Bạn tìm thông tin gì?

Cách diệt ký sinh trùng trên tôm Gregarine (gây bệnh phân trắng)

Ký sinh trùng Gregarine có khả năng gây tổn thương, tắc nghẽn, thậm chí làm tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại xâm nhập. Gregarine chính là nguyên nhân sơ khởi gây bệnh phân trắng trên tôm. Bài viết này sẽ cùng bà con tìm hiểu tổng quan về Gregarine cũng như cách diệt ký sinh trùng trên tôm Gregarine một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Tổng quan về ký sinh trùng trên tôm Gregarine

Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa), sống ký sinh trong mô và ống tiêu hóa của nhiều loại động vật không xương sống, chúng được phát hiện trong đường ruột tôm ở hầu hết các trường hợp tôm bị bệnh phân trắng, khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi. Gregarine thường ở dạng trophozoite (giai đoạn tư dưỡng) bám trên niêm mạc ruột của tôm hoặc dạng gametocyst (dạng kén) sống ký sinh trong ống tiêu hóa của tôm.

Nội ký sinh trùng trên tôm Gregarines trong ruột

Nội ký sinh trùng trên tôm Gregarines trong ruột

Gregarines cơ thể phân làm 2 – 3 đốt, mỗi đốt có một nhân riêng. Đối cuối cùng có giác hút giúp chúng có thể bám vào thành dạ dày và ruột của tôm. Ký chủ trung gian của Gregarine là ốc và các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, tôm sẽ bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn phải. . .Tôm bị nhiễm kí sinh trùng gregarine làm tôm chậm lớn, FCR cao, gây tổn thương, tắc nghẽn ruột, thậm chí gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh khác nhau, phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm.

Bệnh ký sinh trùng lây nhiễm qua các vật chủ trung gian. Khi bị bệnh, tôm có các dấu hiệu như chậm lớn, FCR cao, các dấu hiệu của bệnh phân trắng. Người nuôi rất khó nhận biết bằng mắt thường, chỉ quan sát thấy đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chúng ta chỉ có thể phát hiện chính xác khi xem ruột tôm dưới kính hiển vi, từ đó có cách diệt ký sinh trùng trên tôm hiệu quả.

Cách phòng bệnh ký sinh trùng trên tôm

  • Lựa chọn giống có nguồn gốc xuất xứ, sạch bệnh, xét nghiệm PCR để sàng lọc những con bị nhiễm bệnh.
  • Xử lý ao nuôi kỹ lưỡng, sên vét đáy ao.
  • Cấp nước sạch vào ao, sử dụng túi lọc để ngăn chặn ấu trùng ốc, các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
  • Bổ sung chế phẩm sinh học ScienChain lợi khuẩn đường ruột cho tôm.
  • Định kỳ xét nghiệm PCR Pockit để phát hiện nhanh mầm bệnh.
Phòng ký sinh trùng ở tôm

Cải tạo ao kỹ lưỡng trước vụ nuôi

Cách diệt ký sinh trùng trên tôm

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tỏi trong điều trị ký sinh trung và ghi nhận được kết quả tốt. Trong báo cáo của Chutchawanchaipan và ctv (2004) về hiệu quả của việc xay tỏi tươi để giảm số lượng ký sinh trùng từ ruột của tôm sú. Tiến hành trộn 10gr tỏi tươi với 1 kg thức ăn cho tôm, trộn cùng 20ml chitosan, và cho tôm ăn ở 3 ao đất trong 5 tuần. Tôm được lấy mẫu trước khi cho ăn tỏi và mỗi tuần sau khi bắt đầu cho ăn tỏi, mỗi lần 20 con, để kiểm tra số lượng gregarines trong ruột của tôm nuôi sử dụng kỹ thuật mô. Kết quả ghi nhận số lượng tôm nhiễm gregarines giảm 100% sau khi ăn tỏi theo chế độ ăn uống trong 4 tuần liên tục.

Tỷ lệ tôm nhiễm Gregarines trước và sau khi cho ăn tỏi kết hợp chế độ ăn:

Thời gian (tuần) Tỷ lệ tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarines (%)
Ao 1 Ao 2 Ao 3
Trước khi bổ sung tỏi vào thức ăn 100 90 85
100 100 90
1 30 65 40
2 10 15 10
3 0 15 15
4 0 0 0
5 0 0 0

Hình sự xuất hiện của ký sinh trùng Gregarines trong ruột tôm sau khi cho ăn tỏi 2 tuần

Ký sinh trùng trong ruột tôm
  • A: Gregarines tồn tại trong ruột giữa của tôm trước khi cho ăn tỏi kết hợp chế độ ăn.
  • B: Gregarines sống trong ruột giữa của tôm trong 2 tuần sau khi cho ăn tỏi xay kết hợp chế độ ăn.
  • C: Không còn Gregarines trong ruột giữa của tôm ở 4 tuần sau khi cho ăn tỏi xay kết hợp chế độ ăn.

Bà con có thê lựa chọn sản phẩm Vinalic- chiết xuất thảo dược có chưa dịch trích tỏi để phòng ngừa và điều trị ký sinh trùng Gregarines hiệu quả.

Kỹ sư – Huỳnh Quốc Khánh

Nguồn : https://drtom.vn/

Trả lời