Dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng cung – cầu trên thị trường tôm trở nên bất ổn, khiến thị trường ngày càng khó dự đoán. Cùng với biến động trong sản xuất, dịch Covid-19 cũng tạo ra những thay đổi lớn về tiêu thụ mặt hàng tôm.
Theo Siam Canadian, dịch Covid-19 dự báo làm giảm nguồn cung tôm nuôi của Ấn Độ khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn khoảng 450 – 525 nghìn tấn; sản lượng tôm thẻ và tôm sú của Việt Nam dự báo giảm 5 – 10% xuống còn 600 – 650 nghìn tấn; sản lượng tôm Thái Lan dao động trong khoảng 220 – 250 nghìn tấn, giảm so với mức 250 nghìn tấn của năm 2019.
Tại Ấn Độ, dịch Covid-19 làm gián đoạn sản xuất và khiến nông dân do dự thả nuôi trong các tháng đầu năm do lo ngại giá cả và nhu cầu thị trường giảm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động thả nuôi tôm tại Ấn Độ đã được nối lại, đặc biệt là tại Andhra Pradesh. Sản lượng tôm Ấn Độ dự kiến sẽ cải thiện từ cuối tháng 8/2020.
Tại In-đô-bê-xi-a, sản lượng tôm năm 2020 có khả năng tương đương năm 2019 ở mức 400 – 450 nghìn tấn.
Nhìn chung, dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng cung – cầu trên thị trường tôm trở nên bất ổn, khiến thị trường ngày càng khó dự đoán. Cùng với biến động trong sản xuất, dịch Covid-19 cũng tạo ra những thay đổi lớn về tiêu thụ mặt hàng tôm.
Tại Hoa Kỳ, ngành dịch vụ ăn uống ít có khả năng phục hồi trở lại, trừ phân khúc mua hàng mang đi hoặc giao hàng tận nơi, thay vào đó doanh số bán lẻ hàng thủy sản tăng.
Tại EU, doanh số bán lẻ không mạnh như tại Hoa Kỳ, dịch vụ ăn uống sẽ phần nào khôi phục, nhưng chậm.
Các nước sản xuất tôm tại châu Á cũng đang tăng tiêu dùng tôm. Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu dùng tôm lớn nhất thế giới, trong khi từng là nước xuất khẩu tôm lớn.
Tiêu dùng tôm nội địa của Ấn Độ cũng đang được thúc đẩy và có tiềm năng lớn với dân số 1,4 tỷ dân. Tiêu dùng nội địa tại Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Bra-xin và các nước khác cũng tăng lên.
Hà An – http://tapchicongthuong.vn/