Bạn tìm thông tin gì?

Sẽ thử nghiệm hệ thống tuần hoàn (RAS) trên tôm và cá tra nuôi trong ao sau thành công trên cá điêu hồng

dự án MARES
Thiết kế MVP của dự án MARES

Thử nghiệm đầu tiên của công nghệ xử lý nước tuần hoàn (RAS) theo qui mô thương mại ở Việt Nam đã mang lại những kết quả khả quan cho người nuôi cá điêu hồng, dự án được thực hiện bởi công ty Fresh Studio và Alpha Aqua.

Bước đầu, hệ thống được thử nghiệm trên cá điêu hồng do “khả năng chống chịu tốt và được tìm thấy trong nhiều nguồn tài liệu tham khảo” – Đại diện Fresh studio cho biết. Theo đó, bước tiếp theo để phát triển hệ thống là hướng tới cải thiện thiết kế và tiếp tục thử nghiệm trên ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cá tra – hai loài thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Hệ thống được thiết kế như một “hộp” xử lý nước đặt trong ao, hoạt động như “cái phổi thứ 3” nhằm làm tăng năng suất và sự ổn định trong ao nuôi. Thí nghiệm được thiết kế bao gồm 3 ao nuôi truyền thống (ao đối chứng) với mật độ thả 3 con/m2 và 3 ao có hệ thống xử lý nước (ao thử nghiệm) với mật độ thả 15 con/m2 (tham chiếu theo công suất thiết kế của hệ thống)

“Việc áp dụng công nghệ xử lý nước giúp năng suất ở ao thử nghiệm đạt trung bình 16.92 tấn/ha/vụ, tăng gấp 3.8 lần so với ao đối chứng với năng suất chỉ 4.5 tấn/ha/vụ” – theo báo cáo của Fresh Studio và Alpha Aqua cho nhà tài trợ – Bộ nông nghiệp, thiên nhiên và chất lượng thực phẩm Hà Lan.

Tỉ lệ sống trung bình của cá điêu hồng ở ao thử nghiệm đạt 82.4%, trong khi tỉ lệ sống ở ao đối chứng chỉ 79.3%. Ngoài ra, trung bình tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1.36 khi áp dụng hệ thống xử lý nước, thấp hơn ao đối chứng 8.2%. Về giá trị kinh tế, hệ thống góp phần tăng lợi nhuận khoảng 4,370 VND/kg cá.

Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ không có ý nghĩa nếu chi phí cho hệ thống không phải chăng đối với người nuôi cá Việt Nam. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu được xem xét trong quá trình phát triển hệ thống.

Dựa trên hiệu suất của hệ thống mẫu, Fresh Studio và Alpha Aqua đã bắt đầu thực hiện một số cải tiến cho hệ thống và ước tính người nuôi sẽ phải chi trả khoảng 80 triệu đồng trên 1 ao 500 m2. Tuy nhiên, chi phí này có thể được hoàn vốn trong vòng 4 năm. Theo ước tính, sau 10 năm người nuôi có thể có được doanh thu gấp 50 lần.

Hơn nữa, những cải tiến cho thiết kế của hệ thống có thể giảm thời gian hoàn vốn từ 4 năm chỉ còn 2 năm. Với chất liệu bằng nhựa tái chế, nhà chế tạo ước tính độ bền của hệ thống có thể lên đến 30 năm.

“Chúng tôi rất phấn khởi với kết quả thử nghiệm ban đầu, nhất là về khả năng chi trả cho hệ thống” – theo đại diện của Fresh Studio. “Nếu chúng ta chỉ xem xét FCR, việc sử dụng thức ăn ít hơn 8% giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, khi thức ăn chiếm khoảng 50-70% chi phí của người nuôi. Do đó, đây được xem là một trong những cải thiện trong sản xuất của hệ thống xử lý nước này”.

Bước tiếp theo của dự án là gì?

Sau thành công từ việc thử nghiệm “sản phẩm khả thi tối thiểu” này – MVP (Minimum viable product)”, “Sản phẩm có thể bán được tối thiểu – MMP (Minimum marketable product) sẽ được phát triển và thí điểm ở qui mô thương mại với hai nhóm nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Một nhóm sẽ tập trung vào việc áp dụng MMP cho hộ nuôi tôm thâm canh quy mô nhỏ. Trong khi đó, nhóm còn lại sẽ tập trung áp dụng hệ thống cho trại ương cá tra “nhằm sản xuất cá giống chất lượng cao trong hệ thống khép kín được phát triển bởi Alpha Aqua và Fresh Studio”.

Mô hình thí điểm này được triển khai với mục tiêu áp dụng rộng rãi hơn các sản phẩm công nghệ vào hệ thống sản xuất cá tra giống và tôm.

Vào ngày 7, 8, 9 tháng 1 năm 2020, Fresh Studio và Alpha Aqua sẽ tổ chức các buổi giới thiêu và tham quan hệ thống xử lý nước tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm thủy sản De Heus (Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long) nhằm giới thiệu sản phẩm công nghệ đến với người nuôi, qua đó đánh giá sự quan tậm, thu thập ý kiến phản hồi từ chính người dân. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được những hộ có thể sẵn sàng cùng chúng tôi để phát triển sản phẩm này. Đại diện Công ty Fresh Studio chia sẽ.

Mục tiêu là đưa những hộ nuôi này vào một chương trình mà qua đó MARES sẽ bán hoặc cho thuê công nghệ cũng như cung cấp các khóa tập huấn và dịch vụ hỗ trợ cho người nuôi cá/tôm.

Sau khi chương trình giới thiệu và tham quan kết thúc, hệ thống sẽ được cải tiến và tiến hành thí điểm thương mại tại ao nuôi của người dân. Những hộ nuôi có hứng thú sẽ sử dụng sản phẩm MMP trong vòng 1 hoặc 2 năm để quan sát hiệu suất và thu thập số liệu kinh tế. “Chúng tôi hi vọng những hộ nuôi này có thể trở thành đại sứ của chúng tôi, và chúng tôi có thể dùng trại nuôi của họ cho các buổi trình diễn tiếp theo trong tương lai”.

Dự án đang hướng đến một mốc thời gian lâu dài nhất định, cho thấy mong muốn trở thành đối tác với ngành thủy sản ở Việt Nam của Alpha Aqua, không chỉ đơn giản là “để lại một vài công nghệ và bỏ đi”, Giám đốc điều hành công ty Alpha Aqua, chuyên gia thú y và sinh học nông nghiệp – Ramon Perez – cho biết.

Làm việc với trại ương cá tra giống đã bắt đầu, cả hai cho biết.

“Việc chuyển đổi từ cá điêu hồng sang cá tra thì khá dễ dàng”, đại diện Fresh Studio cho biết. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu trên ương cá tra giống bởi vì đây được xem là khâu quan trọng cần được cải thiện ở Việt Nam. Dự án sẽ làm việc với trường Đại học Cần Thơ và sinh viên của trường vào những ngày đầu tiên triển khai kế hoạch”.

Theo Undercurrent news và Fresh Studio

Fresh Studio

Trả lời