất tôm và khiến nhiều nông dân không muốn nuôi tiếp do lo ngại giá thị trường xuống thấp và không có đầu ra. Giá tôm nguyên liệu tại Ấn Độ trước đó từng tăng cao do nhiều đơn đặt hàng và khan hiếm nguồn cung. Ngành tôm Ấn Độ kỳ vọng ổn định tình hình sản xuất vào cuối tháng 8 sang tháng 9 năm nay. Tại Indonesia, nơi mà giá tôm từng tăng vọt, sản lượng tương tự năm ngoái ở mức 400.000 – 450.000 tấn. Nhu cầu đang vượt cung. Sản lượng tôm của Indonesia giảm khá ít bởi giá tôm nguyên liệu vẫn duy trì ở mức đủ hấp dẫn người nuôi tôm tiếp tục sản xuất.

Không chỉ kìm hãm sản xuất, COVID-19 đã gây ra những thay đổi lớn trên các thị trường tiêu thụ tôm trọng điểm trên thế giới. Tại Mỹ, tiêu thụ tôm tại thị trường bán lẻ tiếp tục lớn mạnh còn chuỗi dịch vụ ẩm thực vừa bắt đầu xuất hiện một vài tín hiệu phục hồi, thì nay lại tiếp tục tụt dốc một lần nữa do COVID-19 lây lan nhanh, không kiểm soát tại nhiều bang tại Mỹ. Tính đến thời điểm này có thể khẳng định chắc chắn rằng các chuỗi dịch vụ thực phẩm không còn bất cứ cơ hội nào để phục hồi trong năm nay. Tại EU, kinh doanh bán lẻ không lớn mạnh như Mỹ. Dịch vụ ẩm thực tại EU sẽ nhìn thấy vài tia hy vọng phục hồi nhưng lệnh hạn chế phong tỏa quá nhanh tại nhiều nơi, cũng như sự tái xuất của COVID-19 tại một vài quốc gia đã đưa các kênh chuỗi dịch vụ thực phẩm quay lại vạch xuất phát ban đầu. Tiêu thụ tôm tại thị trường rộng lớn này chỉ còn trông chờ vào kênh bán lẻ và thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ hạn chế ăn ngoài nhà hàng, tích cực mua hải sản chế biến tại nhà và bắt đầu chú ý đến hàng đông lạnh hơn trước kia. Đây cũng là những thay đổi do COVID-19, nhưng sự thay đổi này sẽ kéo dài.

Để sống sót trong tương lai, các kênh bán lẻ đang xây dựng hình ảnh thân thiện với người sử dụng, mở các gian hàng trực tuyến hiệu quả cùng dịch vụ giao nhận nhanh gọn. Hãng bán lẻ nổi tiếng như Walmart đang làm điều này với sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Mỹ chỉ sau Amazon. Hàng triệu triệu người trên toàn cầu trước đây không thường xuyên mua hàng online, nhưng nay đã trở nên quen thuộc với các chợ điện tử của tất cả các loại hàng hóa, trong đó có sản phẩm tôm. Các hãng bán lẻ truyền thống và online đang phải đa dạng hóa sản phẩm tôm để thu hút người tiêu dùng. Những mặt hàng tôm đã sơ chế, ăn liền, chế biến sẵn lên ngôi bởi đó là sự lựa chọn của đại đa số người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Thêm một sự biến động nữa đó là những nước sản xuất tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… sẽ tăng lượng tiêu thụ tôm ngay tại thị trường nội địa. Do đó, lượng tôm dành cho xuất khẩu sẽ được giảm bớt. Cũng tại thị trường nội địa, ngành tôm sẽ chú trọng hơn tới mặt hàng đông lạnh và sản phẩm giá trị gia tăng.

Siam Canadian Group, Thái LanJim Gulkin

Theo http://thuysanvietnam.com.vn/

Trả lời