Bạn tìm thông tin gì?

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú về nhiều phương diện khác nhau; bà con nắm bắt được ưu nhược điểm của tôm thẻ chân trắng với tôm sú. Để bà con đưa ra quyết định lựa chọn nuôi loại tôm nào phù hợp nhất

Đặc điểm

Ưu thế

Bất lợi

1. Mức tăng trưởng
  • Ở kích cỡ dưới 20g, TCT tăng trưởng nhanh hơn (1 – 1,5g/tuần) so với tôm sú (1g/tuần).
  • TCT khi thu hoạch đồng đều về kích cỡ hơn tôm sú
Mức tăng trưởng của TCT chậm lại khi tôm đạt cỡ 20g, vì thế sản lượng thu hoạch cỡ tôm lớn thấp
2. Mật độ nuôi TCT dể dàng nuôi ở mật độ rất cao: 60 – 150

con/m2, tối đa là 400 con/m2. Trong khi, tôm sú không bao giờ nuôi được mật độ này.

Mật độ nuôi cao đòi hỏi trình độ cao

về kỹ thuật quản lý và phải có chiến lược ngăn ngừa rủi ro.

3. Sức chịu đựng độ

mặn

Giới hạn về sức chịu đựng độ mặn của TCT lớn hơn tôm sú (0,5 – 45 %o), nhờ đó, TCT có khả

năng phát triển sâu vào vùng nội địa (xa biển), nơi có độ mặn thấp

 

 

Không

4.Sức chịu đựng

nhiệt độ

TCT có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp (15

oC), vì thế chúng có thể nuôi vào mùa lạnh.

Không
5. Nhu cầu Protein trong thức ăn – Nhu cầu Protein trong thức ăn của TCT ( 25 – 35 %) thấp hơn so với tôm sú (36 – 42 %)

Hiệu quả sử dụng thức ăn của TCT cũng cao

hơn tôm sú, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của TCT (1,2) thấp hơn tôm sú (1,6)

6. Khả năng kháng bệnh Mức      độ     nhạy     cảm     đối     với              bệnh              đốm     trắng (WSSV) của TCT thấp hơn tôm sú. TCT rất nhạy cảm với nhiều bệnh do virut khác như Hội chứng Taura (TSV), Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), Hoại tử tế bào máu (IHHNV), ..

Tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV tốt hơn.

7. Sản xuầt giống và thuần hóa TCT thành thục tốt trong ao nuôi và dể thuần hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc chọn, lai tạo, sản xuất giống kháng bệnh (SPR), giống sạch bệnh (SPF), tỉ lệ thành công cao hơn và thời gian chọn lọc, lai tạo cũng ngắn hơn. Việc sử dụng nguồn tôm bố mẹ nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhất là trong sản xuất giống SPF. Giống sạch bệnh SPF có nguy cơ tử vong

cao hơn trong môi trường có mầm bệnh.

8. Tỉ lệ sống của ấu trùng Trong sản xuất giống, tỉ lệ sống của ấu trùng TCT

(50 – 60 %) cao hơn tôm sú ( 20 – 30 %)

Sau thu hoạch TCT ướp đá dể bị biến màu (bị đen).

Việc      thu     hoạch,      bảo              quản, vận chuyển, ….tôm sú dể dàng hơn

Thị trường TCT được ưa thích hơn các loài tôm khác ở thị trường Mỹ do khẩu vị. Nhu cầu tại chỗ ở Châu Á đối với TCT cũng rất cao. Tôm sú có thể phát triển với kích cỡ lớn hơn và có giá bán cao hơn. Trên

thị trường toàn cầu, TCT cũng đang bị cạnh tranh gay gắt.

(Nguồn khuyennongtphcm)

Trả lời